Ta thường nghe về hai từ “hoan hỷ” khi một ai đó muốn bộc lộ cảm xúc về sự vui vẻ, hạnh phúc. Vậy hoan hỉ là gì?
Hoan hỉ là gì? Có ý nghĩa như thế nào?
Khi dùng từ hoan hỉ chúng ta có thể hiểu được đó là niềm vui mừng, hân hoan lộ ra ngoài nét mặt cũng như trong hành động và lời nói.
Như vậy ý nghĩa của từ hoan hỷ mang đến sự tốt lành trong công việc, tình cảm, gia đình… và luôn được mọi người hướng tới.
Để hiểu hết ý nghĩa của từ hoan hỷ không phải là việc dễ dàng.
Từ hoan chỉ niềm hân hoan, hỷ chỉ hạnh phúc, niềm vui hiểu theo nghĩa đơn giản đó là việc vui mừng mang lại điềm tốt lành cho chúng ta.
Ngoài ra, hoan hỉ có thể hiểu theo một cách khác đó là chấp nhận mọi biến cố, sự việc xảy ra trong đời sống và luôn lạc quan, tin tưởng vào tương lai tốt lành. Muốn vậy chúng ta cần phải hiểu rõ một số điều sau đây.
Tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ
Trong cuộc sống hàng ngày nếu bạn luôn giữ cho mình một tinh thần thoải mái, yêu đời trước những sự cố.
Với tinh thần đó dù mọi việc có trở nên không tốt đến đâu đi nữa thì cũng sẽ được giải quyết một cách hợp tình, hợp lý mang lại kết quả tốt cho mọi người.
Luôn tươi cười
Dân gian có câu :”Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ:” những lợi ích to lớn từ nụ cười mang lại cho chúng ta là món quà tuyệt vời của cuộc sống.
Nó giúp mọi người luôn có tâm trạng thoải mái, tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể, hệ miễn dịch tốt hơn, đẹp da… Vì thế tươi cười là điều rất bổ ích cho bất cứ người nào.
Luôn hạnh phúc
Nếu mọi người đều có tâm trạng tốt, tin tưởng vào điều hay lẽ phải thì kết quả đưa lại sẽ là niềm hạnh phúc to lớn.
Để đạt được những điều này thì việc làm, hành động từ thiện giúp đỡ người hoạn nạn luôn được xã hội trân trọng, ghi nhận và đó chính là một trong những niềm hạnh phúc to lớn nhất của bạn.
Hoan hỷ trong Phật giáo
Trong Phật giáo “hoan hỷ” (tiếng Phạn: Mudita) được đem ra so sánh với niềm vui, tự hào của bậc sinh thành trong việc nuôi dạy con cái thành đạt trong cuộc sống.
Công sức, tình thương yêu vô bờ bến của cha mẹ dành cho con được xuất phát từ chính cha mẹ, những người đã bỏ biết bao nhiêu nhọc nhằn, thời gian để chăm sóc, dạy dỗ con thành người.
Từ đó chúng ta nhận ra người có tâm hoan hỉ sẽ vui vẻ, hạnh phúc khi làm được những điều tốt đẹp hay thấy việc tốt dành cho mọi người.
Kinh Phật đề cập đến hoan hỷ đó là trạng thái khiến con người có tâm trạng vui vẻ, tồn tại những cảm xúc thăng hoa để tận hưởng và chia sẻ với mọi người.
Nó khiến cuộc sống của mọi người trở nên nhiều màu sắc, tình người, nhân văn, tâm linh được thăng hoa, thoải mái và tìm ra được chân lý cuộc sống.
Ngoài ra cũng có nhiều người cho rằng hoan hỉ như một niềm vui vô bờ bến lan tỏa hạnh phúc cho mọi người và cả người chứng kiến.
Tìm đến hoan hỉ và lan tỏa cho cộng đồng là phương pháp rèn luyện tốt nhất. Người tu hành cảm nhận niềm vui, điều tốt đẹp dành cho chúng sinh đó chính là bài học quan trọng của hoan hỷ trong giáo lý Phật pháp.
Đối lập với hoan hỉ là ghen tị, trạng thái vui sướng khi chứng kiến những bất hạnh của người khác.
Ghen tị mang đến cảm xúc tiêu cực là ác ý và ích kỷ để tiêu trừ ghen tỵ thì hoan hỷ chính là liều thuốc tinh thần tốt nhất.
Nuôi dưỡng tâm hoan hỉ
Ngài Buddhaghosa (Phật âm) là một nhà bình luận và chú giải kinh Phật nổi tiếng đã nói 2 điều như sau để nuôi dưỡng tâm hoan hỷ.
- Điều 1: Không nên tập trung vào người thân yêu, kẻ thù hoặc một người trung lập. Thay vào đó hãy bắt đầu với một người vui vẻ là một người bạn tốt.
- Điều 2: Hãy chiêm ngưỡng sự vui vẻ này với sự đánh giá cao và để nó lấp đầy bạn. Khi trạng thái của niềm vui đồng cảm này mạnh mẽ, hãy hướng nó đến một người thân yêu, một người trung lập và cuối cùng là một người gây khó chịu cho bạn.
Tiếp theo hãy để tính công bằng phát triển tự nhiên bao gồm: Người thân, người trung lập, kẻ thù, chính mình và sau đó mở rộng tâm hoan hỷ để đón nhận.
Quá trình này đòi hỏi phải thực hiện trong thời gian rất lâu và chỉ khi nào đạt đến trạng thái bình tâm trong đó ý thức về bản ngã, riêng biệt biến mất khi đó mới đạt được thành công.
Hoan hỉ đẩy lùi chán chường
Để thoát ra tâm trạng chán nản, thờ ơ thì hoan hỷ chính là phương pháp tốt nhất.
Chán chường xuất hiện khi chúng ta không kết nối với những người xung quanh hoặc các hoạt động khác.
Và nó thể hiện rõ nhất khi chúng ta buộc phải làm điều không thích hay vì lý do nào đó mà không thể tập trung vào công việc đang làm.
Trách nhiệm phải làm và thích thú khi làm có sự khác biệt rất lớn.
Một bên khiến ta chán nản, buông bỏ, không tập trung thì bên còn lại khơi dậy lòng đam mê, nhiệt huyết, tận tụy để hoàn thành tốt.
Chán chường, chán nản chính là đối lập với say mê.
Thông qua hoan hỷ thiền chúng sinh sẽ có một sinh lực dồi dào, tinh thần hăng say quét đi sự nhàm chán của bản thân.
Hoan hỷ là nền tảng của khôn ngoan
Trong quá trình nuôi dưỡng, phát triển tâm hoan hỉ chúng ta luôn có đánh giá tốt đẹp đến mọi chuyện xung quanh dù có vướng phải mặt trái. Do vậy hoan hỷ là gốc của các phẩm chất cao quý khác để phát triển và là yếu tố không thể thiếu của giác ngộ.
Đức Phật dạy chúng sinh để giác ngộ, giải thoát không cần phải tách biệt ra khỏi thế giới xung quanh.
Có những người chọn lối sống ẩn dật như những tu sĩ nhưng hòa nhập với cuộc sống xã hội hàng ngày chính là phương pháp, thước đo tốt nhất cho con đường tu hành của hành giả.
Các mối quan hệ, công việc, thách thức trong xã hội sẽ cho biết hành giả đang ở đâu trên con đường giác ngộ.
Giáo lý Phật dạy thực hành và nuôi dưỡng tâm hoan hỉ tạo ra tâm linh thuần khiết, trong sáng, không sợ hãi bằng cách này tâm hoan hỷ là một tiền đề quan trọng để giác ngộ.
Hoan hỷ oan gia là gì?
Hoan hỉ mang lại tâm trạng tốt lành nhưng trong đạo Phật có một loại gọi là hoan hỷ oan gia đây chính là điều không thể buông bỏ trong tâm của chúng ta.
Chúng sinh hiểu hoan hỉ oan gia là những việc phiền phức hàng ngày làm chúng ta u sầu, phiền não không thôi. Hay ngày nào cũng làm cho ta hoan hỉ đó cũng là oan gia hoặc luôn làm tâm chúng ta không buông bỏ được.
Oan gia trong hoan hỷ có nhiều loại tình cảm, quan hệ, công việc, hoạt động… Mỗi loại đều có các tình huống khác nhau nhưng kết quả là đưa lại cho chúng ta tâm trạng không buông bỏ được.
Giáo lý Phật đã dạy đã là oan gia thì nên buông bỏ không nên kết nhưng để buông bỏ được thì không phải là một điều dễ dàng.
Tâm hoan hỉ chính là con đường sáng để buông bỏ ra oan gia. Khi chúng ta có tâm trạng hạnh phúc sẽ mang lại niềm vui cho mọi người, xóa bỏ những tham niệm đang hiện hữu.
Chúng ta mỉm cười với trái tim nhân hậu, thương yêu đối xử bình đẳng, bác ái với mọi người làm chúng sinh tận hưởng niềm hạnh phúc xuất phát từ cái tâm chân thật đó chính là con đường cởi bỏ những oan nghiệp, oan gia.
Trên đây là một số thông tin về Hoan Hỉ Là Gì mà Đồ Thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về Hoan Hỉ Là Gì cũng như tiền thân của Phật ở nơi này nhé!
Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các thông tin khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi nhé!