Đền Trung Khám Phá Di Tích Lịch Sử (Hùng Vương Tổ Miếu)

Đền Trung hay còn gọi là Trung Cung. Theo cuốn Ngọc Phả “Sự tích Đức Thánh Tản” lưu giữ tại Đền Và (Đông Cung) do Quản giám bách thân Nguyễn Hiển sao lại năm Vĩnh Hựu thứ 3 (1737) có ghi: Đền Trung là nơi thờ bà Ma Thị Cao Sơn, mẹ nuôi của Đức Thánh Tản Viên.Đền Trung có tên chữ là Hùng Vương Tổ Miếu. Đây là ngôi miếu cổ của làng An Thái, ngày nay thuộc xã Phượng Lâu ở phía Đông Nam thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Vị trí của Đền Trung

Đền Trung tọa lạc ở một vị trí tương đối bằng phẳng lưng chừng phía Tây núi Ba Vì (khoảng cốt 600m) thuộc địa phận xã Minh Quang. Bên dưới là dòng sông đà vắt ngang như dải lụa, nhìn sang phía bên kia bờ sông Đà là quê hương của Đức Thánh Tản.

Đền Trung hay còn gọi là Trung Cung. Theo cuốn Ngọc Phả “Sự tích Đức Thánh Tản” lưu giữ tại Đền Và (Đông Cung) do Quản giám bách thân Nguyễn Hiển sao lại năm Vĩnh Hựu thứ 3 (1737) có ghi: Đền Trung là nơi thờ bà Ma Thị Cao Sơn, mẹ nuôi của Đức Thánh Tản Viên.

Đền có rất nhiều công trình với quy mô lớn và hoành tráng miếu thờ Đức Ông, nhà Mẫu, nhà thờ Phật …đã tạo nên một quần thể rất sinh động và đầy tôn nghiệm tại nơi đây.

Lược sử

Trong sách của Bộ Lễ Nhà Lê do người thôn Lương Yên sao lại, vào năm Cảnh Hưng thứ 24 Triều Lê (1763) có tên là “Nam Việt thần kỳ hội lục” chép về 2.824 vị thần được thờ trong cả nước. Trong đó có 73 xã, thôn thờ Hùng Vương và tướng của Hùng Vương, nhưng chỉ có đình thôn Việt Trì thờ Thánh Tổ Hùng Vương và làng An Thái tổng Phượng Lâu huyện Phù Khang, phủ Tam Đới, trấn Sơn Tây là có Hùng Vương tổ miếu.

Tương truyền trước đây, mảnh đất này thuộc Núi Cấm – là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước. Nơi đây vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu – người con hiếu thảo vì đã có công làm ra bánh chưng, bánh dày.

Đến thời Lý – Trần ( thế kỷ XIII) Hùng Vương tổ miếu được xây dựng trên nền đất này.

Năm Bính Tuất (1886) thực dân Pháp chiếm đóng Việt Trì, chúng rời đình Việt Trì vào phố Hòa Bình phường Thanh Miếu ngày nay. Năm 1948 giặc Pháp tái chiếm đã đốt đình Việt Trì, chỉ còn Hùng Vương tổ miếu là ngôi miếu cổ nhất và kiến trúc độc đáo nhất, có một không hai ở nước ta.

Năm 2014, ngôi miếu đã được chính quyền xã Phượng Lâu trùng tu theo nguyên mẫu.

Thờ tự

Đền Trung thờ thần Núi, thờ 18 đời Vua Hùng, 8 vị đại vương – bao gồm 3 vị đại vương được thờ trong miếu ở vị trí trung tâm theo nghĩa canh giữ cho Vua Hùng.

Đền Trung

Truyền thuyết của Đền Trung

Theo truyền thuyết kể lại, bà Ma Thị là chủ thần núi Tản, cảm mến đức độ của Sơn Tinh bà đã nhận Sơn Tinh làm con nuôi và lập chúc thư giao lại toàn bộ đất đai ở vùng chân núi Ba Vì cho Sơn Tinh cai quản và lập đền thờ hương hỏa cho bà sau khi bà mất.

Như vậy bên cạnh việc thờ phụng Tam vị Đức Thánh Tản Viên Sơn, Đền Trung còn thờ dưỡng mẫu của Ngài.

Đền Trung tọa lạc ở một vị trí tương đối bằng phẳng lưng chừng phía Tây núi Ba Vì (khoảng cốt 600m) thuộc địa phận xã Minh Quang. Bên dưới là dòng sông đà vắt ngang như dải lụa, nhìn sang phía bên kia bờ sông Đà là quê hương của Đức Thánh Tản,

Theo một số tư liệu cho thấy Đền Trung được xây dựng từ triều Lý, đến triều Nguyễn, vua Minh Mạng cho Tổng đốc Nguyễn Đăng Giai trùng tu lại. Đền có kết cấu kiến trúc hình chữ Tam phỏng theo quẻ Càn trong kinh dịch, biểu tượng cho sự bền vững gồm Tiền tế, Đại bái, Hậu cung.

Đền có quy mô lớn, hoành tráng, gồm nhiều hạng mục kiến trúc như miếu thờ Đức Ông, nhà Mẫu, nhà thờ Phật … tất cả đã tạo thành một quần thể di tích liên quan đến sự tích Đức Thánh Tản Viên Sơn Tinh và là ngôi đền có một vị thế đẹp nhất trong các ngôi đền thờ Tản Viên ở Ba Vì.

Gần Đền Trung có một ngôi cổ tự danh lam bậc nhất đó là chùa Tản Viên Sơn, điều đó càng làm cho khu di tích này trở thành một điểm đến không thể tách dời của du khách khi hành hương về Ba Vì.

Ngôi đền nằm giữ rừng nhiệt đới, nơi lưng sườn núi. Cửa đền hướng về Tây, đối diện với núi Chàng Rể. Phía dưới là dòng sông Đà. Bên kia bờ sông chính là quê hương của Đức Thánh Tản

Cũng có truyền thuyết kể lại rằng, cha Ngài là ông Nguyễn Cao Hạnh, me là bà Đinh Thị Đen. Đứng tuổi nhưng ông bà vẫn chưa có con. Do ăn ở hiền lành nên một hôm bà qua cánh đồng Móng, làng Tất Thắng đã ướm chân vào 1 hòn đá. Sau đó, bà đã có thai.

Vì chồng cho rằng bà đã ngoại tình nên bỏ về quê ở miền biển. Không chịu nổi đàm tiếu nên bà Đen đã đến vùng sông Đà để sinh nở. Người con trai đặt tên là Tuấn. Cậu bé lớn lên rất khôi ngô, chăm chỉ. Sau này, thương tình cảnh mẹ con và Đen và quý mến cậu bé Tuấn nên bà Cao Thị đã nhận Tuấn làm con nuôi.

Đền Trung Ba Vì có quy mô lớn, gồm nhiều hạng mục kiến trúc tâm linh. Gồm có miến thờ Đức Ông, nhà Mẫu, nhà thờ Phật trên sườn núi Ba Vì. Tất cả đều nằm trong quần thể di tích gắn kết trực tiếp với sự tích Thánh Tản Viên. Đây là ngôi  đền thờ có vị thế đẹp nhất tại Tản Viên.

Đền Trung, đền Hạ và đền Thượng Bà Vì đều được xây dựng từ thời vua nhà Lý. Đến triều nhà Nguyễn, vua Minh Mạng lệnh cho Tổng đốc Nguyễn Đăng Giai nhiệm vụ trùng tu lại.

Ngôi đền Trung Ba Vì xây dựng theo lối kiến trúc quen thuộc của các đền, miếu trong dân gian. Gồm: Tam quan, Chính điện, đền Mẫu. Ứng với quẻ Càn trong Kinh dịch, thể hiện sự vững chắc, bền bỉ.

Tam quan gồm có 3 ô cửa vòm, có mái che phía trên. Vòm cửa chính có 2 trụ biểu nhô ra trước. 2 ô cửa 2 bên là vòm tường. Chính điện là kiến trúc chữ tam. Là Tiền đường, Trung đường và Hậu đường. Tiền đường gồm 5 gian.

Có lưu lại bài thơ chữ Hán vịnh cảnh đền Trung. Phía phải đền Trung Ba Vì là đền Lang. Hay còn gọi là Lang Mẫu. Gồm 3 gian, có thờ bà Mai Thị, mẹ nuôi của Tản Viên.

Trung đường có bài trí tượng của 4 vị quan ở tư thế đứng. Với mũ áo chỉnh tế đứng 2 bên đối diện nhau. 4 vị biểu thị cho các đại thần trấn giữ 4 cung Đông- Tây- Nam- Bắc.

Phía hậu cung của đền có đặt 3 pho tượng Tam vị Đức Thượng đẳng. Ở giữa là tượng thờ Thánh Tản Viên. Hai bên là tượng Cao Sơn đại vương và Qúy Minh đại vương.

Đền Trung

Kiến Trúc của Đền Trung

Kiến trúc Hùng Vương tổ miếu y như kiểu nhà sàn khắc trên trống đồng. Đó là nhà sàn của thời đại Hùng Vương. Gọi là miếu nhưng không to lớn, được xây theo kiểu hình chữ nhất, có 3 gian quay về hướng nam, dài 7,2m, rộng 3,7m. Mái hiên cao 1,8m, không có cột kèo, cầu quá giang gối vào tường, bít đốc tường hậu, phía trước mở 3 cửa, 4 góc là 4 cột lim to, đường kính chừng 35cm, mặt sàn lát gỗ, cao cách mặt đất 80cm, xung quanh đóng đố lát ván.

Vì làm từ lâu đời ở 2 đầu hồi miếu, gỗ đã mọt và rượp nên các cụ trong ban quản lý di tích ở đây đã xây và lợp hai mái ngói trùm lên ngôi miếu cổ này để bảo vệ. Trong miếu có 3 bát hương cổ bằng đất sét nung và 3 cỗ ngai đề:

Ất Sơn đại vương; Viễn Sơn đại vương; Áp Đạo đại vương

Bên ngoài đề: Hùng Vương tổ miếu

Hai bên là hai câu đối:

“Miếu mạo thọ sơn hà

Linh thanh chương nhật nguyệt”

Tạm dịch là:

“Miếu này thọ cùng sông núi

Tiếng linh thiêng rõ như mặt giăng mặt giời”

Sau đợt trùng tu năm 2014, bức đại tự ghi tên miếu và đôi câu đố hai bên cửa miếu viết bằng chữ Hán đã được bỏ đi, thay vào đó là chữ quốc ngữ và chữ Việt cổ.

Ngôi miếu này nhân dân địa phương thường gọi là: “Ngọc Am” (có nghĩa nơi thờ cúng) hoặc “Miếu Cấm” (miếu ở rừng cấm).

Ngôi miếu được dựng trên đỉnh Núi Cấm, có khoảng đất bằng phẳng. Theo lời già làng kể là Núi Cấm rộng tới 6ha. Xung quanh núi là đầm nước sâu bao bọc, mùa mưa sâu tới 4-5m, mùa cạn cũng sâu tới 2-3m. Đầm rộng mênh mông, nước từ Đền Hùng đổ về và thông với sông Lô. Đầm này rất nhiều tôm cá… Ngày nay dân An Thái gọi là Đầm Thiếc.

Di vật

Trải qua mấy trăm năm tồn tại và trùng tu, Đền Trung còn giữ nguyên các hiện vật cổ, gồm 3 bộ cỗ ngai, bát hương, mũ và đôi hài (đôi giày cổ).

Trên đây là một số thông tin về Đền Trung (có tên chữ là Hùng Vương tổ miếu) mà Đồ thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn về những lược sử, truyền thuyết tại nơi đây. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về ngôi Đền này nhé!

Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các ngôi Đền khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *