Chùa cảm ứng? Chùa Mứng (Cảm Ứng Tự) – 1000 điểm đến Đồng bằng Bắc bộ

Chùa cảm ứng? Cảm Ứng tự là ngôi chùa đẹp nổi tiếng ở xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh. Đây là công trình kiến trúc tiêu biểu vào loại bậc nhất trên vùng quê xứ Bắc, được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia vào năm 1992.

Trải qua nhiều giai đoạn trùng tu, tôn tạo, đặc biệt là giai đoạn từ 2005 tới nay với mức đầu tư trên 16,4 tỷ đồng của chương trình mục tiêu quốc gia, chùa Cảm Ứng đã được phục dựng lại gần như nguyên vẹn, trở thành một điểm du lịch tín ngưỡng, tâm linh lôi cuốn nhân dân và du khách thập phương.

Chùa Cảm Ứng có 100 gian với 18 công trình, hạng mục công trình, tạo thành một quần thể kiến trúc độc đáo vừa hoành tráng vừa mang dáng vẻ cổ kính, rêu phong khiến cho những người tới đây có được cảm giác thăng hoa, sống trong triết lý thanh bạch và “từ bi hỷ xả”.

Chùa Cảm Ứng ngay từ thời Tiền Lê, đầu thời Lý đã là một trong những trung tâm Phật giáo của vùng Kinh Bắc và cả nước.

Theo sách “Việt sử lược” khoảng năm niên hiệu Ứng Thiên (995- 1007) chùa là nơi thiền sư Vạn Hạnh đã từng đưa Lý Công Uẩn về đây lánh nạn. Khi Vương triều Lý ra đời, chùa vẫn là nơi trụ trì và hành đạo của nhiều vị tổ sư đã có nhiều công lao đóng góp vào việc xây dựng triều chính và nền văn hóa dân tộc.

Năm 1063, để ghi dấu về việc cầu tự ở chùa Cảm Ứng, vua Lý Thái Tôn đã cho xây dựng chùa với qui mô to lớn, trở thành một danh lam thắng cảnh và một trung tâm đào tạo Phật giáo cho các tăng ni. Từ giữa thế kỷ thứ 15 trở đi, cùng với sự phát triển kinh tế của địa phương, chùa Cảm Ứng được sửa chữa với qui mô lớn vào năm 1519.

Những năm 1693-1697 chùa được trùng tu và mở rộng với nhiều hạng mục công trình, trong chùa có hàng trăm pho tượng sơn son, thếp vàng lộng lẫy. Năm 1826, chùa được xây dựng hoàn chỉnh 100 gian, 18 hạng mục công trình trở nên ngôi chùa đẹp vào bậc nhất ở vùng Kinh Bắc.

Năm 1972, do bị giặc Mỹ ném bom, nhiều công trình, hạng mục trong chùa bị đổ nát, nhiều tượng Phật bị cháy hỏng. Các năm 1975 và 2000, nhân dân xã Tam Sơn đã đóng góp sức người và tiền của tu bổ di tích với qui mô kiến trúc gần như nguyên vẹn.

Chùa Cảm Ứng hiện còn lưu giữ được nhiều pho tượng Phật, cổ vật có giá trị lịch sử và nghệ thuật đặc sắc như Khánh đá tạo tác năm 1672, cây hương đá dựng khắc năm 1697, chuông đồng đúc năm 1826 và tấm bia đá “Tam Sơn xã đăng khoa bi kí” dựng khắc năm 1902.

Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sư dân tộc, chùa Cảm Ứng đã được bảo quản, trùng tu, tôn tạo với đầy đủ dáng vẻ cổ xưa. Chùa là báu vật và niềm tự hào của người Bắc Ninh-Kinh Bắc, quê hương của Vương triều Lý, một vương triều vàng son bậc nhất trong các thời kỳ phong kiến Việt Nam.

Vào những ngày chuẩn bị cho Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, chùa luôn được tiếp đón đông đảo người dân, du khách đến thăm, thắp hương, tưởng nhớ tới nhiều bậc tiền nhân, ghi nhớ công lao của họ trong các thời kỳ dựng nước và giữ nước

chùa cảm ứng

Lịch sử

Chùa dựng vào thời Lý. Sách Từ điển Di tích văn hóa Việt Nam (NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993) cho biết các Thiền sư Lã Định Hương (mất năm 1050), Nghiêm Bảo Tính (mất năm 1034), Phạm Minh Tâm (mất 1034) thuộc thế hệ thứ 7, 8 Thiền phái Vô Ngôn Thông đã từng trụ trì, giảng pháp tại chùa.

Đến thế kỷ XVII, bà cung phi Nguyễn Thị Ngọc Vĩnh tổ chức trùng tu, mở rộng chùa quy mô to lớn, xây bậc gạch từ chân núi lên chùa, dựng lầu chuông năm 1693, dựng cột đá Chúc Thiên Đài ghi tên những tín chủ góp công của xây chùa. Các năm sau, tiếp tục đúc chuông, tô tượng.

Pho tượng Bồ tát Quán Thế Âm Thiên thủ Thiên nhãn (cao 1,70m, tòa sen 0,37m), tượng Kim Đồng, tượng Ngọc Nữ là những pho tượng cổ và quý của dân tộc.

Theo sách “Việt sử lược” thì vào khoảng niên hiệu Ứng Thiên (955 – 1007) chùa là nơi Thiền sư Vạn Hạnh đưa Lý Công Uẩn về lánh nạn tránh sự truy đuổi của Lê Ngọa Triều. Khi nhà Lý ra đời, chùa vẫn là nơi trụ trì, hành đạo của nhiều vị tổ sư có công lớn trong việc xây dựng triều chính và nền văn hóa dân tộc dưới triều Lý.

Năm 1063, vua Lý Thái Tôn đã cho xây dựng chùa với quy mô lớn, trở thành trung tâm đào tạo các tăng sư và là danh thắng nổi tiếng của vùng. Thời Lý, Công chúa Thuận Dương, Nguyên Phi Thần Châu và Nguyên phi Bảo Liên từng đến tu hành tại chùa. Hiện nay trong chùa vẫn còn vết tích Am Hoa Viên (vườn hoa) và các tượng thờ các công chúa, nguyên phi thời Lý.

Vào sáng mồng 1 Tết năm Đinh Mùi (tức ngày 09/2/1967), Bác Hồ đã về thăm, nói chuyện với cán bộ, nhân dân, thiếu nhi xã Tam Sơn tại cổng chùa Tam Sơn. Sau đó Người đã trồng cây đa trước cồng chùa và đến nay cây đa vẫn tỏa bóng mát, được nhân dân địa phương trân trọng, gìn giữ.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chùa Trăm Gian là nơi hội họp của các thành phần cách mạng, là nơi nuôi giấu cán bộ và trường học của con em địa phương. Năm 1972, trong trận Điện Biên Phủ trên không chùa Trăm gian đã bị máy bay Mỹ đánh phá, giặc mỹ ném bom làm nhiều công trình chùa Tam Sơn bị hư hại, tượng phật bị cháy hỏng.

Vào năm 1975 và năm 2000, 2015, 2019, 2020 chính quyền và nhân dân thôn Tam Sơn cùng sư trụ trì Thích Đàm Chúc đã tôn tạo, tu bổ, khôi phục lại chùa với quy mô kiến trúc gần giống như ngôi chùa trước khi bị bom Mỹ tàn phá.

Hiện nay, trong chùa còn lưu giữ được nhiều pho tượng phật và cổ vật có giá lịch sử, nghệ thuật như: Khánh đá tạo khắc năm 1672, cây hương đá dựng năm 1679, chuông đồng đúc năm 1826, đặc biệt là tấm bia “Tam Sơn xã đăng hoa bi ký” dựng khắc năm 1902…

Chùa là một trong những di tích lịch sử cách mạng thu hút được du khách tham quan kết hợp với quần thể khu di tích Ngô Gia Tự.

Chùa còn giữ nhiều di vật quý như viên gạch chạm nổi hoa sen thời Trần (mỗi cạnh 0,32m), đại hồng chung, khánh đá (ngang 1,40m) chạm khắc hai mặt, ở đường viền có các hình hoa lá, rồng, phượng…

Ngôi chùa hiện nay được Sư cụ Thích Đàm Chúc cho dựng lại từ năm 1973 và đã được trùng tu nhiều lần.

Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

chùa cảm ứng

Trên đây là thông tin về chùa cảm ứng mà Đồ Thờ Hưng Vũ đã tổng hợp. Hy vọng qua nội dung trên các bạn sẽ hiểu hơn về chùa cảm ứng ì hiện nay

Nếu có nhu cầu đặt bộ chấp kích hãy liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất nhé!

Thông tin liên hệ

Đồ Thờ Hưng Vũ

Địa chỉ: 36 Xóm Ngã Tư – Xã Sơn Đồng – Huyện Hoài Đức – Tp. Hà Nội

Hotline – Zalo: 0908.867.888

Số điện thoại: 0907.200.988

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *