Đại lễ Phật Đản hay Lễ Phật đản sinh là từ tôn kính nói về lễ kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật, Giáo chủ của đạo Phật.
Theo lịch sử Phật giáo, Đức Phật lúc nhỏ là Thái tử Tất Đạt Đa, sinh ra tại vườn Lâm Tì Ni vào ngày trăng tròn tháng Vesak (tháng tâm linh theo quan niệm của người Ấn Độ cổ), năm 624 trước Công nguyên.
Lễ Phật đản
là cách gọi tôn kính kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật Thích-ca-Mâu-ni (Shakyamuni), người sáng lập Phật giáo, sinh vào ngày trăng tròn tháng Vesak (tháng tâm linh theo quan niệm của người Ấn Độ cổ),
năm 624 trước Công nguyên. Trước khi giác ngộ, Đức Phật chính là Thái tử Tất Đạt Đa (Siddhārtha Gautama) thuộc một quốc gia nhỏ tại khu vực nước Nê-pan ngày nay.
Năm nay, Lễ Phật đản sẽ vào ngày thứ Sáu – 26/5/2023.
Lịch sử
Hoàng hậu Maya cầm một nhánh cây trong khi sinh ra Tất-đạt-đa Cồ-đàm, lúc đó đang trong tay thần Indra và các vị thần khác nhìn theo. Tranh cổ của Sri Lanka.
Phật Đản là ngày lễ trọng đại được tổ chức hằng năm bởi cả hai truyền thống Nam tông và Bắc tông. Ngày nay người ta thường biết đến Phật Đản qua tên gọi Vesak.
Từ Vesak chính là từ ngữ thuộc ngôn ngữ Sinhalese cho các biến thể tiếng Pali, “Visakha”. Visakha / Vaisakha là tên của tháng thứ hai của lịch Ấn Độ, ngày lễ vào tháng vesākha theo lịch Ấn Độ giáo, tương ứng vào khoảng tháng 4, tháng 5 dương lịch.
Tại Ấn Độ, Bangladesh, Nepal và các nước láng giềng Đông Nam Á theo truyền thống Thượng tọa bộ, lễ Phật đản được tổ chức vào ngày trăng tròn trong tháng Vaisakha của lịch Phật giáo và lịch Hindu,
mà thường rơi vào tháng 4 hoặc tháng 5 của lịch Gregoria phương Tây. Lễ hội được gọi là Visakah Puja (lễ hội Visakah) hay là Buddha Purnima, Phật Purnima (बुद्ध पूर्णिमा), Purnima nghĩa là ngày trăng tròn trong tiếng Phạn hay là Buddha Jayanti, Phật Jayanti, với Jayanti có nghĩa là sinh nhật ở Nepal và Tiếng Hindi.
Thái Lan gọi là Visakha Bucha; Indonesia gọi là Waisak; Tây Tạng gọi là Saga Daw; Lào gọi là Vixakha Bouxa và Myanmar (Miến Điện) gọi là Ka-sone-la-pyae (nghĩa là Ngày rằm tháng Kasone, cũng là tháng thứ hai trong lịch Myanmar).
Tại Đại hội Phật giáo Thế giới lần đầu tiên diễn ra tại Colombo, Sri Lanka, 25 tháng 5 đến 8 tháng 6 năm 1950, các phái đoàn đến từ 26 quốc gia là thành viên đã thống nhất ngày Phật đản quốc tế là ngày rằm tháng Tư âm lịch.
Ngày 15 tháng 12 năm 1999, theo đề nghị của 34 quốc gia, để tôn vinh giá trị đạo đức, văn hóa, tư tưởng hòa bình, đoàn kết hữu nghị của Đức Phật,
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại phiên họp thứ 54, mục 174 của chương trình nghị sự đã chính thức công nhận Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế của Liên Hợp Quốc, những hoạt động kỷ niệm sẽ được diễn ra hàng năm tại trụ sở và các trung tâm của Liên Hợp Quốc trên thế giới từ năm 2000 trở đi, được tổ chức vào ngày trăng tròn đầu tiên của tháng 5 dương lịch.
Đại lễ Phật đản lịch sử và ý nghĩa
“Tất-đạt-đa Cồ-đàm (phiên âm Hán Việt từ tiếng Phan Siddhārtha Gautama), cũng được gọi là Thích-ca Mâu-ni (Shakyamuni), là người sáng lập Phật giáo.
Tất-đạt-đa (sa. siddhārtha) có nghĩa là “người đã hoàn tất (siddha) ý nghĩa [cuộc sống] (artha)”. hoặc Nhất thiết nghĩa thành,Thành tựu chúng sinh. Thích ca dịch nghĩa là năng nhân, Mâu Ni dịch là tịch mặc, sự tĩnh lặng thấu suốt”.
Trong quá trình phát triển của Phật giáo, các nước theo Phật giáo Nam truyền ( còn gọi là Phật giáo Nguyên thủy hay Phật giáo tiểu thừa) giữ nguyên ngày tháng năm sinh của Đức Phật. Theo lịch Ấn Độ cổ ngày trăng tròn tháng Vesak là ngày sinh của Đức Phật cũng là ngày Đức Phật thành đạo đồng thời là ngày Đức Phật nhập niết bàn
Sự hy hữu đó được các nước theo Phật giáo Nam truyền tổ chức ba lễ trong một ngày nên gọi là Đại lễ Tam hợp (ba trong một) hay Đại lễ Vesak (chỉ tháng). Các quốc gia theo truyền thống Phật giáo Nam truyền tổ chức Đại lễ Phật đản vào ngày trăng tròn tháng Vesak thường vào ngày trăng tròn trong tháng 5 dương lịch.
Cá biệt có những năm có 2 ngày trăng tròn trong tháng 5 dương lịch như gần đây vào năm 2007, có nơi tổ chức Đại lễ Vesak vào ngày trăng tròn đầu tiên, tức ngày 1 tháng 5, trong khi tại nơi khác lại kỷ niệm vào ngày trăng tròn lần 2 tức ngày 31 tháng 5.
Vì thế cách tính kỷ nguyên Phật lịch tại các quốc gia theo truyền thống Nam truyền có thể khác nhau như đã nêu trên, nên năm Phật lịch các nước này có thể cách nhau một năm.
Theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền (còn gọi là Phật giáo phát triển hay Phật giáo đại thừa), do ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa, ngày Đức Phật đản sinh theo lịch cổ của Ấn Độ chuyển sang lịch Trung Hoa là ngày 8 tháng 4 âm lịch.
Vì thế trước đây một số quốc gia với đa số Phật giáo chịu ảnh hưởng của truyền thống Phật giáo Bắc truyền như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam,…
thường tổ chức Đại lễ Phật đản vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch. Song từ Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên diễn ra ở Colombo
Tích Lan từ 25/ 5 đến 8/ 6 năm 1950, các phái đoàn đến từ 26 quốc gia đã thống nhất ngày Phật đản quốc tế là ngày rằm tháng tư âm lịch. Từ đó các nước có theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền đã kỷ niệm ngày Phật đản vào ngày 15 tháng 4 âm lịch hàng năm (thường trùng với tháng 5 dương lịch).
Ngày 15 tháng 12 năm 1999, theo đề nghị của 34 quốc gia có Phật giáo, để tôn vinh giá trị đạo đức, văn hóa, tư tưởng hòa bình, đoàn kết hữu nghị của Đức Phật,
Đại hội đồng Liên Hiệp quốc tại phiên họp thứ 54, mục 174 của chương trình nghị sự đã công nhận Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế của Liên Hiệp quốc, những hoạt động kỷ niệm được diễn ra hàng năm tại trụ sở và các trung tâm của Liên Hợp quốc trên thế giới từ năm 2000 trở đi, thời gian tổ chức vào ngày trăng tròn đầu tiên của tháng 5 dương lịch.
Hưởng ứng chủ trương của Liên Hợp quốc, từ năm 2.000, Giáo hội Phật giáo Việt Nam năm nào cũng cử đoàn đại biểu của Phật giáo Việt Nam tham gia Đại lễ Vesak quốc tế được tổ chức tại trụ sở Liên Hợp quốc hoặc ở các nước có Phật giáo đăng cai.
Đặc biệt, Việt Nam đã hai lần đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc. Lần thứ nhất, Chính phủ Việt Nam đăng cai và phố hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Đại lễ Vesak 2008 tại thủ đô Hà Nội,
Việt Nam đã mời 80 nước và vùng lãnh thổ có Phật giáo tham dự; nhận lời mời 74 quốc gia và vùng lãnh thổ có Phật giáo đã tham gia với trên 850 vị khách quốc tế là đại biểu chính thức, trên 10 ngàn tăng, ni, Phật tử trong và ngoài nước tham dự với nhiều diễn đàn và hoạt động. Lần thứ hai
Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak năm 2014 tại Bái Đính tỉnh Ninh Bình nơi có ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, với sự giúp đỡ của Nhà nước về đảm bảo an ninh và an toàn y tế. Việt Nam mời 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, 95 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự với trên 1.050 đại biểu quốc tế chính thức và hơn 600 du khách quốc tế tham dự.
Đại lễ với sự tham gia của trên 20 ngàn tăng, ni, Phật tử trong và ngoài nước với nhiều hoạt động phong phú. Hai lần Việt Nam đăng cai Đại lễ Vesak đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong tình cảm bạn bè và Phật giáo thế giới về đất nước, con người Việt Nam, thể hiện sự lớn mạnh của Phật giáo Việt Nam,…
Theo truyền thống Đại lễ Phật đản ở Việt Nam được Phật giáo tổ chức trang trọng, thành kính. Sau khi đất nước thống nhất,
Giáo Hội Phật giáo Việt nam được thành lập từ năm 1981 đến nay, hàng năm Đại lễ Phật đản được tổ chức vào đúng ngày rằm tháng 4, với lễ đài tổ chức Đại lễ trang trọng để dâng hương tưởng nhớ, tôn kính Đức Phật; lễ tắm Phật Thích Ca sơ sinh với sự cầu mong thân thể và tâm hồn trong sạch khi được dòng nước thơm và trong lành gột rửa.
Lễ tắm Phật với sự tham dự của các cấp chính quyền và tăng, ni, phật tử. Ngoài các nghi lễ trên Giáo hội Phật giáo các tỉnh thành còn tổ chức xe hoa diễu dành trên các đường phố,các chùa làm lễ phóng sinh, thả hoa đăng trên sông,hồ, tổ chức văn nghệ, thuyết giảng Phật pháp, trang trí đèn lồng và cờ Phật giáo ở các chùa,…
Trước và trong dịp Đại lễ, Giáo hội Phật giáo các tỉnh thành, các chùa, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động từ thiện, thăm hỏi và tặng quà cho những tăng, ni, Phật tử có uy tín, có công lao với Đạo pháp hoặc những gia đình Phật tử có thành tích trong xây dựng Phật pháp,xây dựng địa phương… thực hiện ghi công, tri ân và báo ân theo tinh thần Phật giáo.
Tại một số nước châu Á, vào ngày Phật Đản, không để ai bị đói vì nhà nào cũng để mâm cơm ở trước cửa và ai cũng được mời ăn.
Vào ngày Phật đản, các Phật tử không sát sinh. Ngày đó, tất cả những người theo đạo Phật đều ăn chay, người bán hàng ở chợ cũng chỉ bán đồ chay. Ngoài ra, nhiều người còn thả chim, thả cá tạo niềm vui với triết lý hiến dâng sự sống cho muôn loài…
Năm nay, ngoài việc cử hành các nghi lễ, hoạt động như mọi năm, Giáo hội Phật giáo Việt Nam từ trung ương tới địa phương chỉ đạo tới tăng, ni, Phật tử các địa phương thể hiện sự chăm lo cho các cháu thanh thiếu niên, nhi đồng, những người già cả, neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn.
Các cơ sở tự viện trong tăng cường tổ chức các khóa tu mùa hè, tạo không gian văn hóa lành mạnh cho các đối tượng sinh hoạt những ngày hè bổ ích.
Thông qua các sinh hoạt chung còn là dịp để mỗi người con Phật nhận diện về vai trò của mình đối với trách nhiệm xây dựng xã hội, xây dựng đất nước, xây dựng gia đình hạnh phúc, cá nhân an lạc.
Thực hiện mỗi người tốt thì gia đình sẽ tốt, mỗi gia đình tốt cả xã hội sẽ tốt theo phương châm “ tốt đời đẹp đạo”
Một số việc nên làm trong ngày Phật đản
Ăn chay
Hiện nay, ăn chay đã trở thành xu hướng, thói quen của nhiều gia đình, thậm chí cả các bạn trẻ trong các ngày mùng 1, ngày Rằm Âm lịch, đặc biệt là ngày Lễ Phật đản.
Bên cạnh ý nghĩa tâm linh, ăn chay còn khiến cơ thể tẩy trừ độc tố, tâm hồn nhẹ nhõm, rất tốt cho sức khỏe. Cách làm bữa ăn chay cũng không cần quá cầu kỳ, chỉ lưu ý nên chế biến bằng các loại rau, củ, quả, thực vật thanh khiết.
Vệ sinh nhà cửa, lau dọn bàn thờ sạch sẽ
Vệ sinh làng xóm, khu phố và nhà riêng, đặc biệt là khu vực bàn thờ thật sạch sẽ chính là một cách thể hiện lòng thành kính đối với Đại lễ
đồng thời cũng là việc giúp cho gia đình và cộng đồng trở nên gắn kết; tinh thần cũng vui vẻ, thanh thản, an yên hơn.
Đi lễ chùa
Trong điều kiện cho phép, bạn có thể đến chùa nghe giảng đạo hoặc thành kính dâng hương hoa lên bàn thờ Đức Phật, dành chút thời gian suy ngẫm sau những mưu sinh vất vả.
Điều này giúp cho tâm trí được bình lặng, loại bớt những tạp niệm. Nếu là người đã quy y, nên phụ giúp nhà chùa trong việc chuẩn bị lễ, giúp đỡ, hướng dẫn khách thập phương.
Làm việc thiện nguyện
Trong Lễ Phật đản cũng như trong các ngày bình thường, bạn đều nên làm nhiều việc thiện, giúp đỡ những người khó khăn hơn mình.
Các nhà tu hành chân chính đều khuyên rằng, theo tinh thần của Đức Phật chỉ dạy, hãy làm việc thiện với tâm nguyện chia sẻ, bác ái chứ không phải mưu cầu phúc lợi cho bản thân.
Phóng sinh
Vào ngày này, bạn có thể tham gia cùng các Phật tử phóng sinh các động vật như chim, cá… Tuy nhiên, cần lưu ý cách làm sao cho thực chất, ý nghĩa trong việc bảo vệ thiên nhiên, môi trường.
Trên đây là một số thông tin về Lễ Phật Đản mà Đồ Thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về Lễ Phật Đản cũng như tiền thân của Phật ở nơi này nhé!
Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các thông tin khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi nhé!