Kinh cầu an là gì? Bài kinh cầu bình an cho gia đình nào được nhiểu phật tử lựa chọn để trì tụng? Đọc kinh cầu an mỗi ngày là việc làm đáng quý, nhưng Phật tử nên lưu ý rằng điều này không có nghĩa là hình thức “mua chuộc” thần thánh để đổi lấy những lợi lạc. Ý
nghĩa cốt lõi của việc đọc kinh vẫn là thẩm thấu lời Phật dạy để xây dựng cuộc sống an lạc. Vậy khi thọ trì kinh cầu an, chúng ta cần biết những gì?
Dưới bài viết này Đồ Thờ Hưng Vũ giới thiệu đến các bạn một số bộ kinh cầu an và những thông tin xoay quanh việc đọc kinh cầu an tại nhà. Cùng theo dõi nhé!
Kinh cầu an là gì?
Kinh cầu an chính là những bộ kinh được viết ra để giúp cầu nguyện cho tất cả chúng sinh được an vui, hạnh phúc, hưởng được sự bình yên để vượt qua mọi khó khăn trắc trở của cuộc đời. Việc cầu bình an cũng góp phần nói lên tinh thần nhân bản đẹp đẽ về đạo đức của các Phật tử trong Đạo Phật.
Khi họ gặp phải những khó khăn, thử thách, thiếu thốn và bệnh tật thì liền nghĩ ngay tới kinh cầu an. Nó sẽ giúp làm giảm được những nỗi đau và sự bất hạnh trong mỗi người.
Ý nghĩa kinh cầu an trong đời sống hàng ngày
Các phật tử trì tụng kinh cầu an hàng ngày với mong muốn:
Cầu mong người thân được khỏe mạnh, an lạc và hạnh phúc
Cầu cho người thân bệnh hoạn, ốm đau hay có những sự việc khó khăn. Sự mong cầu này nhằm mong mỏi cho người thân được tai qua nạn khỏi. Đồng thời, tránh được tai họa hiện tại là điều cần thiết đối với mọi người.
Cầu nguyện là sợi dây gắn kết và thể hiện tinh thần thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau với tấm lòng từ bi, trí tuệ và vị tha.
Cầu nguyện không có nghĩa là bạn muốn gì được đó, không phải là chúng ta xin ơn trên giúp cho mình các yêu cầu bất thiện. Nó là sự giải toả các ức chế nội tại hoặc tình trạng bức xúc cao độ hay sự tuyệt vọng quá mức.
Hơn nữa, cầu nguyện bình an là hy vọng cuộc sống yên ổn, bình yên cho người thân.Từ đó tạo thêm sinh lực và niềm tin cho mọi người khi gặp bất hạnh và đau khổ.
Tụng kinh cầu an mang tới nhiều ý nghĩa sâu sắc
Để tìm hiểu về ý nghĩa của kinh cầu an trước tiên bạn cần nắm được cầu an sẽ được chia thành 2 xu hướng khác nhau. Đó là:
- Cầu an dựa vào hướng nội: Nó mang ý nghĩa quay về bên trong và người cầu an sẽ luôn mong muốn cho tâm của mình sẽ được an bình nhất.
- Cầu an dựa vào hướng ngoại: Đây là việc cầu những thứ ở bên ngoài tâm như công danh, sự nghiệp, danh vọng cũng như đời sống về vật chất của chúng người. Họ luôn mong muốn mọi việc luôn được thuận lợi, hanh thông và phát triển tốt đẹp nhất.
Ngày nay phần lớn các phật tử khi tới chùa thường sẽ cầu bình an hướng ngoại. Họ mong muốn cho gia đình của mình được hạnh phúc, con cái thành đạt, nên người, có sự nghiệp mở rộng hơn.
Đối với công danh sự nghiệp thì được lên cao xa và nổi tiếng trong thiên hạ… Rất ít người để ý tới cầu an hướng nội là cầu cho bản thân của mình sẽ được thanh thản và thoải mái hơn.
Với cách cầu an này vô hình dung mọi người đã bỏ đi cốt lõi mà chỉ theo hiện tại. Họ đang quên mất bình an trong tâm hồn mới chính là yếu tố quan trọng để mang chúng ta tới một cuộc sống bình an nhất. Phần lớn luôn mong muốn sự bình an về vật chất để rồi tâm tư lại phải lo âu.
Như vậy dù có vật chất thì họ cũng chẳng phải là người hạnh phúc. Vì thế mỗi người cần tìm hiểu thật kỹ về ý nghĩa của việc cầu an và kinh cầu an là như thế nào và thực hiện sao cho đúng nhất.
Tại sao mọi người nên nghe kinh cầu an
Tất cả chúng sinh sinh sống trên trần gian này đều luôn mong muốn có được sự bình an. Họ sẽ cầu an cho chính bản thân, cho gia đình, cho người thân trong dòng tộc…Hoặc cũng có những người cầu bình an rộng hơn là mong muốn cho quê hương đất nước của mình được bình an.
Chính vì vậy kinh bình an đã được ra đời và việc nghe kinh bình an sẽ mang tới nhiều lợi ích tuyệt vời.
Hàng ngày khi nghe kinh cầu an sẽ giúp cho tâm hồn của mỗi người sẽ được thanh thản và thoải mái nhất. Đây được xem là cách để giúp mọi người thay đổi tư duy theo chiều hướng tốt nhất và xem xét lại được chính bản thân của mình.
Nhờ vào sự tư duy và quán chiếu sẽ giúp cho bản thân thấy được những lỗi lầm mình đang mắc phải trong cuộc sống và nhận ra được chỗ mà mình đang vấp ngã.
Nếu như con người thường xuyên nghe kinh cầu an và nghe những lời Phật dạy thường sẽ trở nên hanh thông và sáng suốt hơn. Họ sẽ hiểu được cái gì đúng, cái gì sai của cuộc đời này này. Nhờ vậy tâm của mỗi người sẽ được an nhiên, thoải mái và bình an hơn rất nhiều.
Các bài kinh cầu bình an cho gia đình phổ biến
Thế giới kinh phật có vô vàng bộ kinh khác nhau, điều đó khiến bạn khó khăn trong việc lựa chọn một bộ kinh phù hợp.
Dưới đây là một số bài kinh cầu bình an cho gia đình và người thân rất đáng để bạn cần tìm hiểu và làm theo:
Kinh Phổ Môn cầu an
Kinh cầu an Phổ môn là một phẩm thứ 25 trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa của ngài Quán Thế Âm Bồ Tát cùng những hạnh nguyện của ngài. Bất cứ ai nghe đến tên, niệm đến danh hiệu thì ứng tiếng mà linh cảm.
Quán Thế Âm Bồ Tát thường biến hóa và hiện sắc thân thành tất cả các loại chúng sanh để cứu độ cho các chúng sanh. Nếu bất cứ ai gặp tai nạn, mọi trở ngại, nhất tâm niệm tụng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát hoặc chuyên tụng kinh Phổ Môn, thì sẽ giải trừ được mọi khổ nạn.
Ðiều quan trọng khi tụng kinh này, bạn phải thật thành tâm và phát nguyện rộng lớn, làm việc bố thí thì mới có hiệu lực.
Mở kinh
Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát. (3 lần)
Cầu an
Chúng con chí thành kính lạy Đức Bồ tát Quán Thế Âm,
Cầu xin Ngài gia hộ cho bản thân, gia đình,
Và tất cả chúng sinh,
Được an lành, hạnh phúc,
Tránh khỏi tai ương, bệnh tật.
Cầu nguyện
Cầu cho quốc thái dân an,
Thiên hạ thái bình,
Mưa thuận gió hòa,
Gặt hái bội thu.
Cầu cho chúng sinh,
Tiêu trừ nghiệp chướng,
Tu hành tinh tấn,
Vãng sinh Cực Lạc.
Hồi hướng
Nguyện hồi hướng công đức này,
Cho tất cả chúng sinh,
Được thân tâm an lạc,
Tâm Bồ Đề kiên cố,
Xa bể khổ nguồn mê,
Chóng quay về bờ Giác.
Kết kinh
Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát. (3 lần)
Bộ Kinh A Di Ðà
Bộ kính này muốn nhắn gửi cho chúng sanh biết tại cõi Tây Phương. Nơi đó có Giáo chủ mệnh danh là Phật A Di Ðà. Đất nước thuở ấy của ngài có đủ mọi cảnh yên vui sung sướng.
Vì vậy, Phật tử tụng kinh A Di Ðà cũng có thể được Phật A Di Ðà tiếp đón về nơi Cực lạc. Điều quan trọng là khi đọc kinh bình an phải chăm chú vào việc nguyện cầu, không để tâm sao nhãn. Khi đó, đức Phật A Di Ðà cùng các vị thánh chúng hiện ra trước mắt. Nếu tâm bạn không tập trung, bạn sẽ điên đảo lập tức được vãng sanh.
Như vậy, Kinh A Di Ðà giúp siêu độ cho các người quá cố và đem lại bình an an cho gia đạo. Quan trọng nhất, bạn làm thế nào nhất tâm bất loạn. Nếu bạn không luyện được hẳn hỏi thì cũng phải có sự thành chi kinh mới mong tự độ và độ cho người người thân.
Bộ Kinh Báo Ân – Kinh cầu bình an cho gia đình
Đây là bộ kinh Ðại báo Phụ Mẫu trọng ân. Phật thuyết đến công đức sanh thành dưỡng dục của các bậc cha mẹ, đồng thời làm sao để giáo dục cho con cháu là phải có bổn phận đền đáp công ơn sao cho xứng đáng.
Bộ Kinh này được thường tụng ngày giỗ hoặc lễ báo hiếu theo ngày Phật giáo. Người tụng phải thề nguyện từ nay về sau ăn ở cho phải đạo đối với cha mẹ và các bậc tôn trưởng. Người thân trong gia đình nghe kinh là phải giữ gìn theo thứ bậc như trên ra trên, dưới ra dưới, một nhà hiếu thuận.
Kinh Lương Hoàng sám
Nội dung toàn bộ kinh này là những lời sám nguyện giải trừ mọi điều tội lỗi. Kinh còn gọi là Kinh Đại sám với nội dung kinh khá dài.
Bộ Kinh này ra đời bởi vua Lương Vũ Đế xưa không tin Phật pháp chỉ tin ngoại đạo. Khi còn hàn vi, ngài có vợ là Hy Thị, với sự ghen tuông mà tự trầm mình dưới giếng.
Đến khi, Lương Vũ Đế lên ngôi vua, Hy Thị đã biến thành con rắn mãng xà và quấy rối hoang cung. Vì vậy, vua đã mời các hàng Thuật sĩ đến chú nguyện nhưng không công hiệu.
Sau có, Tề Công Trưởng Lão dạy lập tràng sám nguyện cầu rửa tội khiên ác độc. Nhờ đó, vợ cũ ngài hiện thân tạ ơn là đã thác sinh. Từ đấy Lương Vũ Ðế mới tin theo Phật pháp và tập Kinh Sám Nguyện này đặt tên là Lương Hoàng.
Bộ Kinh với ý nghĩa giúp Phật tử và người thân rũ sạch được mọi tội lỗi. Đến nay, bộ kinh thường tụng trong việc báo hiếu cha mẹ hoặc ngày giỗ chạp gia tiên.
Nên tụng bài kinh cầu an cho gia đình nào?
Từ trước tới nay, Kinh Phổ Môn chính là bài kinh cầu an được đọc tại các dịp lễ quan trọng. Cầu an lành, cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, đọc tại các buổi lễ khai trương, động thổ,… Tuy nhiên, đã là kinh Phật thì bất cứ bài kinh nào cũng có thể cầu an. Điều quan trọng nhất chính là người tụng niệm cần làm là để tâm nhập kinh. Như vậy thì mọi chuyện đều sẽ ổn, tự nhiên sẽ an. “Tâm an các pháp an”, dù là tụng kinh nào thì chỉ cần có thể giúp tâm an thì đều giúp chúng ta cầu an. Như vậy, ngoài Kinh Phổ Môn thì các Phật tử có thể tụng nhiều bài kinh Phật để cầu an.
Những bài kinh cầu an thường mang lại cho người tụng niệm cái an ở trong lòng. Rất nhiều người, Phật tử chưa biết nên tụng bài kinh cầu an nào.
Tuy nhiên, Phật tử cần phải ghi nhớ một điều rằng. Gốc của cái an không ở đâu xa xôi, nó hiện hữu và tồn tại ngay ở chính bên trong. Chính vì vậy mà Phật đã dạy rằng “Chế tâm nhất xứ, vô sự bất biện”.
Điều Phật dạy có ý nghĩa rằng bản thân chúng ta cần giữ cho mình một cái tâm an định. Một khi tâm an định thì việc gì cũng sẽ thuận lợi. Dù gặp bất cứ khó khăn, thử thách to lớn nào nhưng tâm an thì tất cả đều sẽ qua.
Lý do để tụng kinh cầu an hàng ngày
Cầu an hàng ngày vào các năm là điều cần thiết. Không phải chỉ vào năm hạn, gặp nhiều khó khăn, suy sụp mới cầu an.
Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì chúng ta vẫn luôn phải hướng thiện, làm nhiều điều lành. Không nhất thiết phải lên chùa cầu bình an. Bạn có thể khởi tâm thiện lành, sẵn sàng làm những điều tốt đẹp, thiện lương, giúp đỡ mọi người.
Loại bỏ nguồn năng lượng xấu và điều không may
Đặc biệt là vào năm hạn, hãy quy y Phật. Một nơi giúp bạn nương tựa về mặt tâm linh là điều cần thiết. Thế giới vật chất thuộc dạng thô lậu.
Trong khi đó, thế giới tinh thần thuộc về tinh tế. Thân là phần nặng, do đó chúng ta không thể nhìn thấy vi tế dưới dạng năng lượng. Vào các năm phúc báo mạnh, năng lượng bảo vệ xung quanh bạn mãnh liệt.
Tuy nhiên, khi phúc báo cạn kiệt thì sức mạnh bảo vệ cũng sẽ cạn kiệt. Lúc này, bạn sẽ nghĩ mình gặp nhiều vận hạn vào năm nay. Tuy nhiên, khi xét về bản chất thì những điều này đều do các năng lượng xấu từ ngoài xâm nhập vào.
Nếu chúng ta giận dữ sẽ tạo nên năng lượng xấu, đó là sự tham lam, sân si, tị nạnh, ganh ghét,… những điều này tạo nên sóng bất tường.
Khi hút vào nhau chúng sẽ tạo ra những điều không may mắn. Khi không may, gặp nhiều chuyện xui thì tâm sẽ bất an. Và một khi đã bất an thì sẽ thấy xuất hiện ngày càng nhiều điều không may mắn.
Cầu an để tâm an
Như sự phân tích ở trên thì bất an chồng chất sẽ khiến chúng ta suy sụp, phiền não. Tuy nhiên, nếu giữ tâm an, thanh thản thì tức là chúng ta đang tạo ra những năng lượng tích cực để bảo vệ mình.
Do đó, hãy đọc kinh cầu an hàng ngày. Quy y Phật để gửi lòng thành lên Đức Phật, tìm chỗ nương tựa tinh thần.
Nếu biết cách thực hành như lời dạy của Đức Phật. Dù có an hay không thì trong tâm chúng ta luôn an tâm bởi đã có chỗ vựa, bến đậu an toàn. Khi tụng niệm cầu an, bạn sẽ tạo ra được nguồn năng lượng tốt bảo vệ mình. Nó chính là thứ kết nối năng lượng bình an của chư Phật. Nhờ vào điều này bạn sẽ vượt qua được những vận hạn.
Kinh cầu an được tụng không chỉ ở dịp lễ đầu năm mà còn rất nhiều dịp quan trọng khác. Tuy nhiên, nếu muốn tâm luôn an thì hãy thành tâm cầu an hàng ngày. Dù có bất cứ chuyện gì đi chăng nữa, nếu tâm bạn an thì mọi việc sẽ đều an lành. Mọi năng lượng xấu sẽ được hóa giải. Đừng quên, cầu an với toàn bộ cái tâm, đừng nửa vời và hời hợt.
Như vậy qua bài viết trên của Đồ thờ Hưng Vũ chắc hẳn đã giúp bạn hiểu rõ hơn về kinh cầu an. Với những bộ kinh cầu bình an này sẽ rất có ích cho các bạn và người thân để giúp bản thân có thể thoát được những trịnh trạng đau khổ, khó khăn nhất. Vì thế đừng quên tụng kinh mỗi ngày để đạt được những điều tốt đẹp nhất cho bản thân mình bạn nhé.