Chùa Huệ Nghiêm: Lịch sử, kiến trúc, lễ hội cổ tự Sài Gòn

Chùa Huệ Nghiêm là ngôi cổ tự được rất nhiều người biết tới tại khu vực Sài Gòn. Đây là một trong những địa điểm tham quan thu hút được đông đảo du khách và phật tử hàng năm.

Với kiến trúc nổi bật, lịch sử lâu đời gắn liền với sự phát triển Phật Giáo khu vực phía Nam. Vì vậy đây là nơi đáng để tham quan và trải nghiệm khi bạn đang tìm kiếm nơi trải nghiệm văn hóa tâm linh.

Vậy sau đây hãy cùng Đồ Thờ Hưng Vũ khám phá qua về ngôi chùa nổi tiếng này nhé!

chùa huệ nghiêm

Giới thiệu chùa Huệ Nghiệm

Chùa Huệ Nghiêm còn được biết đến với tên Phật học viện Huệ Nghiêm. Chùa là nơi đào tạo Tăng tài về giới luật nổi tiếng của miền Nam cũng như Việt Nam. Chùa Huệ Nghiêm là ngôi tự viện đầu tiên xây dựng giới đàn truyền giới luật Phật giáo trong lịch sử hơn 2000 năm truyền thừa của Phật giáo Việt Nam.

Là ngôi cổ tự nằm ngay ở Thành phố Hồ Chí Minh, nơi thanh tịnh và tâm linh, nơi hấp dẫn du khách trong và ngoài nước tìm đến mỗi dịp ghé thăm Sài Gòn. Ngôi chùa có lịch sử lâu đời của Sài Gòn.

Chùa Huệ Nghiêm là ngôi chùa theo hệ phái Bắc Tông, nơi đây đang sở hữu nhiều kỷ lục nhất tại Sài Gòn. Trong số đó phải nhắc đến kỷ lục về bức tượng Đức Phật A Di Đà được làm bằng gỗ hương cao nhất; Bộ cửa bằng gỗ lim được khắc nổi Bát bộ kim cương và Thập nhị địa chi thần lớn nhất.

Chùa Huệ Nghiêm ở đâu?

Chùa Huệ Nghiêm tọa lạc tại số 220/110/1 đường Đỗ Năng Tế, khu phố 2, phường An Lạc A, quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Nơi đây có vị trí giao thông thuận tiện cho việc đi lại và di chuyển. Nẳm ở trung tâm thành phố nên có rất nhiều người qua lại và nhiều người đã đặt chân tới đây cúng viếng.

Vị trí chùa Huệ Nghiêm

Lịch sử chùa Huệ Nghiêm

Kiến trúc của ngôi chùa hình chữ Sơn vô cùng ấn tượng dựa vào kiến trúc của Võ Đình Diệp. Tổng diện tích của ngôi chùa lên tới 3ha và được đầu tư rất khang trang. Đây sẽ là một địa điểm lịch sử mang ý nghĩa đặc biệt gắn liền với những đau thương của thời quá khứ.

  • Chùa được thành lập năm 1975, do Hòa thượng Thích Trí Quảng xây dựng. Trước đây, phần đất chùa hiện nay dùng để sản xuất lúa gạo cho tổ đình Huê Nghiêm. Sau năm 1975, Hòa thượng Thích Trí Quảng đã cho dựng thảo am, rồi xây chùa Huê Nghiêm 2 để tăng chúng và Phật tử có chỗ nghỉ ngơi, tu học.
  • Năm 1998, chùa Huê Nghiêm  được chính thức công nhận. Chùa Huê Nghiêm hiện nay khá khang trang và kiên cố. Hàng năm, vào dịp Đại lễ Phật đản, Ban Đại diện Phật giáo chọn chùa là nơi hành lễ tập trung cho hàng trăm tăng ni và Phật tử tham dự.
  • Ngày 27/5/2000, Thượng tọa Thích Giác Hoằng đã phát tâm hỷ cúng cho chùa 3 viên Xá lợi của đức Bổn sư và hai vị Thánh Tăng Mục Kiền Liên, Xá Lợi Phất.

Ngôi chùa này được Hòa thượng Thích Thiện Hoà khai sáng và được khởi công vào ngày 11 tháng 11 năm 1962.

HT Thích Trí Quảng người làng Tân Nhựt (Chợ Lớn). Ngài xuất gia với Tổ Khánh Hòa tại Phật học đường Lưỡng Xuyên (chùa Lưỡng Xuyên,Trà Vinh) vào năm 1935. Ngài theo học nhiều Phật học đường ở miền Trung, miền Bắc từ năm 1936 đến năm 1948.

Ngài là một danh tăng lỗi lạc của Phật giáo Việt Nam về các lãnh vực truyền giới, kiến thiết và trước tác. Hòa thượng viên tịch vào ngày 07 – 02 – 1978. Chùa là nơi tu học của chư tăng từ năm 1963 đến năm 1985 với các tên: Trường Trung đẳng Phật học chuyên khoa, Phật học viện Huệ Nghiêm gồm 400 Tăng sinh, Viện Cao đẳng Phật học Huệ Nghiêm (1963 – 1985).

Từ khi được xây dựng đến nay, Chùa Huệ Nghiêm đã trải qua rất nhiều lần đổi tên và trung tu sửa chữa khác nhau. Trong số những lần đổi tên thì từ khi phải nhắc đến sau khi thành lập, trong những năm 1963 đến 1985, cổ tự đã đổi liên tiếp tên từ Trường Trung đẳng Phật học chuyên khoa đến Phật học viện Huệ Nghiêm rồi sang Viện Cao đẳng Phật học Huệ Nghiêm và cuối cùng mới là tên gọi là Huệ Nghiêm như hiện tại.

chùa huệ nghiêm

Kiến trúc chùa Huệ Nghiêm

Tổng quan về kiến túc chùa Huệ Nghiêm nổi bật ở các điểm:

Khuôn viên chùa

Ngôi chùa cổ được trùng tu hàng trăm năm sở hữu vẻ đẹp rộng rãi, xanh mướt và thoáng đãng. Những công trình còn lưu giữ như đài Quan Âm, tháp Phổ Đồng hay khu Giới Đài. Đến với chùa Huệ Nghiêm Bình Tân, du khách thập phương sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp quần thể kiến trúc hình chữ Sơn độc đáo, hiếm có theo bản vẽ của kiến trúc sư Võ Đình Diệp. Bên cạnh đó, chùa Huệ Nghiêm còn là ngôi chùa có khuôn viên rộng rãi nhất trong các ngôi chùa tại Sài Gòn.

Ở sân trước chùa có tôn trí pho tượng Bồ tát Quán Thế Âm cao 12 m (tượng cao 8m, đài cao 4m) bằng đá hoa cương nguyên khối, nặng 60 tấn do Hòa thượng viện chủ chùa Kim Sơn Thích Tịnh Từ cúng dường năm 2003.

Khuôn viên chùa có nhiều bia đá có kích thước lớn, khắc những điều răn dạy của Đức Phật. Không gian rộng rãi với nhiều mảng xanh, vườn hoa, tiểu cảnh mang vẻ đẹp thanh nhã. Ở mỗi khoảng sân, góc vườn, hồ sen… đều được Hòa thượng trụ trì đặt tên của từng vị Bồ tát, Thánh Tăng có danh hiệu trong kinh Pháp Hoa. Hàng tháng, nơi đây có hai ngày chủ nhật dành cho Phật tử Đạo tràng Pháp Hoa chuyên tu.

Bên cạnh đó, khi đến tham quan, lễ chùa du khách còn được chiêm ngưỡng một nét đẹp kiến trúc mới, đó là sự kết hợp giữa kiến trúc chùa Việt và chùa Nhật Bản được cách tân tinh tế, hiện đại. Ngôi chánh điện tôn trí chư Phật: Đức Phật Tỳ Lô Giá Na, Bồ tát Quán Thế Âm, Bồ tát Đại Thế Chí, Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Phổ Hiền, Bồ tát Di Lặc.

chùa huệ nghiêm

Cổng tam quan chùa

Một trong những điểm nổi bật nhất của chùa đó chính là cổng tam quan. Đứng từ bên ngoài nhìn vào Chùa Huệ Nghiêm, cổng tam quan sẽ gây ấn tượng cho tất cả du khách khi được thiết kế mang đậm kiến trúc văn hóa phương Đông. Với mái cổng được làm bằng ngói màu nâu trầm làm chủ đạo tạo cảm giác cổ kính lại uy nghiêm, hơn hết toàn bộ cổng tam quan của chùa còn được là từ gỗ chắc chắn.

Nếu nhìn kỹ thì bạn sẽ thấy được những dòng chữ Nho được khắc dọc trên cổng tam quan. Như vậy bạn có thể thấy được sự tỉ mỉ, tinh tế của người xây dựng nên ngôi chùa.

Khu vực chánh điện và Tịnh nghiệp đường

Với diện tích xây dựng gần 600m2, khu vực chánh điện của chùa Huệ Nghiêm bao gồm hai tầng dùng để thờ cúng nhiều vị Phật khác nhau. Tầng trệt là nơi đặt các tượng Phật cao gần 5m được làm bằng gỗ quý và có trọng lượng lên đến 9 tấn. Nhìn một vòng xung quanh chánh điện, bạn sẽ thấy các tượng của Phật Địa Tạng và Bồ Tát Quan Âm xung quanh được thờ cúng. Ngoài ra ngay tại cửa còn được tinh tế chạm khắc hình 12 con giáp bà bát bộ kim cang mang giá trị nghệ thuật cao.

Theo Phật giáo, trước khi lên hàng thập sư già nạn, giới tử sẽ phải thành tâm sám hối trước tịnh nghiệp đường. Mỗi ngày, các chư tăng, Phật tử và chúng sanh đều sẽ đến để sám hối về mọi tội lỗi mà mình đã gây ra, do đó nơi đây cũng thường được gọi là Sám Hối đường.

Ngoài dùng để sám hối tội lỗi, nơi này còn là nơi để các chư tăng niệm Phật, thiền tịnh…

Khi đến Tịnh nghiệp đường, bạn sẽ thấy Cửu thể Di Đà với 8 pho tượng cao tới 3,6m được đặt bên trong. Mỗi pho tượng là tượng trưng cho các phẩm của người tu hành và được vãng sanh về miền cực lạc. Nổi bật nhất trong Tịnh nghiệp đường là pho tượng Phật A Di Đà với chiều cao đến 8m, trọng lượng lên tới 16 tấn, được chế tác hoàn toàn bằng gỗ với tuổi thọ hàng nghìn năm. Đây cũng chính là pho tượng Phật A Di Đà cao nhất được ghi danh vào sách Kỷ lục Guinness Việt Nam.

Chùa Huệ Nghiêm

Trai đường và Thư viện

Khu vực tiếp theo của chùa Huệ Nghiêm là trai đường, đến đây bạn sẽ thấy bên trong thờ tượng Phật của ngài giám Trai sứ giả. Nơi đây mỗi ngày vào lúc 6 giờ sáng sẽ làm nơi tiêu thực đại chúng do đó Trai đường có khá nhiều bộ bàn ghế bằng gỗ quý cao cấp, dùng để đón tiếp Phật tử tìm đến.

Nơi cuối cùng mà bạn có thể đến thăm viếng nhưng không kém phần thú vị chính là Thư viện của Chùa Huệ Nghiêm. Với diện tích xây dựng khá rộng rãi, thoáng mát và đây cũng chính là nơi lưu giữ số lượng lớn sách kinh khai sáng của nhà chùa. Kinh sách của Thư viện sẽ được viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Tạo nên một kho tàng kiến thức Phật giáo đầy hấp dẫn cho du khách mỗi khi tìm đến.

Các vị thiền sư gắn liền với lịch sử chùa Huệ Nghiêm

Chùa Huệ Nghiêm là nơi xuất phát của rất đông các vị cao tăng thuộc khu vực miền Nam. Trong đó có vị thiền sư Tế Giác – Quảng Châu.

Đây được xem là một trong những tổ sư rất quan trọng của Nam Kỳ vào thế kỷ XIX. Sau này vị thiền sư Tê Giác đã trở thành tổ sử của 3 tông đó là Lâm Tế Chánh Tông, Lâm Tế Gia Phổ và Tế Thượng Chánh Tông.

Tiếp nối dòng Lâm Tế Chánh Tông đó là Tổ Đạt Lý Huệ Mưu. Trên con đường chính đạo của bản thân ngài đã sử dụng lối thơ mộc mạc để giúp cảm hóa dân chúng.

Hướng dẫn di chuyển đến chùa Huệ Nghiêm

Chùa Huệ Nghiêm Bình Tân cách trung tâm Sài Gòn khoảng chừng 10km. Cung đường di chuyển tới ngôi chùa khá thuận tiện và dễ dàng. Dưới đây, chúng tôi sẽ mách bạn 2 cách di chuyển tới chùa tiết kiệm thời gian và nhanh nhất.

  • Cách di chuyển đến chùa Huệ Nghiêm bằng xe máy/ô tô:

Điểm xuất phát là khu chợ Bến Thành thuộc trung tâm thành phố. Men dọc theo con đường Lê Lai rồi rẽ sang khu vực Cống Quỳnh. Tiếp đó rẽ trái và chạy thẳng theo các tuyến đường Hùng Vương, Hồng Bàng và Kinh Dương Vương. Cuối cùng, rẽ vào đường Đỗ Năng Tế, đi thêm cừng 300m là tới khu vực ngôi chùa Huệ Nghiêm.

  • Cách di chuyển đến chùa Huệ Nghiệm bằng xe bus:

Với học sinh/sinh viên thì xe bus chính là sự lựa chọn hợp lý để tới chùa nhanh nhất. Tại các bến xe Sài Gòn, các tuyến xe bus chạy qua chùa Huệ Nghiệm có rất nhiều, điển hình là xe bus 01, 11-9 và xe số 10. Các bến xe bus cách cổng chùa khoảng 50-100m, mất khoảng 2-3 phút đi bộ là tới nơi.

Lễ hội của chùa Huệ Nghiêm diễn ra vào thời gian nào?

Mỗi năm chùa Huệ Nghiêm đều tổ chức những lễ hội và các hoạt động Phật giáo khác nhau. Điều này đã thu hút được sự chú ý và quan tâm của nhiều tăng ni, phật tử đến từ mọi miền tổ quốc đổ về. Nổi bật nhất là lễ hội huý kỵ tổ khai sơn được diễn ra vào ngày 6 tháng 10 âm lịch hàng năm và lễ hội huý kỵ Tổ Huệ Lưu vào ngày 12 tháng Giêng hằng năm.

Đây được xem là hai lễ hội lớn nhất tại chùa này nhằm thể hiện sự biết ơn và tưởng nhớ tới những vị thiền sư đã mang công lớn cho chùa và nhằm mục đích ban phước lành cho dân chúng. Bên cạnh đó lễ hội cũng được tổ chức để cho người dân cầu may và câu phúc nhằm mang tới tài lộc, may mắn cho gia đình mình.

Ngoài những lễ hội riêng của Chùa thì tại đây cũng tổ chức các lễ hội Phật Giáo chung của cả nước. Có thể kể đến đó là lễ hội Vu Lan Báo Hiếu, lễ hội Phật Đản, lễ hội vong ân xá tội… Ngôi chùa này ngày nay không chỉ là một địa điểm tâm linh mà còn là một địa điểm du lịch văn hoá cực kỳ nổi tiếng hàng năm thu hút được rất nhiều du khách tham quan.

Bên cạnh đó cũng có rất nhiều người đã tình nguyện tới chùa Huệ Nghiêm để làm việc công đức vào những tháng ngày cuối cùng của cuộc đời mình, sau những năm tháng đã lăn lộn, mưu sinh ở hồng trần. Ngay cả nhiều người cũng đã có tâm nguyện rằng sau khi mất muốn gửi gắm tro cốt của mình vào chùa

Đạo Tràng Pháp Hoa tại chùa Huệ Nghiêm

Ngôi chùa Huệ Nghiêm được coi là một ngôi đại tự bậc nhất Việt Nam hiện nay, chùa chính là bổn bộ của đạo tràng Pháp Hoa. Có rất nhiều Tăng Ni và hàng ngàn Phật tử thường đến đây thọ trì, đọc tụng Kinh Pháp Hoa và tiếp nhận Pháp âm của Hòa thượng tôn sư.

Đặc biệt, chùa Huê Nghiệm  nơi sinh hoạt cho pháp hội lớn tập hợp tất cả những hành giả Pháp Hoa (Đạo Tràng Pháp Hoa – dành cho những Phật tử trẻ sinh hoạt đạo Phật) tại TP.HCM mỗi tuần và cũng là Bổn bộ quy tụ tất cả hành giả Pháp Hoa từ Bắc chí Nam.

Những lưu ý khi đến chùa Huệ Nghiêm

Khi tới chùa Huệ Nghiêm thì bạn cần lưu ý:

  • Chùa là nơi linh thiêng nên khi đến đây bạn không nên ăn mặc những trang phục quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa.
  • Đến chùa, bạn nên thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc, linh thiêng thay vì mải mê chụp ảnh.
  • Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.
  • Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.
  • Nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý nếu muốn quay phim, chụp hình.

Trên đây là một số thông tin về Chùa Huệ Nghiêm mà Đồ Thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn về một ngôi chùa nằm ở TP.HCM. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về ngôi chùa Huệ Nghiêm này nhé!

Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các ngôi chùa khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *