Bát Chánh Đạo hoặc Bát Thánh Đạo là giáo lý căn bản của Đạo đế (trong Tứ Đế) gồm ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Đây là những phương tiện hành trì phổ biến sâu rộng chung cho Ngũ thừa Phật giáo.
Trong bài pháp Tứ đế đầu tiên đức Phật giảng tại vườn Lộc Uyển, về phương pháp hành trì hay Đạo đế, con đường dẫn đến an vui Niết bàn.
Đức Phật đã long trọng chỉ Bát thánh đạo cho năm bạn đồng tu là nhhóm Kiều Trần Như. Đó là con đường thánh gồm tám chi: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm và Chánh định.
Bát chánh đạo
là con đường chân chánh có tám chi, giúp chúng sanh hướng đến một đời sống cao thượng, hạnh phúc. Bát thánh đạo là tám phương tiện vi diệu đưa chúng sanh đến đời sống an lạc, giải thóat, tiến đến địa vị giác ngộ.
Những bậc Hiền, Thánh nương theo tám phương tiện này để đi đến Niết bàn, Phật quả.
Nguồn gốc
Dựa theo nhà nghiên cứu về Nam Á Tilmann Vetter, bản miêu tả về con đường Phật giáo có lẽ lúc đầu được gọi đơn giản bằng thuật ngữ con đường trung đạo.[7] Theo thời gian, bản miêu tả ngắn này đã được giải thích tỉ mỉ, dẫn đến bản miêu tả của bát chánh đạo.
Tilmann Vetter và nhà sử học Rod Bucknell đều để ý rằng các bản miêu tả dài hơn của “con đường” có thể được tìm thấy ở những bản kinh lúc ban đầu, mà chúng có thể được rút gọn thành bát chánh đạo
Sự giải thoát
Việc đi theo con đường tám ngành cao quý này sẽ dẫn đến sự giải thoát bằng trạng thái niết bàn:[4][5]
Và thế nào là con đường cũ, đạo lộ cũ ấy do các vị Chánh Đẳng Giác thuở xưa đã đi qua? Đây chính là con đường Thánh đạo tám ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.
Đó là con đường cũ, đạo lộ cũ do các bậc Chánh Đẳng Giác thuở xưa đã đi qua. Ta đã đi theo con đường đấy. Đi theo con đường ấy, Ta thấy rõ già & chết, Ta thấy rõ già & chết tập khởi, Ta thấy rõ già & chết đoạn diệt, Ta thấy rõ con đường đưa đến già & chết đoạn diệt.
Ta đã đi theo con đường đó. Đi theo con đường ấy, Ta thấy rõ sanh… hữu… thủ… ái… thọ… xúc… lục nhập… danh và sắc… thức,… Ta đi theo con đường ấy, Ta thấy rõ các hành, Ta thấy rõ các hành tập khởi, Ta thấy rõ các hành đoạn diệt, Ta thấy rõ con đường đưa đến các hành đoạn diệt.
Nội dung Bát chánh đạo:
Chánh kiến: Chánh là ngay thẳng, đúng đắn; Kiến là thấy, nhận biết. Nghĩa là sự nhận thức sáng suốt và hợp lý trên căn bản của trí tuệ, không còn vướng bụi của tà kiến, mê lầm vọng chấp.
Hiểu biết chân chánh:
Hiểu biết tất cả sự vật hiện hữu trên thế gian này đều do nhân duyên sanh, không trường tồn và luôn luôn biến diệt.
Nhận thức rõ nhân quả- nghiệp báo để hành động.
Nhận thức rõ giá trị hiện hữu của thân người và mọi vật xung quanh.
Nhận thức rõ Khổ- Vô thường- Vô ngã của vạn pháp.
Nhận thức rõ tất cả chúng sanh cùng một bản thể thanh tịnh.
Nhận thức rõ Tứ đế- Thập nhị nhân duyên, không chấp thường , chấp đọan.
Hiểu biết không chân chánh:
Chấp Thượng đế tạo vật, không tin lý nhân quả nghiệp báo.
Phủ nhận mọi sự vật hiện hữu, không nhận thức chúng từ nhân duyên sanh.
Chấp vào thành kiến; quan niệm không bình đẳng giữa người và muôn vật.
Cố chấp vào kiến thức vọng tưởng; không tin vào những quả vị giải thóat.
Chánh Tư Duy: Tư duy là suy nghĩ. Chánh tư duy là suy nghĩ chân chánh, là suy nghĩ không trái với lẽ phải, có lợi cho mình và cho người.
Suy nghĩ chân chánh:
Suy nghĩ đến nguyên nhân đau khổ của mình và chúng sanh, ở đó vô minh là nguồn gốc của mọi tội lỗi, để biết mà tu tập hầu tìm được giải thóat cho mình và cho người.
Suy nghĩ đến Giới- Định –Huệ làm căn bản tiến tu đến quả vị Niết bàn.
Suy nghĩ không chân chánh:
suy nghĩ đến lợi dưỡng, tài sắc, danh vọng tìm trăm mưu nghìn kế để hại người.
Suy nghĩ đến nhiều cách để hơn người, mọi mưu mô để trả thù; dùng tà thuật; dựa vào lòng tin của con người để mê hoặc.
Chánh ngữ: Ngữ là lời nói. Chánh ngữ là lời nói chân thật không hư dối, có lợi ích chính đáng, công bình, ngay thẳng và hợp lý. Lời nói không làm tổn hại đến đời sống cùng danh dự của người khác.
Lời nói chân thật:
Lời nói ngay thẳng, thành thật, hợp lý không thiên vị, hòa nhã, giản dị và sáng suốt.
Lời nói lợi ích, đồng nhất và mang tính chất sách tấn, khuyến tu, mở bày ánh sáng giác ngộ tự tâm trong mỗi tha nhân.
Lời nói mang tính chất tuyên dương đạo lý làm người; tuyên dương chánh pháp Từ bi và Trí tuệ.
Lời nói không chân thật:
Lời nói gây chia rẽ, không đúng sự thật.
Lời nói để hại người, xuyên tạc, thiên vị, dua nịnh.
Lời nói nguyền rủa , mắng nhiếc, vu họa và thô tục.
Lời nói để bảo vệ Ngã và Ngã sở.
Chánh nghiệp: Nghiệp gốc từ chữ Phạn được Trung hoa dịch ra, có nghĩa là hành động có tác ý. Chánh nghiệp nghĩa là hành động tạo tác trong đời sống cần phải sáng suốt chân chánh.
Hành động chân chánh:
Hành động theo lẽ phải, biết tôn trọng quyền sống chung của mọi người, mọi lòai.
Hành động có thận trọng không tổn hại đến nghề nghiệp, tài sản, danh giá và địa vị của kẻ khác.
Hành động chân chánh là hành động có lương tâm, đạo đức trong địa vị của mình, biết gìn giữ tánh hạnh.
Biết hy sinh chánh đáng để đem lại lợi lạc cho quần sanh.
Hành động không chân chánh:
Hành động không gìn giữ các phép tắc, giới điều.
Hành động chỉ vì lợi mình mà hại người.
Chánh mạng: Mạng là sự sống, đời sống. Đời sống chân chánh nghĩa là sống một cách chân chánh bằng nghề nghiệp lương thiện, chính đáng không bóc lột, xâm hại đến lợi ích chung của người khác.
Đời sống chân chánh:
Sống bằng khả năng, tài năng chân chánh, không lừa dối gạt người.
Sống thanh cao, đúng chánh pháp không mê tín.
Đời sống không chân chánh:
Làm tổn hại và não lọan tâm trí mọi người.
Sống luồn cúi, dùng miệng lưỡi, mối lái để giao dịch thân thiện.
Sống chạy theo mê tín, dị đoan; sống nương tựa ăn bám vào kẻ khác.
Chánh tinh tấn: Tinh tấn là siêng năng, chuyên cần. Siêng năng chuyên cần chân chánh thẳng tiến đến mục đích và lý tưởng mà Phật đã dạy. Hăng say làm những việc chính đáng mang lợi ích cho mình và cho người.
Chuyên cần chân chánh:
Quyết tâm lọai bỏ các việc ác đã sanh, ngăn ngừa những việc ác chưa sanh.
Chuyên làm các việc lành việc tốt.
Chuyên cần trau dồi phước đức và trí tuệ.
Chuyên cần không chân chánh:
Là người say sưa với ngũ dục và khóai lạc.
Là kẻ say sưa lạc thú làm tổn hại đến người khác, không tiết chế bản thân.
Chánh niệm: Niệm là ghi nhớ, nhớ nghĩ. Nhớ nghĩ chân chánh. Chánh niệm có 2: Chánh ức niệm và chánh quán niệm. Ưùc niệm là nhớ nghĩ đến quá khứ, những chuyện đã qua. Quán niệm là quán sát cảnh hiện tại và bắt đầu của tương lai.
Ức niệm chân chánh:
Nhớ đến tứ ân.
Nhớ đến những lỗi lầm xưa, đừng để tái phạm trong hiện tại và tương lai.
Ức niệm không chân chánh:
Nhớ lại những óan hận để phục thù.
Nhớ lại những hạnh phúc mong manh không ích lợi.
Nhớ lại hành động oai hùng, dùng thủ đọan xảo trá, tàn bạo đã qua để hãnh diện tự đắc.
Quán niệm chân chánh:
Quán niệm Từ bi: Thấy nỗi khổ của chúng sanh trong luân hồi sanh lòng thương xót, tìm nhiều phương tiện để giúp đở họ. Thấy sự mê lầm của mình và người dẫn đến sầu, bi , khổ, ưu và não, thực hành lời Phật dạy để chấm dứt mê lầm.
Quán niệm Trí huệ: Quán niệm nguyên nhân sanh hóa vũ trụ, óan thân, tốt xấu, cao thấp; quán niệm thực tướng của các pháp để vững tiến trên con đường giải thóat.
Quán niệm không chân chánh:
Nhớ nghĩ đến dục lạc, khóai cảm.
Nhớ nghĩ đến kế sách, âm mưu và phương tiện giết hại lẫn nhau.
Nhớ nghĩ đến văn tự xảo trá để gạt người.
Chánh định: Định trong Phật học hiểu là Thiền định. Định nghĩa là tập trung tư tưởng tu tập thiền định. Chánh định là tập trung tư tưởng vào vấn đề chính đáng, đúng chân lý, lợi mình và người.
Thiền định chân chánh:
Bất tịnh quán: quán các pháp không thanh tịnh, để trừ tham dục, si ái v.v…….
Từ Bi Quán : Quán sát tất cả chúng sanh đồng thể tánh thanh tịnh, không hơn không kém để tôn trọng, kính quý và đọan trừ tâm hận thù
Nhân duyên quán: Quán tất cả pháp đều do nhân duyên mà thành, không có một pháp nào riêng biệt trong thế giới tương tức tương nhập ( Kinh hoa nghiêm), không chân thật, không trường tồn, để đọan trừ ngu si thiên chấp.
Giới phân biệt quán: Nghĩa là phân biệt và quán sát sự giả hợp của 18 giới ( 6 căn, 6 trần, 6 thức) để thấy không thật có ngã pháp và diệt trừ ngu si cố chấp.
Sổ tức quán: Nghĩa là quán hơi thở, để đối trị tâm tán lọan để đi sâu vào thiền định.
Thiền định không chân chánh:
Thiền định để cầu thác sinh các cõi trời.
Thiền định để luyện bùa chú, thần thông, phép lạ, trường sanh bất tử.
III/ Tu tập Bát chánh đạo:
A-Con đường tu tập Bát chánh đạo cũng chính là con đường tu tập của Giới-Định-Huệ:
Tu tập chánh ngữ – chánh nghiệp – chánh mạng là tu tập, các điều thiện. Là tu tập Giới vô lậu học.
Chánh tinh tấn – chánh niệm – chánh định là tu tập Tứ niệm xứ và Tứ chánh cần. Là tu tập Định vô lậu học.
Chánh kiến – chánh tư duy là tu tâp về Tuệ vô lậu học của Tam vô lậu học.
Tuy nhiên, để phát triển trí tuệ chúng ta cần phải có sự hổ trợ của Tam học là Văn-Tư-Tu.
Con đường tu tập Bát chánh đạo là con đường tu tập của ba mươi bảy phẩm trợ đạo (Đạo đế):
Đạo đế trong giáo pháp Tứ đế bao gồm như là ba mươi bảy phẩm trợ đạo, được đức Phật đề cập như là Bát chánh đạo.
Chánh kiến là Tuệ căn –Tuệ lực.
Chánh tinh tấn là nội dung của Tứ chánh cần.
Chánh niệm chính là nội dung của Tứ Niệm xứ.
Chánh tư duy là trạch pháp……..
Chánh định là hỷ, khinh an, định, xã….
Công năng và ích lợi tu tập Bát chánh đạo:
Cải thiện tự thân: Người chuyên tu Bát chánh đạo cải thiện được hành vi bất chính, tạo cho tự thân một đời sống chân chánh ích lợi và thiện mỹ.
Cải tạo hòan cảnh: Thế giới quan bên ngòai được hình thành từ tâm niệm, là kết quả của hành vi. Do đó, nếu thực hành theo Bát chánh đạo thì có thể tạo được một thế giới tòan mỹ.
Làm căn bản cho chánh giác: Bát chánh đạo là nền tảng căn bản đầu tiên cho sự giác ngộ chân chánh.
Ích lợi thực hành Bát chánh đạo:
Có kiến thức chân chánh không bị mê hoặc và lôi cuốn bởi ngọai đạo tà giáo.
Suy nghĩ chơn chánh không bị sa vào lỗi lầm đen tối.
Lời nói chân chánh lợi mình lợi người.
Hành động chân chánh có ích cho mình và không làm thương tổn người khác.
Đời sống chân chánh không bị khinh rẽ, chê bai, được mọi người mến mộ, kính trọng.
Siêng năng chơn chánh sẽ thu được nhiều kết quả.
Nhớ nghĩ chân chánh giải tõa được sự nuối tiếc.
Thiền định chơn chánh trí huệ phát triển và Phật quả viên thành.
Kết luận:
Bát Chánh đạo chính là phương pháp tu phổ biến cho tại gia lẫn xuất gia, trong bất cứ hòan cảnh, môi trường cũng có thể thực hiện được.
Tu tập Bát chánh đạo chính là tu tập Thân – Khẩu – Ý của chúng ta, khi thực hành Bát chánh đạo thì gặt hái nhiều kết quả tốt.
Bát chánh đạo lại là nền tảng chánh giác, là căn bản của Giải thóat – Giác ngộ.
Trên đây là một số thông tin về Bát Chánh Đạo mà Đồ Thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về Bát Chánh Đạo cũng như tiền thân của Phật ở nơi này nhé!
Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các thông tin khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi nhé!