Chim sa cá lặn là gì? Ý nghĩa của chim sa cá lặn là gì? Và hiện tượng chim sa cá nhảy có khác chim sa cá lặn không? Tại sao coi hiện tượng bất ngờ khi từ đâu đó chim bay vào nhà hay bạn đang ở gần sông mà cá dưới nước nhảy lên trước mặt là xấu. Vậy chim sa cả nhảy là điềm báo gì? Cần lưu ý những gì nếu xảy ra hiện tượng trên? Mời các bạn cùng tham khảo tại bài viết dưới đây.
Nhiều người thường nói hiện tượng “chim sa cá nhảy” là một hiện tượng mang lại cho chúng ta xui xẻo nên bạn cảm thấy lo lắng và hoang mang.
Sau đây hãy cùng Đồ Thờ Hưng Vũ tìm hiểu nhé!
Chim sa cá lặn là gì?
Chim sa cá lặn là từ để ví nhan sắc đẹp tuyệt trần của người phụ nữ”. Đây là một thành ngữ gốc Trung Hoa “Trầm ngư lạc nhạn, bế nguyệt tu hoa” (“chim sa cá lặn, hoa thẹn nguyệt nhường”), xuất phát từ “Tứ đại mỹ nhân” trong lịch sử của nước này. Bốn “tuyệt sắc giai nhân” đó gồm: Tây Thi, Chiêu Quân, Điêu Thuyền và Dương Quý Phi. Tây Thi sống vào thời Xuân Thu, khoảng thế kỷ VII – VI Trước CN; Vương Chiêu Quân thời Tây Hán, khoảng thế kỷ I Trước CN; Điêu Thuyền thời Tam Quốc, khoảng thế kỷ thứ III; Dương Quý Phi thời Nhà Đường (719 – 756).
Dân gian xứ Tàu còn truyền tụng: “Tây Thi trầm ngư/ Chiêu Quân lạc nhạn/ Điêu Thuyền bế nguyệt/ Dương Ngọc Hoàn tu hoa”.
- Tây Thi có nét đẹp làm cá phải lặn (trầm ngư)
- Vương Chiêu Quân khiến chim nhạn mãi ngắm nhìn quên bay nên rơi rớt (lạc nhạn)
- Điêu Thuyền đẹp đến nỗi trăng cũng phải khép, núp vào mây (bế nguyệt)
- Dương Ngọc Hoàn (Dương Quý Phi) khiến cho hoa rũ héo vì hổ thẹn không được đẹp bằng (tu hoa).
Nguồn gốc của câu thành ngữ “Chim sa cá lặn”
Câu thành ngữ “Chim sa cá lặn” được đảo ngữ từ thành ngữ Trung Quốc. Câu thành ngữ gốc đầy đủ là: “Trầm ngư lạc nhạn, bế nguyệt tu hoa” /沉魚落雁, 閉月羞花/. Tạm dịch nghĩa là cá lặn chim sa, nguyệt thẹn hoa hờn.
“Trầm ngư lạc nhạn” đã xuất hiện tương đối sớm và trở nên kinh điển. Tuy vậy, ý nghĩa ban đầu không dùng để miêu tả động vật bị quyến rũ bởi vẻ đẹp như nghĩa phổ biến sau này.
Trong Tề vật luận (齐物论) của Trang Tử, khi miêu tả nhan sắc hai nữ nhân xinh đẹp, tác giả nói như sau: “Mao Tường và Lệ Cơ, có tiếng là xinh đẹp. Cá thấy thì lặn sâu dưới nước, chim thấy thì bay cao, hươu Mi Lộc thấy thì chạy nhanh. Những thứ vật này nào đâu biết đến cái đẹp chứ!”
Thi nhân đời Đường là Tống Chi Vấn (宋之问) viết về Tây Thi cũng có bài: “Điểu kinh nhập tùng la, ngư úy thẩm hà hoa” /鸟惊入松萝,鱼畏沈荷花/. Những ví von “chim sa cá lặn” ban đầu chỉ sự tỏ vẻ sợ hãi của động vật khi thấy người. Dần dần trong văn chương, thi ca mới dùng để chỉ người đẹp.
Như vậy, ý nghĩa ban đầu của thành ngữ “Chim sa cá lặn” không phải như chúng ta vẫn hiểu lâu nay. Tuy vậy, nét nghĩa miêu tả vẻ đẹp của người con gái có nhan sắc tuyệt vời là nét nghĩa được sử dụng phổ biến nhất.
Điển tích “Chim sa cá lặn” và “Tứ đại mỹ nhân” Trung Quốc
Theo điển tích Trung Quốc, thành ngữ gốc “Trầm ngư lạc nhạn, bế nguyệt tu hoa” xuất phát từ “Tứ đại mỹ nhân” trong lịch sử của nước này. Bốn “tuyệt sắc giai nhân” đó gồm:
Tây Thi
Tây Thi, tên là Thi Di Quang, là con một người kiếm củi. Nàng dệt vải ở núi Trữ La, thuộc nước Việt thời Xuân Thu. Trữ La có hai thôn: thôn Đông và thôn Tây, nàng Thi là người ở thôn Tây, vậy nên gọi là Tây Thi. Tây Thi mắt trong suốt, mày phương phi, miệng chúm chím. Tương truyền nàng đẹp đến nỗi, ngay cả khi nhăn mặt cũng khiến người ta mê hồn. Khi nàng giặt áo bên sông, bóng soi trên mặt nước làm nàng càng thêm xinh đẹp, đến nỗi cá nhìn thấy say mê đến quên bơi mà lặn xuống đáy sông.
Vương Chiêu Quân
Vương Chiêu Quân xinh đẹp nức tiếng nên nàng được tuyển vào nội cung. Nàng thông thạo cầm, kỳ, thi, họa, đặc biệt là tài gảy đàn tỳ bà. Thủ lĩnh Hung Nô đến kinh đô nhà Hán để tỏ lòng thần phục và xin được trở thành con rể của vua Hán. Thời đó xứ Hung Nô xa xôi cách trở nên các cung nữ không ai dám sang, duy chỉ mỗi Chiêu Quân bước ra tình nguyện lấy vua Hung Nô.
Truyền thuyết “Chiêu Quân xuất tái” (Chiêu Quân rời biên ải) tả rằng, khi đi ngang qua hoang mạc, lòng chan chứa nỗi buồn vận mệnh cũng như lìa xa quê hương, nàng bèn gảy khúc “Xuất tái khúc” (Khúc rời biên ải). Một con ngỗng trời bay ngang, nghe nỗi u oán cảm thương trong khúc điệu liền ruột gan đứt đoạn và sa xuống đất. Điển tích “mỹ nhân lạc nhạn” do đó mà có.
Điêu Thuyền
Điêu Thuyền 15 tuổi vào cung làm nữ tỳ chuyên phục vụ coi sóc trang phục cho các quan trong triều. Nàng được cho là có sắc đẹp “quốc sắc thiên hương” (sắc nước hương trời), “khuynh quốc khuynh thành” (nghiêng nước nghiêng thành), thông minh hơn người. Tương truyền cứ mỗi lần nàng xuất hiện dưới trăng là Hằng Nga thấy mình không sánh nổi sắc đẹp của nàng nên vội vã trốn sau đám mây.
Dương Quý Phi
Dương Quý Phi (Dương Ngọc Hoàn) mồ côi cha mẹ khi mới lọt lòng, được người chú làm quan ở Hà Nam nhận về nuôi dưỡng. Về sau trở thành một phi tần được vua Đường Huyền Tông (Đường Minh Hoàng) sủng ái. Sắc đẹp của Dương Quý Phi được ghi nhận là khá tròn trịa và đầy đặn.
Sau khi vào cung, nàng buồn nhớ quê hương, nhớ gia đình. Một hôm nàng vào vườn hoa giải khuây, nhìn thấy hoa Mẫu đơn, Nguyệt quý nở rộ, nghĩ rằng mình bị nhốt trong cung, uổng phí thanh xuân, bèn than thở: “Hoa ơi hoa à, ngươi mỗi năm mỗi tuổi đều có lúc nở, còn ta đến khi nào mới có được ngày ấy?”. Chạnh lòng, nước mắt tuôn rơi, nàng vừa sờ vào hoa thì hoa chợt thu mình, lá xanh cuộn lại. Thì ra nàng chạm vào loài hoa trinh nữ (cây xấu hổ). Vì thế, nàng được xếp vào một trong “Tứ đại mỹ nhân” của lịch sử Trung Quốc, có sắc đẹp được ví là Tu hoa, khiến hoa thu mình lại vì hổ thẹn.
Dân gian Trung Quốc thường truyền tụng rằng:
- 西施沉魚- Tây Thi trầm ngư: Tây Thi có nét đẹp làm cá phải lặn.
- 昭君落雁- Chiêu Quân lạc nhạn: Vương Chiêu Quân khiến chim nhạn mãi ngắm nhìn quên bay nên rơi rớt.
- 貂嬋閉月- Điêu Thuyền bế nguyệt: Điêu Thuyền đẹp đến nỗi trăng cũng phải khép, núp vào mây.
- 貴妃羞花- Quý Phi tu hoa: Dương Quý Phi khiến cho hoa rũ héo vì hổ thẹn không được đẹp bằng.
Hiện tượng chim sa cá nhảy là gì?
Chim sa cá nhảy hay chim rớt cá bay hoặc chim rụng cá nổi chính là hiện tượng bất chợt từ đâu đó có chim bay vào hoặc trong nhà hay xà vào ban công ở nhà bạn. Hoặc khi bạn đang đứng ở gần sông hay biển, chỗ có nguồn nước và đang di chuyển mà bất chợt có cá dưới nước nhảy lên ở trước mặt.
Theo chia sẻ của ông bà ta từ trước đến nay thì nếu như có con chim bất chợt bay vào nhà hay có con cá tự nhiên nhảy lên trước mặt thì đây là điềm báo cho một sự không may mắn sắp đến đối với bạn và gia đình của bạn.
Chim sa cá nhảy là điềm báo gì?
Nếu bạn bất chợ thấy chim xa xuống hoặc cá nhảy lên bờ thì nhiều người thường quan niệm nó là điều bất thường, sẽ báo hiệu một điềm không may mắn xảy ra.
Ngoài ra thì đây cũng là một chuyện bình thường ở trong thực tế và cũng không ai có thể chứng minh được rằng chấc chắn gặp hiện tượng chim sa cá nhảy sẽ gặp những điềm gở.
Việc chim sa vào nhà thì có thể là do bị thổi hoặc do lạc đường cũng như là do hứng thú với điều gì đó ở trong ngôi nhà, xà xuống đề tìm kiếm thức ăn… còn với cá nhảy lên bờ thì có thể là do bị vật cản hay kích thước gì đó ở dưới nước phải bay lên.
Cho nên, nếu như bạn gặp phải hiện tượng này thì cũng không cần quá phải lo lắng bởi bạn phải có niềm tin vào bản thân của mình, nên tích cực hành thiện và tu nhân tích đức thì mọi chuyện sẽ được giải quyết và đi theo một chiều hướng tốt nhất.
Giải thích Thành ngữ – Tục ngữ
“Chim sa cá lặn” được Từ điển tiếng Việt giảng là “(Từ cũ, Văn chương) ví nhan sắc đẹp tuyệt trần của người phụ nữ”. Đây là một thành ngữ gốc Trung Hoa “Trầm ngư lạc nhạn, bế nguyệt tu hoa” (“chim sa cá lặn, hoa thẹn nguyệt nhường”), xuất phát từ “Tứ đại mỹ nhân” trong lịch sử của nước này.
Cho dù bạn có tin vào tâm linh hay khoa học hay không thì khi gặp hiện tượng chim sa cá nhảy ở trong thực tế thì tốt nhất bạn cũng nên biết cách để hoá giải chúng để có thể tránh gặp phải những điều không may mắn sau này.
Nếu như có con chim sa xuống nhà bạn thì bạn tuyệt đối không nên bắt chúng để nuôi hay làm thịt và tốt nhất thì bạn nên thả nó đi càng sớm càng tốt. Cá nhảy lên bờ hoặc thuyển thì bạn cũng không nên bắt thịt hoặc đem bán và cách tốt nhất thì bạn nên thả nó xuống nước càng nhanh càng tốt bởi vì phóng sinh chính là một cách để bạn tích đức hoặc đem lại vận số tốt cho chủ nhân của bạn.
Một vài biện pháp khác để giải hoá việc “chim sa cá nhảy” như rải muối gạo hoặc bạn có thể hơ lửa để cho chim tự bay đi hoặc vừa đuổi chim đi hay thả cá đi vừa nói 8 câu sau: “Vía thì ở, Vía giữ thì đi”.
Trên đây là thông tin về chim sa cá lặn là gì mà Đồ Thờ Hưng Vũ đã tổng hợp. Hy vọng qua nội dung trên các bạn sẽ hiểu hơn về chim sa cá lặn là gì hiện nay