Cây Bồ Đề-Tác Dụng của Cây Bồ Đề

Cây bồ đề là một loại cây có nguồn gốc từ Ấn Độ, là loại cây thiêng liêng gắn liền với Phật pháp. Đây là loại cây cảnh sân vườn được trồng phổ biến ở Việt Nam.

Cây bồ đề không chỉ đem tới giá trị thẩm mỹ mà còn mang ý nghĩa linh thiêng về phong thuỷ

Lá bồ đề là hình ảnh tượng trưng cho bình an và may mắn, nhưng không phải ai cũng hiểu hết về loại lá đặc biệt này. Việt Nam đi tìm hiểu về ý nghĩa của lá Bồ đề trong phong thuỷ và phật giáo thông qua bài viết dưới đây!

Cây bồ đề là là cây gì?

Cây bồ đề hay còn gọi là cây đề, cây giác ngộ, có tên khoa học là Ficus rumphii hoặc Ficus religiosa, thuộc chi Đa đề và có nguồn gốc từ Ấn Độ. Phân bố chủ yếu ở Ấn Độ sau đó được nhân giống rộng sang phía Tây Nam Trung Quốc vào khu vực Đông Nam Á rồi vào Việt Nam.

Đây là loại cây thích nghi rất tốt với đặc điểm khí hậu của Việt Nam nên phát triển khá tốt. Được rất nhiều người yêu thích và trồng ở không viên nhà ở.

cây bồ đề

Nguồn gốc, ý nghĩa cây bồ đề

Cây bồ đề tượng trưng cho sự tỉnh thức, chân lý thông suốt và sự giác ngộ. Ngoài ra, cây còn tượng trưng cho sự may mắn, sự tốt lành, trừ tà ma và thanh tẩy những ô uế, những gì không tốt của bản thân.

Nhiều quan niệm cho rằng, trồng cây bồ đề giúp con người ta hướng thiện, tham gia tích công tích đức cho đời này và đời sau.

Đặc điểm, phân loại cây bồ đề

Thân cây bồ đề: Cây có thân gỗ lớn, vỏ xù xì cùng với nhiều đốm vòng tròn trắng trên vỏ cây. Khi trưởng thành được chăm sóc trong điều kiện thuận lợi thì có thể cao từ 20-25m, đường kính ước tính khoảng 1m.

Cành khá dẻo dai, dễ dàng uốn cong tạo thành nhiều kiểu bonsai khác nhau. Tán lá rậm rạp, rễ cây ăn sâu vào trong đất với sức sống vô cùng mạnh mẽ.

Lá cây bồ đề mọc đều và to, hình tim từ cuống lá đến mép lá, mọc đơn chiếc.

Có màu đỏ nhạt khi non và xanh dần khi về già. Dài khoảng từ 20-25 cm, trên bề mặt có lông mịn, các gân lá hình chân chim lộ rõ, cuống lá dài 7-10cm, rộng khoảng 5-8cm.

Hoa của cây bồ đề: Cây bồ đề có khả năng ra hoa, mọc theo chùm và có màu đỏ tía rất đặc trưng. Hoa dạng đơn tính, có hình cầu nhỏ. Hoa bắt đầu nở từ tháng 2 và kết thúc từ tháng 4 trước khi mùa hè kéo đến.

Khi hoa bắt đầu tàn thì cũng là lúc quả bắt đầu hình thành. Quả bồ đề có hình tròn, kích thước bằng quả xoan, gần như không có cuống mọc chi chít sát vào nhánh cây.

Quả bồ đề non thường có màu xanh lục, khi già có màu hồng và khi chín chuyển thành màu đỏ thẫm. Mùa thu hái quả bồ đề kéo dài khoảng từ tháng 6 đến tháng 7.

Cây bồ đề là một loại cây cổ thụ, thường sống rất lâu năm, hiện tại chưa thể xác định rõ được loại cây này sống được khoảng bao lâu.

Theo kỷ lục thế giới ghi nhận, cây bồ đề sống lâu nhất có tuổi thọ khoảng 2300 năm, thuộc về cây Sri Maha Bodhiya ở Sri Lanka.

Ý nghĩa linh thiêng của Lá cây Bồ Đề trong đạo phật

Trước khi Phật giáo xuất hiện, cây bồ đề được coi là một loài cây thiêng liêng và người dân lưu truyền rất nhiều truyền thuyết về nó. Loài cây này tượng trưng cho học vấn và sự giác ngộ.

Ý nghĩa về sự giác ngộ của đức phật

Cây bồ đề có tên khoa học là Ficus religiosa. Theo các điển tích về Phật giáo, cây bồ đề đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đời của Đức Phật.

Đức Phật đã ngồi thiền định dưới gốc cây bồ đề và từng bước giác ngộ được các giáo lý của Phật giáo. Sau khi giác ngộ, Đức Phật đã đi khắp châu Á để truyền bá giáo lý và hướng mọi người đi theo đạo Phật.

Chính vì vậy, cây bồ đề được trồng khắp nơi trên thế giới và tượng trưng cho may mắn. Cây bồ đề là biểu tượng cho trí tuệ và sự giác ngộ của Đức Phật, nên nó còn được gọi là “cây giác ngộ”.

Trước hết, tên gọi bồ đề được phiên âm từ tiếng Phạn là Bodhi, có nghĩa là sự tỉnh thức, sự thông suốt, giác ngộ đạo lý. Vì vậy mà lá bồ đề mang nhiều ý nghĩa rất đặc biệt.

Ý nghĩa của lòng từ bi 

Lá bồ đề có hình dạng giống trái tim mà trái tim thường ấm áp, dạt dào tình cảm nên cũng tượng trưng cho tình thương, sự từ bi của Đức Phật luôn dành cho con người. Vì thế mà vật phẩm lá bồ đề mạ vàng được mệnh danh là thần hộ mệnh cho tất cả mọi người. Lá bồ đề sẽ giúp mọi người suy xét mọi việc một cách thấu đáo trước khi quyết định bất kì chuyện gì. Lá bồ đề còn giúp tâm mình được che mát, soi sáng, thức tỉnh.

Thỉnh lá bồ đề có tác dụng gì, bài trí ở đâu?

Khi chúng ta hiểu được nguồn gốc, sự tích liên quan tới cây bồ đề cũng như những ý nghĩa của nó chúng ta sẽ càng hiểu được rõ hơn những tác dụng của việc thỉnh lá bồ đề đối với cuộc sống như thế nào.

Tác dụng của việc thỉnh lá bồ đề

Khi chúng ta thỉnh lá bồ đề sẽ có rất nhiều tác dụng trong phong thuỷ, cụ thể như: Lá bồ đề mang lại sự an yên, che chở để vượt qua nhứng khó khăn, sóng gió trong cuộc sống.

Lá bồ đề còn có tác dụng trừ ám khí, củng cố may mắn, thu hút những duyên lành giúp cuộc sống trở nên hạnh phúc, viên mãn.

Bên cạnh đó còn giúp thu hút tài lộc cho gia chủ. Hơn nữa, việc sở hữu lá bồ đề bên mình, mỗi khi chúng ta nhìn thấy lá bồ đề như một sự nhắc nhở về sự giác ngộ, tỉnh thức, tránh u mê, luôn suy xét thấu đáo, kỹ càng trong cuộc sống. Đồng thời, thể hiện cho ý chí vươn lên, vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

Vì vậy, đó là lý do tại sao nhiều người lại mong muốn sở hữu lá bồ đề đến vậy.

Lá bồ đề nên để ở đâu?

Vì là vật phẩm phong thuỷ mang nhiều ý nghĩa và giá trị vậy nên lá bồ đề phù hợp để ở nhiều vị trí.

Cụ thể, lá bồ đề có thể để trên ban thờ để cầu mong phước lành, để đầu giường giúp giấc ngủ ngon hơn hay đặt trên bàn làm việc cầu công danh thuận lợi. Ngoài ra rất nhiều người còn để trong xe ô tô, dán vào điện thoại, túi xách, ví, móc khoá,…vv để mong bình an, may mắn sẽ luôn đi theo mình.

Một số loại lá bồ đề phong thuỷ trên thị trường?

Chính vì những ý nghĩa và tác dụng trong phong thuỷ của lá bồ đề nên trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm liên quan tới lá bồ đề. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu:

Lá bồ đề in hình Phật 

Lá bồ đề phong thuỷ trên thị trường hiện nay có một số mẫu như lá bồ đề được sấy khô tự nhiên, và sau đó được in hình Phật ở chính giữa lá bồ đề với mong muốn cầu bình an, may mắn.

Lá bồ đề bằng gỗ

Trên thị trường hiện nay cũng có các sản phẩm lá bồ đề bằng gỗ. Đó là những chiếc lá bồ đề được tạo hình, khắc thủ công. Lá bồ đề bằng gỗ cũng được nhiều người sử dụng bởi sự tiện lợi, đẹp mắt, dễ dàng mang theo.

Bùa lá bồ đề

Trên thị trường có một số địa chỉ bán lá bồ đề giới thiệu rằng lá bồ đề được mang sang chùa nước ngoài để thỉnh, ví dụ như chùa ở Ấn Độ hay Thái Lan. Tuy nhiên thực hư về nguồn gốc thì chúng ta chưa thể xác định được. Bởi vậy khi mua bùa lá bồ đề bạn nên cẩn trọng về nguồn gốc xuất xứ, tránh tiền mất tật mang.

Lá bồ đề cài áo

Chúng ta cũng có thể thấy trên thị trường có bán các lá bồ đề cài áo, được thiết kế nhỏ gọn phù hợp để cài lên trang phục.

Cụ thể là cài lên ngực áo veston, áo dài (tân thời) hoặc áo tràng. Lá bồ đề cài áo chủ yếu dành cho những người theo đạo Phật hoặc cầu may mắn bình an.

Lá bồ đề Doji

Sản phẩm lá bồ đề Doji đó là sản phẩm quà tặng mỹ nghệ Kim Bảo Phúc Doji – thuộc tập đoàn Vàng Bạc Đá Quý Doji phân phối, nhưng đây không phải là vàng thật. Dù vậy, đây cũng là sản phẩm được nhiều người yêu thích bởi chế tác tinh xảo, khéo léo.

Lá bồ đề treo xe ôtô

Lá bồ đề có rất nhiều công dụng trong đó phải kể tới việc sử dụng để treo trong xe ô tô. Việc treo lá bồ đề trong xe ôtô sẽ giúp người lái xe cảm thấy yên tâm và sẽ gặp nhiều bình an, may mắn trong cuộc sống.

Lá bồ đề mạ vàng

Lá bồ đề mạ vàng do Gkolden Gift Việt Nam là một ví dụ điển hình vì sự cao cấp và tinh xảo. Lá bồ đề được mạ vàng phù hợp để tại nhà ở xe ô tô, bàn làm việc. Sản phẩm được chế tác hoàn toàn thủ công bởi những người thợ tài hoa, nhiều năm kinh nghiệm, đi kèm là những quy trình kiểm định chất lượng gắt gao nhất.

Đặc biệt sản phẩm sau khi mạ vàng đều được phủ một lớp keo đặc biệt để bảo vệ và giúp bề mặt lớp vàng tránh mọi tác động bên ngoài và bền mãi với thời gian.

Tác dụng của cây bồ đề

Làm cây trang trí trong phong thuỷ, làm cảnh

Với kích thước to lớn và đẹp mắt, tán lá to và rộng, cây bồ đề rất được ưa chuộng làm cây trang trí tại các cửa đền, chùa, bên cạnh nhà thờ, quán cà phê, vỉa hè, công viên, đường phố…

Vừa làm cảnh tạo bóng mát, vừa hấp thụ các khí độc thải ra từ các phương tiện giao thông, tạo môi trường xanh – sạch – đẹp.

Tác dụng đối với sức khoẻ

Giúp làm sạch không khí

Với tán lá vô cùng rậm rạp, cây bồ đề cung cấp cho môi trường một lượng oxy vô cùng lớn, giúp làm sạch không khí xung quanh nó.

Ngoài ra, cây bồ đề còn hấp thụ CO2 và các chất có hại trong không khí, giúp cải thiện chất lượng sống tốt hơn.

Làm dược liệu chữa bệnh

Cây bồ đề là một dược liệu quý trong tự nhiên và được con người sử dụng như một vị thuốc trong rất nhiều năm.

Nhựa của cây bồ đề hay còn được Đông y gọi là An Tức Hương, khi khai thác, bên ngoài cục nhựa này có màu cam, mỏng dẹt, láng mịn như sáp. Khi đun nóng thì chúng chảy ra và có mùi thơm nhẹ nhàng như vani.

Loại nhựa này được sử dụng để chữa trị các bệnh như tiêu chảy, tiểu đường, giúp an thần, ổn định huyết áp,

cây bồ đề

Cách trồng và chăm sóc cây bồ đề

Cây bồ đề rất ưa thích đất ruộng vì nó có nhiều dưỡng chất, có độ tơi xốp nhất định và đặc biệt có khả năng thoát nước cho rễ cây, được trồng chủ yếu bằng phương pháp giâm cành từ cây mẹ hoặc gieo bằng hạt giống.

Thuộc loại cây ưa sáng, dễ nhân giống nên việc trồng cây cũng không quá khó khăn. Những cành được chọn để giâm là những cành không quá già cũng không quá non, nếu là cành bồ đề đã ra hoa thì càng tốt.

Hạt bồ đề được chọn để nhân giống cũng cần phải là những hạt mẩy, tròn đều để tăng khả năng sống sót.

Hố trồng cây bồ đề có kích thước lớn hơn bầu cây khoảng 20cm.

Cách chăm sóc cây bồ đề

Nhiệt độ trồng cây khoảng từ 18-32 độ C. Nếu thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Khi cây còn non, cần phải tưới nước cho cây hằng ngày từ 1-2 lần để đảm bảo cây đủ nước để sinh sôi và phát triển. Không tưới nước khi trời nắng nóng.

Nhưng khi cây trưởng thành, chỉ cần cấp đủ ẩm cho cây là được, còn lại cây tự sinh sôi và phát triển.

Trong những ngày đầu trồng cây bồ đề, bạn cần bón lót phân hữu cơ định kỳ 1-2 tháng cho cây để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Sau khoảng 1 năm, bạn có thể bón phân NPK để cây phát triển nhanh hơn.

Để tránh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây, bạn cần thường xuyên quan sát, dọn sạch phần cỏ dại cũng như sâu mọt quanh gốc cây.

Ngoài ra, bạn cũng cần cắt tỉa những lá úa để cây phát triển nhanh hơn. Có thể sử dụng thuốc trừ sâu với liều lượng vừa phải trong trường hợp cần thiết.

Với cây trồng trong chậu, sau 2-3 năm nên thay chậu vào đầu xuân khi mầm chưa kịp nảy. Thường xuyên kiểm tra xem dây chằng tạo dáng cây có chặt quá làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây hay không.

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây bồ đề

Cây bồ đề là loại cây có tán lá rộng, chính nhờ đặc điểm này mà cây rất ưa ánh sáng mặt trời. Nhiệt độ lý tưởng của cây khoảng từ 18-32 độ C. Trời quá rét hoặc quá nóng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.

Cây phát triển trên đất ẩm, tơi xốp, giàu dinh dưỡng, đặc biệt là đất ruộng. Bộ rễ cắm sâu dưới đất, chỉ cần đất ẩm là cây có thể hút nước và dinh dưỡng hoàn toàn.

Khi tưới nước cho cây non thường xuyên, không nên tưới quá nhiều nước khi cây đã trưởng thành để tránh cây bị chết, tưới khi đủ lượng mưa và tưới khi thời tiết quá nắng nóng.

Khi trồng mới cây bồ đề cũng cần che chắn cẩn thận để cây bị gãy, hư hại do tác động của môi trường tự nhiên và bên ngoài.

Trên đây là những đặc điểm. tác dụng, ý nghĩa phong thuỷ bà cách trồng cây bồ đề mà Đồ Thờ Hưng Vũ  muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn những hiểu biết thêm về cây bồ đề.

Trên đây là một số thông tin về Cây Bồ ĐềĐồ Thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về Cây Bồ Đề cũng như tiền thân của Phật  ở nơi này nhé!

Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các thông tin khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi nhé!

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *