Chùa Thiên Phúc – Ngôi Chùa Là Địa Điểm Tâm Linh Nổi Tiếng

Chùa Thiên Phúc Hà Nội là một ngôi chùa nằm tại số 94 phố Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Thủ đô Hà Nội. Chùa này có kiến trúc độc đáo và tinh tế, mang trong mình giá trị văn hóa lịch sử của dân tộc Việt Nam. Nơi đây là một điểm đến tâm linh quan trọng và thu hút nhiều du khách đến tham quan và tìm hiểu về đạo Phật. Chùa Thiên Phúc Hà Nội đã được công nhận là Di tích kiến trúc, nghệ thuật quốc gia từ năm 1988.

Chùa Thiên Phúc ở đâu Hà Nội?

  • Địa chỉ: số 94 Hai Bà Trưng, Cửa Nam, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Chùa Thiên Phúc nằm tại vị trí đắc địa giữa trung tâm thành phố, nơi đây thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, cầu nguyện mỗi năm. Đây là một trong những ngôi chùa lâu đời nhất tại Thủ đô. Ngoài ra, chùa Thiên Phúc còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như Tây Cú hay An Trung, mỗi cái tên lại gắn liền với một giai đoạn lịch sử đặc trưng của chùa.

Lịch sử chùa Thiên Phúc

Tương truyền, chùa Thiên Phúc là ngôi chùa chưa ai rõ chính xác về nơi thành lập chùa. Theo dân gian, chùa Thiên Phúc và đền Lý triều Quốc sư cùng đặt móng một ngày vào nửa đầu thế kỷ XI.  Theo lịch sử cho hay, chùa đã từng được bà Nguyễn Thị Bốn – vợ một người Pháp trùng tu lớn vào những năm 1920. Lúc ấy chùa được đặt tên là chùa Tây Cú. Các công trình được đại trùng tu đều mang phong cách nghệ thuật kiến trúc cuối thời Nguyễn và được bảo toàn cho đến nay.

Chùa Thiên Phúc là nơi thờ Phật Thích Ca Mâu Ni và các đệ tử của Người. Ngoài ra, chùa còn thờ Đức Thành Trần Hưng Đạo, đây là người có công lãnh đạo trong cuộc kháng chiến của dân tộc, Như 3 lần chiến thắng quân xâm lược Nguyên-Mông ở đầu thế kỷ XIII (1258-1288). Trần Hưng Đạo còn là đại thi hào dân tộc sáng tác ra nhiều văn chương bất hủ như: “Hịch Tướng Sỹ”, “Binh Thư Yếu Lược”,…

Ngoài ra, chùa Thiên Phúc tự còn là nơi thờ Công Chúa Liễu Hạnh. Tương truyền Bà là con gái của Ngọc Hoàng bị đày xuống cùng hai tiên nữ là Quỳnh Hoa và Quế Hoa. Vì lập được nhiều công tích, Bà được Phật Bà Quan Âm động lòng cứu vớt, cho tu chốn Phật đài. Ngoài ra, Điện còn thờ Ông Hoàng Ba, Ông Hoàng Bảy và Ông Hoàng Mười. Động Sơn Trang thờ Mẫu Nhạc, người cai quản ba mươi sáu cửa rừng.

Chùa Thiên Phúc

Kiến trúc của chùa Thiên Phúc

Chùa Thiên Phúc được  công nhận di chúc kiến trúc nghệ thuật quốc gia. Với Lối kiến trúc chùa được quay về hướng Tây với cổng tam quan sát hè đường Hai Bà Trưng. Cổng tam quan chùa Thiên phúc được xây theo kiến trúc ngũ môn quan đồ sộ với 3 lầu. Chùa xây dựng theo kiểu 3 tầng 8 mái và 2 ngọn tháp lớn hai bên. Trên gác treo  chuông và chiêng trống. Tam quan chùa xây gạch với 6 trụ, phần trên của cửa chính đắp nổi hình lưỡng long chầu nguyệt, bên dưới trang trí hình cuốn thư với ba chữ Hán “Thiên Phúc tự”.

Chùa chính gồm 5 gian tiền đường và hậu cung tạo thành hình chữ Đinh. Hai đầu xây kiểu bít đốc, tay ngai, bờ nóc đắp vữa hình bờ đinh, chính giữa là lưỡng long chầu mặt trời. Phật điện được bài trí lộng lẫy với các pho tượng theo bốn lớp, trật tự các pho tượng bị xáo trộn, các pho tượng của thập điện, bồ tát rất ít. Tượng có kích thước lớn, một số được làm bằng gỗ, số còn lại được làm bằng đất luyện sơn. Tượng mang giá trị của dòng nghệ thuật dân gian thế kỉ XVIII, XIX.

Mặt bằng của chùa gồm 3 tòa nhà đều xây 2 tầng và bố trí theo hình “chữ Môn” (門). Hai cổng phụ dẫn khách đến các điện thờ Bồ tát Quan Âm và Địa Tạng Vương ở cuối 2 tòa nhà hành lang.

Sau 3 cổng chính là sân gạch với hòn non bộ và các tháp nhỏ chắn trước cầu thang dẫn lên tòa tam bảo, nơi có hàng hiên nối Phật đường ở giữa với Tổ đường ở nhà bên tả. Từ hàng hiên nhà Tổ đi tiếp sẽ ra tháp lớn và gác tam quan ăn thông sang hàng hiên nhà bên hữu Phật đường. Nơi đây thì có điện thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo và điện thờ công chúa Liễu Hạnh, ngoài ra còn có điện thờ ông Hoàng Ba, ông Hoàng Bảy, ông Hoàng Mười và Động Sơn Trang thờ Mẫu Nhạc, người cai quản 36 cửa rừng theo tín ngưỡng dân gian.

Chùa Thiên Phúc là địa điểm linh thiêng lý tưởng để dâng hương tỏ lòng thành kính với các chư Phật.

Ngày nay, trong chùa Thiên Phúc vẫn giữ được nhiều cổ vật có giá trị nghệ thuật cao, phong phú về nội dung thể loại, chất liệu, tiêu biểu là các pho tượng, phản ánh nghệ thuật điêu khắc dân gian nổi tiếng của thế kỷ 18-19. Nơi đây in đậm dấu ấn sùng kính đạo Phật, đồng thời đan xen tín ngưỡng truyền thống trong dân gian với văn hóa làng xã đặc trưng của nông thôn miền Bắc Việt Nam.

Thờ Mẫu và thờ Thánh là một hình thức tưởng niệm ghi ơn những người có công với nước, với dân. Truyền thống uống nước nhớ nguồn này cũng được gìn giữ tại chùa Thiên Phúc, dù rằng thôn An Trung từ hàng trăm năm nay đã đô thị hóa hoàn toàn.

Chùa Thiên Phúc

Những địa điểm tham quan gần chùa Thiên Phúc Hà Nội

Khi đi du lịch Hà Nội, bên cạnh vãn cảnh chùa Thiên Phúc, bạn cũng hãy sắp xếp lịch trình hợp lý để có thể khám phá thêm nhiều địa điểm nổi tiếng khác ở Thủ đô. Dưới đây là một số điểm tham quan gần chùa Thiên Phúc để bạn tham khảo.

Di tích nhà tù Hỏa Lò cách chùa Thiên Phúc 500m

  • Địa chỉ: số 1 phố Hỏa Lò, P. Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Hơn 120 năm trước, nhà tù Hỏa Lò đã chứng kiến nhiều nỗi đau, sự thống khổ cũng như tinh thần kiên cường, bất khuất của người dân Việt Nam khi phải đối mặt với những cuộc nhục hình và cái chết đầy cay đắng. Cùng với Nhà tù Côn Đảo và Nhà tù Phú Quốc, Nhà tù Hỏa Lò được ví như chốn “địa ngục trần gian” trong thời kỳ chiến tranh vô cùng khốc liệt.

Hiện nay, nhà tù Hỏa Lò đã trở thành một điểm tham quan nổi tiếng với kiến trúc Pháp đậm nét của thế kỷ XIX, đồng thời còn mang giá trị văn hóa và lịch sử quan trọng đối với dân tộc Việt Nam.

Cột cờ Hà Nội cách chùa Thiên Phúc 1,1km

  • Địa chỉ: thuộc Bảo tàng Lịch sử quân đội Việt Nam – 28A Điện Biên Phủ, P. Điện Biên, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội.

Cột cờ Hà Nội được xem là một trong những biểu tượng kiên cố và nổi bật nhất của Thủ đô, có vị trí đặc biệt trong lòng người dân nơi đây. Tọa lạc tại quần thể Hoàng thành Thăng Long, cột cờ Hà Nội mang trong mình dấu ấn của thời gian và sự lắng đọng. Nơi đây đã chứng kiến những thăng trầm lịch sử của đất nước và là nơi treo lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên.

Bên cạnh những danh lam, thắng cảnh và di tích văn hóa khác, với thiết kế độc đáo, cổ kính, kết hợp hài hòa giữa phong cách kiến trúc Pháp và Việt Nam, cùng với hình ảnh quốc kỳ tung bay trên bầu trời trong 77 năm, Cột cờ Hà Nội là một điểm đến đầy thú vị cho du khách muốn khám phá vẻ đẹp và giá trị lịch sử của vùng đất nghìn năm văn hiến.

Văn Miếu – Quốc Tử Giám cách chùa Thiên Phúc 1,4km

  • Địa chỉ: 58 KP. Quốc Tử Giám, P. Văn Miếu, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội.

Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một địa điểm tham quan lịch sử và văn hóa nổi tiếng ở Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Quần thể này bao gồm hồ Văn, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám và vườn Giám, với kiến trúc chủ đạo là Văn Miếu – nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám – trường đại học đầu tiên của Việt Nam.

Phía trong Văn Miếu – Quốc Tử Giám được chia thành năm lớp không gian, mỗi lớp sở hữu kiến trúc độc đáo khác nhau. Qua hơn 700 năm hoạt động, Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã đào tạo hàng ngàn tài năng cho đất nước.

Ngày nay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám không chỉ là điểm đến du lịch thu hút du khách trong và ngoài nước mà còn là nơi để tôn vinh các học sinh xuất sắc. Bên cạnh đó, tại đây còn thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và lễ hội thơ vào ngày rằm tháng Giêng. Trước mỗi kỳ thi quan trọng, các sĩ tử sẽ ghé thăm Văn Miếu để cầu may, đồng thời thể hiện sự trân trọng và tôn kính đối với nền giáo dục của đất nước.

Trên đây là một số thông tin về Chùa Thiên Phúc mà Đồ thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn về một ngôi chùa nằm ở Hà Nội. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về ngôi chùa này nhé!

Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các ngôi chùa khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tớ nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *