Chùa Đậu là ngôi chùa linh thiêng với bề dày lịch sử – văn hóa và những giá trị kiến trúc, mỹ thuật… Ngôi chùa cổ kính này cũng thu hút nhiều du khách tới cầu an vì những huyền tích bí ẩn xa xưa.
Ngôi chùa Hà Nội này là một quần thể kiến trúc đặc biệt, mang những nét nghệ thuật của các vương triều lịch sử Lý – Trần – Lê – Nguyễn. Với không gian thanh tịnh, chùa Đậu đã thu hút nhiều phật tử và khách tham quan gần xa ghé đến dâng hương, thưởng ngoạn.
Sau đây hãy cùng Đồ Thờ Hưng Vũ tìm hiểu chi tiết về địa danh nổi tiếng này nhé!
Giới thiệu chùa Đậu
Chùa Đậu còn có những tên gọi khác là Pháp Vũ Tự, Thành Đạo tự,… Ngôi chùa này gắn liền với thời kỳ Phật giáo du nhập vào khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. Chùa Đậu ngoài thờ Phật còn thờ những vị thần linh thiêng với cư dân nông nghiệp như: Pháp Vũ, Pháp Vân, Pháp Lôi, Pháp Điện.
Chùa Đậu được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống, lưu giữ Nhục thân Bồ tát của hai vị thiền sư tu hành đắc đạo và nhiều hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa cao. Hơn nữa, nơi đây thờ Bà Đậu hay nữ thần Pháp Vũ thuộc trong hệ thống Tứ Pháp bao gồm Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện.
Chùa Đậu nổi tiếng với những kiến trúc mang đậm nét lịch sử, văn hóa Việt Nam bởi nơi đây tồn tại qua các giai đoạn vương triều khác nhau và là một trong những di tích lịch sử lâu đời tại huyện Thường Tín thu hút khách tham quan cũng như những người đam mê khám phá bề dày lịch sử lâu đời tại ngôi chùa này.
Chùa Đậu ở đâu?
Chùa Đậu Thường Tín tọa lạc tại cuối làng thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, Hà Nội.
Ngôi chùa này cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 25km. Trước kia, khu vực Thường Tín thuộc tỉnh Hà Tây cũ (hiện tại đã là Hà Nội). Vì vậy, nhiều du khách vẫn có thói quen tìm chùa Đậu Hà Tây thay vì chùa Đậu Hà Nội như hiện tại.
Vị trí chùa Đậu Thường Tín
Lịch sử chùa Đậu Hà Nội
Theo lịch sử ghi chép lại, chùa Đậu Thường Tín được khởi công xây dựng vào thế kỷ thứ 3 sau công nguyên cách đây gần 2000 năm và được tu sửa qua nhiều lần. Từ thời phong kiến, ngôi chùa này chủ yếu dành cho các vị vua và người dân chỉ được vào lễ bái khi có lễ hội nên nhiều người gọi tên ngôi chùa này là chùa Vua.
Đặc biệt, dưới thời vua Lê Thần Tông, chùa Đậu Thường Tín được trùng tu với quy mô lớn với bề thế khang trang, uy nghiêm và chùa đã được phong tặng là “Đệ nhất danh lam” bởi nơi đây được Phật tử và người dân xung quanh xem như là nơi đất Phật do sự linh ứng mà nơi đây mang lại.
Năm 1964, chùa được xếp hạng di tích lịch sử và nghệ thuật loại A. Có từ lâu đời, lại trải qua chiến tranh, chùa đã bị xuống cấp nhưng vẫn còn lưu giữ nhiều di tích quý như gác chuông Tam quan, cuốn sách đồng thi lịch sử chùa, đặc biệt là tượng lưu cốt hai thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường từng trụ trì chùa vào đầu và giữa thế kỷ 17. Chùa Đậu nằm ở cuối làng Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội 24 km về phía nam. Chùa còn có nhiều tên gọi khác là: Thành Đạo Tự, Pháp Vũ Tự, Chùa Vua, Chùa Bà.
Chùa Đậu vốn thờ Tứ Pháp: vân, vũ, lôi, điện (tức là mây, mưa, sấm, chớp). Cuốn sách bằng đồng có từ thời Sĩ Nhiếp đầu thế kỷ thứ 3 (năm 200-210) hiện cất giữ tại chùa cho biết rõ sự tích Phật giáo là từ ấn Độ du nhập vào Việt Nam.
Theo Đại Đức Thích Thanh Nhung, trụ trì chùa, thì đầu thế kỷ thứ 3, Sĩ Nhiếp cho lập chùa đặt tên là Thành Đạo Tự, rước Đại Thánh Pháp Vũ Đại Bồ Tát về thờ, nên gọi là Pháp Vũ Tự. Năm 1635, đời vua Lê Thần Tông, cung tần Ngô Thị Ngọc Nguyên đã làm hội chủ hưng công trùng kiến quy mô ngôi chùa. Chùa Đậu nổi tiếng từ bấy giờ, mọi người cho rằng về tới nơi đây là đến nơi đất Phật.
Chùa Đậu được xây cất lớn vào đời Lý. Tới đời Lê có văn bia, sổ sách ghi truyền về việc tu sửa chùa. Chùa kiến trúc theo kiểu “nội công, ngoại quốc” “tiền Phật, hậu thánh” theo cấu trúc hệ thống tứ pháp nhà Phật. Nghệ thuật kiến trúc có nhiều nét độc đáo, đặc trưng của nền nghệ thuật dân gian hưng thịnh vào thế kỷ 17. Ngôi chính điện từ đời Lê, mái lợp ngói mũi hài, các cột, xà đều chạm rồng; những bệ đá chân cột chạm hoa sen, bộ cửa tám cánh đề chạm tứ linh, tứ quý, sơn son, thếp vàng… Tam quan chùa là một gác chuông hai tầng tám mái, tầng trên treo quả đại hồng chung đúc năm 1801, thời Tây Sơn.
Năm 1947, những công trình quý báu này bị thực dân Pháp phá hoại, đốt cháy. Tuy nhiên, vẫn còn một số điêu khắc giá trị ở gác chuông Tam quan và Hộ tiền đường chạm trổ tiên nữ cưỡi rồng, chàng trai cưỡi hổ đánh rồng… rất sống động. Hai cái am thờ hai di hài nhà sư ở bên cạnh chùa được xây bằng gạch cổ thời Mạc, có hình các con thú, lá cây, hoa cúc rất độc đáo.
Khi chưa bị cháy, tại chùa còn nhiều vật quý hiếm như quạt ngà, quạt tê giác của vua Lê và chúa Trịnh ban. Hiện nay, chùa vẫn còn giữ cuốn sách đồng khắc chữ Hán nói về lịch sử chùa cùng một khánh đồng to đời Lê Cảnh Hưng thứ 33 (1772), một chuông đồng to thời Tây Sơn (Cảnh Trịnh thứ 9 – 1801), hai tấm gỗ tứ thiết sơn son thếp vàng có chạm hai bài thơ của vua Lê Hy Tông (1680 – 1705) và vua Lê Dụ Tông (1705 – 1719) khi về thăm chùa và một số bia đá cổ thời Mạc Sùng Khang (1566 -n1577), Dương Hòa (1635 – 1643), Thịnh Đức (1653 -1657), Cảnh Hưng (1740 – 1786),…
Vào thời Hậu Lê, chùa được ghi nhận là “danh lam đệ nhất”. Năm 1964, chùa được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng di tích lịch sử và nghệ thuật loại A, và được tu sửa lại vào năm 1967.
Kiến trúc chùa Đậu Thường Tín
Ngôi chùa được xây dựng với quy mô tổng thể lớn, kết cấu theo kiểu “nội công ngoại quốc”. Trong khuôn viên chùa có các công trình kiến trúc thờ Phật, được bố cục giống như hình chữ công, xung quanh được quây kín bởi các cụm kiến trúc khác tạo thành hình chữ “国” (Quốc) theo mẫu chữ hán.
Khuôn viên chùa bao gồm: Tam quan, nhà tả vu – hữu vu, tiền đường, tam bảo, nhà tổ. Trong chùa còn lưu nhiều di vật và đồ thờ cổ có giá trị như đôi rồng đá, khánh, chuông… Chùa Đậu hiện nay vẫn giữ được 6 bia đá khắc từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII. Tấm bia “Pháp Vũ Tự tạo lệ bi” cho biết nhà sư trụ trì Đạo Tâm từng giữ chức Tăng lục ty Tăng thống, một vị trí cao trong giới Phật giáo lúc bấy giờ.
Trong chùa còn treo hai tấm biển gỗ sơn son thếp vàng, khắc bài thơ chữ Nôm của chúa Trịnh Căn (1682-1709) và chúa Trịnh Cương (1709-1729). Đôi rồng đá và chiếc khánh đồng đúc năm 1774 với bài minh soạn bởi danh sĩ đời vua Lê Hiển Tông là Phan Trọng Phiên.
Cổng Tam Quan tại Chùa Đậu Thường Tín
Cổng Tam Quan tại chùa Đậu Thường Tín được xây dựng với cấu trúc hai tầng tám mái và trên tầng của cổng chùa được treo một quả chuông đồng tồn tại từ thời Tây Sơn năm 1801.
Tiêu biểu nhất của cổng chùa chính là phần mái lợp được làm bằng ngói vảy cá đỏ và các góc mái được chạm khắc theo hình đầu đao cong vút. Đây là một trong những phong cách kiến trúc đặc trưng của đời nhà Lý thời bấy giờ
Ngoài ra, những mảng chạm mang họa tiết hình rồng chầu mặt nguyệt, lân, phượng kết hợp với chữ Hán mang đậm nét đặc trưng văn hóa của những kiến trúc nghệ thuật thời phong kiến từ thế kỷ 17.
Chánh Điện tại chùa Đậu Thường Tín
Bên trong Chánh Điện tại chùa Đậu Thường Tín là một gian tiền đường được trưng bày cùng với tượng những vị Thập bát La Hán. Nơi đây mang lại những kiến trúc độc đáo nghệ thuật thừa hưởng từ thời vua Lê với các nét chạm trổ tỉ mỉ, tinh xảo.
Phía sau chánh điện là một điện thờ nhỏ được thờ nữ thần Pháp Vũ thuộc trong hệ thống Tứ Pháp. Đặc biệt, cách bày trí tại chùa Đậu Thường Tín thể hiện cấu trúc “Tiền Phật, Hậu Thánh” vô cùng cổ xưa nhưng đậm nét tính chất văn hóa lâu đời.
Ngoài ra, Chánh Điện chùa Đậu Thường Tín còn là nơi lưu giữ tượng táng tương đối còn nguyên vẹn của hai nhà sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường. Đây là 2 trong số 4 bức tượng nhục thân còn tồn tại ở Việt Nam. Vì thế, hai pho tượng này được xem như “bảo vật quốc gia” thiêng liêng và được người dân tôn kính như hai vị Đức Phật sống. Và đây cũng là hai vị trụ trì chùa Đậu Thường Tín vào nửa đầu thế kỷ 17.
Hình ảnh chánh điện chùa Đậu (nguồn VOV)
Lưu giữ những di vật và cấu kiện kiến trúc quý
Đến nay, chùa Đậu vẫn còn lưu giữ các di vật và cấu kiện kiến trúc quý. Đó là: Hệ thống bia cổ, gạch thời Mạc trang trí hình thú, rồng, cá hóa long, nhiều loại hoa lá… Nổi bật chính là những mảng chạm gỗ tỉ mỉ, tinh xảo, mang đậm phong cách mỹ thuật thời Lê trung hưng.
Chùa Đậu hiện vẫn gìn giữ trọn vẹn hiện vật quý là đôi rồng đá thời Trần ở bậc thềm nhà tiền đường. Đôi rồng này cũng được Bảo tàng Lịch sử quốc gia “sao chép lại” 1 bản để trưng bày ở sân vườn bảo tàng tại Hà Nội.
Ngoài ra, chùa Đậu còn lưu giữ cuốn sách quý bằng đồng có từ thời Sĩ Nhiếp – khoảng đầu thế kỷ thứ 3 (năm 200 – 210). Nội dung sách ghi lại: Một lần Quách Thông trên đường hành đạo tới làng Gia Phúc, thấy thế đất nơi đây tựa như 1 bông sen đang nở. Nghe đồn năm đó nơi đây có luồng linh khí phát quang nên Quách Thông đã trình lên Sĩ Nhiếp. Sĩ Nhiếp cho rằng đây là nơi đất Phật, cho lập chùa để người dân trong vùng làm chốn tu nguyện.
Lưu giữ hai pho tượng được tạo từ di hài của hai vị thiền sư
Đặc biệt, chùa Đậu còn nổi tiếng là nơi lưu giữ 2 pho tượng được tạo từ di hài của 2 vị thiền sư Vũ Khắc Trường và Vũ Khắc Minh.
Pho tượng táng của thiền sư Vũ Khắc Trường hiện đã hư hại ít nhiều. Còn pho tượng thiền sư Vũ Khắc Minh hiện vẫn tương đối nguyên vẹn. Pho tượng cao 59cm, nặng 7kg, 2 tay chắp trước bụng, 2 chân bắt chéo theo tư thế kiết già, người hơi cúi về phía trước. Trải qua gần 4 thế kỷ, pho tượng vẫn giữ được nét mặt an nhiên siêu thoát, phảng phất bờ môi thoáng cười niềm hạnh phúc vô biên bất diệt.
Thiền sư Vũ Khắc Minh có pháp danh là Đạo Chân, viên tịch vào khoảng năm 1638. Thiền sư Đạo Chân đã trụ trì chùa Đậu nhiều năm. Theo huyền tích dân gian, trước khi viên tịch, nhà sư đã dặn các đệ tử rằng: “Sau khi nghe tắt tiếng mõ 7 ngày, hãy mở cửa am ra. Nếu thấy ta ngã thì an táng như bình thường, nếu ta còn ngồi thì làm theo cách này…”.
Sau đó thiền sư nhập thất, đóng kín cửa. Theo đúng lời thầy dặn, sau 7 ngày im tiếng mõ, các đệ tử mở cửa am vẫn thấy nhà sư trong tư thế thiền định, không có mùi hôi. Các đệ tử liền làm theo cách được ông hướng dẫn để tạo hình pho tượng.
Pho tượng tạo từ di hài của thiền sư Vũ Khắc Minh hoàn toàn không giống những cách ướp xác đã biết trên thế giới. Cho tới nay, người ta vẫn chưa tìm được tài liệu lý giải về phương pháp tạo tượng này. Thậm chí, hiện không có tư liệu về việc ông tu theo hệ phái nào trong Phật giáo Việt Nam.
Đặc biệt là trong chùa còn có hai pho tượng của hai nhà sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường đã tu ở chùa vào khoảng thế kỷ 17, được tạo thành bằng cách bó sơn ta rồi quang dầu ra ngoài chính thi hài các nhà sư. Đầu năm 1983, Bảo tàng lịch sử Việt Nam đã được giao nhiệm vụ lập phương án thiết kế và thi công trùng tu hai pho tượng này. Khi chiếu tia X-quang, các nhà nghiên cứu còn thấy rõ xương cốt bên trong thi hài và kết luận rằng: không có vết đục đẽo, không có hiện tượng hút ruột, hút óc và các khớp xương dính chặt với nhau như thể tự nhiên. Đây là hai vị Thiền sư đắc đạo tại chùa, để lại toàn thân xá lợi. Xá lợi đốt không cháy, ngâm trong nước không tan.
Tượng thiền sư Vũ Khắc Minh đã được tu bổ với các kỹ thuật truyền thống như: bó, hom, lót, thí, mài và thếp với các nguyên liệu như sơn ta, vải màn, giấy dó, mạt cưa và đất. Tổng số lớp sơn và thếp vàng là 14 lớp. Trước khi tu bổ, tượng nặng 7 kg, sau khi tu bổ, tượng nặng 7,5 kg.
Pho tượng Vũ Khắc Trường đã bị hỏng nặng vào khoảng năm 1983 do am đặt tượng bị ngập sau trận lụt lớn. Tượng hồi đó đã được ông Vũ Văn Tuyền, cháu của thiền sư Vũ Khắc Trường đắp lại bằng đất và sơn ta. Tượng đã được các nhà nghiên cứu sắp xếp lại những xương bị gãy, xông thuốc hai lần và phủ xương bằng dung dịch PVC và đưa lại xương vào trong tượng và bao kín toàn tượng bằng sơn ta, giấy bản, vải màn, mạt cưa, đất và thếp bạc, chỗ dày nhất tới 22 lớp. Toàn bộ pho tượng sau khi tu bổ nặng 31 kg.
Cách di chuyển tới chùa Đậu Thường Tín
Chùa Đậu Thường Tín nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 25km.
- Nếu đi từ trung tâm Hà Nội, bạn sẽ di chuyển theo đường hướng Quốc lộ 1A để hướng đến xã Nguyễn Trãi. Đến xã Nguyễn Trãi, bạn rẽ phải và tiếp tục di chuyển khoảng 2km nữa để gặp bảng chỉ dẫn hướng vào chùa Đậu Thường Tín
Trước đây, khu vực này thuộc tỉnh Hà Tây nên nhiều du khách sẽ tìm đến chùa Đậu Hà Tây thay vì chùa Đậu Thường Tín Hà Nội như hiện tại.
Lễ hội chùa Đậu Thường Tín
Lễ hội chùa Đậu diễn ra trong 3 ngày từ 8 – 10 tháng giêng âm lịch hằng năm. Tuy nhiên, thông thường thì từ mùng 1 Tết đã tấp nập người dân đến chùa vãn cảnh, cầu an. Sau đó, càng gần chính hội thì càng nhiều du khách từ khắp nơi đổ về chiêm bái, thưởng ngoạn.
Điểm nhấn của lễ hội chùa Đậu là nghi lễ rước kiệu từ các thôn, thường diễn ra vào ngày 9 tháng giêng. Theo truyền thống, kiệu của 9 thôn sẽ do các thanh niên trai tráng trong làng rước vào sân chùa rồi xoay tròn, xô đẩy trước khi bước vào chính điện. Tương truyền, kiệu của thôn nào xoay tít hơn thì thôn ấy sẽ gặp nhiều may mắn, sung túc trong cả năm.
Lưu ý khi tham quan tại chùa Đậu
Vì chùa Đậu Thường Tín là nơi tôn nghiêm và có bề dày lịch sử lâu đời nên khi bạn tham quan khu vực này thì tốt nhất nên chuẩn bị cho mình những trang phục lịch sự, chỉnh tề nhằm thể hiện sự tôn trọng, tôn kính với các bậc bề trên. Hơn nữa, vì không gian chùa rất yên tĩnh nên khi tham quan nơi đây bạn phải hạn chế sự ồn ào.
Chùa Đậu Thường Tín là một địa điểm không những mang đậm nét lịch sử văn hóa lâu đời khi sở hữu những kiến trúc cổ đặc trưng từ các đời nhà vua khác nhau mà còn là nơi linh thiêng linh ứng để cúng bái, cầu mong mang lại những điều tốt lành.
Nếu bạn có dịp ghé thăm thủ đô Hà Nội, hãy đặt chân đến tham quan chùa Đậu Thường Tín để khám phá tận mắt vẻ đẹp của những kiến trúc cổ xưa phong kiến cũng như hiểu biết thêm lịch sử hào hùng ngàn đời của dân tộc nước ta.
Một số lưu ý khi tới chùa Đậu:
- Bạn nên lựa chọn trang phục gọn gàng, đồ tối màu, kín đáo và chỉnh tề khi đi hành lễ tại chùa Đậu.
- Mang theo tiền mặt, đặc biệt là tiền lẻ để bỏ hòm công đức và dễ dàng mua sắm lễ vật.
- Không vứt rác bừa bãi, tự tay ngắt hoa, lá khi đi dạo trong khuôn viên nhà chùa.
- Không được tự tay chạm vào tượng Phật, đồ vật trong chùa khi chưa được sự cho phép.
- Giữ yên lặng, không đùa giỡn, nói tục, chửi thề làm mất sự trang nghiêm của chùa Đậu.
- Tham khảo thật kỹ trình tự dâng lễ, thắp nhang tại chùa Đậu. Tránh đặt lễ nhầm ban hay gọi nhầm tên Phật, thánh.
Trên đây là một số thông tin về Chùa Đậu Thường Tín, Hà Nội mà Đồ Thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng nôi dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về ngôi chùa có lịch sử lâu đời nàynày nhé!
Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các ngôi chùa khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi nhé.