Chùa Thánh Duyên – Ngôi chùa thiêng liêng cổ kính ở Huế

Chùa Thánh Duyên là một danh lam cổ tự nằm ở núi Mỹ Am, xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, gần cửa biển Tư Hiền. Nó được xây dựng từ thời chúa Nguyễn Phúc Chu và được nâng cấp vào năm 1830 bởi vua Minh Mạng.

Chùa Thánh Duyên là một quốc tự quan trọng dưới triều Nguyễn và đã được trùng tu và bảo tồn. Nó có kiến trúc đẹp và nằm trong khung cảnh tuyệt đẹp của núi Thúy Vân, đầm Cầu Hai và Biển Đông. Hôm nay, hãy cùng mình tìm hiểu ngôi chùa này nhé!

Hướng dẫn di chuyển đến chùa Thánh Duyên

Núi Túy Vân nằm bên bờ phá Tam Giang, trước thuộc tổng Diêm Trường, huyện Phú Lộc, phủ Thừa Thiên, nay là xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, Huế. Từ trung tâm thành phố du khách có thể di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy đến đây theo 2 cung đường khác nhau.

  • Tuyến thứ nhất: Dài khoảng hơn 50 cây số, từ Huế về Thuận An sau đó đi theo đường ven biển tới núi.
  • Tuyến thứ hai: Dài khoảng hơn 60 cây số, du khách đi theo đường Quốc lộ 1A, đến đầu phía Bắc hầm đường bộ Phước Tượng rồi rẽ trái theo Quốc lộ 49B đi chừng hơn 10 cây số nữa.

Sau khi qua khỏi cầu Tư Hiền thì bạn tiếp tục xem bản đồ hoặc hỏi đường người dân đi thêm chừng 3 cây số nữa thì đến núi Túy Vân. Từ dưới chân núi nhìn lên trên chúng ta cũng có thể thấy được dãy bậc đá phủ mờ rêu xanh, ở trên cao thấp thoáng là cổng tam quan của chùa Thánh Duyên nằm ẩn giữa bóng lá rừng xanh biếc sáng ánh vàng.

Chùa Thánh Duyên

Khám phá chùa Thánh Duyên

Chiêm ngưỡng kiến trúc cổ kính của chùa Thánh Duyên

Chùa Thánh Duyên mang đậm phong cách kiến trúc thời nhà Nguyễn với lối xây “trùng thiềm điệp ốc”. Không nguy nga, đồ sộ, lại có nét nhỏ nhắn, khiêm nhường mà tinh tế. Chánh điện được xây theo lối nhà rường truyền thống Huế pha lẫn chút kiến trúc cung đình với mái lợp ngói liệt, cửa sổ trang trí hình chữ “Thọ”, xung quanh có tường thành bao bọc. Phía sau Chánh điện, cách một khu vườn lớn, ở giữa lưng chừng núi có gác Đại Từ, gian giữa thờ Phật, gian bên phải thờ Đức Quan Âm và gian bên trái thờ Bồ Tát Đại Thế Chí. Phía sau cùng, trên đỉnh núi là tháp Điều Ngự 3 tầng cao chừng 13m. Đứng ở tầng cao nhất của tháp, phóng tầm mắt ra xa là cảnh non nước hữu tình với đầm phá bát ngát mênh mông và núi non xanh lam mờ ảo.

Ngoài hệ thống kiến trúc mang đậm dấu ấn của phong cách kiến trúc triều Nguyễn, chùa Thánh Duyên còn có 113 cây cổ thụ có tuổi thọ từ 200 – 300 năm như thông, xoài, mù u, mít nài, mít, dầu lai, lim… Thầy trụ trì Thích Minh Chính cho rằng, những cây thông cổ thụ hiên ngang giữa trời như lời thơ của thi hào Nguyễn Công Trứ: “Kiếp sau xin chớ làm người – Làm cây thông đứng giữa trời mà reo” cũng chính là biểu tượng của ngôi quốc tự này.

Đường lên chùa chạy giữa những cây thông cổ thụ, rộng khoảng 5m, dài khoảng 50m, có tất cả 38 bậc tam cấp.Cả 3 kiến trúc là chùa, gác và tháp trải qua mấy trăm năm vẫn còn tồn tại và đã được trùng tu. Riêng tháp Điều Ngự, tọa lạc trên đỉnh núi mà từ đây có thể phóng tầm mắt nhìn toàn cảnh phá Tam Giang, cửa biển Tư Hiền và xa xa là Bạch Mã sơn.

Chùa Thánh Duyên

Địa điểm viếng thăm lý tưởng cho các Phật tử

Có thể nói chùa Thánh Duyên là một trong những ngôi chùa bình yên và lý tưởng cho các Phật tử nhất trong danh sách các địa điểm tham quan tại Huế. Bởi chùa ngày càng hòa mình vào bầu không khí lẫn cuộc sống dân dã của làng quê. Chùa luôn thu hút du khách thập phương đến vãn cảnh bất kể vào đông hay đến mùa hè, nơi mà Phật tử lui tới cúng dường và cũng là nơi nuôi dưỡng những tâm hồn hướng thiện, nhất là của trẻ thơ.

Chiêm ngưỡng vườn cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi

Bên cạnh các dấu ấn về phong cách kiến trúc thì chùa Thánh Duyên còn có vườn cây cổ thụ với niên đại hơn 300 năm. Tổng cộng khu vườn này có 113 cây cổ thụ. Tuổi thọ trung bình của các cây cổ thụ ở đây đều nằm trong khoảng 250 – 300 năm. Bước vào khu vườn này bạn có thể thấy được những loài cây cổ thụ khác nhau.

Thầy trụ trì Thích Minh Chính đã từng nói rằng, các cây thông cổ thụ ở chùa hiên ngang giữa trời và oai hùng như trong lời thơ của thi hào Nguyễn Công Trứ. Các câu thơ đó được viết như sau: “Kiếp sau xin chớ làm người/Làm cây thông đứng giữa trời mà reo”. Các loại cây cổ thụ cũng chính là biểu tượng của ngôi chùa cổ tự này. Đường lên chùa 2 bên đều là những cây thông cổ thụ rộng 5m, dài khoảng 50m. Bạn sẽ thấy đường lên chùa có 38 bậc tam cấp. Xung quanh là các cây thông cổ thụ và nhiều gác, tháp…

Chùa Thánh Duyên nổi tiếng với những bộ tượng cổ hiếm

Khi bạn nhẹ nhàng thả bước theo những bậc thang lên núi, bạn sẽ phát hiện bên trái góc sân chùa có tấm bia Ngự Chế. Ngay cổng tam quan, qua khoảnh sân là chính điện của chùa. Ở trong nội điện của chùa có bức tượng đồng Thập Bát La Hán. Bức tượng đồng này đã được vua Minh Mạng cho đúc vào đầu thế kỷ 19. Mỗi một bức tượng cao khoảng 55cm, rộng 35 – 42cm và được đặt trên đế cao 13cm. Ngoài ra, chùa còn có bộ tượng Thập Bát La Hán bằng thiếp vàng.

Đây đều là những bức tượng cổ, quý và được xác nhận là bộ tượng có niên đại lớn nhất. Ở thời điểm hiện tại, bộ tượng Thập Bát La Hán bằng đồng được trưng thờ trong nội điện. Bộ tượng tre thếp vàng đã được nhà chùa bảo quản trong điều kiện riêng để giữ cho nó luôn được lâu bền, không bị hỏng hóc.

Chùa Thánh Duyên

Lưu ý khi tham quan Chùa Thánh Duyên Huế

Để giúp hành trình khám phá chùa Thánh Duyên trọn vẹn và trở nên ý nghĩa, du khách nên lưu ý đến các vấn đề sau:

  • Chùa là nơi linh thiêng, vì thế, các bạn cần ăn mặc gọn gàng, kín đáo, lịch sử. Tốt nhất, bạn nên ưu tiên mặc áo, quần dài.
  • Nếu mặc váy hãy hạn chế mặc những chiếc váy quá ngắn. Đi nhẹ và nói khẽ để không làm phiền đến các Phật tử cũng như du khách trong chùa.
  • Nếu bạn bước chân vào khu vực chính điện để thắp hương thì hãy tháo dép và để chúng thật ngay ngắn ở bên ngoài.
  • Trước bàn thờ Phật, các du khách có thể hành hương để cầu bình an, tài lộc và sức khỏe Hãy luôn duy trì ý thức vệ sinh chung để bảo vệ mỹ quan của chùa
  • Trước khi ghé thăm chùa các bạn có thể dành nhiều thời gian để hiểu về lịch sử và kiến trúc của chùa nhé!

Trên đây là một số thông tin về Chùa Thánh DuyênĐồ thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn về một ngôi chùa nằm ở Huế. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về ngôi chùa này nhé!

Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các ngôi chùa khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tớ nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *