Chùa Vạn Phật – Ngôi Chùa Có Hơn 10.000 Tượng Phật Sài Gòn

Chùa Vạn Phật, một công trình tôn giáo với vẻ đẹp kiến trúc độc đáo, là một điểm đến tâm linh hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước. Với tầm quan trọng văn hóa và tôn giáo, chùa Vạn Phật đã trở thành biểu tượng của sự hòa hợp và tình yêu thương trong lòng người dân Việt Nam. Hãy cùng tôi khám phá vẻ đẹp và ý nghĩa sâu sắc của chùa Vạn Phật, nơi mà tâm hồn được an nhiên và tìm thấy sự bình yên.

Địa chỉ chùa Vạn Phật ở đâu?

Nằm trong khu phố vàng bạc trên đường Nghĩa Thục (quận 5), chùa Vạn Phật nằm giữa những dãy nhà cao tầng. Chùa Vạn Phật được xây dựng vào năm 1959 bởi hai vị Hòa thượng là Đức Bổn và Diệu Hoa, với mục đích làm nơi tu học, lễ bái cho các Tăng Ni, Phật tử người Hoa ở thành phố và các tỉnh lân cận.

Khởi đầu, chùa khá đơn sơ và tạm bợ, chỉ sau đợt đại trùng tu kéo dài 10 năm (1998 – 2008), ngôi chùa mới có diện mạo như ngày nay với 5 tầng, diện tích 200 m2.

Do nằm trong trung tâm thành phố, bạn có thể di chuyển đến chùa Vạn Phật mà không gặp quá nhiều khó khăn.

Chùa Vạn Phật

Đường đến chùa Vạn Phật

Chùa Vạn Phật tọa lạc ngay tại trung tâm thành phố, với cung đường sầm uất và sôi động nhất nhì đất Sài Thành. Chính vì thế, khi bạn muốn ghé thăm địa điểm này bạn có thể sử dụng Google Map hoặc bắt grab, taxi.

Ngôi chùa cách trung tâm thành phố khoảng 4km, nếu bạn tự di chuyển bằng xe máy có thể di chuyển theo cung đường sau: từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, bạn đi vào đường Lê Lai sau đó chọn vào lối đi đường Nguyễn Trãi. Bạn di chuyển trên đường Nguyễn Trãi gặp ngã ba giao với đường Huỳnh Mẫn Đạt bạn rẽ trái và di chuyển đẳng đến đường Trần Hưng Đạo. Ngay đường Trần Hưng Đạo bạn chọn rẽ phải rồi di chuyển khoảng chừng 200m. Cuối cùng bạn chọn rẽ vào đường Nhiêu Tâm di chuyển 200m rồi rẽ trái vào đường Nghĩa Thục bạn sẽ bắt gặp được cổng chùa Vạn Phật. Đối với các phương tiện cá nhân bạn có thể gửi ngay cổng chùa với giá 10.000vnđ/chiếc.

Nếu bạn di chuyển bằng xe buýt, bạn có thể bắt chuyến xe số 01,11,13 dừng tại 780 Trần Hưng Đạo và 890 Trần Hưng Đạo, sau đó bạn sẽ đi bộ đến ngôi chùa Vạn Phật cách đó khoảng 200m với 3 phút đi bộ.

Với những ai chưa quen được những cung đường tại Sài Gòn chúng mình mách nhỏ các bạn có thể di chuyển đến chùa Vạn Phật bằng grab hay taxi để tránh tình trạng “lạc đường”, vì đường phố tại Sài Gòn khá đông đúc và cũng nhiều hẻm nhỏ ngoằn ngoèo.

Nguồn gốc hình thành chùa Vạn Phật

Chùa Vạn Phật được xem là một trong những ngôi chùa Hoa biểu tượng cho Phật giáo với phong cách và kiến trúc đậm chất Trung Hoa xưa tại Việt Nam. Tuy là một ngôi chùa nhỏ, thế nhưng nơi đây vẫn tiếp đón rất nhiều Phật tử, du khách và người hành hương đến viếng thăm bởi độ linh thiêng của nó.

Vào năm 1959, ngôi chùa Vạn Phật được xây dựng do hai vị hòa thượng Trung Hoa là Đức Bổn và Diệu Hoa thành lập. Ngôi chùa được dựng lên khá đơn sơ với mục đích làm nơi quy tụ cho các phật tử gốc Hoa tại Việt Nam, cũng như là nơi để các vị nho sĩ sinh hoạt tôn giáo và tu học.

Ngay lúc này, ngôi chùa được dưng khá đơn sơn và tạm bợ. Đến năm 1998, chùa Vạn Phật trải qua một lần trùng tu và xây dựng lại cho khang trang hơn đó cùng là những đường nét kiến trúc của chùa Vạn Phật được giữ cho đến thời điểm hiện tại. Chùa Vạn Phật được xây dựng lại gồm 4 lầu và 1 sân thượng. Cho đến năm 2008, chùa lại xây dựng thêm công trình mới được gọi là điện Phổ Quang Minh đây cũng là công trình đánh dấu sự cải tiến lớn trong kiến trúc của chùa Vạn Phật. Đây được xem là nhãn quan với vai trò là cái “tâm” làm điểm nhấn của ngôi chùa Vạn Phật.

Tên gọi chùa Vạn Phật bắt nguồn từ đâu?

Sở dĩ dược đặt tên là chùa Vạn Phật là vì trong ngôi chùa có tới hơn 10 nghìn tượng Phật với các kích thước, chủng loại khác nhau tạo nên một không gian linh thiêng. Đây không chỉ là địa điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh quen thuộc của người Hoa tại Việt Nam mà còn của nhiều dân tộc khác. Một số bức tượng Phật có thiết kế đặc biệt tại chùa đó là:

  • Tượng Thích Ca Mâu Ni: Tượng phật lớn được đặt trên đài sen 1000 cánh, phía sau có khoảng 10.000 bức tượng nhỏ được sắp xếp một cách ngay ngắn trong không gian Đại Quang Minh Điện.
  • Tướng Tứ Đại Thiên Vương: Bốn vị thiên vương trong văn hóa Phật giáo Trung Hoa là người canh giữ thế giới Phật, đảm bảo an ninh cho chúng sanh. Từng biểu cảm trên gương mặt cùng màu sắc tinh tế, khắc họa một cách chân thực và sinh động.
  • Tượng Phật Dược Sư: Theo Phật pháp thì ngài đã giúp chúng sinh thoát khỏi bệnh (cả về thể chất và tinh thần). Những chướng ngại và nguy hiểm cũng được hóa giải, 3 chất độc nguy hiểm cũng được loại bỏ gồm dính mắc, vô minh, hận thù. Từ đó, hóa giải được mọi đau khổ ở cõi trần.
  • Tượng Bồ Tát nghìn mắt nghìn tay: Được đặt ở cửa chùa trong tủ thờ, màu sắc chân thực với màu vàng đặc trưng và vầng hào quang phía sau lưng rực rỡ.
  • …………..

Chùa Vạn Phật được xây dựng năm nào?

Chùa Vạn Phật được xây dựng vào năm 1959 bởi Hòa thượng Đức Bổn và Diệu Hoa với mục đích là làm nơi tu học, lễ bái cho các Tăng ni, Phật tử người Hoa ở thành phố và các tỉnh lân cận. Khởi đầu, ngôi chùa khá đơn sơ và tạm bợ, sau cuộc đại trùng tu kéo dài 10 năm từ 1998 – 2008 ngôi chùa mới có diện mạo như ngày nay.

Hiện nay, trụ trì của ngôi chùa Vạn Phật là Đại đức Thích Truyền Cường – người gốc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ngôi chùa được tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác nhận là ngôi chùa có nhiều tượng Phật nhất.

Chùa Vạn Phật

Kiến trúc của chùa Vạn Phật

Màu sắc kiến trúc của người Hoa thể hiện rõ ở chùa Vạn Phật, từ cổng vòm, hoa văn trên mái ngói đến màu đỏ hiện diện khắp nơi.

Đúng như tên gọi, chùa có hệ thống tượng Phật được xếp vào hàng kỷ lục tại Việt Nam. Những bức tượng được bài trí khắp các tầng, trong đó, tráng lệ nhất là Chánh điện (còn gọi là Đại điện Quang Minh), công trình quy tụ cả tượng nhỏ lẫn tượng lớn như: Thích Ca Mâu Ni, Bồ Tát Văn Thù, Bồ Tát Phổ Hiền…

Đặc biệt, đài sen bằng đồng dưới chân tượng Phật Thích Ca Mâu Ni được chế tác công phu, tinh xảo. Trên tường của Đại điện là 10.000 tượng nhỏ, được đặt cạnh nhau thật ấn tượng, tạo ra sự độc nhất vô nhị của chùa Vạn Phật.

Ngoài tượng Phật, chánh điện còn có tượng Tứ đại Thiên vương được đặt theo bốn hướng. Trong các truyền thuyết của người Hoa, đây được xem là những người canh giữ thế giới và Phật pháp.

  • Tầng 1 của chùa Vạn Phật là nơi thờ Thiên thủ Thiên nhãn Thập nhất Diện Quán Thế Âm Bồ Tát. Hai bên hông là các bài vị đặt trong tủ kính. Phía sau là khu vực gửi tro cốt của người đã khuất, được người thân nhờ nhà chùa hương khói, tụng kinh. Tại đây, nhà chùa cho đặt một tượng Phật bằng đá để người dân tới dâng hương, chiêm bái.
  • Tầng 2 là nơi thờ Đức Phật Dược Sư – Lưu Ly Quán Như Lai. Hai bên thờ Bồ Tát Nhật Quang Biến Chiếu và Bồ Tát Nguyệt Quang Biến Chiếu. 2 bên tường trưng bày 18 vị La Hán và kinh phật trong tủ kính.
  • Ấn tượng và độc đáo nhất là tầng 4 với chánh điện, với tượng thờ Phật Thích Ca tọa trên 1.000 cánh sen. Điều đặc biệt, nhìn kỹ mới thấy, ẩn sau 1.000 cánh sen này là những bức tượng Phật nhỏ có màu trắng ngà. Chung quanh đài sen có 4 tượng Tứ đại Thiên vương. Hai bên Phật Thích Ca là Bồ Tát Văn Thù Sư Lệ cưỡi sư tử và Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng 6 ngà.
  • Toà tháp Vạn Phật 5 tầng được xây dựng trên sân thượng vừa là điểm nhấn kiến trúc của chùa, vừa có chức năng chan hoà ánh sáng tự nhiên cho tầng chánh điện bên dưới.

Ngôi chùa xếp hạng kỉ lục với hệ thống hơn 10.000 tượng Phật

Ngôi chùa Vạn Phật gây ấn tượng với du khách bởi kỷ lục hệ thống hơn 10.000 bức tượng Phật của mình. Đối với một ngôi chùa chỉ vỏn vẹn có 200m2 mà có thể sở hữu đến 10.000 bức tượng Phật thực là một điều không thể. Tất cả các tượng Phật có rất nhiều kích thước, nhiều vật liệu và nhiều loại vô cùng đa dạng tất cả tạo nên một không gian vô cùng linh thiêng. Một số tượng Phật nổi bật có tại chùa Vạn Phật có thể kể đến:

  • Tượng Thích Ca Mâu Ni: đây là tượng Phật lớn nhất được đặt trên đài sen có 1000 cánh được đúc hoàn toàn bằng đồng. Bức tượng Phật này được đặt ngay chính giữa chánh điện và phía sau được xếp 10.000 bức tượng Phật nhỏ vô cùng ngay ngắn. Đây là không gian vô cùng uy nghiêm và tráng lệ của chùa Vạn Phật.

  • Tượng tứ đại Thiên Vương: Một trong những bức tượng khác được đặt bên trong chánh điện chính là tượng Tứ đại Thiên Vương được chạm khắc vô cùng tinh tế và tỉ mỉ. Theo truyền thuyết của người Hoa, Tứ đại Thiên vương được em là những người canh giữ thế giới và Phật pháp.

  • Tượng Phật Dược Sư: Đây là bức tượng được đặt ở tầng 2, theo Phật pháp thì Phật Dược sư đã giúp chúng sinh khỏi cái bệnh tật về mặt tinh thần và cả thể chất. Ngài là người hoá giải những nguy hiểm, chướng ngại vật và 3 chất độc vô cùng nguy hiểm ở nơi hồng trần: dính mắc, vô minh và hận thù.

  • Tranh vẽ Quan Thế Âm Bồ Tát cùng với Thiện Tài Đồng Tử Long Nữ đứng trên mây: Đây được xem là nét văn hoá tâm linh trong người Hoa rõ ràng nhất và bức tranh cũng được đặt trang trọng trong khuôn viên chùa Vạn Phật.

  • Tượng Bồ Tát nghìn mắt nghìn tay: đây là bức tượng vô cùng chân thực. Được khoác trên mình chiếc áo vàng, bức tượng vô cùng tỏa sáng dường như đang phát ra vầng hào quang rực rỡ ngay phía sau lưng bức tượng. Tượng Bồ Tát này được đặt ngay tại cửa chùa Vạn Phật bên trong tủ thờ.

Chùa Vạn Phật

Trải nghiệm thú vị tại máy xin xăm của chùa Vạn Phật

Chùa Vạn Phật không chỉ gây ấn tượng với du khách, người hành hương bởi kiến trúc, hệ thống tượng Phật đồ sộ mà dạo gần đây, chùa Vạn Phật còn thu hút du khách bởi hình thức xin xăm tự động. Xin xăm là một phong tục cực kỳ hay và độc đáo của người Hoa. tuy nhiên với nhu cầu lớn của du khách, nhiều ngôi chùa tại Singapore hay Đài Loan đã có máy xin xăm, và tại Việt nam cũng đã xuất hiện máy xin xăm tại chùa Vạn Phật.

Đây là một hoạt động cực kỳ hay và độc đáo tại chùa Vạn Phật, bạn có thể thử trải nghiệm hoạt động này ngay tại lối đi vào chùa. Nhìn từ ngoài chiếc máy trong có vẻ giống máy chơi game vì được thiết kế có lỗ để bỏ đồng, có kính từ bên ngoài nhìn vào trong. Phía bên trong được thiết kế như cung điện và có tiên nữ đi ra lấy quẻ xăm cho người thỉnh.

Tất cả những việc bạn cần làm là đứng trước máy, chắp tay cầu nguyện rồi lấy 1 đồng bên cạnh cho vào máy. Khi này, nàng tiên sẽ lấy từ bên trong 1 quẻ xăm. Đây là một trải nghiệm cực kỳ thú vị, bạn có thể ghé thăm chùa Vạn Phật và trải nghiệm thử chiếc máy xin xăm này.

Những lưu ý khi đến chùa Vạn Phật quận 5 TPHCM

  • Chùa là nơi linh thiêng nên khi đến đây bạn không nên ăn mặc những trang phục quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa.
  • Đến chùa, bạn nên thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc, linh thiêng thay vì mải mê chụp ảnh.
  • Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.
  • Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.
  • Nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý nếu muốn quay phim, chụp hình

Trên đây là một số thông tin về Chùa Vạn Phật mà Đồ thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn về một ngôi chùa nằm ở Quận 5, Thành phố HCM. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về ngôi chùa này nhé!

Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các ngôi chùa khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tớ nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *