Vào lễ Rằm tháng 7, mỗi gia đình thường làm mâm cơm cúng để bày tỏ lòng thành kính trời Phật, gia tiên và cúng cầu cho các vong hồn siêu thoát.
Năm nay (2021) lễ Vu Lan rơi vào Chủ nhật, ngày 22/8 dương lịch (15/7 âm lịch). Tuy nhiên, người dân có thể cúng dường từ 2 – 14/7 âm lịch.
Tùy vào điều kiện của gia đình để chọn ngày cúng. Điều quan trọng là gia chủ phải thành tâm và mong muốn thể hiện sự cảm tạ chân thành của mình tới trời Phật, thần linh và tổ tiên là được.
là một trong những ngày lễ lớn trong năm của văn hóa Á Đông. Chính vì vậy, mâm cúng rằm tháng 7 cần phải được chuẩn bị chu đáo để tỏ lòng thành kính với những người đã khuất, đồng thời cầu mong cho vạn sự bình an. Cùng chúng tôi tìm hiểu cách chuẩn bị mâm cúng cô hồn rằm tháng 7 và những điều cần lưu ý.
Rằm tháng 7 là gì?
Rằm tháng 7 âm lịch là ngày lễ Vu Lan, một đại lễ báo hiếu cha mẹ, ông bà, tổ tiên đã khuất, thể hiện tấm lòng “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đây cũng là ngày xá tội vong nhân mà dân gian gọi nôm na là ngày cúng chúng sinh. Vào ngày này, người Việt thường làm mâm cỗ cúng rằm tháng 7 để tưởng nhớ đến người thân và thiết mâm lễ cúng cho những vong hồn chưa được siêu thoát.
Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào?
Rằm tháng 7 còn là ngày Tết Trung Nguyên, cũng là ngày xá tội vong nhân theo phong tục của các nước Á Đông. Theo phong tục tín ngưỡng dân gian thì tháng 7 Âm lịch (tức Tháng cô hồn) là thời điểm Diêm Vương mở quỷ môn quan để ma quỷ được trở về dương thế. Bên cạnh đó, tháng 7 còn là ngày lễ Vu Lan, đây là ngày con cái báo hiểu cha mẹ.
Ngày này đã đi vào văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam như một ngày lễ cổ truyền. Vì vậy, theo phong tục vào ngày Rằm tháng 7 các gia đình Việt thường làm mâm cơm cúng, mời các cụ về với con cháu, đây cũng là dịp để gia đình sum vầy. Cúng rằm tháng 7 là nét đẹp, phong tục tập quán có từ lâu đời, các gia đình đều chuẩn bị mâm cơm cúng rằm tháng 7 vào ngày 15/07 âm lịch hàng năm.
Theo lịch Vạn niên, Rằm tháng 7 năm 2022 là thứ 6 ngày 12/08/2022 dương lịch tức là ngày 15/07 âm lịch năm Nhâm Dần. Mọi người nên tổ chức lễ cúng gia tiên, lễ cầu siêu Vu Lan vào ban ngày trong khoảng từ 11 – 12 giờ là hợp lý. Đây là giờ hoàng đạo và là giờ ma quỷ ít hoạt động hơn. Khi đó thì vong linh người nhà sẽ được Thổ thần cho phép vào để thụ lộc mà không có sự quấy phá của cô hồn dã quỷ được thả về trong ngày Rằm tháng 7.
Đối với lễ cũng cô hồn, chúng sinh thì nên cúng vàochieeuf tối diễn ra vào giờ Dậu (khoảng từ 17 giờ đến 19 giờ) là tốt nhất. Đây là khoảng thời gian nhập nhoạng tối nên các cô hồn có thể ăn uống được.
Nếu cúng ban ngày thì các cô hồn sợ ánh sáng sẽ không thể nhận được vật phẩm mà gia chủ bày cúng. Mặc dù chọn giờ nào thì việc cúng cô hồn đều phải diễn ra trước 12h trưa ngày 15/07 âm lịch.
Ngoài cúng trong ngày 15 thì cúng Rằm tháng 7 từ ngày 2 đến ngày 14/07 âm lịch sẽ không cần xem tốt hay xấu bởi vì người xưa quan niệm thời gian đó là thời gian Diêm Vương mở cửa địa phủ để các vong hồn trở về dương giới và họ hưởng những lễ vật mà người dân cúng tế. Còn ngày 15/07 là ngày giới hạn của kỳ mở cửa địa phủ nên người âm sẽ khó trở về để nhận đồ thờ cúng.
Mâm lễ cúng Phật
Hoa sen thường được lựa chọn để trang trí và bày biện mâm lễ cúng phật ngày rằm tháng 7. Ảnh minh họa: Báo Giao thông
Lễ cúng Phật cần được đặt ở nơi cao nhất trên bàn thờ. Nếu dùng hoa tươi như: Hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… tránh dùng các loại hoa tạp, hoa dại. Đồ cúng thường là cỗ chay hoặc ngũ quả, nước lọc.
Gia chủ có thể làm mâm cỗ chay gồm: Giò, chả chay, nem chay hoặc nem nấm, canh nấm hoặc rau củ quả, đậu hũ…
Mâm cúng thần linh và gia tiên
Cúng thần linh thường là gà trống để nguyên con và xôi hoặc bánh chưng bóc hết lá nhưng không cắt thành miếng. Ngoài ra phải có thêm rượu, chè, trái cây và bình hoa tươi.
Cúng gia tiên là một mâm cơm, có thể là món mặn hoặc chay tùy vào hoàn cảnh và căn cơ của người đang sống.
Mâm cúng cơ bản cho ngày rằm tháng Bảy thường có gà luộc, canh miến mọc, xôi đỗ xanh, thịt bò xào, chả nem, tôm hấp sả… Các gia đình có thể chọn thực phẩm theo mùa, chế biến món ăn phù hợp với khẩu vị gia đình mình.
Mâm cúng chúng sinh
Lễ cúng chúng sinh thường có gạo muối, cháo trắng, hoa quả, đường thẻ, quần áo chúng sinh, bỏng ngô, bánh kẹo, tiền vàng, nước, 3 ly cốc nhỏ, 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ. Lễ cúng chúng sinh không nên làm lễ mặn vì có thể khơi dậy tham, sân si.
Lễ cúng chúng sinh phải được bày ngoài trời hoặc trước cửa chính của ngôi nhà, gia chủ đọc văn khấn hoặc bài cúng nôm theo tâm nguyện và rải lòng thương của mình đối với các cô hồn, mong linh hồn giải thoát khỏi trần thế đau khổ.
Khi lễ cúng chúng sinh xong thì gạo, muối được vãi ra sân, đường còn vàng mã thì đem đốt.
Theo truyền thống xưa, các gia đình sẽ mua quần áo chúng sinh bằng giấy nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng…).
Mâm cúng rằm tháng 7 có ý nghĩa gì?
Theo truyền thuyết, hàng năm đến ngày 2/7 Âm lịch, Diêm Vương sẽ mở cửa Quỷ Môn Quan cho những linh hồn có thể tự do đi ở trần gian và nhận bố thí từ con người. Sau 12h đêm ngày 14/7, linh hồn sẽ bắt buộc phải trở về địa ngục.
Như vậy, mâm cúng cô hồn rằm tháng 7 chính là mâm lễ vật mà gia chủ chuẩn bị để cúng những người đã khuất, cô hồn, chúng sinh với mong muốn sẽ không bị quỷ quấy rối, làm ảnh hưởng đến cuộc sống, cùng với đó thể hiện được lòng thương, sự từ bi của con người.
Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 gồm những gì?
Mâm cúng cô hồn rằm tháng 7 thường bao gồm các món như: gà luộc, xôi đỗ xanh, giò lụa, nem, canh miến mọc,… và thường bao gồm 3 lễ sau: cúng Phật, cúng trong nhà và cúng ngoài trời.
Cách chuẩn bị mâm lễ cúng bàn Phật ngày rằm tháng 7
Bàn Phật là bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát. Rằm tháng 7 là một ngày lễ lớn đối với những người theo đạo Phật, cũng là ngày lễ Vu Lan, xuất phát từ tích đức Mục Kiền Liên xả thân cứu mẹ.
Đối với cúng bàn Phật thì bạn chỉ cần chuẩn bị một mâm cúng chay hoặc một mâm ngũ quả đơn giản, và thường nên cúng vào ban ngày. Sau khi cúng mâm cúng rằm tháng 7 ở ban Phật thường sẽ được gia đình thụ lộc ngay tại nhà.
Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 ngoài trời
Mâm cúng rằm tháng 7 ngoài trời hay còn gọi là cúng chúng sinh hoặc cúng cô hồn với mục đích bố thí cho những cô hồn thất thế, sa cơ lỡ vận,
không nhà cửa hay nơi nương tựa.Lễ cúng cô hồn được thực hiện vào buổi chiều tối trước ngày 15/07 thường mọi người sẽ chọn ngày 14/7 âm lịch để cúng, do quan niệm đây là khoảng thời gian các vong linh đang trên đường trở về địa ngục do đó là khoảng thời gian tốt nhất để thực hiện nghi lễ
Mâm cúng chúng sinh rằm tháng 7 thường bao gồm
các lễ vật như sau:Muối gạo (sẽ rắc bốn phương tám hướng sau khi cúng xong).Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ).Hoa quả (5 loại 5 màu).Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo.
Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắcTiền lẻVàng mã.3 chung nước (hay 3 ly nhỏ )Hương nhang và nến.
Một lưu ý quan trọng của lễ cúng cô hồn là nên chuẩn bị mâm cúng rằm tháng 7 chay.
Bởi theo quan niệm dân gian mâm cúng cho cô hồn bằng đồ mặn sẽ khơi dậy tham, sân, si của các vong hồn. Mâm cúng thường được đặt ngoài trời, khi cúng tiền vàng sẽ được rải đều trên mâm, bên cạnh đó không thể thiếu các loại nhang, trầm sử dụng trong các mâm cúng lễ để mỗi hướng Đông, Tây, Nam, Bắc 3 – 5 hoặc 7 cây hương.Kết thúc lễ cúng cô hồn, gạo và muối được vãi ra sân hay ra đường,
sau đó là đốt vàng mã.Trong miền Nam, một số gia đình thường thực hiện tục giật cô hồn với quan niệm rằng càng có nhiều người đến giật thì sẽ càng có nhiều lộc.
Trước khi kết thúc buổi lễ, gia chủ sẽ bê ra một mâm cỗ cúng rằm tháng 7 dành cho cô hồn gồm có: tiền lẻ, bỏng ngô, khoai luộc, bánh, kẹo,… ra ngoài đường để trẻ con tranh cướp nhau.
Những lưu ý đối với mâm cúng rằm tháng 7?
Khi chọn được ngày cúng bạn cần phân biệt cúng gia tiên và cúng chúng sinh Rằm tháng 7.
Đây là hai lễ hoàn toàn khác nhau.Mâm cúng Phật, thần linh và gia tiên làm trong nhà.
Mâm cúng Phật phải được đặt ở vị trí cao nhất trên bàn thờ tiếp đến là mâm cúng thần linh và cuối cùng là mâm cúng gia tiên.Mâm cúng chúng sinh phải đặt ở ngoài trời tránh các bậu cửa, hoặc trước cửa chính ngôi nhà.Ngày nay, có nhiều người đã gộp mâm cỗ cúng rằm tháng 7 bao gồm cúng gia tiên và cúng chúng sinh làm một nhưng đây là điều không nên.
Bởi lẽ cúng gia tiên cần làm lễ ở trong nhà trước ban thờ tổ tiên thể hiện sự biết ơn đến cha ông, người quá cố, đặc biệt nên cúng vào ban ngày. Còn việc cúng chúng sinh (cô hồn) tháng 7 cần được thực hiện ở ngoài trời, có thể thực hiện ở chùa chiền.
Cúng chúng sinh nên cúng vào buổi tối.Mâm cúng cô hồn rằm tháng 7 không cần quá cầu kỳ, đơn giản cũng được tùy hoàn cảnh nhưng quan trọng nhất vẫn là thành tâm.
Trên đây là những thông tin cần biết về mâm cúng rằm tháng 7 và các lưu ý để chuẩn bị mâm cỗ chu toàn. Hi vọng hữu ích cho các bạn.
Trên đây là một số thông tin về Tháng 7 cúng gì mà Đồ Thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về Tháng 7 cúng gì cũng như tiền thân của Phật ở nơi này nhé!
Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các thông tin khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi nhé!