Chùa Láng ở đâu Hà Nội? Di chuyển đến chùa như nào?

Chùa Láng

Chùa Láng hay còn được gọi là chùa Cả đây là một ngôi chùa nổi tiêng tại Hà Nội. Nơi đây được hình thành lâu đời mang một vẻ đẹp trang nghiêm và tráng lệ. Chùa Láng là nơi gửi gắm bao tâm tư, tín ngưỡng Phật giáo của phật tử trong và ngoài nước mỗi khi có dịp về thủ đô. Dù trải qua bao nhiêu biến cố, với những nỗ lực đáng được ghi nhận của con dân Việt, ngôi chùa trở thành một biểu tượng không thể thiếu khi nhắc đến Hà Nội.

Với tuổi đời gần 900 năm, chùa đã đi qua nhiều giai đoạn thăng trầm và được xem là một trong những ngôi chùa cổ nhất Thủ đô. Hãy cùng tìm hiểu thêm về những điều thú vị xoay quanh ngôi chùa này thông qua bài viết dưới đây nhé!

Vị trí của chùa Láng

Cách trung tâm thành phố chỉ khoảng 5km, du khách đi tới dốc Cầu Giấy thì đi theo đường Láng khoảng 500m thì sẽ tới chùa Láng. Ngôi chùa thuộc địa phận của phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội. Nơi đây không chỉ là một di tích lịch sử mà còn là thắng cảnh của Hà Nội du khách nên một lần đến tham quan.

Cách để đi đáng chùa Láng

  • Cách đi đến chùa Láng bằng xe ô tô

Chùa Láng, bạn đến tham qua chùa với nhiều hình thức như tự đi hoặc thuê xe, theo xe du lịch, dù phương tiện công cộng.

Tuyến xe bus 21B: Bến xe Mỹ Đình – Đô thị Pháp Vân. Giá vé: 7.000 đồng/ lượt.

  • Hướng dẫn đi đến chùa Láng bằng xe máy

Chùa Láng cách ủy ban nhân dân phường Láng Thượng không xa, bạn có thể theo google map đến ủy ban, sau đó tìm cách gửi xe rồi đi bộ tới vẫn được (khoảng 450m).

Cách 1: Theo hướng Tây Bắc, vào ngõ 898 đường Láng, rẽ phải, rồi rẽ trái. Bạn rẽ phải, đi thẳng và điểm đến ở bên trái.

Cách 2: Như trên, qua ngõ 989 đường Láng và ngõ 157 chùa Láng.

Cách 3: Như trên và qua ngõ 185 Phố chùa Láng.

Lưu ý: Bạn cần kiểm tra hành trang trước khi di chuyển và tuân thủ luật giao thông. Bạn nhớ tìm nơi gửi xe an toàn gần chùa ( chùa Láng không giữ xe cho khách).

Lịch sử xây dựng của Chùa Láng

Chùa tương truyền được xây dựng từ thời vua Lý Anh Tông (trị vì từ 1138 đến 1175). Chùa thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh.

Theo truyền thuyết, nhà sư này đã đầu thai làm con trai một nhà quý tộc Sùng Hiền hầu, em vua Lý Nhân Tông. Vì vua Lý Nhân Tông (trị vì từ 1072 đến 1127) không có con, nên con trai của ông Sùng Hiền hầu được nối ngôi, tức vua Lý Thần Tông (trị vì từ 1128 đến 1138).

Do sự tích ấy mà con của Lý Thần Tông là Lý Anh Tông đã cho xây cất chùa Chiêu Thiền để thờ vua cha và tiền thân của Người là thiền sư Từ Đạo Hạnh. Chùa đã được trùng tu nhiều lần, những lần quan trọng nhất là vào các năm 1656, 1901 và 1989.

Chùa Láng thờ cúng ai?

Nhắc tới chùa Láng chắc chắn bạn phải ngạc nhiên về số lượng tượng thờ được đặt tại đây. Nơi được được xếp vào một trong các ngôi chùa sở hữu số lượng tượng thờ nhiều nhất tại Hà Nội. Trong chùa có tổng cộng 198 pho tượng. Quan trọng nhất đó là tượng Trừng Ác, tượng Khuyến Thiện, tượng Tứ Đại Thiên Vương, tượng Đế Thích, tượng Cửu Long Phún Thuỷ, tượng Phạm Thiên, Tam Toà Thánh Mẫu, tượng Thập Bát La Hán, tượng Tứ Vị Vua Bà, tượng Lịch Đại Tổ Sư…

Bên cạnh các tượng Phật tại thượng điện chùa còn có các tượng đặt hậu cung đó là tượng nhà sư Từ Đạo Hạnh và tương nhà vua Lý Thần Tông. Trong đó tường Đạo Hạnh được làm từ chất liệu mây đan phủ sơn. Còn tượng nhà vua Lý Thần Tông được làm từ chất liệu gỗ mít cao cấp.

Trong chùa sẽ chia thành các phòng cụ thể như bái đường, thượng điện, nhà tổ, tăng phòng, nhà thiêu hương… Điều thu hút nhất đó là Động Thập điện Diêm Vương được đặt tại vị trí 2 đầu đốc toà tiền đường trông vô cùng bắt mắt. Nơi đây sẽ miêu tả lại được các hình phạt có tại các tầng địa ngục.

Chùa Láng

Đi chùa Láng cầu gì?

Chùa Láng rất đặc biệt, ấn tượng và linh thiêng. Ngôi chùa được xem là vùng đất “tiền Phật, hậu Thánh”, có nghĩa là vào ngày lễ đặc biệt liên quan đến Thiền Sư, thì được quyền dâng lễ mặn để cúng ngài.

Những người hữu duyên, thường đến đây để cầu cho gia đạo bình yên hạnh phúc, cầu có con nối dõi, cầu công danh sự nghiệp thuận lợi.

Kiến trúc của chùa Láng

Cổng chùa ngoài cùng bao gồm bốn cột vuông với ba mái cong không chùm lên cột mà gắn vào sườn cột, mái giữa cao hơn hai mái bên, hơi giống kiến trúc cổng ở cung vua phủ chúa ngày xưa, trên cổng có tấm hoành phi lớn đề chữ ” Thiền Thiên Khải Thánh “. Qua cổng là một sân lát gạch Bát Tràng, giữa sân là chiếc sập đá, nơi đặt kiệu trong các ngày lễ hội. Cuối sân có cửa tam quan. Từ đây có con đường lát gạch, hai bên là hàng muỗm cổ thọ cả gần ngàn tuổi dẫn đến cổng thứ ba.

Qua cổng này ở giữa có ngôi nhà bát giác nơi đặt tượng của Từ Đạo Hạnh. Qua nhà bát giác này mới đến các công trình chính trong chùa: bái đường, nhà thiêu hương, thượng điện, các dãy hành lang, nhà tổ và tăng phòng…

Động thập điện Diêm Vương ở hai đầu đốc tòa tiền đường khá đẹp, miêu tả những hình phạt ở các tầng địa ngục.

Đây là một trong những ngôi chùa có số lượng tượng thờ nhiều nhất Hà Nội và cả Việt Nam, gồm 198 pho tượng. Cơ Bản gồm có: Khuyến thiện, Trừng Ác, Tứ Đại thiên Vương, Chuẩn đề, Phạm thiên, Đế Thích, Cửu Long Phún Thủy, Thập bát La hán, Lịch Đại Tổ Sư, Tam Tòa Thánh Mẫu, Tứ Vị Vua Bà,…

Ngoài các tượng Phật ở thượng điện, trong hậu cung còn có tượng nhà sư Từ Đạo Hạnh và tượng vua Lý Thần Tông. Tượng Từ Đạo Hạnh làm bằng mây đan phủ sơn còn tượng Lý Thần Tông làm bằng gỗ mít.

Vì được trùng tu nhiều lần, trong chùa không còn dấu tích của các kiến trúc di vật cổ. Tấm bia cổ nhất còn lại ở đây được dựng năm Thịnh Đức thứ 4 (1656) nhà Hậu Lê. Văn bia do tiến sĩ Nguyễn Văn Trạc viết.

Vẻ bề thế của quần thể kiến trúc hài hòa, cân xứng với không gian thoáng đãng khiến cho chùa Láng đã từng được coi là “đệ nhất tùng lâm” ở phía Tây kinh thành Thăng Long xưa.

Chùa Láng

Tham quan kiến trúc nổi bật của chùa Láng 

Chùa Láng trong ghi chép của ngày xưa được xây dựng chưa đủ 100 gian và xây theo kiểu nội công ngoại quốc. Đây là một kiểu kiến trúc của chùa vô cùng phổ biến. Kiểu kiến trúc đặc trưng với hai dãy hành lang dài được thiết kế ngay sát với Tiền đường và Hậu Đường. Tất cả sẽ tạo nên khung hình chữ nhật khép kín giúp vây lại công trình kiến trúc ở giữa là nhà thiêu hương hoặc nhà thượng điền.

Tới thời điểm hiện tại, ngôi chùa này vẫn giữ được những nét đẹp bề thế nhất nhờ vào quần thể kiến trúc vô cùng hài hoà và cân đối so với tổng thể xung quanh. Nơi đây tạo nên một không gian vô cùng yên bình và thanh tịnh. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về kiến trúc của chùa Láng thông qua nội dung sau nhé.

Cổng ngoài của chùa

Ngôi chùa này được thiết kế với phần cổng ngoài mang dáng vẻ độ sồ mà vô cùng vững chắc. Phần cổng có 4 cột vuông kết hợp theo đó là ba mái cong không trùm lên cột. Các mái sẽ được thiết kế gắn sát với giàn sườn. Phần mái tại cổng chính sẽ được thiết kế cao hơn so với mái tại cổng phụ. Với hình ảnh này sẽ khiến cho nhiều người sẽ liên tưởng ngay tới phong cách kiến trúc của cổng Phủ Chúa.

Ở cổng chùa Láng được đặt thêm tấm hoành phi lớn. Trên đây được ghi với dòng chữ đó là Thiền Thiên Khải Thánh.

 Nhà Bát Giác

Ngay sau cổng Tam Quan đó là sân gạch bát Tràng và một sập đá ngay giữa khuôn viên của chùa. Sân này thường được sử dụng để có thể đặt kiệu trong khi tổ chức những lễ hội lớn. Khi bước qua cổng Tam Quan, đi theo con đường lát gạch đỏ bạn sẽ đến gay được nhà Bát Giác. Đây chính là nơi được sử dụng để đặt tượng của Thiền Sư Từ Đạo Hành.

Nhà Bát giác còn được dùng để đặt kiệu thánh vào trước những ngày hội. Không gian này đã được xây dựng bởi gạch cổ được nung già và để trần tại 8 cạnh. Phần mái lớp của nó được thiết kế theo kiểu mái chồng có 2 tầng. Tại đây bao gồm có 16 mái được lợp ngói vảy với các đầu đao cong vút và uốn lượn.
Trên đỉnh của nóc nhà được thiết kế với hoạ tiết gồm có 4 con phượng đang múa. Chúng mang những đường nét mềm mại và uyển chuyển tự nhiên. Tầng mái bên trên còn được đắp thêm với 8 con rồng cuộn. Đây là một trong những điểm nhấn tạo vẻ đẹp rồng bay phượng múa trong kiến trúc chùa Láng.

 Toà Tiền Đường

Diện tích của công trình khá là rộng lớn, bao gồm có 9 gian. Nó được xây dựng theo kiểu tưởng hồi bít đốc tay ngai. Phần mái được lợp thêm ngói ta và mang kiểu chồng diêm 2 tầng có 4 mái.

Công trình này được trang trí vô cùng đa dạng và phong phú với nhiều hoạ tiết hoa văn khác nhau như long mã, tứ quý, chim phượng, hổ phù… Tất cả đều thể hiện được đặc trưng nghệ thuật của thế kỷ XIX.

Tòa Trung Đường

Kích thước của tòa Trung Đường gần bằng với toà Tiền Đường. Giữa hai toà này được nối với nhau nhờ một phương đình nhỏ với thiết kế kiểu 4 mái đao cong. Toà Trung Đường được thiết kế theo kiểu kiến trúc niên đại nghệ thuật.

Gian giữa của công trình kiến trúc này vẫn còn sót lại mảng chạm rồng phượng. Đây là một trong những nét đặc trưng của nghệ thuật dưới thời Hậu Lê vào thế kỷ XVIII.

Công trình kiến trúc đồ sộ và nổi bật

Sau khi đi qua nhà Bát Giác phật tử sẽ được chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc vô cùng đồ sộ ở trong khuôn viên rộng rãi. Nơi đây có nhà bái đường, thượng điện, nhà thiêu hương…

Tại vị trí hai đầu toà tiền đường có đông Thập Điện Diêm Vương trông vô cùng đẹp và ấn tượng. Đây là khu vực giúp tái hiện lại các hình phạt tại những tầng địa ngục. Điều ấn tượng nữa đó là tại chùa có nhiều tượng thờ khác nhau bao gồm khoảng 198 tượng kích thước lớn nhỏ, đa dạng… Tất cả sẽ mang tới cho người tham quan những trải nghiệm thú vị nhất.

Chùa Láng

Lễ hội đặc sắc có tại chùa Láng

Lễ hội đặc trưng của chùa Láng được tổ chức vào ngày 7 tháng 3 âm lịch hàng năm. Người ta đã lấy ngày sinh của Thiền Sư Từ Đạo Hạnh để tổ chức lễ hội. Chùa Láng tổ chức lễ hội song song cùng với hội của chùa Thầy.

Khi lễ hội diễn ra người dân làng Láng Phượng và du khách thập phương thường hay trở về sân chùa để khai hội và tổ chức lễ rước kiệu thánh từ chùa này sang chùa Hoa Lăng. Trong đó chùa Hoa Lăng chính là nơi thờ thân mẫu của Thiền Sư Từ Đạo Hạnh.

Lễ hội được tổ chức để tái hiện lại các hình thức đấu thần và giúp tái hiện lại về trận giao đấu của thiền sư Từ Đạo Hạnh với sư Đại Điên. Vào dịp này, tại chùa còn có nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như thi nấu cơm, ô ăn quan, bịt mắt đập niêu… Tất cả sẽ giúp tạo nên một không khí vô cùng sinh động và mang đậm chất của làng quê Bắc Bộ. Chính điều này đã giúp lễ hội chùa Láng rất thu hút khách tham quan hàng năm.

Món ngon Chùa Láng phải thử & gợi ý quán ăn nên ghé

Được biết đến như “thiên đường ăn vặt”, các quán ăn Chùa Láng đã trở thành một điểm đến quen thuộc của các tín đồ ẩm thực. Nếu bạn chưa biết nên thử món gì ở đây, hãy tham khảo ngay những gợi ý bên dưới đó có thêm nhiều sự lựa chọn.

Ốc luộc Chùa Láng

Món ăn đặc trưng của Chùa Láng mà bạn nhất định không thể bỏ qua chính là ốc luộc. Với việc luộc chung ốc với lá chanh, sả, ớt giúp tạo nên mùi thơm đặc trưng, hấp dẫn khó cưỡng. Bên cạnh đó, khi đến các quán ốc luộc, bạn còn có thể thưởng thức rất nhiều món ăn khác từ ốc, như ốc xào, ốc hấp…

2 địa chỉ ăn ốc luộc ngon được thổ địa recommend:

  • Địa chỉ: 215 Chùa Láng, Q. Đống Đa, Hà Nội.
  • Địa chỉ: 21/185 Chùa Láng, Q. Đống Đa, Hà Nội.

Thịt xiên nướng

Món thịt xiên nướng tại Chùa Láng được ví như là món ăn “vạn người mê”, trong đó có Hoàng Đức là quán thịt xiên nổi tiếng nhất tại đây, lúc nào cũng nườm nượp khách ra vào. Công thức ướp thịt và kỹ năng nướng của quán là bí quyết để tạo nên món thịt xiên đậm đà, thơm ngon và hấp dẫn.

  • Địa chỉ: 55 Chùa Láng, Q. Đống Đa, Hà Nội.

Bánh xèo

Các quán bánh xèo ở Chùa Láng đặc biệt được giới trẻ yêu thích và thường xuyên ghé thăm. Với hương vị đặc trưng từ bột, nhân thịt, tôm cùng các loại rau sống và dưa chuột đã tạo nên sự hòa quyện tuyệt vời. Bên cạnh đó, nước chấm chua cay cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp tôn lên hương vị có 1-0-2 cho món bánh xèo ở khu vực này.

Gợi ý 2 địa chỉ bánh xèo Chùa Láng ngon:

  • Địa chỉ: 28 Chùa Láng, Q. Đống Đa, Hà Nội.
  • Địa chỉ: 124 Chùa Láng, Q. Đống Đa, Hà Nội.

 Bún sườn chua

Nếu bạn là người yêu thích và có thể thưởng thức tất cả các món bún, thì chắc chắn bạn không thể làm ngơ trước tô bún sườn chua siêu đầy đặn tại Chùa Láng. Mùi thơm dịu nhẹ thoang thoảng của bún kết hợp với miếng sườn mềm ngọt và nước dùng đậm đà, đủ sức chinh phục vị giác của những thực khách khó tính nhất. Tuy nhiên, để tận hưởng hương vị tuyệt hảo của món bún này, bạn cần đến đúng địa chỉ được giới thiệu bên dưới:

  • Địa chỉ: 75 Chùa Láng, Q. Đống Đa, Hà Nội.

Mì hải sản

Khác với bún hải sản, mỳ hải sản sẽ đem đến cho bạn một trải nghiệm ẩm thực mới lạ và độc đáo hơn. Chính vì vậy, nhiều thực khách thường ưa thích món mỳ hải sản hơn là món bún khi đến các quán ăn tại Chùa Láng, mặc dù cả hai món đều có những thành phần topping tương tự nhau. Bạn có thể ghé quán ở địa chỉ số 10 Chùa Láng, Q. Đống Đa để nạp năng lượng với một tô mì hải sản ngon quên sầu.

Lưu ý quan trọng nên biết khi đi chùa Láng

Chùa là một trong những địa điểm thanh tịnh và trang nghiêm. Do đó khi du khách đến tham quan chùa nên lưu ý một số điều sau:

  • Tới thăm chùa Láng bạn nên đọc và tuân thủ những quy định được đưa ra tại các nơi thờ phượng và những cơ sở tôn giáo.
  •  Ở một số vị trí trong chùa bạn sẽ được dâng lễ mặn. Vì vậy hãy chú ý để thực hiện cho đúng.
  • Cần phải cẩn thận bảo quản tư trang của mình. Bởi trong chùa này vào các ngày lễ thường rất đông, sẽ dễ xảy ra tình trạng móc túi, trộm cắp.
  • Ăn mặc lịch sự, trang nghiêm phù hợp với không gian thanh tịnh tại chùa.
  • Cẩn trọng trong từng lời nói, cử chỉ. Không nói thô tục, đùa giỡn hay cười hét.

Trên đây là một số thông tin về Chùa Láng mà Đồ thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn về một ngôi chùa nằm ở Hà Nội Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về ngôi chùa Láng này nhé!

Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các ngôi chùa khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tớ nhé!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *