Chùa Bốn Mặt hay còn gọi là Preah Buone Preah Phek, Wat Nei Rei, Wat Ba Rai, Wat Prha Buông Mút, Wat Buôl – Pres – Phek, hoặc Wat Prés on Prés Buôl Prés Phék theo tiếng Khmer, là một ngôi chùa cổ trong hệ thống chùa Khmer tại tỉnh Sóc Trăng.
Được xây dựng vào đầu thế kỷ 16 và đã tồn tại gần 500 năm, chùa đến nay tổng thể vẫn còn nguyên vẹn các công trình cổng Tam Quan, Chánh điện, nhà Sala, khu mai táng, trai đường, tăng đường, với phong cách kiến trúc Angkor-Khmer đặc trưng ở miền Tây Nam Bộ Việt Nam.
Nơi đây là một điểm đến văn hóa của Sóc Trăng với các thiết kế đặc trưng và các hoạt động tu tập, văn hóa, dạy học cho con em địa phương và giải trí hàng tháng. Hằng năm, khuôn viên chùa cũng tổ chức nhiều lễ hội truyền thống của người Khmer tại Sóc Trăng.
Nguồn gốc
Đến nay vẫn có nhiều tranh cãi về lịch sử của việc thành lập chùa. Tuy nhiên, một trong những phiên bản được truyền lại phổ biến đó là đầu thế kỷ 16 trong lúc khai khẩn đất hoang để làm nương rẫy canh tác và phát triển nông nghiệp.
Người dân địa phương tình cờ phát hiện ra một bức tượng Phật bằng đá có bốn mặt quay về bốn hướng, mỗi hướng lại có Năm vị Phật khác. Người ta tin rằng đây là một điềm lành nên năm 1537, người dân trong vùng đã cùng nhau xây dựng ngôi chùa để thờ phượng tượng Phật Bốn Mặt này.
Ban đầu, ngôi chùa có kiến trúc bằng tre, lá; sau đó được tu bổ và xây dựng kiên cố dần dần cho đến khi trở nên như hiện nay.
Giới thiệu vài nét về chùa Bốn Mặt Sóc Trăng
1. Chùa Bốn Mặt Sóc Trăng nằm ở đâu?
Chùa Bốn Mặt Sóc Trăng tọa lạc tại địa phận Chợ Cũ, thuộc xã Phú Tân, huyện Châu Thành, cách trung tâm thành phố khoảng 6km theo hướng về huyện Kế Sách. Nơi đây là một trong những ngôi chùa ở Sóc Trăng nói riêng và cả khu vực miền Tây nói chung có tuổi đời cổ xưa nhất.
Theo như lời của các vị sư sãi trong chùa thì ngôi cổ tự này được xây dựng từ khoảng năm 1537 (vào đầu thế kỷ XVI). Đến nay, chùa Bốn Mặt Sóc Trăng đã tồn tại gần 500 năm và mặc dù có ít nhiều biến đổi, kiến trúc của nơi này vẫn giữ nguyên những nét đẹp cổ kính thuở ban đầu.
Tổng thể kiến trúc chùa bao gồm nhiều công trình đặc sắc như Chính điện, Sala, tháp để cốt, lò hỏa táng, khu nhà ở của các sư, nhà tiếp khách…
2 Lịch sử hình thành và những truyền thuyết gắn liền với chùa Bốn Mặt
Chuyện kể rằng vào khoảng đầu thế kỷ XVI, trong một lần khai khẩn đất hoang để làm nương rẫy canh tác và phát triển nông nghiệp, đồng bào Khmer vô tình phát hiện ra một pho tượng Phật bằng đá có bốn mặt quay về bốn hướng, mỗi hướng lại có 5 vị Phật khác.
Cho rằng đây chính là điềm lành nên năm 1537, bà con trong vùng đã góp công, góp sức xây dựng nên ngôi chùa rồi rước tượng Phật Bốn Mặt vào thờ.
Điều kỳ lạ hơn cả là bức tượng Phật bằng đá này được tạo tác các hoa văn, họa tiết rất đặc biệt mà dường như không có bàn tay con người nào có thể chạm khắc ra được.
Vì nằm ngoài những suy luận và quan niệm của người dân thời đó nên họ vô cùng sùng bái tượng Phật Bốn Mặt trong tín ngưỡng Phật giáo của mình.
Xung quanh việc phát hiện tượng Phật bằng đá được dân gian lưu truyền, chùa Bốn Mặt Sóc Trăng còn rất nhiều truyền thuyết tâm linh mang màu sắc hết sức huyền bí.
Chẳng hạn như trong quá trình rước tượng vào chùa, có một điều khiến mọi người đều ngỡ ngàng là dù pho tượng không quá to nhưng cả 4 chàng thanh niên khỏe mạnh lại không tài nào nhấc lên khỏi mặt đất.
Rồi một hôm, vị bô lão trong làng nằm chiêm bao thấy Đức Phật về báo mộng rằng, cần phải có 8 người nam thanh nữ tú (4 nam và 4 nữ) ăn chay trường suốt 49 ngày mới khiêng được tượng.
Thế là ông đem thông tin đó kể lại cho bà con. Cuối cùng, mọi việc đều thực hiện đúng như giấc mộng chiêm bao của vị bô lão, tượng Phật đã được rước vào chùa.
Nét đặc sắc trong phong cách kiến trúc của chùa Bốn Mặt Sóc Trăng
1 Khuôn viên
Chùa Bốn Mặt Sóc Trăng được xây dựng cùng thời với chùa Kh’leang, lúc mới hình thành vốn chỉ là một ngôi tự nhỏ gồm các công trình, hạng mục đều làm bằng tre, đất, đá, lá và gỗ.
Trải qua hàng trăm năm tồn tại với ba lần trùng tu, ngày nay chùa đã là một quần thể kiến trúc truyền thống Khmer độc đáo nằm trên diện tích đất hơn 6.500m2.
Công trình đầu tiên mà bạn sẽ bắt gặp chính là cổng chùa (cổng tam quan) được thiết kế rất tinh xảo với ba ngọn tháp tròn, mỗi ngọn năm tầng và đắp nổi các hình tượng nhân vật đã in sâu trong tín ngưỡng Khmer như thần gió Reahu (hay còn gọi là chằn Reahu), rắn thần Nagar và chim thần Krud.
Từ cổng tam quan đi thẳng vào bên trong chùa Bốn Mặt Sóc Trăng, điều làm cho mọi người vừa tò mò vừa thích thú là hình ảnh đôi rắn thần Nagar chín đầu có chiều dài hơn 20m.
Tương truyền, rắn thần Nagar đã có công che chắn mưa gió trong lúc Đức Phật ngồi thiền định. Còn trong quan niệm của đồng bào Khmer, rắn Naga là biểu tượng cho sự an khang, thịnh vượng, xua đi tà khí và dẫn lối đến cõi thiên đường.
Chính vì vậy mà trên các lối đi, hành lang, mái chùa… đều xuất hiện hình ảnh rắn thần Nagar. Dọc theo hai lối đi dẫn vào bên trong khuôn viên rộng lớn, thoáng đãng là những hàng cây xanh rợp bóng mát.
Đặc biệt, khuôn viên của chùa Bốn Mặt Sóc Trăng có rất nhiều cây hồng nhung cổ thụ lâu năm, có cây đã hơn 100 tuổi. Cây hồng nhung cho trái quanh năm, vị thơm ngọt, trông khá giống quả đào nên được khách hành hương rất yêu thích.
2.Chính điện
Chính điện chùa Bốn Mặt Sóc Trăng có diện tích khoảng 225m2. Theo lời trụ trì, chất liệu xây dựng nên Chính điện được kết hợp từ rơm, cát và đất sét nên khi gõ vào sẽ nghe thấy âm thanh phát ra rất khác lạ so với tường bê tông.
Phần mái được thiết kế dạng tam cấp và ở trung tâm là đỉnh gắn tháp nhọn với tượng bốn mặt của Maha Prum – Đấng sáng thế theo quan niệm Bà la môn giáo.
Viền và các góc cạnh của mái Chính điện được điêu khắc mô phỏng theo hình tượng rồng, bên dưới là hình ảnh các tiên nữ Keynor mình chim với gương mặt hiền hòa, phúc hậu được chạm trổ hết sức công phu.
Cùng với đó là tượng chim thần Krud miệng ngậm hồng ngọc, đứng uy nghi dưới chỗ tiếp giáp giữa mái và các trụ cột, tượng trưng cho sức mạnh nâng đỡ Chính điện.
Bên trong Chính điện đặt bức tượng Phật Bốn Mặt bằng đá gắn liền với truyền thuyết hình thành chùa. Pho tượng Phật này sau 500 năm vẫn còn rất nguyên vẹn và được thờ trong gian trước của Chính điện. Sau gian trước là một khu vực rộng lớn thờ khoảng 40 tượng Phật khác.
Ở trung tâm Chính điện là bức tượng Phật Thích Ca cao 2m trong tư thế ngồi thiền trên chiếc bệ được chạm trổ hoa văn hình cánh sen.
3 Các công trình khác
Theo thời gian, Chùa Bốn Mặt Sóc Trăng được tu bổ và xây dựng thêm một vài hạng mục mới. Trong đó, nổi bật nhất là ao Mách Cha Linh với ngọn tháp cao 20m, bên trong có tượng Phật Thích Ca ngồi trên mình con rắn 7 đầu.
Xung quanh ao được điêu khắc các hoa văn của bức tượng Phật Bốn Mặt quay về bốn hướng cùng với tượng 12 con giáp. Ao Mách Cha Linh chính là một trong những biểu tượng đặc sắc của Phật giáo Nam tông Khmer, vừa có giá trị to lớn về mặt tâm linh vừa tạo nên nét độc đáo riêng biệt cho chùa Bốn Mặt Sóc Trăng.
Ngoài ra, chùa Bốn Mặt còn thu hút mọi người bởi hai Giếng Tiên (Giếng Ông ở phía trước còn Giếng Bà ở phía sau chùa). Hai Giếng Tiên này gắn liền với truyền thuyết về tục đào giếng giữa người con trai và con gái trong làng ngày xưa.
Tuy chỉ còn là những dấu tích cũ nhưng hai Giếng Tiên đã để lại nhiều ý nghĩa giáo dục quan trọng trong đời sống văn hóa của người Khmer ngày nay. Bên cạnh đó.
Chùa Bốn Mặt còn sở hữu các phòng trưng bày hiện vật, phòng đọc sách, đội ca múa nhạc cùng câu lạc bộ hàng trăm thành viên tham gia lễ hội đua ghe ngo Sóc Trăng hằng năm nên bạn có thể thỏa sức khám phá và tìm hiểu văn hóa Khmer bản địa.
Với những nét đặc sắc mà chùa Bốn Mặt Sóc Trăng đang sở hữu, nơi đây xứng đáng là điểm đến tâm linh mà bạn nhất định phải lưu lại
Điểm nhấn đặc biệt phong cách kiến trúc Chùa Bốn Mặt
Trải qua hàng trăm năm với ba lần trùng tu, từ lúc chỉ là ngôi chùa với những công trình, hạng mục được xây dựng bằng tre, lá, đất, đá và gỗ. Ngày nay, chùa là một quần thể công trình kiến trúc truyền thống Angkor Khmer độc đáo ngự trên khoảng đất rộng hơn 6.500 mét vuông.
Đầu tiên là công chùa (hay còn gọi là cổng tam quan) được thiết kế khá tinh xảo với 3 ngọn tháp tròn 5 tầng, đắp nổi hình tượng các nhân vật in sâu trong văn hóa Khmer như rắn thần Nagar, thần gió Reahu (thường được gọi là chằn Reahu) và chim thần Krud.
Quan sát tổng thể, cổng tam quan chùa Bốn Mặt thể hiện rõ nét phong cách kiến trúc Angkor Khmer Campuchia. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ thì có thể thấy được sự giao hòa nhẹ với phong cách kiến trúc Chăm lẫn phong cách Việt. Điều này nói lên tính dung hòa, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc với nhau.
Từ tam quan đi thẳng vào trong, cái mà làm cho nhiều người vừa thích thú, vừa tò mò chính là hình ảnh đôi rắn Nagar chín đầu dài hơn 20 mét. Theo truyền thuyết, rắn Nagar có công che mưa khi Phật ngồi thiền định.
Còn trong quan niệm của người Khmer, rắn Nagar biểu trưng cho sự thịnh vượng, xua đi tà khí, dẫn đến cõi thiên đường. Chính từ điều này đã làm nên nét đặc trưng trong phong cách kiến trúc Khmer, trên các lối đi, mái chùa … đều có hình tượng rắn thần Nagar.
Theo hai lối đi dẫn vào trong không gian chùa rộng lớn, thoáng mát là những tán cây rợp bóng mát. Đặc biệt, trong không gian này cái ngỡ ngàng chính là vườn đào thơm ngát với hơn 100 cây có nguồn gốc từ Campuchia.
Vườn đào này có vị rất ngon, ngọt và cho trái quanh năm, do vậy mà khi du khách đến đây vào thời gian nào cũng có thể thưởng thức được.
Sen lẫn trong không gian vườn đào chính là ngôi chính điện uy nguy, cổ kính được thiết kế độc đáo với nhiều họa tiết, hình tượng, hoa văn … bắt mắt.
Theo Thượng tọa Thạch Bonl, Trụ trì đời thứ 7 của chùa, chất liệu xây dựng chính điện được làm từ rơm, cát và đất sét nên khi dùng tay gõ vào âm thanh phát ra khác lạ so với những bức tường bằng bê tông.
Tiêu điểm, mái chùa được xây theo dạng tam cấp, lớp ngoài cùng lớn nhất rồi đến lớp giữa và lớp trong cùng nhỏ dần và nhô lên cao. Trung tâm mái chính điện là đỉnh gắn tháp nhọn, ở viền mái và góc cạnh được trang trí điêu khắc theo mô típ của loài cá Poonco mô phỏng hình tượng rồng.
Bên dưới mái chùa là những hình tượng tiên nữ Keynor mình chim có gương mặt phúc hậu được điêu khắc công phu. Tượng các chim thần Krud với mình người có đầu, chân và hai cánh của chim, miệng ngậm hồng ngọc, đứng bên dưới vị trí tiếp giáp của mái và các trụ cột, biểu trưng cho sức mạnh giơ tay nâng đỡ mái chùa.
Trong bức tranh tổng thể của ngôi chính điện, điều mà tạo nên điểm nhấn chính là tháp với tượng 4 mặt của Maha Prum, người được xem là đấng tạo ra thế gian (theo quan niệm của đạo Bà la môn giáo) nằm trên đỉnh của chùa.
Đó là bên ngoài, còn bên trong chính điện thì gây sức hút bởi pho tượng Phật bốn mặt còn nguyên vẹn gắn liền với truyền thuyết xây dựng chùa. Pho tượng phật này sau gần 500 năm vẫn còn nguyên vẹn, giữ được vẻ cổ kính huyền bí và được thờ trong không gian tôn nghiêm.
Bao quanh hạng mục chính điện, chùa còn có các công trình như ngôi tháp cao hơn 20m có tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi trên con rắn 7 đầu, xung quanh ao có hoa văn của bức tượng bốn mặt quay về 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc được xây dựng giữa ao.
Tượng 12 con vật tượng trưng con giáp của dân tộc Khmer; trong đó, có 10 con giống của dân tộc Kinh, riêng con mèo, con trâu của người Kinh được thay bằng con thỏ, con bò của người Khmer.
Ao Mách Cha Linh là một trong những biểu tượng của Phật giáo Nam tông, vừa có giá trị về tâm linh, vừa tạo nét độc đáo riêng cho chùa Bốn Mặt.Ngoài những điều này, ngôi chùa Bốn Mặt còn cuốn hút bởi hai cái giếng tiên (giếng ông ở trước chùa, còn giếng bà ở sau chùa).
Hai cái giếng tiên này gắn liền với câu chuyện truyền thuyết về việc thánh thức đào giếng giữa con trai và con gái trong làng. Tuy ngày nay chỉ còn là dấu tích, nhưng 2 cái giếng đã để lại trong đời sống văn hóa ngày nay nhiều ý nghĩa hay.
Bằng những gì mà ngôi chùa Bốn Mặt đang sở hữu, ngôi chùa xứng đáng là địa điểm văn hóa điển hình của Sóc Trăng. Với các thiết kế tiêu biểu như phòng đọc sách, phòng trưng bày hiện vật, nhóm nhạc ngũ âm, đội ca múa nhạc và câu lạc bộ ghe Ngo với hàng trăm thành viên tham gia.
Du khách khi đến đây có thể thoải mái chiêm ngắm, tìm hiểu nét văn hóa Khmer bản địa.
Trên đây là một số thông tin về Chùa Bốn Mặt mà Đồ Thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn về một ngôi chùa với các thiết kế đặc trưng và các hoạt động tu tập, văn hóa,. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về Chùa Bốn Mặt cũng như nghệ thuật chạm khắc độc đáo ở nơi này nhé!
Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các ngôi Chùa khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi nhé!