Rước kiệu là gì? Có ý nghĩa như thế nào? Những loại kiệu rước phổ biến được sử dụng trong các nghi thức truyền thống hiện nay ra sao? Sau đây cùng Đồ Thờ Hưng Vũ tìm hiểu chi tiết nhé!
Rước kiệu là gì?
Rước kiệu là một nghi lễ văn hóa truyền thống phổ biến ở hầy hết các trong dịp lễ hội làng (xã) tại nước ta. Thông thường khi tổ chức lễ hội thì việc rước kiệu luôn được duy trì và bảo tồn, có ý nghĩa giao lưu văn hóa, gắn kết cộng đồng, được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng.
Hằng nằm khi làng mở hội, thường gọi là “làng vào đám”, thì nhất thiết có đủ 3 nghi thức thứ tự cùng tiến hành: lễ đại tế, lễ rước, mở hội với các trò diễn dân gian.
Lễ rước thường được tổ chức công phu, tốn kém và hoành tráng nhất trong dịp làng vào đám
Mỗi làng có nội dung vào đám khác nhau nên lễ đại tế được tiến hành trước hoặc sau khi rước về.
Rước kiệu có ý nghĩa gì?
Rước kiệu mang ý nghĩa thiêng liêng nhất chính vì khi rước là khi thần thánh “xuất cung” đi duyệt thị và thăm thú làng quê là nơi khu vực vị thần bảo hộ, dân làng được “chiêm ngưỡng tôn nhan” bởi rất ít khi người trong làng có dịp được vào trong thần điện.
Lễ rước thường có: rước thần, rước thành hoàng, rước văn hay rước nước. Lễ rước thần hay rước thành hoàng thường cử hành trước khi vào lễ khai hội và kết thúc hội. Nội dung, ý nghĩa của lễ rước ở mỗi lễ hội đều có sự khác biệt về đối tượng rước, cách thức tiến hành, trình tự đoàn rước, thành phần người tham gia…
Kiệu Rước để di chuyển tượng thần hoặc thần vị từ nơi thờ tự về nơi mở hội (thường là từ miếu về đình) được thực hiện qua lễ rước.
Các mẫu kiệu thường được sử dụng trong lễ rước
Trong thực tế việc sử dụng kiệu rước trong lễ hội rất quan trọng. Điều này thể hiện sự uy nghiêm của vị thần – vị thánh của làng. Do đó một số mẫu kiệu rước thường được sử dụng như:
Kiệu bát cống
Kiêu bát cống là mẫu kiệu có 8 người khiêng
Cấu tạo của kiệu bát cống như sau:
Bành kiệu
Bành kiệu được làm từ một chiếc ghế đặc biệt đặt trên cùng các đòn kiệu, có lưng tựa và tay vịn, trang trí hình đầu rồng giống như chiếc long ỷ (ghế rồng) nhưng thấp.
- Phần hậu bành (bành sau) cao hơn thân bành, được chạm nổi hình “lưỡng long chầu nguyệt” (hai con rồng chầu mặt trăng) hoặc hình “lý ngư hóa long” (cá chép hóa rồng) cùng các cành lá rong rêu thủy sinh.
- Bành kiệu là nơi đặt bài vị thần khi tiến hành nghi thức rước.
- Trước bài vị thần đặt các vật lễ là bát hương, cây sáp, hoa quả…
Đòn kiệu
Kiệu bát cống có 3 loại đòn: Đòn dọc, đòn ngang và đòn khiêng.
- Đòn dọc: Gồm 2 thanh, phần đầu tạo hình đầu rồng phần cuối tạo hình đuôi rồng. Kiệu khi chồng lên, đặt song song làm tầng đòn trên cùng, tạo thành mặt phẳng thứ nhất đội bành kiệu.
- Đòn ngang: Gồm 2 thanh, mỗi thanh tạo thành 2 đầu rồng đặt vuông góc phần đầu và phần cuối của 2 thanh đòn dọc, tạo thành mặt phẳng thứ 2 đội 2 thanh đòn dọc.
- Đòn khiêng: Gồm 4 thanh đặt dưới đầu của 2 thanh đòn ngang tạo thành mặt phẳng thứ 3 với 8 hình đầu rồng. Ở mỗi đầu để đặt lên vai người khiêng kiệu gọi là “chân kiệu”, “hàng hóa” hoặc “hùng đô”, “giai đô”… tùy theo cách gọi mỗi làng. Bốn thanh đòn khiêng được đặt cùng chiều với 2 thanh đòn dọc.
Chất liệu làm kiệu rước bát cống thường là gỗ dổi , vàng tâm , mít …..
Mẫu kiệu bát cống tại Đồ Thờ Hưng Vũ
Kiệu long đình
Kiệu long đình là loại kiệu rước phổ biến nhất trong các lễ nghi tôn giáo và tín ngưỡng của dân tộc ta. Hầu hết trong các lễ hội hay đám tang, đám hiếu đều có sự tham gia của kiệu long đình
Về kích thước, kiệu long đình, phổ biến có chiều cao từ 2m2 – 2m7, kích thước để tính giá thành kiệu là diện tích mặt đế.
Do vậy thường gọi là kiệu long đình vuông 80, vuông 90, vuông 1m2,… Trong đó, kiệu long đình dùng để rước thường là vuông 80; kiệu long đình vuông 90 trở lên ít khi dùng để rước, thường dùng để thờ.
Về cấu tạo kiệu long đình bao gồm bộ phận như:
- Phần đỉnh kiệu long đình: Còn gọi là mui vẹm bốn mái, phía trên có lâu 4 mặt có thể luồn dây lụa đỏ để ràng cả 3 phần kiệu chắc chắn khi rước.
- Phần thân kiệu long đình: Còn gọi là long cung; phần này 3 mặt như nhau, mặt hậu có tấm chấn thủy được chạm khắc theo tích long cuốn thủy. Hai bên bức long cuốn thủy này là hai con rồng chầu tam cấp, phía trước chấn thủy có thể có 2 nghê chầu. Khác với li xa, kiệu long đình có hai tầm võng; võng 2 là dây leo, võng 1 là rồng chầu nguyệt.
- Phần đế kiệu long đình: Hay còn gọi là án gian, hình thức giống như 1 cái án gian chạm khắc 4 mặt. Tuy nhiên phần này của kiệu long đình có các lỗ để luồn đòn khiêng kiệu (chiếc đòn này còn gọi là đòn đầu rồng đuôi tôm).
- Chất liệu kiệu long đình: Thường được làm từ gỗ dổi, gỗ vàng tâm, gỗ mít …
- Kiệu Long Đình được sơn son thếp vàng: Truyền thống rất đẹp uy nghi của kiêu.
- Hoa văn, họa tiết của kiệu long đình: Được các nghệ nhân trạm trổ sắc nét. Đầu rồng đuôi tôm, long ly quy phượng , hổ phù , mây và các hoa văn khác .
Kiệu song hành
Kiệu rước Song Hành là loại kiệu rước phổ biến trong các lễ nghi tôn giáo và tín ngưỡng của dân tộc ta. Kiệu song hành thường sử dụng 2 đòn kiệu 4 người kiêng kiêu
Cấu tạo cơ bản của kiệu song hành như sau:
Bành kiệu
Được làm từ một chiếc ghế đặc biệt đặt trên cùng các đòn kiệu, có lưng tựa và tay vịn, trang trí hình đầu rồng giống như chiếc long ỷ (ghế rồng) nhưng thấp.
- Phần hậu bành (bành sau) cao hơn thân bành, được chạm nổi hình “lưỡng long chầu nguyệt” (hai con rồng chầu mặt trăng) hoặc hình “lý ngư hóa long” (cá chép hóa rồng) cùng các cành lá rong rêu thủy sinh.
- Bành kiệu là nơi đặt bài vị thần khi tiến hành nghi thức rước. Trước bài vị thần đặt các vật lễ là bát hương, cây sáp, hoa quả…
Kích thước
Kiệu song hành có kích thước phổ biến có chiều cao từ 217cm – 283cm. Kích thước để tính giá thành kiệu là diện tích mặt đế, bề rộng thường là 69 – 81cm, 81×97 cm
Về cấu trúc song hành
Kiệu được chia làm 2 phần
- Chất liệu kiệu song hành thường được làm từ gỗ dổi , gỗ vàng tâm , gỗ mít …
- Kiệu song hành được sơn son thếp vàng truyền thống rất đẹp uy nghi của kiêu.
- Hoa văn , họa tiết của kiệu song hành được các nghệ nhân trạm trổ sắc nét : Đầu rồng đuôi tôm ,long ly quy phượng , chân quỳ dạ cá , hổ phù , mây và các hoa văn khác .
Hình ảnh một vài mẫu kiệu rước
Sau đây là hình ảnh một vài mẫu kiệu rước mà Đồ Thờ Hưng Vũ đang cung cấp
Mẫu kiệu rước Mẫu Bát Cống Phượng
Địa chỉ mua kiệu rước uy tín toàn quốc
Đồ Thờ Hưng Vũ hiện là địa chỉ cung cấp kiệu rước lễ uy tín trên toàn quốc hiện nay. Chúng tôi với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đồ thờ cũng, kiệu rước, đồ mỹ nghệ,… Vì vậy khách hàng có thể tin tưởng và các sản phẩm của chúng tôi
Ngoài ra, khi khách hàng đến với Đồ Thờ Hưng Vũ sẽ được đảm bảo:
- Chính sách bảo hành uy tín
- Chất lượng gỗ đúng chủng loại 100%; gỗ đã được qua xử lý chống mối mọt cong vênh
- Chất lượng sản phẩm: Trong ngoài như nhau
- Phần sơn son thếp bạc được bảo hành 10 năm
- Sơn Pu, vesni bảo hành 5 năm
- Tuổi Thọ: Dùng càng lâu năm càng có giá trị theo đồ cổ
- Chạm khắc tinh xảo.
- Thời gian đúng hẹn.
- Hỗ trợ vận chuyển bán kính 30km.
- Uy tín làm nên thương hiệu
Trên đây là thông tin về rước kiệu là gì? và ý nghĩa của rước kiệu mà Đồ Thờ Hưng Vũ đã tổng hợp. Hy vọng qua nội dung trên các bạn đã hiểu rõ về truyền thống văn hóa này
Nếu có quan tâm tới các sản phẩm kiệu rước lễ thì hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nhé!
Thông tin liên hệ
Đồ Thờ Hưng Vũ
Địa chỉ: 36 Xóm Ngã Tư – Xã Sơn Đồng – Huyện Hoài Đức – Tp. Hà Nội
Hotline – Zalo: 0908.867.888
Số điện thoại: 0907.200.988