Đền Bồng Lai Địa Điểm Tham Quan Du Lịch Nổi Tiếng

Đền Bồng Lai (hay đền Thượng Bồng Lai) tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng (khu 3, thị trấn Cao Phong, tỉnh Hòa Bình), cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 17km. Đây là một điểm đến tâm linh nổi tiếng, là nơi thờ Đệ nhị Thượng ngàn tiên nương (tức cô Đôi Thượng ngàn) và chư vị tiên thánh Tứ phủ. Ngôi đền được khởi dựng từ những năm 1890, được trùng tu lớn vào năm 2013.

Vị trí

Đền Thượng Bồng Lai tọa lạc dưới chân núi Đầu Rồng, thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Nơi đây cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 10km về phía nam.

Vài nét giới thiệu về đền Thượng Bồng Lai

Đền Thượng Bồng Lai (hay còn gọi là đền Bồng Lai) thờ phụng Đệ nhị thượng ngàn tiên nương (tức Cô Đôi Thượng Ngàn) cùng với các chư vị tiên thánh Tứ Phủ. Tương truyền, đây là nơi mà Cô Đôi gặp Thánh Mẫu Đệ nhị (Mẫu Thượng Ngàn) và chính là nơi hóa của Cô.

Ngôi đền này được xây dựng vào năm 1890 và đã được trùng tu lại khang trang vào cuối năm 2013 với tổng diện tích hơn 5000m2 nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của đông đảo du khách thập phương.

Bước qua cánh cổng Tam Quan của đền là một khoảng sân rộng rãi, hai bên là hai dãy nhà dải vũ. Dãy bên trái thờ các Cô (Tứ Phủ Thánh Cô) và dãy bên phải thì thờ các Cậu (Tứ Phủ Thánh Cậu).

Tòa đại bái của đền gồm có 3 gian được trang trí nhiều phù điêu, liễn đối, bao lam hoành phi sơn son thếp vàng lộng lẫy, trang nghiêm. Gian bên ngoài cùng thờ Công đồng, Quan Điều Thất (Quan Lớn Điều Thất) và Quan Hoàng Triệu (Quan Hoàng Đôi).

Gian thứ hai thờ phụng Ngọc Hoàng, Tứ Phủ Thánh Hoàng và Trần Triều. Gian thứ ba thờ phụng Tứ Phủ Thánh Bà, Sơn Trang Thượng, Sơn Trang Thoải.

Hậu cung chính là nơi đặt khám thờ Tam Tòa Thánh Mẫu và Cô Đôi Thượng Ngàn. Hiện tại, ở đền Bồng Lai còn lưu giữ một vài cổ vật có giá trị như hai đạo sắc phong của các đời vua và chiếc chuông cổ từ đời vua Thành Thái (1889 – 1907).

 

Sự tích Đền Bồng Lai – Cao Phong

Tương truyền rằng, đền Bồng Lai ở Cao Phong và đền Bồng Lai ở Nho Quan, Ninh Bình có chung thần tích, cùng thờ Cô Đôi Thượng Ngàn hay Sơn Tinh Công Chúa, con của vua Đế Thích trên thiên giới.

Chuyện kể lại rằng, xưa kia ở vùng đất Nho Quan, Ninh Bình có một vị quan lang người Mường có tấm lòng nhân hậu, đức độ, thường phát tâm thiện nguyện cứu giúp dân nghèo nên được nhân dân yêu mến. Tuổi tác đã cao, mà không có đến một mụn con trong nhà, hai ông bà bèn lập đàn tế trời cầu khẩn xin ơn.

Cảm kích trước lòng thành của hai ông bà, sự đức độ tiết tháo giúp dân cứu người và nhiều việc tốt của ông bà đã khiến Ngọc Hoàng cảm động mà sai Sơn Tinh Công Chúa hạ phàm đầu thai. Một năm sau ông bà đón con gái đầu lòng trong niềm vui hoan hỷ, khi cô chào đời chim muông ca hát cả ngày, hoa thơm khoe sắc, cây cối xanh mướt tựa chốn bồng lai.

Năm cô lên bốn tuổi, cả gia đình chuyển đến vùng Cao Phong Hòa Bình sinh sống. Sau này, khi đã 12 tuổi cô đã xinh đẹp như một nàng thiếu nữ, nức tiếng khắp vùng. Trong một lần đi gánh nước dưới chân núi Đầu Rồng, bởi lòng từ bi thương người mà cô cứu giúp một bà lão bệnh tật, đó cũng là kiếp duyên của cô gặp được Mẫu Thượng Ngàn.

Biết được thân thế kiếp trước là tiên nữ trên tiên giới, sau lần đó về nhà cô đã “Hóa” và trở về bên cạnh Mẫu Thượng Ngàn ngày đêm học phép cứu giúp nhân gian, cô còn dạy người đồng bào ngôn ngữ để có thể nói chuyện được với nhau, dạy họ cách làm nương, trồng lúa, trồng dâu dệt vải.

Sau này, khi thanh nhàn, Cô vẫn hay lui về vùng đất cố hương ở đất Nho Quan vãn cảnh sơn lâm,cứu giúp những người nghèo khó và  cùng các bạn tiên ca hát nô vui. Cảm kích trước công ơn Cô Đôi Thượng Ngàn giúp đỡ, người dân đã lập đền thờ, lấy tên Bồng Lai. Một ngôi đền ở Nho Quan nơi cô sinh ra và một ngôi đền ở Cao Phong nơi cô gặp Mẫu Thượng Ngàn và hóa kiếp.

Đền Bồng Lai

Đền Bồng Lai – Cao Phong ở đâu ?

Đền Bồng Lai – Cao Phong hay còn gọi là Đền Thượng Đền Bồng Lai, nằm ở huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. cách trung tâm thành phố Hòa Bình 17km và cách thủ đô Hà Nội 88,1km theo chỉ đường của Google Maps.

Ngôi đền linh thiêng thờ Cô Đôi Thượng Ngàn (đệ nhị thượng ngàn tiên nương) cùng các vị tiên thánh Tứ Phủ, ngôi đền dựa lưng vào dãy núi Đầu Rồng, hướng mặt ra một khoảng không gian bao la, khoáng đạt nhìn về thị trấn Cao Phong.Ngôi đền có lịch sử lâu đời, xây dựng từ những năm 1890 dưới thời vua Thành Thái và được trùng tu lại năm 2013 để có được diện mạo khang trang như ngày hôm nay.

Trong không gian bao la 5000m2, đền Bồng Lai – Cao Phong hiện lên như điểm nhấn giữa núi rừng Tây Bắc với không gian xanh mát, hồ bán nguyệt trong xanh, những công trình kiến trúc bề thế uy nghiêm, hệ thống hang động kỳ thú với muôn vàn nhũ đá tự nhiên trên lưng chừng núi,…Tất cả tạo nên cảnh quan đẹp mắt hiếm có, kết hợp cùng không gian tâm linh, mang đến cảm giác thanh tịnh, nhẹ nhàng và thoải mái.

Không gian văn hóa tâm linh đầy huyền ảo tại đền Thượng Bồng Lai

Với không gian kiến trúc độc đáo, vừa có những chi tiết hiện đại lại vừa mang nét cổ kính, truyền thống của dân tộc đã giúp cho đền Thượng Bồng Lai thu hút nhiều du khách thập phương ghé thăm. Hồ nước rộng ngay trước đền không những mang lại cảnh quan đẹp mà còn tạo cho ta cảm giác mát lành, thanh tịnh.

Không những nổi bật về kiến trúc đẹp, đền Bồng Lai còn thu hút các du khách bởi không gian thanh tịnh cùng với màu xanh bạt ngàn của núi rừng Tây Bắc. Phía sau ngôi đền là ban thờ Phật Thích Ca Mâu Ni và hệ thống những hang động kỳ thú, thế giới nhũ đá lung linh huyền ảo như động Không Đáy, động Nhãn Long Sơn, động Hoa Sơn Thạch, động Phong Sơn,…

Đền Thượng Bồng Lai có 4 ngày lễ chính trong năm gồm lễ khai xuân (vào 14/1 âm lịch), lễ tiệc Cô Đôi thủ đền (vào 2/2 âm lịch), lễ vào hè (vào 14/4 âm lịch) và lễ tất niên (vào 14/12 âm lịch). Đền Bồng Lai cùng với quần thể thắng cảnh tại núi Đầu Rồng đã được công nhận là Di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia vào năm 2012

Đến đền Thượng Bồng Lai thì làm gì?

Tất nhiên, việc đầu tiên bạn có thể làm khi đến đền Thượng Bồng Lai chính là đi hành lễ. Mùi hương khói cùng sự tĩnh mịch nơi đây khiến cho con người ta cảm thấy thật bình yên và dễ chịu. Với tấm lòng chân thành và hướng thiện, chắc chắn bạn sẽ được các chư vị thánh thần phù hộ thôi!

Đến với đền Thượng Bồng Lai, bạn còn được khám phá, trải nghiệm phong cảnh hùng vĩ của dãy núi Đầu Rồng, trải dài như con rồng khổng lồ đang phủ phục.

Khung cảnh kỳ vĩ như vậy nằm ẩn sâu trong không gian thoáng đãng cũng khiến cho bao lo toan, áp lực bị cuốn trôi hết.Các hang động xung quanh đền Thượng Bồng Lai đều là kỳ quan tuyệt vời mà tạo hóa đã ban tặng cho mảnh đất Hòa Bình.

Chúng được phân bố khá đều trong dãy núi, khoảng cách giữa các điểm chỉ có vài trăm mét. Trái ngược với cái nóng bức oi ả của mùa hè, cửa các hang động này tỏa ra một lượng khí mát lạnh với nhiệt độ trung bình dao động từ 17 – 19 độ C như thể không khí của chốn thiên thai.

Chính vì vậy bạn có thể tham quan các hang động này, vừa để check in những bức hình tuyệt đẹp, vừa để tránh đi cái nóng bức, ngột ngạt của mùa hạ.

Đã giới thiệu đến bạn những thông tin bổ ích về đền Thượng Bồng Lai rồi. Tất cả mọi thứ tại đền đều tạo nên một quang cảnh đẹp tựa chốn bồng lai, để lại một ấn tượng khó phai trong lòng mỗi du khách khi có dịp ghé thăm nơi đây.

Sự kết hợp độc đáo giữa việc đi lễ đền cầu tài lộc, bình an và sức khỏe trong năm mới và tham quan quần thể hang động khiến cho khách du lịch như lạc vào chốn tiên cảnh.

Chính vì thế, bạn hãy nhanh chóng rủ gia đình khi có cơ hội nhớ ghé thăm đền Thượng Bồng Lai để tâm hồn được thư giãn và bình lặng nhé!

Những ngày lễ chính của Đền Bồng Lai

Khác với những ngôi Đền khác, đền Bồng Lai – Cao Phong có đến bốn ngày lễ chính trong năm, chia đều ra các tháng nên những ngày đầu xuân sẽ không bị áp lực quá tải như những ngôi đền khác.

+ Lễ Khai Xuân: 14/1 âm lịch.

+ Lễ Rước Kiệu và Lễ Tiệc Cô Đôi Thủ Đền: 2/2 âm lịch.

+ Lễ Vào Hè: 14/4 âm lịch.

+ Lễ Tất Niên: 14/12 âm lịch.

Địa điểm du lịch tham quan gần Đền Bồng Lai

Thông thường, du khách đến với Đền Thượng Bồng Lai sẽ kết hợp thêm một số địa điểm điểm tâm linh, danh lam thắng cảnh hay các địa điểm du lịch cộng đồng khác.

Để kết hợp các địa điểm sao cho lịch trình nhuần nhuyễn nhất, khoa học nhất, du khách phải xác định chuyến đi của mình một ngày hay hai ngày, rồi sau đó mới sắp xếp hợp lý được. Dưới đây là những địa điểm tham quan khác có thể kết hợp như:

+ Tham quan Thác Bờ – Hòa Bình, du thuyền dạo chơi trên lòng hồ Hòa Bình.

+ Tham quan công trình thế kỷ – Thủy Điện Hòa Bình, tượng đài Bác Hồ

+ Suối khoáng nóng Kim Bôi

+ Khu du lịch cộng đồng Bản Lác – Mai Châu

+ Du lịch Mộc Châu,…

Ngoài ra, ngay tại Đền Bồng Lai còn có rất nhiều hang động kỳ thú dành cho du khách khám phá như: Động Thanh Thủy, động Hoa Sơn, động Thiên Thai, động Không Đáy, Phong Sơn động, hang Nước…

Đền Bồng Lai

 

Đi du lịch Đền Bồng Lai có phải lưu ý gì không ?

Lưu ý đầu tiên đó là thời điểm nào thích hợp nhất đi lễ Đền Bồng Lai – Cao Phong ? Có đến 4 ngày lễ lớn trong năm, bắt đầu từ ngày hội khai Xuân 14/1 âm lịch, du khách khắp nơi đã tề tựu về đây đông vui tấp nập.

Tuy nhiên ngày lễ chính là ngày 2/2 âm lịch, hôm đó sẽ diễn ra lễ rước kiệu Cô Đôi Thượng Ngàn đi tuần du, từ đền Bồng Lai sang đền Đông Sơn và mở tiệc Cô Đôi Thủ Đền với các hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc.

Mâm cỗ lễ vật đầy đủ dâng lên Cô Đôi Thượng ngàn gồm: 01 chai rượu trắng + 01 đĩa hoa + 01 cơi trầu cau + 01 đĩa xôi thịt + 01 đĩa ngũ quả + 01 xấp giấy tiền + 01 thẻ hương + 01 cánh sớ.

Về trang phục, du khách chú ý đến đây hay bất cứ địa điểm tâm linh nào, cũng đều phải mặc những trang phục lịch sự, phù hợp như quần áo dài, không khoét nách, hở ngực, quần sooc, váy ngắn.

Những ngày lễ hội sẽ không tránh được đông đúc, cũng khó có thể kiểm soát được những kẻ gian trà trộn móc túi, trộm tiền và điện thoại. Du khách nhớ đề cao cảnh giác và tự bảo quản tư trang cá nhân của mình.

Tùy thuộc vào thời gian dành cho chuyến đi của mình mà du khách có thể tham khảo thêm các địa điểm kết hợp khác sao cho phù hợp. Ví dụ như đi một ngày thì có thể kết hợp Đền Thác Bờ + Động Thác Bờ + Đền Bồng Lai, nếu có nhiều thời gian hơn đi 2 ngày 1 đêm thì du khách có thể chọn Đền Bồng Lai  Mai Châu hoặc Mộc Châu đều rất phù hợp nhé.

Đến Đền Bồng Lai, ngoài tham quan chiêm bái cảnh Đền, du khách còn chiêm ngưỡng và vãn cảnh tại các hang động trên lưng chừng núi như Động Hoa Sơn, động Thiên Thai,…Có hang động đi bằng thang máy, nhưng có những hang động pahir đi bộ. Du khách nên chuẩn bị những đôi dép đế thấp hoặc giày thể thao đế mềm để dễ dàng di chuyển mà lại an toàn.

Trên đây là tổng hợp những thông tin quan trọng nhất mà chúng tôi cập nhật được về ngôi đền Bồng Lai -Cao Phong linh thiêng. Hy vọng sẽ mang đến  một chuyến du xuân trọn vẹn niềm vui và tràn đầy sự hoan hỷ đến Quý du khách.

Trên đây là một số thông tin về Đền Bồng Lai Đồ thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn về một ngôi đền nằm ở Hòa Bình. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về ngôi đền này nhé!

Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các ngôi Đền khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *