Tượng Tam Tòa Thánh Mẫu đẹp là thứ không thể thiếu trong tín ngưỡng thờ Mẫy Tam phủ - Tứ phủ. Tín ngưỡng này mang đậm chất văn hoá vô cùng riêng biệt của miền Bắc Việt Nam.
Trong đền thờ Mẫu Tam phủ, Tượng Tam Tòa Thánh Mẫu bao gồm tượng của 3 vị thánh Mẫu đại diện cho vũ trụ, cai quản 3 miền khác nhau là Đệ Nhất Thượng Thiên, Đệ Nhị Thượng Ngàn và Đệ Tam Thoải Phủ.
Cùng Đồ Thờ Hưng Vũ khám phá chi tiết các mẫu Tượng Tam Tòa Thánh Mẫu mà chúng tôi cung cấp nhé!
✅ Tam mẫu | ⭐ Thượng Thiên, Thượng Ngàn, Thoải Phủ |
✅ Chất liệu | ⭐ Gỗ mít, gỗ dổi, gỗ hương,... |
✅ Lớp phủ | ⭐ Sơn son thếp vàng |
✅ Vận chuyển | ⭐ Miễn phí nội thành |
Tam Tòa Thánh Mẫu có ý nghĩa gì?
Tượng Tam Tòa Thánh Mẫu trong điện thờ có ý nghĩa rất quan trọng, sâu sắc không chỉ trong tâm thức của người Việt mà còn trong văn hóa tâm linh của Việt Nam.
Ba vị Thánh Mẫu vốn được lấy hình tượng từ các nhân vật có thật hoặc nhân vật trong truyền thuyết dân gian. Điểm chung là cả ba Mẫu đều có công lao to lớn trong việc bảo vệ và xây dựng thôn làng.
Bộ tượng thờ thể hiện tinh thần "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc. Nhờ công ơn của những vị thần cai quản tự nhiên mà được mưa thuận gió hòa để con người an tâm chăm lo sản xuất, trồng trọt phục vụ cuộc sống.
Thứ hai, bộ tượng Thánh Mẫu thể hiện niềm kính sợ các vị Thần siêu nhiên. Con người nói chung và người Việt nói riêng luôn kính sợ và tôn thờ Thần tự nhiên.
Dân gian quan niệm rằng, các vị Thần núi, Thần trời, Thần nước có sức mạnh lớn lao. Người dân thờ phụng Thần để được bảo vệ dân làng, che trở và giúp cho con người có cuộc sống tốt đẹp. Chính từ tiềm thức kính sợ thần linh cùng các nét văn hóa dân gian mà tín ngưỡng hình thành.
Tiếp nữa, tại sao là Thánh Mẫu mà không phải một vị Nam Thần nào? Bởi tín ngưỡng thờ Mẫu đã xuất hiện tại vùng đất người Việt từ thuở sơ khai, kéo dài qua nhiều thế hệ và hình thành lên 1 tín ngưỡng thờ Tam - Tứ Phủ như ngày nay.
Người phụ nữ có vai trò quan trọng trong cuộc sống, là người sinh ra con người, nuôi lớn và bảo bọc ta. Vì vậy, họ quan niệm, trời là mẹ, đất là mẹ và thiên nhiên cũng là mẹ.
Con người là những đứa con được những Mẹ khắp cõi trời đất bảo vệ. Đây cũng là sự khẳng định cho vị trí và tầm quan trọng cho người phụ nữ trong xã hội.
Tượng Tam Tòa Thánh Mẫu gồm những Mẫu nào?
Tượng Tam Tòa Thánh Mẫu gồm 3 Mẫu đã được truyền trong văn hóa Việt Nam ta từ lâu đời là:
- Tượng Mẫu Thượng Thiên (còn gọi là Mẫu Đệ Nhất, mẫu liễu hạnh): Được tạc với khuôn mặt phúc hậu mặc áo vàng yếm đỏ hoặc áo màu đỏ. Mẫu thượng thiên cai quản vùng trời
- Tượng Mẫu Thượng Ngàn (còn gọi là Mẫu Đệ Nhị): Thường được tạc với trang phục áo xanh hoặc áo vàng yếm xanh. Mẫu đệ nhị thượng ngàn cai quản miền rừng núi. Mẫu Thượng Ngàn gắn bó với con người cùng cỏ, cây, chim, thú.
- Tượng Mẫu Thoải (còn gọi là Mẫu Đệ Tam, Mẫu Thủy): Thường được tạc với trang phục áo trắng hoặc áo vàng yếm trắng. Mẫu thoải cai quản miền sông nước. Mẫu Thoải gắn với đời sống thủy sinh của dân tộc Việt từ xa xưa, liên quan trực tiếp tới Thủy Tổ dân tộc Việt trong buổi đầu dựng nước.
Thông tin về từng Mẫu trong Tam Tòa Thánh Mẫu
Để hiểu rõ việc thờ tượng Tam Tòa Thánh Mẫu thì Đồ Thờ Hưng Vũ sẽ giới thiệu vài thông tin cơ bản về cá Mẫu như sau:
Tượng Tòa Thánh Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên
Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên chính là Mẫu Liễu Hạnh. Bà vốn là con vua Ngọc Hoàng có tên là Đệ Nhị Quỳnh Hoa công chúa với 3 lần giáng sinh xuống cõi trần.
- Lần thứ nhất bà giáng vào nhà họ Phạm ở Quảng Nạp, Vỉ Nhuế, Ý Yên Nam Định. Bà có tên Phạm Tiên Nga và hưởng thọ 40 tuổi
- Lần thứ hai bà giáng vào nhà họ Lê ở An Thái, Vụ Bản, Nam Định. Bà kết duyên cùng Trần Đào Lang, đến năm 21 tuổi thì về trời
- Lần thứ ba bà giáng hiện tại Nga Sơn, Thanh Hóa hạ trần để tái hợp cùng Mai Sinh là hậu kiếp của Trần Đào Lang được hơn một năm thì mãn hạn hồi tiên.
Tượng mẫu Thượng Thiên
Tượng Tòa Thánh Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn
Mẫu Thượng Ngàn còn gọi là Mẫu Đệ Nhị hay Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn bởi Mẫu đứng thứ hai trong Tam Tòa Thánh Mẫu.
Mẫu Thượng Ngàn có rất nhiều tên gọi như:
- Diệu Tín Thiền sư, Lê Mại Đại Vương, Đông Cuông Công chúa, Lâm Cung Thánh mẫu, Mẫu Đệ nhị Nhạc Phủ, Sơn Tinh công chúa,...
- Mẫu Thượng Ngàn được thờ chủ yếu tại vùng rừng núi.
- Có thể nói, ở đâu có rừng núi thì ở đó có đền thờ Mẫu Thượng Ngàn. Có ba nơi được coi là nơi thờ chính là Bắc Lệ (Lạng Sơn), Suối Mỡ (Bắc Giang) và Đông Cuông (Yên Bái).
Tuy vậy, ba nơi này lại lưu giữ những truyền thuyết có phần khác nhau về Mẫu Thượng Ngàn.
Trong các ngôi đền thờ chính của Mẫu Thượng Ngàn như:
- Đền Đông Cuông
- Đền Suối Mỡ
- Đền Công Đồng Bắc Lệ thì Đền Bắc Lệ là nơi Mẫu được vua Lê sắc phong Lê Mại Đại Vương
Nếu đặt trong tương quan so sánh với đền Bắc Lệ và Suối Mỡ thì đền Đông Cuông có vị trí quan trọng nhất, là nơi thờ chính Mẫu Thượng ngàn.
Căn cứ theo truyền thuyết và các bản văn chầu thì đền Bắc Lệ chính là nơi Lâm Cung Thánh Mẫu hiển linh, âm phù; đền Suối Mỡ là thắng tích lưu lại dấu vết bà tu tiên luyện đạo, còn đền Đông Cuông (Yên Bái) là nơi bà giáng sinh và ngự.
Tượng Tòa Thánh Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ
Đệ Tam còn gọi là Mẫu Thoải. Chữ Thoải là đọc chệch của chữ Thủy. Mẫu Thoải tức là Mẫu Thủy hay còn gọi là Thủy Cung Thánh Mẫu.
Mẫu Thoải và Mẫu Thượng Ngàn đã ra đời từ rất lâu trước cả Mẫu Liễu Hạnh. Trong Tam Tòa Thánh mẫu, Mẫu Thoải đứng thứ ba. Mẫu Thoải cùng như Mẫu Thượng Ngàn có nhiều thần tích khá khác nhau, không được thống nhất như Mẫu Liễu Hạnh.
Các truyền thuyết Mẫu Thoải là con gái vua Thủy Tề (Long Vương)
Đặc điểm Tượng Tam Tòa Thánh Mẫu tại Đồ Thờ Hưng Vũ
Một vài đặc điểm về thiết kế và chất liệu của tượng Tam Tòa Thánh Mẫu mà Đồ Thờ Hưng Vũ cung cấp như sau:
- Kích thước: Phụ thuộc diện tích không gian thờ tự. Thông thường cao tổng thể từ 47cm đến 1m40
- Chất liệu: Gỗ mít, gỗ vàng tâm… chúng tôi nhận đặt làm theo yêu cầu của quý khách
- Chất liệu sơn: Sơn Ta, sơn Pu
- Chất liệu lót: Sơn son thếp vàng, thếp bạc phủ hoàng kim
- Sử dụng: Đình chùa nơi thờ cúng linh thiêng
- Giá thành: Tùy theo kích thước, chất liệu gỗ, mẫu mã khách hàng đặt.
- Tuổi Thọ: Dùng càng lâu năm càng có giá trị theo đồ cổ
Vị trí đặt tượng Tam Tòa Thánh Mẫu thế nào trong điện thờ
Tượng Tam Tòa Thánh Mẫu thường đặt trên bục thờ, cùng với các tượng Thần, Phật khác. Khi bài trí tượng, gia chủ cần lưu ý tránh đặt nhầm vị trí, phạm vào đại kị.
- Đại diện hàng chư Phật có Phật Bà Quan Âm ở hàng cao nhất. Tiếp sau đó đến Ngọc Hoàng Thượng Đế đại diện cho hàng Tứ Phủ Vua Cha. Hai vị này có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy nhiên, khi thỉnh đồng người ta không thỉnh Phật Bà và Ngọc Hoàng.
- Sau Ngọc hoàng là đến hàng Tam Tòa Thánh Mẫu cai quản ba miền với sắc áo đỏ, xanh, trắng đại diện cho từng cõi. Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên - hóa thân của bà là Mẫu Liễu Hạnh, tượng trưng cho cõi trời. Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn tượng trưng cho cõi rừng. Mẫu Đệ Tam Thoải phủ tượng trưng cho cõi nước. Một số tài liệu có đề cập về Mẫu Đệ Tứ Địa phủ, tượng trưng cho cõi đất. Theo cơ sở khảo cứu các huyền tích và các bản văn chầu, khoa cúng thì người ta cho rằng trong thần điện của tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ có bốn vị Thánh Mẫu bao gồm: Thánh Mẫu Cửu Trùng, Thánh Mẫu Thần Chủ (Mẫu Liễu), Mẫu Thoải và Thánh Mẫu Thượng Ngàn.
- Sau Tam Tòa Thánh Mẫu là hàng Ngũ vị Vương Quan, Thập nhị Chầu bà, rồi đến Thập vị Ông Hoàng, các vị Thánh Cô, Thánh Cậu.
- Bên trái ban Công đồng là ban thờ Sơn trang, bên phải ban công đồng là ban thờ Trần triều.
- Ngoài ra phía ngoài điện thờ sẽ có 1 lầu Cô, 1 lầu Cậu. Đôi khi lầu cô, lầu cậu được đặt thờ ở hai bên cửa trong điện thờ. Phía ngoài sân điện có thờ Mẫu Thương Thiên.
Các vị Vương Quan và các Ông Hoàng, họ đều có hóa thân là các nhân vật lững lẫy, mở mang bờ cõi, bảo vệ xã tắc an bình
Thêm nữa, sự xuất hiện của các vị thần nam thể hiện sự hài hòa âm dương, sự đa dạng, phi cực đoan trong quan điểm của người Việt. Cũng như thể hiện sự phát triển của một tín ngưỡng từ chỗ liên quan đến các yếu tố tự nhiên đến các sự kiện và nhân vật lịch sử.
Tượng Tam Tòa Thánh Mẫu nên đặt trong không gian nào?
Lập điện thờ Thánh Mẫu tại gia quan trọng nhất là vị trí lập điện. Trước khi xây điện thanh đồng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Chọn nơi cất lập điện theo mộng cơ duyên của gia chủ với vị thần có căn, xử lý phần đất, bỏ đi thay cát mới vào nếu khu vực xây điện thờ là những khu chăn nuôi cũ.
- Các ban bệ kê tượng không được xây cạnh hoặc trên nhà vệ sinh. Nếu nhà mà xây nhiều tầng thì xây điện phải cách 1 tầng so với bếp ăn chung của gia chủ.
- Thiết kế dầm nhà cũng phải đặc biệt tránh chia đôi bản điện, đặt ngang thì được.
- Cửa bản điện hướng ra nơi có ánh sáng tốt, và đặc biệt không được để hướng bản điện ngược hướng nhà.
Thanh đồng nên cố gắng xây hướng ban thờ, ban công đồng theo các cung mệnh như Thiên Y, Sinh khí, Phục vị, Hay Phúc Đức. Hoặc tính theo ngũ hành thì hướng điện thờ nên là tương sinh với cung mệnh gia chủ.
Các mẫu tượng Tam Tòa Thánh Mẫu đẹp hiện nay
Sau đây Đồ Thờ Hưng Vũ sẽ gửi tới các bạn một vài mẫu tượng Tam Tòa Thánh Mẫu đẹp mà chúng tôi đang phân phối:
Mua tượng Tam Tòa Thánh Mẫu đẹp - chất lượng cao ở đâu?
Nếu quý khách đang có nhu cầu mua tượng Tam Tòa Thánh Mẫu đẹp thì Đồ Thờ Hưng Vũ là lựa chọn không thể tốt hơn. Chúng tôi với kinh nghiệm trên 20 năm trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất đồ thờ
Hơn nữa, khách hàng mua sản phẩm của chúng tôi thì luôn được đảm bảo về giá và chất lượng là tốt nhất.
Ngoài ra, khi khách hàng đến với Đồ Thờ Hưng Vũ sẽ nhận được:
- Bảo hành 10 năm phần gỗ, 5 sơn son thếp vàng
- Cơ sở sở hữu kỹ thuật sơn son thếp vàng tinh sảo ít nơi nào bằng.
- Mẫu hộp sắc phong bằng đồ gỗ tự nhiên rất phong phú, cao cấp, sang trọng nhưng cũng mang đầy khí chất tâm linh.
- Giá tiền sản phẩm hợp lý mà lại đẹp được rất nhiều người quan tâm lựa chọn.
Trên đây là thông tin về tượng Tam Tòa Thánh Mẫu mà Đồ Thờ Hưng Vũ đang cung cấp trực tiếp cho khách hàng. Hy vọng qua nội dung trên các quý khách có thể hiểu rõ hơn về sản phẩm này và giá bán
Nếu còn bất kỳ nhu cầu hay thắc mắc nào hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất!
Thông tin liên hệ
Đồ Thờ Hưng Vũ
Địa chỉ: 36 Xóm Ngã Tư – Xã Sơn Đồng – Huyện Hoài Đức – Tp. Hà Nội
Hotline - Zalo: 0908.867.888
Số điện thoại: 0907.200.988