Chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc: Lịch sử, kiến trúc và du lịch nơi đây

Chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc từ lâu đã là điểm đến du lịch văn hóa và tâm linh được nhiều người biết tới tại khu vực Phía Bắc Việt Nam ta. Nơi đây là quần thể du lịch tâm linh rộng lớn nằm giữa rừng nguyên sinh Tam Đảo.

Hàng năm du khách đến đây không chỉ để vãn cảnh mà còn cầu tài lộc, may mắn cùng với đó chùa Tây Thiên có không gian Phật giáo vô cùng trang nghiêm, được nhiều du khách chọn đến để hành hương.

Vậy hôm nay nãy cùng Đồ Thờ Hưng Vũ tìm hiểu và khám phá chi tiết về các thông tin ngôi chùa rất nổi tiếng của tỉnh Vĩnh Phúc này nhé

Chùa Tây Thiên

Giới thiệu chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc

Chùa Tây Thiên với ý nghĩa là trời Tây, ý là nói đến Ấn Độ, là cái nôi của Phật giáo. Tây Thiên cũng có thể hiểu là miền tây thiên cực lạc, là nơi có đức Phật. Khi đến chùa bạn sẽ cảm nhận được sự linh thiêng của xứ Phật

Chùa Tây Thiên là một khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh kết hợp bao gồm các đình, chùa mang nhiều giá trị văn hóa như đền Thõng, đến Thượng, đền Cô, đền Cậu,..

Tại đây cất chứa những dấu vết cũ và những công trình văn hóa ẩn mình trong khu rừng núi Tây Thiên. Chùa Tây Thiên ở Vĩnh Phúc không chỉ là một nơi hấp dẫn khách du lịch bởi cảnh quan thiên nhiên mà còn là một biểu tượng cho đời sống tâm linh của con người Việt Nam

Chùa nổi tiếng là nơi thờ Phật và thờ Mẫu rất thiêng, thu hút rất nhiều phật tử đến hành hương lễ Phật

Lễ hội lớn nhất trong năm tại đây là lễ hội Tây Thiên, là một cái tên trong danh sách những lễ hội có quy mô lớn nhất miền Bắc. Thời gian diễn ra vào 15 tháng 2 Âm lịch, đúng ngày này, người dân 14 xóm trong xã Đại Đình cùng tổ chức rước Thánh Mẫu với rất nhiều lễ vật đặc sắc cùng những đặc sản địa phương như xôi, gà, heo quay, hoa quả,….

Hơn nữa, trong những ngày diễn ra lễ hội, người dân hay những người khách du lịch đến đây đều có thể cùng tham gia các trò chơi dân gian như thi nấu cơm, thi hát dân ca, kéo co,… vô cùng hấp dẫn và vui nhộn

Địa chỉ chùa Tây Thiên ở đâu?

Khu di tich chùa Tây Thiên tạo lạc tại núi Thạch Đàn, Thị trấn Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc với chiều dài khoảng 11km và chiều rộng 1km.

Vị trí chùa Tây Thiên

Lịch sử của chùa Tây Thiên

Đây là một trong những nơi phát tích sớm nhất của Phật giáo Việt Nam.

Khoảng thế kỷ thứ 3, có một vị hòa thượng tên là Khương Tăng Hội dừng chân ở đây, dựng chùa truyền giáo, vì thế nơi đây là cái nôi của Phật giáo Việt Nam. Thiền học Việt Nam được khởi đầu với hòa thượng Khương Tăng Hội, ông cũng đem Thiền học sang truyền bá ở Trung Quốc thời Tôn Quyền (năm 247).

Cha của Khương Tăng Hội là người nước Khương Cư cư trú tại Giao Chỉ để buôn bán, mẹ là người Giao Chỉ, ông chắc chắn là sinh trên đất Giao Chỉ, cha và mẹ ông mất năm ông lên mười tuổi, ông mất năm 280 bên nước Tấn.

Vua Hùng thứ 6 tên là Hùng Chiêu Vương lên chùa Thiên Ân trên đỉnh núi Tam Đảo để cầu tự, khi trở về đã gặp bà Lăng Thị Tiêu và rước về làm vợ; bà là người xinh đẹp, giỏi giang, có tài thao lược, giúp vua Hùng đánh giặc giữ nước Văn Lang.

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên xây dựng trên nền của một thiền tự cổ (Thiên Ân Thiền Tự) có từ thế kỷ 3.

Kiến trúc của chùa Tây Thiên

Chính điện (Đại hùng bửu điện) nằm chính giữa Thiền Viện có chiều cao 17m, diện tích 675m2, có 4 trụ đỡ, đường kính mỗi trụ gần 1m nên có thể dành cho 600 phật tử, du khách ngồi thiền hoặc ngồi nghe giảng phật pháp. Trong chính điện thờ tượng Phật Tổ cùng với hai câu đối: Phước đức sâu dày do gieo nhân đạt quả, Tuệ giác tròn đầy bởi bát nhã gội nhuần và Phật giáo chỉ đường lìa mê về bến giác, Thiền tông không lối trực ngộ đến chân như.

Bên trái tòa chính điện là Lầu Chuông, bên phải là Lầu Trống. Trống được làm từ gỗ mít rừng Gia Lai, có đường kính lên đến 1,5m, dài 2m; Chuông có trọng lượng 2 tấn.

Phía sau chính điện là Nhà Tổ thờ tượng Trúc Lâm tam tổ (Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang). Các bức tượng Phật ở chính điện và Nhà Tổ đều được làm từ đá sa thạch (loại đá người Chăm và người Ai Cập thường dùng để tạc tượng) có độ bền lâu dài.

Trong Nhà Tổ có hai câu đối:

Tổ tổ truyền đăng phát huy tâm ấn Phật, Tăng tăng tục diện lưu biến chính tông thiền và Tây Thiên khởi nguồn Phật kiếp kiếp truyền đăng tục diện mãi truyền hằng, Yên Tử mở lối thiền đời đời đức hóa lưu phương luôn chuyển khắp.

Trong khu Thiền viện còn có: Nhà ăn phục vụ cơm chay cho các phật tử và du khách, Nhà sách bán kinh phật và đồ lưu niệm, Thư Viện, Khu nội viện gồm tăng đường, thiền đường và trai đường. Thiền viện dành khoảng 40 phòng để khách tăng và khách ni ở xa đến có thể nghỉ lại chùa tham quan và nghiên cứu phật pháp trong khoảng thời gian từ 1 – 2 tuần. Việc ăn ở, thiền viện không thu bất cứ khoản phí nào.

Chùa Tây Thiên

Quá trình xây dựng chùa Tây Thiên

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên được khởi công từ ngày 4/4/2004 (15/2 âm lịch) với tổng số vốn 30 tỷ đồng. Khi làm lễ khởi công, trên nền ngôi chùa cổ các nhà sư đã tìm được vô số các viên gạch và mảnh ngói vỡ có hoa văn mang dấu ấn của thời Trần. Sau hơn 15 tháng xây dựng công trình mang tầm cỡ quốc gia này đã chính thức hoàn thiện và được khánh thành ngày 25/11/2005.

Công trình to lớn này đã được xây dựng với thời gian nhanh và giá thành thấp kỷ lục, riêng tòa Đại Hùng Bửu điện chỉ thi công trong vòng 9 tháng. Sở dĩ tốc độ xây dựng nhanh như vậy vì có sự tham gia đóng góp của hàng ngàn người, trong đó có các nghệ nhân và làng nghề hầu khắp trong cả nước: thợ mộc Hà Tây, Bắc Ninh; thợ đá Non Nước, Ninh Bình; thợ xây Nam Định, Hà Nội.

Chùa Tây Thiên thờ ai?

Tây Thiên là một quần thể gồm các ngôi chùa thờ Phật, và các di tích thờ Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu, thu hút được hàng trăm ngàn người mỗi năm đến đây cầu mong sự chở che của Quốc Mẫu.

Cùng với Phật giáo, tín ngưỡng thờ Mẫu cũng xuất hiện rất sớm ở Tây Thiên. Theo ngọc phả thời Hùng Vương, Mẫu Tây Thiên họ Lăng, tên chữ là Ngọc Tiêu, người thôn Đông Lộ, xã Đại Đình ngày nay. Bà đã có nhân duyên cùng vua Hùng thứ VII là Chiêu Vương khi nhà vua cầu “Tiên tử” ở núi Tam Đảo và được tuyển làm Hoàng phi.

Từ bà, mở ra một triều đại mới với 7 đời vương kế tiếp nhau, ở ngôi tới 200 năm, là thời kỳ thiên hạ thái bình, xã hội ổn định. Trong Từ điển Bộ Lễ nhà Lê, bà được xếp thứ hai sau Tản Viên Sơn Thánh, được vinh phong là: “Tam Đảo Sơn Trụ Quốc Mẫu Tối Linh Đại Vương”. Trên núi Thạch Bàn, đền thờ bà tọa lạc cùng với chùa Tây Thiên, nên cũng gọi là đền Thượng Tây Thiên.

Địa điểm nổi tiếng khi ghé thăm chùa Tây Thiên

Những địa điểm nổi tiếng tại Chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc khi tới đây bạn nên ghé thăm gồm:

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên là một thiền viện thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử nằm tại thị trấn Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, cách Hà Nội khoảng 85 km về phía tây. Cùng với Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt và Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên là một trong 3 thiền viện lớn nhất của Việt Nam. Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên xây dựng ngay bên cạnh Khu di tích danh thắng Tây Thiên cổ tự (Chùa Tây Thiên, Đền Quốc Mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu, Đền Cô, Đền Cậu, Đền Thõng, Thác Bạc).

Thiền viện Tây Thiên là nơi đào tạo về Phật giáo một cách có hệ thống, tạo điều kiện để Phật giáo Việt Nam phát triển cả về bề rộng cũng như chiều sâu và đẩy mạnh giao lưu với các dòng phật giáo của các nước khác.

chùa tây thiên

Thiền viện trúc lâm An Tâm

Thiền viện Trúc lâm An Tâm là nơi tập trung các hoạt động thiền học và tu tập của Phật tử cũng như những ai tìm đến đây để kiếm tìm sự thanh tịnh trong cuộc sống hối hả. Thiền viện được xây dựng bên trong khu rừng thiêng liêng, tạo nên không gian tĩnh lặng và gần gũi với thiên nhiên. Kiến trúc của thiền viện được thiết kế bình dị, đơn giản với những tòa nhà bằng gỗ và gạch.

Tại Thiền viện Trúc Lâm An Tâm, bạn có thể tham gia vào các buổi thiền định hàng ngày dưới sự hướng dẫn của các giáo sư thiền hàng đầu. Những buổi thiền định này giúp tập trung tâm tư, lắng nghe tiếng lòng và đạt được sự thanh tịnh trong tâm hồn. Ngoài ra, thiền viện còn tổ chức các khóa tu tập và các hoạt động tâm linh khác để giúp mọi người tìm hiểu sâu hơn về Phật pháp cũng như tâm linh.

Đền Thỏng

Đền Thỏng mang đậm giá trị lịch sử và văn hóa tỉnh Vĩnh Phúc là nơi thắp hương và cầu nguyện của người dân địa phương lẫn mọi người gần xa. Ngôi đền được xây dựng cách xa khu vực chính của khu du lịch Tây Thiên, trên một vị trí cao và yên bình hơn. Điều này tạo cho đền một không gian tĩnh lặng và thanh tịnh, lý tưởng để tham gia vào các hoạt động tâm linh cũng như tìm hiểu về lịch sử và văn hóa địa phương.

Kiến trúc của Đền Thỏng đơn giản nhưng thanh lịch, được xây dựng theo phong cách truyền thống của đền chùa Việt Nam. Đền được làm từ gỗ và gạch với màu sắc trang nhã và trang trí nhẹ nhàng. Từ đền, bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh của khu du lịch Tây Thiên và thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ xung quanh.

Đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên

Đây là địa điểm tham quan nổi tiếng bậc nhất, tọa lạc trên đỉnh núi Tây Thiên. Nơi đây thờ bà Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu – là một vị vương phi sống vào đời Vua Hùng thứ 7, được coi là thần chủ Tây Thiên. Bà đã có công lao to lớn trong việc giúp vua đánh giặc, dạy dân trồng lúa nước

Đền Cô – Đền Cậu

Nếu đã đến với Tây Thiên thì du khách không thể nào không đến với đền Cô và đền Cậu. Đền Cậu nổi tiếng linh thiêng khi cầu tài, cầu tự, cầu duyên hay cầu những điều tốt đẹp, may mắn cho gia đình và bản thân

Đền Cô là nơi thờ Cô Bé, theo truyền thuyết Cô Bé là con của trời, ở đây cùng Mẫu giúp dân giúp nước. Đây là một địa điểm lý tưởng để bạn giãi bày những phiền muộn, đau khổ trong cuộc sống, mọi người truyền nhau rằng uống nước thiêng tại đây bạn sẽ thấy tâm hồn thanh thản, bình yên đến lạ.

Khung cảnh hai ngôi đền xung quanh đều là cây cỏ xanh tươi, không khi thoáng mát, tạo nên một không gian thanh tịnh, yên bình

Đại bảo tháp Mandala

Đại Bảo Tháp Mandala là một ngôi tháp cao 37m, rộng 1500m2 nằm ở trung tâm khu du lịch Tây Thiên. Nơi đây được xem là kiệt tác kiến trúc Phật giáo Kim Cương thừa đầu tiên tại Việt Nam với thiết kế theo hình dạng của một bông sen khổng lồ.

Đại Bảo Tháp Mandala được khởi công vào năm 2009 và hoàn thành vào năm 2012. Tất cả nội thất, tượng đài, cổng tam quan… đều được xây dựng bằng vật liệu bền vững như đá, gỗ, sắt, đồng… và được trang trí bằng nhiều họa tiết, tượng phật mang đậm nét văn hóa Việt Nam.

Đại bảo tháp Mandala

Nên đến chùa Tây Thiên thời gian nào?

Chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc là khu du lịch mang nhiều yếu tố tâm linh, bạn có thể vừa đến đây cầu bình an, cầu lộc, cầu may mắn kết hợp với thưởng thức cảnh đẹp cùng không khí an lành, thanh tịnh tại đây.

Bạn có thể chọn đi du lịch chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc vào dịp lễ lớn của Phật giáo diễn ra vào ngày 15/2 Âm lịch. Đến đây vào dịp này là cơ hội bạn được hòa mình cùng người dân tham gia lễ hội đặc sắc, chỉ diễn ra duy nhất mỗi năm một lần này. Đây cũng là thời điểm đầu xuân năm mới, đi chùa Tây Thiên vừa kết hợp du xuân vừa cầu cho gia đình một năm mới bình an, hạnh phúc.

Bạn cũng có thể chọn đến chùa vào mùa hè, bởi thời gian này chùa thường tổ chức các khóa tu dành cho tất cả mọi người tại Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên.

chùa tây thiên

Cách di chuyển tới chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc

Đường đi Tây Thiên Vĩnh Phúc khá đơn giản, bạn có thể lựa chọn cách di chuyển như sau:

  • Từ trung tâm thành phố Hà Nội đi theo đường quốc lộ 2A, di chuyển đến thành phố Vĩnh Yên
  • Đến thành phố Vĩnh Yên rẽ phải, di chuyển theo dãy Tam Đảo (xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo), đi khoảng 74 km thì rẽ trái, tiếp tục di chuyển khoảng 11km bạn sẽ đến chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc.

Ngoài ra, bạn cũng thể di chuyển tới chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc bằng xe bus theo những tuyến sau:

  • Từ trung tâm Hà Nội di chuyển đến Mê Linh Plaza bằng xe bus tuyến 07 hoặc 58.
  • Từ Mê Linh Plaza bắt xe 01 đến bến xe Vĩnh Yên.
  • Tại bến xe Vĩnh Yên di chuyển đến bến xe Đại Đình bằng bằng xe VP – 07.
  • Di chuyển khoảng 40 phút  bạn sẽ tới chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc.

Các hoạt động – lễ hội thường diễn ra ở chùa Tây Thiên

Chùa Tây Thiên nói riêng và cả khu di tích thắng cảnh Tây Thiên nói chung nổi tiếng với lễ hội Tây Thiên diễn ra hàng năm, vào tháng 2 âm lịch.

Thông thường, vào 3 ngày 15, 16, 17 âm lịch, một lễ hội truyền thống vô cùng đặc sắc được tổ chức ở đây mang tên Lễ Hội Tây Thiên. Lễ hội thường địa chia thành hai phần chính:

  • Phần lễ: ở phần này sẽ tổ chức rất nhiều các lễ trang trọng như lễ cáo, lễ rước kiệu, lễ dâng hương, các hoạt cảnh chèo mô tả lại truyền thuyết Quốc Mẫu Tây Thiên.
  • Trò chơi dân gian: trong phần này, người dân tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và những người đến đây tham dự đều có thể tham gia những hoạt động vui chơi như thi hát dân ca, thi làm bánh chưng bánh dày, thi nấu cơm, trò chơi kéo co, chọi gà… Các trò chơi này vô cùng sôi nổi và hấp dẫn.

Sắm lễ đi chùa Tây Thiên cần gì?

Để tỏ lòng thành kính khi đến dân hương tại các chùa thì bạn có thể và chỉ được sắm các lễ chay như: hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè,…

Đối với các lễ mặn chỉ được chấp nhận tại các khu vực có thờ các vị thánh, mẫu và bạn chỉ được dâng lễ mặt ở các khu vực này mà thôi. Tuyệt đối không dâng ở khu vực Phật điện.

Bạn không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng, lễ Phật tại chùa. Vì tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở bàn thờ Phật, Bồ tát.

Hoa tươi lễ phật có thể là: hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu,… Không nên dùng các loại hoa tạp, hoa dại,…

Tới du lịch Chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc ăn gì?

Tại chùa Tây Thiên có những món ăn đặc sản, nổi tiếng khắp cả nước. Bạn nhất định phải thử những món sau khi du lịch tại đây:

Ngọn su su

Cây su su được trồng rất phổ biến tại Tam Đảo Vĩnh Phúc. Mặc dù có nhiều tỉnh thành cũng trồng nhưng su su ở đây mang rất nhiều điểm đặc biệt riêng, su su có vị thơm ngon, ngọt lịm, siêu lòng bất cứ thực khách nào. Đến đây, bạn có thể dùng thử những món ăn từ su su như su su xào thịt bò, su su xào tỏi,…

Gà Đồi Vĩnh Phúc

Gài được chăn thả tự nhiên trên những vùng đồi vì thế tạo ra hương vị của gà có một không hai, rất dai và thơm, không có bất cứ vị gì của gà công nghiệp như vẫn thường thấy. Đặc biệt, đến với Vĩnh Phúc bạn không nên bỏ qua món gà đồi bọc đất nướng, một trong những đặc sản nổi tiếng của người dân tại đây.

Từng miếng thịt gà vàng ươm, thơm phức, bạn sẽ ấn tượng và nhớ mãi không quên hương vị này khi thưởng thức. Bên cạnh đó, gà đồ còn có thể chế biến thành các món ngon như nướng, rang muối,.. cũng có thể làm hài lòng bất kỳ người sành ăn nào

Lợn mán

Lợn mán cũng thuộc danh sách những ẩm thực bạn nên thưởng thức khi đến Tam Đảo Vĩnh Phúc. Vị của thịt lợn mán có vị thơm ngon, không thể lẫn với bất kỳ nơi nào khác. Thịt lợn mán có thể chế biến thành nhiều món ăn như lợn nướng, lợn hấp,… uống cùng rượu mận thì đúng là một sự kết hợp tuyệt vời

Lưu ý khi tới chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc

Nếu mùa hè bạn chọn đi khám phá chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc, bạn hãy nhớ chuẩn bị thêm áo nắng, mũ rộng vành, nướng uống đầy đủ bởi mùa hè tại đây cũng rất nắng và nóng như mùa hè của mọi nơi tại miền Bắc

Nếu bạn sử dụng phương tiện cá nhân để di chuyển đến Tây Thiên thì lưu ý bạn có thể đi thẳng sát vào tận sâu trong núi mà không cần rẽ vào Trung tâm Lễ hội Tây Thiên, điều đó sẽ giúp bạn đỡ phải đi bộ một đoạn khá xa

Nếu bạn muốn khám phá và trải nghiệm cảm giác leo bộ lên đỉnh Tây Thiên thì hãy chuẩn bị những đôi dép quai hậu hay giày thể thao bền chắc bởi vì đường lên đỉnh Tây Thiên bạn sẽ phải vượt qua những đoạn suối, đèo khó đi

Trên đây là một số thông tin về Chùa Tây Thiên mà Đồ thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn về một ngôi chùa nằm ở Vĩnh Phúc. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về ngôi chùa Tây Thiên này nhé!

Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các ngôi chùa khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *