Trùng phùng là gì? Sự trùng phùng của tâm giao? Trùng Phùng Tâm Thức Hay Hoạt Động Ma Quỷ

Trùng phùng là gì? Năm nay là năm đất nước ta khởi phát từ nhiều chiều, cộng hưởng từ nhiều cấp độ. Nền kinh tế khởi sắc và phát triển toàn diện. Ý Đảng, lòng dân tương giao nhuyễn hoà, đồng duyệt.

Trong ngoài đều đồng thuận như lòng người. Lần đầu tiên, Thiền sư Thích Nhất Hạnh về thăm quê hương và tổ chức lễ cầu siêu trên cả ba miền. Đó là nghĩa cử sáng rỡ của cái tâm từ Đức Thiền sư, cái trí của Đảng và Nhà nước. Chúng ta đã làm hết sức mình để tạo điều kiện cho thiện tâm, tín nữ cả nước thoả nguyện tâm linh, giúp cho dân tộc có “Ý hoà đồng duyệt” để đưa vận nước lên cao hơn, rực rỡ và xán lạn hơn.

Chưa có năm nào mà chùa chiền, Phật tích được tu bổ, sửa sang nhiều và đẹp đến như vậy. Điển hình là chùa Đồng Yên Tử – một trong những ngôi chùa độc đáo nhất thế giới đã được phục dựng trên độ cao hơn ngàn mét, để ghi nhớ công lao của vị Vua Trần Nhân Tông – người ở ngôi vua 15 năm, rời ngôi năm 37 tuổi để đi tu và đã lập nên phái Thiền Trúc Lâm, tông phái Phật giáo duy nhất do người Việt sáng lập. Càng không ngẫu nhiên khi năm nay, Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết đã về dự, dâng hương tại đại Lễ Phật đản do Giáo hội Phật giáo VN tổ chức tại Học viện Phật giáo VN (Sóc Sơn – TP.Hà Nội).

Cái nhân nghĩa như Trần Nhân Tông đã từng viết: “Tình người đôi mắt ngân” là bản chất của hồn Việt, tính cách Việt và, cũng là cái cốt lõi của tinh hoa Phật pháp. Sự “biệt giao” đó của hồn nước và tâm linh hướng Phật đã làm cho người Việt, dù bất cứ đâu hay bất cứ khi nào cũng cảm thấy ấm áp khi nghĩ và hướng về quê cha, đất Tổ. Trên thế giới, rất khó để tìm được một nơi nào mà cả ba tôn giáo (Phật giáo, Nho giáo, Thiên Chúa giáo) đều có thể dễ hoà đồng, tương sinh, cộng ý đến mức “Tam giáo đồng đường” như Việt Nam.

Có không ít những ý kiến ngược chiều. Nhưng, nếu quan sát từ Bắc chí Nam trong ngày Lễ Phật đản hôm qua, dẫu là người khó tính nhất cũng rất dễ nhận thấy không khí đầm ấm, trùng phùng, lễ hội của người dân cả nước. Thực tế đó không thể có được bằng sự “bất ngờ” của lý trí, bằng sự hời hợt của nhận thức. Cái tâm của chính, thiện, nhân, lễ, nghĩa giống như hương sen, luôn ngát lên từ thực chất.

Lễ Đản sinh Đức Phật năm nay quả là đặc biệt. Một lần nữa, nó cho mỗi người dân Việt Nam sự cảm và nhận rất rõ ràng như ý thơ của Trần Nhân Tông khi xưa: “Xã tắc hai phen chồn ngựa đá/ Non sông nghìn thuở vững âu vàng”.

Trùng phùng là gì?

Ý NGHĨA SỰ TRÙNG PHÙNG TÂM THỨC

Carl Gustav Jung định nghĩa trùng phùng “là sự trùng hợp phi nguyên nhân hay sự trùng hợp có ý nghĩa.” Trùng phùng bao gồm ba yếu tố: – Sự trùng hợp giữa hai biến sự – Phi nguyên nhân và – Có ý nghĩa. Carl Jung nêu lên ba trường hợp điển hình như sau: (1) Bà Marie-Louise Von Franz đặt mua một bộ đồ màu xanh và người bán đem nhầm bộ đồ đen, đúng vào ngày mà người thân của bà qua đời.

Một sự trùng hợp ngẫu nhiên và có ý nghĩa. (2) Một phụ nữ trẻ tuổi tên là Gabriele đến tham vấn tâm lý với Carl Jung. Bà kể vì kinh tế khó khăn nên chồng bà ép bà phá thai đứa con thứ tư. Bà rất yêu con và muốn sinh nó ra, nhưng áp lực của chồng buộc bà phải bỏ đứa con. Đang khi kể câu chuyện trong nước mắt, thì có một tiếng động bên ngoài. Carl Jung mở cửa phòng khám thấy một con chim sẻ bay đập đầu vào cửa kính và chết. Carl Jung giải thích đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Phân tâm học xem đó là sự trùng phùng tâm thức hay một trực kiến tâm thức thỉnh thoảng xảy ra trong đời sống con người.Tổng thống Abraham Lincoln kể lại, trong giấc mơ ông nhìn thấy thi hài mình trưng ra cho khách đến viếng trước khi ông bị ám sát!

Cơ Đốc nhân giải thích thế nào về các hiện tượng trùng hợp kỳ lạ như thế, để không rơi vào tình trạng mê tín dị đoan?

Trước hết Thánh Kinh cho biết: “Hễ nhiều sự lo lắng ắt sanh ra chiêm bao; còn nhiều lời thì sanh ra sự ngu dại… Đâu có chiêm bao vô số và nhiều lời quá, đó cũng có sự hư không nhiều; song ngươi hãy kính sợ Đức Chúa Trời” (Truyền Đạo 5:3,7).

Ở đây chúng ta phải giải thích từ trường hợp trùng phùng ngẫu nhiên cho đến những giấc mơ. Chúa có bày tỏ cho con dân Chúa qua các trường hợp như trên không? Ngày nay Chúa còn dùng chiêm bao để bày tỏ ý muốn Chúa cho con dân Chúa không, và những việc xảy ra có tính trùng hợp hay trùng phùng đó có phải là cách Chúa báo trước những việc xảy ra trong đời sống con dân Chúa không?

Tôi con Chúa nên nhớ sau sách Khải huyền Chúa không còn mạc khải hay mạc thị điều gì nữa (Khải Huyền 22:18,19). Chúa cũng không còn mạc khải qua chiêm bao, vì những điều cần yếu Chúa đã bày tỏ đầy đủ cho con người trong Thánh kinh rồi. Vậy những trùng hợp hay trùng phùng trong cuộc sống con người, kể cả các giấc mơ trong đời sống Cơ Đốc nhân cũng không chứa đựng sứ điệp gì. Chẳng qua như vua Sa-lô-môn nói trong Truyền Đạo 5:3,7 “Lo lắng ắt sanh ra chiêm bao… đâu có chiêm bao vô số và nhiều lời quá, đó cũng có sự hư không nhiều.” Nếu có chăng cũng chỉ là một sự dạy dỗ mang tính cá nhân thôi. Dầu vậy, vẫn còn vài điều cần bàn kỹ hơn về chủ đề nầy.

CƠ ĐỐC NHÂN VÀ SỰ TRÙNG PHÙNG TÂM THỨC

Do bản tánh Cơ Đốc nhân không mê tín dị đoan, nên khi đối diện với các hiện tượng trùng hợp xảy ra thì hãy xem đó là:

Một sự trùng hợp ngẫu nhiên

Trong đời sống của một số Cơ Đốc nhân, thỉnh thoảng gặp phải vài hiện tượng kỳ lạ khó giải thích, nhưng nó không phải là dị đoan. Carl Gustav Jung giải thích những hiện tượng kỳ lạ khó giải thích đó dưới lăng kính của một bác sĩ phân tâm, một nhà tâm lý, và xem nó như là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Thỉnh thoảng nó cũng có ý nghĩa giới hạn mang tính cá nhân. Nhưng dứt khoát đó không phải là sự mạc khải từ Chúa Tín hữu Tin Lành nhờ học biết Thánh kinh nên hiểu rõ điều nầy và không rơi vào mê tín dị đoan. Riêng với người đời, kể cả một số lãnh đạo các tôn giáo, rất coi trọng và giải thích những hiện tượng đó dưới con mắt mê tín dị đoan, nên họ tin vào những điều huyễn hoặc và sợ sệt những điều không có cơ sở.

Các giấc chiêm bao

Carl Jung phân tích cho thấy con người sống với 10% ý thức, 90% tiềm thức hay vô thức. Trong 90% vô thức đó, có một phần nhỏ gọi là bóng âm (Shadow). Dầu là một phần nhỏ, nhưng bóng âm lại lưu giữ rất nhiều điều về đời sống tinh thần của con người. Có hai loại vô thức: Vô thức cá nhân và vô thức tập thể. Vô thức cá nhân là những trải nghiệm cá nhân, còn vô thức tập thể là những điều tích lũy di truyền. Do đó, có những giấc chiêm bao chúng ta thấy mà chưa hề trải nghiệm.

Đọc Thánh Kinh Cựu Ước, chúng ta thấy Chúa bày tỏ cho các tiên tri nhận biết ý chỉ và đường lối Chúa qua các giấc mơ. Trên đường chạy trốn Ê-sau anh mình, Gia-cốp chiêm bao thấy một cái thang bắt từ đất lên tới trời, có thiên sứ của Chúa đi lên đi xuống trên thang (Sáng Thế Ký 28:10-15). Qua giấc mơ, Gia-cốp hiểu Chúa luôn ở với, gìn giữ bảo vệ ông. Giô-sép, con của Gia-cốp cũng chiêm bao thấy 11 bó lúa của các anh quỳ trước bó lúa của mình (Sáng Thế Ký 37:5-8). Giô-sép còn chiêm bao thấy mặt trời, mặt trăng và 11 ngôi sao quỳ trước mặt Giô-sép (Sáng Thế Ký 37:9-11). Các giấc mơ trên đều có ý nghĩa.

Nếu nghiên cứu sách tiên tri Đa-ni-ên, chúng ta thấy chiêm bao là một trong các phương cách Chúa dùng bày tỏ ý muốn, đường lối Chúa cho các tiên tri. Đa-ni-ên 1:17 chép: “Đức Chúa Trời ban cho bốn người trai trẻ đó được thông biết tỏ sáng trong mọi thứ học thức và sự khôn ngoan. Đa-ni-ên cũng biết được mọi sự hiện thấy và chiêm bao”.

Vấn đề đặt ra ở đây là ngày nay Chúa có còn bày tỏ ý chỉ, đường lối Ngài qua chiêm bao nữa không? Căn cứ vào I Cô-rinh-tô 13:8-10 và Khải Huyền 22:18,19 những điều cần biết về Chúa, về ơn cứu rỗi và về nếp sống đạo Cơ Đốc nhân… đã được Chúa bày tỏ đầy đủ trong Thánh Kinh rồi, nên Chúa không bày tỏ qua chiêm bao, dị tượng như trong thời Cựu Ước nữa. Một vài hệ phái chủ trương mạc khải tiếp diễn, nên họ sai lầm khi tin vào các giấc chiêm bao và dựa vào cảm xúc tuyên bố Chúa phán với mình điều nầy, mạc khải cho họ điều kia v.v. nhưng tất cả đều sai lầm.

Vì vậy, khi thủ lãnh của các giáo phái tà giáo tuyên bố họ nhận được mạc khải nầy chiêm bao nọ.. như bà Elen White thấy chiêm bao điều răn thứ 4, hay chiêm bao của Joseph Smith về đĩa vàng v.v. tất cả đều không đến từ Chúa, cũng không phải là mạc khải của Chúa. Do đó, tất cả những người sáng lập các tà giáo, đều bị ma quỷ lừa dối, trở thành công cụ phục vụ cho âm phủ và hỏa ngục mà họ không hề hay biết! Vấn đề kế tiếp chúng ta cần biết là các giấc chiêm bao có ý nghĩa và giá trị gì không?

Trùng phùng là gì?

Ý nghĩa của các giấc chiêm bao

Khi vua Nê-bu-cát-nết-sa thấy chiêm bao rồi quên bẵng và đòi hỏi các thuật sĩ (cố vấn tâm linh) giải nghĩa điềm chiêm bao đó cho ông. Sự đòi hỏi ngược ngạo và sự đe dọa của bạo chúa Nê-bu-cát-nết-sa khiến Đa-ni-ên khẩn đảo xin Chúa bày tỏ, và Ngài đã tỏ cho Đa-ni-ên nhìn thấy toàn bộ pho tượng trong giấc chiêm bao của vua và giải nghĩa nó ra cách chính xác (Đa-ni-ên 2:31-45). Khi Giô-sép ở trong tù, ông cũng giải nghĩa chiêm bao của quan Tửu chánh và quan Thượng thiện, và lời giải nghĩa của Giôsép đúng chính xác. Giô-sép còn giải nghĩa chiêm bao của Pha-ra-ôn Ai Cập về 7 con bò mộng và 7 con bò ốm đói, và lời giải của Giô-sép đúng chính xác v.v.

Vậy, Cơ Đốc nhân có nên dựa vào một số sự kiện trên để cắt nghĩa chiêm bao của chính mình và của người khác không? Chắc chắn là không, vì như đã nói ở phần trên. Chúa không còn bày tỏ ý muốn, đường lối của Chúa qua chiêm bao nữa. Tất cả những gì cần thiết cho con người, Chúa đã mạc khải trong Thánh Kinh hết rồi. Cơ Đốc nhân chỉ cần đọc, học Thánh kinh thì sẽ biết ý muốn và đường lối của Chúa.

Hiện nay có một số Cơ Đốc nhân nằm ngủ thấy chiêm bao có người thân đã chết hiện về bảo phải lập bàn thờ, cúng kỵ và bảo làm một số điều trái với niềm tin và lời Chúa dạy trong Thánh Kinh. Do thiếu hiểu biết lời Chúa nên có người nghe theo rồi trở nên yếu đuối, mất đức tin. Tuy nhiên, đây là trò lừa của ma quỷ. Theo Thánh kinh không ai qua đời về Pa-ra-đi hoặc đang ở Âm phủ (Hades) được phép trở về trần gian để phán bảo điều gì nữa. Lu-ca 16:19-31 cho biết giữa Lòng Áp-ra-ham và Âm phủ đã không qua lại được, thì làm sao người chết có thể về lại trần gian? Do đó, Cơ Đốc nhân đừng mắc lừa ma quỷ về điều nầy, cũng đừng tin vào các giấc mơ.

Trên đây là thông tin về trùng phùng là gì mà Đồ Thờ Hưng Vũ đã tổng hợp. Hy vọng qua nội dung trên các bạn sẽ hiểu hơn về bát bửu gồm những món gì hiện nay

Nếu có nhu cầu đặt bộ chấp kích hãy liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất nhé!

Thông tin liên hệ

Đồ Thờ Hưng Vũ

Địa chỉ: 36 Xóm Ngã Tư – Xã Sơn Đồng – Huyện Hoài Đức – Tp. Hà Nội

Hotline – Zalo: 0908.867.888

Số điện thoại: 0907.200.988

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *