Bàn giao 3 mẫu tượng giả cổ tại chùa Lý Nhân, Đông Anh, Hà Nội

Bàn giao 3 mẫu tượng giả cổ tại chùa Lý Nhân, Đông Anh, Hà Nội. Đồ Thờ Hưng Vũ đã được trụ trì và ban quản lý chùa tin tưởng lựa chọn là đơn vị tư vấn và thiết kế tượng gỗ phù hợp với cảnh quan chùa.

Sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về 3 mẫu tượng đã được chùa lựa chọn thiết kế nhé!

Tượng giả cổ chùa Lý Nhân, Đông Anh

Đặc điểm của tượng giả cổ chùa Lý Nhân, Đông Anh

Tượng giả cổ là những tượng được chế tác từ chất liệu sơn giả gỗ, tức là chất liệu nhựa được làm sao cho giống với gỗ. Những tượng này thường được tạo ra để thể hiện hình ảnh của Phật Thích Ca Mâu Ni, với các biểu tượng và tư thế khác nhau như Ngồi Thiền, Đứng, Nằm, hay đi.

Tượng Phật sơn giả gỗ thường được sử dụng để trang trí trong các ngôi chùa, nhà thờ, và cũng có thể được đặt trong nhà riêng như một biểu tượng tôn giáo.

Mẫu tượng giả cổ tại chùa Lý Nhân gồm:

Tượng phật hộ pháp bằng gỗ

Ý nghĩa của các tượng giả cổ

Mẫu tượng sơn giải cổ tại chùa Lý Nhân, Đông Anh, Hà Nội có ý nghĩa như sau:

Tượng hộ pháp Khuyến Thiện và Trừng Ác

Dạng Hộ pháp phổ biến là hai vị thần đối sánh thờ trong chùa mang tên Khuyến Thiện và Trừng Ác. Đôi tượng Hộ pháp này thường tạc rất lớn, đầu cao chấm nóc nhà, bố trí ở hai bên tiền đường.

Thần trang phục như võ tướng, đầu đội mũ trụ, mặc áo giáp  thân thể vạm vỡ, ngồi trên sư tủ có sẵn khí giới để bảo vệ đạo pháp. Tượng thần Khuyến Thiện, tục gọi là “ông Thiện” thường tô mặt trắng , nét mặt thanh thản, đặt ở bên tay trái bàn thờ Phật (từ trong nhìn ra), tay cầm viên ngọc thiện tâm, là báu vật của Phật tử, khích lệ mọi người noi theo.

Tượng thần Trừng Ác thì tô mặt đỏ, đặt bên tay phải bàn thờ Phật; nét mặt thần giận dữ, lăm lăm vũ khí để trừng trị kẻ ác tâm như răn đe mọi người lánh xa con đường dẫn đến sa ngã. Trong các chuyện tiền thân Phật thì các Ngài có tên là Thiện Hữu, Ác Hữu, hoặc La Đắc, Ma Pha La.

Truyện kể tóm lược như sau, Đức Vua nước Ba Na Lại xưa có 2 Hoàng Tử là Thiện Hữu và Ác Hữu có tính tình trái ngược nhau, Hiền hữu ưa từ bi bố thí… các phẩm hạnh lành còn Ác Hữu thì ngược lại.

Thiện Hữu quan sát thấy chúng sinh mưu sinh vất vả mà tạo ra các nghiệp ác như: sát sinh, lừa gạt,….rồi thọ mãi khổ báo, nên có tâm nguyện bố thí của cải để mọi người làm nghiệp lành.

Chàng đem bố thí đến cạn kho tàng của Vua cha. Suy xét thấy cách bố thí dài lâu vào Biển lớn, xuống Long Cung tìm được Bảo Báu ngọc Ma Ni có khả năng muốn gì được nấy. Với lòng từ bi Thiện hữu xuống Long Cung trải qua gian khổ lấy ngọc báu mang về. Sau Ác Hữu lấy mất ngọc còn đâm mù mắt anh trai.

Thiện hữu mù lòa cực khổ, lưu lạc đến một vương quốc, chàng đi ăn xin nhưng có tiếng đàn rất hay, được công chúa yêu thương, công chúa không biết chàng là hoàng tử mình đã được hứa hôn nhưng vẫn hết mực muốn chung sống cùng, vua cha nàng cho hai người ở cùng nhau nhưng phải ra khỏi hoàng cung đến nơi xa xôi.

Một hôm công chúa có việc phải đi nhưng quên không báo cho chồng, Thiện Hữu cho rằng vợ có việc gì dấu diếm, công chúa buồn tủi uất ức bèn thề thốt ” nếu em có điều gì gian dối xin cho mắt anh đui mù mãi, còn nếu em ngay thẳng xin cho mắt anh sáng lại như cũ “.

Vừa dứt lời một mắt chàng rung động hồi phục như cũ. Cả hai vui mừng, Thiện hữu nói cho công chúa mình là hoàng tử được hứa gả cho nàng năm xưa, công chúa không tin nghĩ chồng lãng tâm mất trí.

Thiện hữu đáp chàng từ khi sinh ra chưa hề nói dối rồi ngửa lên trời đáp nếu chàng nói dối thì cho mắt mù như cũ còn nếu nói thật thì mắt sáng lại, tức thì con mắt còn lại trở lại thường. Sau đó cả hai về cung báo với vua cha.

Tượng giả cổ chùa Lý Nhân, Đông Anh

Ý nghĩa tượng cửu Long

Theo truyền thuyết kể lại, khi Tất Đạt Đa Cổ Đàm mới sinh ra đi 7 bước thì dưới chân xuất hiện 7 đóa hoa sen nở đỡ chân, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất.

Theo niềm tin tôn giáo, khi đó có 9 con rồng xuất hiện phun nước tắm cho Phật sơ sinh, các tầng trời được mở ra, chư thiên mừng rỡ và các cõi Phật trong quá khứ thì hoan hỉ.

Phạm Thiên và Đế Thích phát tâm nguyện hỗ trợ và bảo vệ ngài.

Hình tượng này tạo thành một tòa gọi là Cửu Long (có nghĩa là 9 con rồng). Xung quanh tượng Thích Ca Sơ Sinh có 9 đầu rồng hiện ra.

Tượng giả cổ chùa Lý Nhân, Đông Anh

Địa chỉ thiết kế và sản xuất tượng thờ uy tín

Hiện Đồ Thờ Hưng Vũ là địa chỉ thiết kế và sản xuất tượng thờ uy tín hàng đầu hiện nay. Với trên 30 năm kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp tư vấn và lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu khách hàng.

Ngoài ra, khi lựa chọn Đồ Thờ Hưng Vũ bạn sẽ nhận được:

  • Chính sách bảo hành uy tín
  • Chất lượng gỗ đúng chủng loại 100%; gỗ đã được qua xử lý chống mối mọt cong vênh
  • Chất lượng sản phẩm: Trong ngoài như nhau
  • Phần sơn son thếp bạc được bảo hành 10 năm
  • Sơn Pu, vesni bảo hành 5 năm
  • Tuổi Thọ: Dùng càng lâu năm càng có giá trị theo đồ cổ
  • Chạm khắc tinh xảo.
  • Thời gian đúng hẹn.
  • Hỗ trợ vận chuyển bán kính 30km.
  • Uy tín làm nên thương hiệu

Trên đây là thông tin về 3 mẫu tượng giả cổ mà Đồ Thờ Hưng Vũ đã sản xuất và bàn giao cho chùa Lý Nhân.

Hy vọng qua nội dung trên bạn sẽ có thông tin về sản phẩm phù hợp mới nhu cầu hiện tại. Nếu còn thắc mắc nào hãy liên hệ cho chúng tôi ngay nhé!

Thông tin liên hệ

Đồ Thờ Hưng Vũ

Địa chỉ: 36 Xóm Ngã Tư – Xã Sơn Đồng – Huyện Hoài Đức – Tp. Hà Nội

Hotline – Zalo: 0908.867.888

Số điện thoại: 0907.200.988

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *