Đền Cao An Phụ là một trong những ngồi đền thở nổi tiếng tại Chí Linh Hải Dương hiện nay. Với các kiến trúc cổ kính – bắt mắt, cùng với những thắng cảnh không nơi nào có được của vùng đất nơi đây, vì vậy Đền Cao Hải Dương là một trong những địa chỉ mà du khách không nên bỏ qua
Vậy di chuyển tới đây có khó không? Lịch sử ra sao? Truyền thuyết kế lại như thế nào? Cùng Đồ Thờ Hưng Vũ tìm hiểu chi tiết nhé!
Giới thiệu về Đền Cao An Phụ
Đền Cao An Phụ là ngôi đền thờ An Sinh Vương Trần Liễu trên đỉnh núi An Phụ tại phường An Sinh, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Đền có tên tự là “An Phụ Sơn Từ”, tọa lạc trên đỉnh cao nhất của dãy núi An Phụ (246 m). Đây là dãy núi thấp nằm hoàn toàn trên địa bàn thị xã Kinh Môn có chiều dài khoảng 17 km, chạy hướng tây bắc – đông nam song song với sông Kinh Thầy.
Đền Cao Chí Linh nằm trong khu di tích đền Cao thờ 5 vị tướng họ Vương đã có công lao lớn giúp vua Lê Đại Hành đánh đuổi giặc Tống xâm lược năm 981.
Sau khi giành thắng lợi, 5 vị tướng quân họ Vương xin phép vua được ở lại quê nhà chịu tang cha mẹ và mất tại đây. Để tưởng nhớ công đức của 5 vị tướng họ Vương nhân dân địa phương đã xây đền Cao để thờ phụng đến ngày này.
Quần thể di tích đền Cao được xây dựng trên nhiều vị trí khác nhau trong không gian rộng gần 1km2 thuộc địa bàn xã An Lạc, thị xã Chí Linh, Hải Dương. Đền Cao là một trong 4 ngôi đền nằm trong khu di tích, gồm đền Cả, đền Cao, đền Bến Tràng và đền Bến Cả đã được Bộ VHTTDL xếp hạng di tích quốc gia vào tháng 3/2018.
Với niên đại hơn 1.000 năm, đền Cao mang nhiều ý nghĩa lịch sử và giá trị tâm linh trong đời sống văn hóa người dân quanh vùng.
Đền Cao thờ 5 Thần Họ Vương
Địa chỉ Đền Cao An Phụ
Đền Cao tọa lạc trên 1 quả đồi tại thôn Đại, xã An Lạc, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Chùa được nằm gọn trong một vành đai với 99 quả đồi xoải dài nối nhau, ngọn cách ngọn được phân tương đối đều, nó là một phòng tuyến hiểm yếu và vô cùng vững chắc trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Hàng năm nơi đây đều có lễ hội linh đình từ ngày 21 – 25 tháng Giêng.
Đền Cao Chí Linh là một danh thắng nổi tiếng không chỉ bởi kiến trúc cổ kính và độc đáo mà còn bởi thắng cảnh đẹp.
Địa chỉ Đền Cao An Phụ
Truyền thuyết Đền Cao An Phụ
Theo truyền thuyết về Đền Cao An Phụ cha ông ta truyền lại:
Vào thời Đinh ở Nga Sơn phủ Hà Trung tỉnh Thanh Hoá có hai vợ chồng ông Vương Đức Tĩnh và bà Đào Thị Thanh sống với nhau đã lâu nhưng chưa có con. Họ quyết đi tìm cuộc sống mới. Khi đến Dược Đậu Trang ông bà thấy đây là một vùng đất bình yên, thuần hậu, ông bà đã ở lại sinh cơ lập.
Được dân làng yêu quý giúp đỡ khoảng một năm sau gia đình ông bà làm ăn khá giả và sinh được 5 người con là Vương Thị Đào, Vương Thị Liễu, Vương Đức Minh, Vương Đức Xuân, Vương Đức Hồng.
Năm người con lớn lên học hành binh thư chữ nghĩa rất tinh thông. Một hôm hai ông bà về quê hương bản quán, đến bến đò Thần Phù – Thanh Hoá, không may gặp bão đắm thuyền và mất tại đó vào ngày mồng 6-3.
Năm 981 quân Tống xâm lấn bờ cõi nước ta. Nhà vua truyền hịch đi khắp nơi tìm người hiền tài ra phò vua giúp nước. Lúc này năm người con họ Vương đang có tang cha mẹ nên không dám về triều ứng thí. Đến khi nhà Vua đem quân đi đánh giặc qua Dược Đậu Trang (An Lạc hiện nay) nhận thấy dân cư ở đây thuần hậu, địa thế hiểm yếu, nhà Vua liền cho lập đồn trại đóng quân tại đây.
Hàng ngày thấy những người con họ Vương đi ngang qua cửa doanh đồn, Vua nhận thấy họ đều là người tài năng liền cho thử tài và chiêu dụng.
Nhà Vua liền phong chức cho ba anh em trai là Quyền chưởng Trung hoa tể đại tướng và phong cho hai chị em gái là Mẫu nghi chí tôn thiên hạ. Sau khi nhận tước phong các ngài cùng xin phép nhà Vua cho được thay thánh giá cầm quân ra đánh giặc. Khi ấy 5 vị tướng cầm quân tiến đánh theo đường bộ tiến quân, giáp chiến một trận cực kì ác liệt.
Quân giặc thua to, bỏ cả đồn tháo chạy về nước. Bờ cõi Đại Việt được giữ vững. Ngay ngày hôm đó Vua cho mở tiệc khao thưởng quân sĩ và nhân dân. Sau đó nhà vua dẫn quân trở về kinh đô, còn 5 ngai xin ở lại mãn tang cha mẹ sẽ về triều bái yết.
Không ngờ ý trời linh hoá, đêm hôm đó trời đất tối tăm mờ mịt, mưa gió ầm ầm, 5 ngài đều thăng hoá về trời (đêm 24 tháng giêng). Sáng hôm sau trời đất lại trong sáng trở lại. Nhân dân kéo đến xem thì đã thấy mối đất đùn thành những ngôi mộ lớn rồi. Nhân dân liền lập biểu dâng lên triều đình.
Nhà vua nghe tin vô cùng thương xót bậc quân thần có công lao với đất nước, liền sai quan triều đình về tận nơi làm lễ phúng viếng và phong mĩ tự cho 5 ngài:
- Vương Thị Đào là “ Đào hoa trinh thuận công chúa”
- Vương Thị Liễu là “ Liễu hoa linh ứng công chúa”.
- Vương Đức Minh là “ Thiên Bồng Đại tướng quân đại Vương”
- Vương Đức Xuân là “Dực thánh linh ứng đại vương”
- Vương Đức Hồng là “ Anh vũ dũng lược đại vương”.
Năm vị được nhân dân tôn làm “ Thượng đẳng phúc thần” và đã xây dựng đền thờ phụng tại quê hương An Lạc.
Trong cuốn “Hải Dương di tích và danh thắng” các tác giả viết rằng: Khu di tích đền Cao thờ năm anh em họ Vương. Tuy nhiên qua tìm hiểu tư liệu điền dã và cách bố trí thờ phụng và lễ nghi nơi đây thì không phải là năm anh em họ Vương mà là năm chị em họ Vương.
Như vậy khi so sánh giữa tư liệu đã được nghiên cứu với tư liệu điền dã luôn đặt cho chúng ta một dấu hỏi mà chúng ta cần cùng nhau giải đáp.
Quần thể khu di tích Đền Cao Hải Dương
Khu di tích Đền Cao Chí Linh Hải Dương gồm có 5 đền thờ:
- Đền Cả thờ Vương phụ, Vương mẫu và Vương Thị Đào (Đào hoa trinh thuận công chúa) Vương Thị Liễu là (Liễu hoa linh ứng công chúa). Bên cạnh đền là chùa
- Đền Cao: Thờ trưởng nam họ Vương: Vương Đức Minh (Thiên Bồng Đại tướng quân đại vương )
- Đền Bến Tràng thờ Vương Đức Xuân (Dực thánh linh ứng đại vương).
- Đền Bến Cả thờ Vương Đức Hồng (Anh vũ dũng lược đại vương).
- Đền Vua: Nơi vua Lê Hoàn bàn luận việc quân cơ năm 981 và quyết định chọn Dược Đậu Trang (An Lạc ngày nay) để đóng doanh đồn
Đền Cả
Đền Cả toạ lạc giữa cánh đồng xanh tươi trù phú, nằm cạnh dòng Nguyệt Giang thơ mộng, uốn mình chở nặng phù sa. Đền Cả mang một dáng vẻ uy linh, huyền ảo được bao trùm bởi những cây cổ thụ gần 1000 năm.
- Đền Cả là nơi thờ phụng Vương phụ Vương mẫu và hai chị cả “ Đào Hoa Trinh Thuận công chúa” và “ Liễu Hoa Linh Ứng công chúa”.
- Đền được xây dựng theo kiến trúc thời Nguyễn: 3 gian tiền tế, 1 gian trung từ, 1 gian hậu cung. Trên nóc ngôi đền có đôi rồng chầu mặt trời do cụ phó sĩ ở Nam Hà đắp. Theo nhiều nhà nghiên cứu nhận xét thì đây là một trong những đôi rồng đẹp nhất miền Bắc.
- Trong đền có nhiều bức hoành phi, câu đối cổ ca ngợi công lao to lớn của 5 vị thánh tiêu biểu là bức hoành phi “ Tam linh tích hựu” và câu đối “ Thần hoá khai tiên cổ miếu anh linh quang lạc địa; Thánh sinh kế hậu tiền Lê trung liệt trấn nam thiên” .
- Trong quá trình hơn 1000 năm kiến thiết trùng tu xây dựng di tích quê hương, người An Lạc cùng các cấp chính quyền, ban ngành đoàn thể của xã, thị xã, tỉnh cùng du khách thập phương cả nước đã bổ sung vào đây nhiều hạng mục công trình để di tich ngày càng khang trang tố hảo.
Bên cạnh đền Cả là ngôi chùa thâm nghiêm, trầm mặc – nơi phật Thích Ca ban phúc cho muôn dân. Đền Cả sẽ mãi mãi là điểm hẹn văn hoá tâm linh của những con người biết trân trọng công tích của tổ tông và của lịch sử.
Đền Cao
Cách đền Cả trừng 500m về phía đông, du khách thấy ẩn hiện thấp thoáng trong vẻ u tịch của rừng lim cổ thụ ngôi đền Cao nằm trên đỉnh núi Thiên Bồng thuộc dãy núi Voi, trước mặt là dòng Nguyệt Giang mềm mại uốn lượn ôm ấp trọn vùng đất này.
- Được thế rồng cuộn hổ ngồi, đền Cao trầm mặc, uy nghi đã chứng kiến bao thăng trầm dâu bể của hơn 1000 năm với vô vàn biến động dữ dội, với bom đạn chiến tranh và lòng người tan hợp theo thế sự xoay vần.
- Đền Cao là một ngôi đền độc đáo, được xây dựng từ thế kỉ 10 ( năm 981) và được trùng tu nhiều lần. Kiến trúc còn lại bây giờ là kiến trúc thời Nguyễn theo kiểu chữ Đinh: 3 gian tiền tế, 2 gian trung từ, 1 gian hậu cung, mái ngói rêu phong, những đầu đao cong vút, trên mái là bức phù điêu lưỡng long chầu mặt trời.
- Bàn tay tài hoa của người thợ đã mang lại cho di tích một dấu ấn riêng với 113 bậc gạch thả dài từ đỉnh núi xuống chân núi, nơi sân đền có thờ voi đá, ngựa đá. Trầm ngâm trước cửa đền, phóng tầm mắt nhìn ra bốn phương tám hướng du khách có thể liên tưởng đến thế hổ chầu, voi phục của 99 ngọn đồi bao bọc xung quanh ngọn Thiên Bồng như trải ra một không gian kì vĩ, tầng tầng lớp lớp…
- Trong đền còn lưu giữ nhiều đồ thờ tế tự giá trị, với những bức hoành phi, câu đối thể hiện công lao to lớn của vị thánh được phụng thờ nơi đây. Trong cung cấm còn lưu giữ Ngọc phả và 11 sắc phong của các đời vua Minh Mệnh đến vua Khải Định.
- Từ lâu đền Cao đã lưu truyền trong dân gian về sự linh thiêng và nhiều bí ẩn mà người đời chưa thể lý giải. Cổ nhân Lạc Đạo có câu “ Biết không nói, không biết không hỏi”. hay “không được mở khám thờ” nên gian cấm đền Cao là cả một sự bí ẩn mà không ai được vào ngoài năm quan đám.
Khi vào các quan đám phải tuân theo những qui định rất khắt khe như: không được ăn mặn, không có tang tóc, phải tắm rửa sạch sẽ, phải mang khăn bao hàm, qua cửa vào cung cấm phải bước chân phải vào trước và khi ra phải bước chân trái ra trước… Đền Cao đã và sẽ mãi lưu giữ được nguyên vẹn giá trị văn hoá tâm linh.
Đền Bến Tràng
Đền Bến Tràng cũng là một trong những ngôi đền lớn nằm cạnh dòng Nguyệt Giang.
- Nơi thờ phụng ngài Vương Đức Xuân – Dực Thánh Linh Ứng đại vương.
- Đền được xây dựng theo kiến trúc hình chữ Đinh, 02 gian tiền tế, 01 gian hậu cung.
Về nơi đây du khách sẽ được thả hồn theo dòng Nguyệt Giang trôi từ miền quá khứ hào hùng về hiện tại phồn thịnh trôi tới tương lai tươi đẹp hơn.
Đền Bến Cả
Đền Bến Cả là ngôi đền có nhiều chuyện ly kỳ. Đây là ngôi đền trần (không có mái che) thờ người con trai thứ 5 là Vương Đức Hồng – Anh Vũ Dũng lược đại vương.
Theo truyền thuyết xưa, khi người dân lập đền thờ, công việc chuẩn bị chu đáo nhưng cứ xây lên lại đổ, xây lại đổ, vào một đêm có một vị thần hiện lên bảo rằng:
“Nếu có thờ thì xây đủ 100 gian, không thì để thờ trần và nếu thờ trần thì làm một bình hương đá, một tráp đá, một đèn đá.”
Và từ đó dân ta quyết định để ngôi đền trần thờ cúng. Có lẽ đây là một ngôi đền đặc biệt nhất trong hệ thống di tích đền thờ Việt Nam.
Đền Vua
Toạ lạc trên núi bàn cung – nơi vua Lê Hoàn bàn luận việc quân cơ năm 981 và quyết định chọn Dược Đậu Trang (An Lạc ngày nay) để đóng doanh đồn.
Nơi đây như còn ấm dấu chân vua Lê Đại Hành trong cuộc kháng chiến Tống đưa tâm linh du khách trở về trang sử hào hùng của dân tộc.
- Căn cứ vào tài liệu lịch sử, nơi đây đã từng có các dinh thự, hành cung và nhiều vị trí đồn trú cùng với các kho quân lương, vũ khí để sử dụng trong việc nuôi quân, tập luyện, bài binh bố trận trong các cuộc kháng chién chống giặc Tống. Những dấu tích còn lại đến nay vẫn còn mang tên theo lịch sử như: Cánh Đồng Dinh, Núi Gạo, Núi Tiền, Bàn cung…
- Cùng với sự giúp đỡ của các ngành, các cấp chính quyền, các tập thể, cá nhân, đặc biệt là sự đầu tư của Bộ Quốc phòng với số vốn là 10 tỉ bươc đầu đã xây dựng được nơi thờ phụng Vua Lê Đại Hành với các hạng mục công trình: Đền thờ chính, sân đền, đường lên đền. Tuy nhiên công trình vẫn chưa được thật hoàn thiện. Rất cần có sự đầu tư hơn nữa của các ngành các cấp, các tập thể, cá nhân.
- Đền thờ chính được xây dựng theo kiến trúc hình chữ Đinh, 3 gian tiền tế, 1gian hậu cung. Trong đền có nhiều đồ thờ tế tự, các hoành phi, câu đối, thể hiện rất rõ tài năng, đức độ và công lao to lớn của vua Lê Đại Hành.
Ví dụ: Bức hoành phi “ Xuất thánh minh”, “ Vạn cổ anh linh”, câu đối “Đức đại an dân thiên cổ thịnh; Công cao vạn quốc vạn linh trường”…
Đứng trên đỉnh núi Bàn Cung phóng tầm mắt ra phía trước du khách được tận hưởng một không gian khoáng đạt, giúp du khach tìm thấy sự bình yên trong tâm hồn. Trong không gian ấy dòng Nguyệt Giang như một nét vẽ của tạo hoá, mềm mại uốn lượn như ôm ấp lấy miền quê trù phú.
Khu di tích Đền Cao đã hình thành và phát triển hơn 1000 năm nay. Tuy qui mô của các ngôi đền không lớn nhưng đã hội tụ được linh khí của đất trời. Bao phen vật đổi sao dời, dầm mưa dãi nắng. Bao thuở “nồi da nấu thịt” khói súng thuốc bom thế mà các ngôi đền vẫn ngạo nghễ cùng trời đất.
Điều thiêng liêng ấy không phải đến bây giờ mới nhận ra mà cách đây gần 300 năm Tiến sĩ Chu Đôn Lâm đã từng khẳng định
“Núi chẳng cần cao hễ có tiên ở là trở nên nổi tiếng. Sông chẳng cần sâu, hễ có rồng cuốn là trở nên linh thiêng. Vì thì đền thờ cần gì phải nguy nga lộng lẫy, cần gì phải có tô đỏ vẽ xanh, mà chỉ cần có linh thần là đã thiêng liêng rồi.”
Chân lý ấy sẽ mãi vĩnh tồn và được các thế hệ đời sau chứng nghiệm
Huyền thoại Đền Cao An Phụ
Từ lâu vùng đất An Lạc đã trở thành huyền thoại: Đồng Đình, núi Cao Hiệu, Lò văn, Nội xưởng, Bàn cung, Nền bà chúa… đâu đâu vẫn như còn hơi ấm những dấu chân của vua Lê Đại Hành trong công cuộc “Phá Tống bình Chiêm” và dòng “sông trăng” mãi còn âm vang cùng biết bao truyền tích về sự sinh hoá của năm vị Tôn thần.
Đền Cao là nơi thờ Vương Đức Minh – Thiên Bồng Đại tướng quân Đại vương, là một di tích lịch sử đã có từ rất lâu, nằm trên đỉnh núi Thiên Bồng, giữa cánh rừng lim già cổ thụ hàng trăm năm tuổi.
Ngôi đền này đền Cả và đền Bến Cả, đền Bến Tràng đã tạo nên một cụm danh lam thắng cảnh gắn liền với cuộc đời của 5 vị tướng là 5 anh em ruột nhà họ Vương đã có công lớn trong việc trợ giúp vua Lê Đại Hành đánh tan quân xâm lược Tống vào năm 981: Vương Đức Xuân, Vương Đức Minh, Vương Đức Hồng, Vương Thị Liễu và Vương Thị Đào.
Qua một giai đoạn thời gian, cuộc đời và chiến công của những vị danh tướng này đã được bà con nhân dân huyền thoại hóa lên để bày tỏ lòng tôn kính và được truyền tụng cho đến tận hôm nay.
Truyện kể rằng, vào một đêm giông tố bỗng nổi lên sấm sét ầm ầm sáng cả một vùng Dược Đậu trang, trong giây lát năm anh em họ Vương đã biến vào ánh chớp để lại trần gian muôn nuối tiếc.
Được tin nhà vua vô cùng thương xót, liền cho lập đền, cắt ruộng công dùng vào việc đèn hương thờ phụng mãi về sau, cho mở lễ hội từ ngày 21 đến ngày 25 tháng giêng âm lịch hàng năm và phong Thượng Đẳng Thần cho 5 anh em. Các triều đại tiếp theo đều có sắc phong thêm mỹ tự. Hiện trong đền Cao còn lưu giữ được 12 đạo sắc.
Tuy năm anh em họ Vương đã về trời nhưng tình cảm của các vương thần với di tích đền Cao thì mãi mãi còn ấm áp trong lòng dân tộc.
Trải qua thăng trầm của lịch sử, đến thời nhà Nguyễn, đền Cao được trùng tu theo kiến trúc kiểu chữ Tam và giữ nguyên trạng cho đến nay, gồm: 3 gian tiền tế, 2 gian trung từ, 1 gian hậu cung
Ngăn cách giữa các gian trong đền là một lạch nước, rộng chừng 10cm. Đây được xem như biên giới của người đi lễ, vãn cảnh. Những vị khách từ xa đến đây thường được nhắc nhở cẩn thận để không phạm vào điều cấm kỵ này.
Tuy nhỏ nhưng đền Cao mang nét cổ kính trang nghiêm bởi lối kiến trúc mang đậm dấu ấn lịch sử. Ở phía ngoài nhìn lên mái ngói đền có những đầu đao cong vút, trên mái là bức phù điêu lưỡng long chầu mặt trời, trước sân thờ voi đá, ngựa đá.
Bên phải đền về phía Tây là khu Từ Chỉ nằm dưới bóng mát của những cây lim có tuổi đời lên đến 800 năm – là nơi diễn ra các nghi lễ linh thiêng như lễ xin Trùm, lễ dâng hương Thập nhị gia tiên, lễ rước truyền thống,… Trong đền hiện còn nhiều cổ vật, đồ thờ tự có giá trị như bia, long đao, bát bửu, các bức đại tự, câu đối,… Đặc biệt trong hậu cung đền hiện còn lưu giữ nguyên vẹn 12 đạo sắc phong qua các triều vua.
Những tập tục linh thiêng tại Đền Cao
Theo tục lệ đền Cao, ngày 15 tháng 3 âm lịch hàng năm gọi là ngày “phơi sắc”. Những đồ thờ trong gian hậu cung được đem ra phơi. Điều đặc biệt là dù những ngày trước có mưa to gió lớn thế nào nhưng đúng ngày 15 tháng 3 nhất định sẽ có nắng để phơi. Theo ghi nhận của người dân quanh đền, hàng chục năm nay không năm nào không phơi được sắc.
Không như những ngôi đền khác, đền Cao không thờ tượng mà thờ bài vị của thần. Bài vị được khoác áo, gọi là áo ngự, đội mũ giống như tượng thật. Mỗi năm vào ngày 21 tháng Giêng âm lịch, áo ngự được thay mới. Khi thay áo, chiếc áo cũ được cắt nhỏ thành hàng trăm mảnh nhỏ coi như bùa bình an phát cho người dân và khách thập phương về dự lễ.
Một trong những nguyên tắc được tuân thủ nghiêm ngặt trong hơn 1000 năm qua là khi thắp hương trong đền Cao chỉ được thắp hương màu đen. Đây là tập tục bắt buộc đối với người dân và du khách khi tới đền Cao.
Sở dĩ có tập tục này vì thời điểm 5 vị tướng quân họ Vương giúp vua đánh tan quân xâm lược và được phong tước hiệu, khi đó 5 ngài vẫn chưa mãn tang cha mẹ. Do vậy, tục thắp hương đen trong đền tượng trưng cho 5 vị mặc quần đen, áo đen để tang cha mẹ, thể hiện lòng chí hiếu của con cái.
Ngoài thắp hương đen, lễ dâng và thờ trong đền chỉ dùng lễ chay. Tục truyền rằng, khi xưa cha mẹ của 5 anh em họ Vương khi lập đàn cầu tự cũng thắp hương đen, cúng lễ chay. Khi cha mẹ mất, 5 người con để tang cha mẹ cũng chỉ thắp hương đen và cúng lễ chay. Phong tục thắp hương đen và thờ lễ chay là nét độc đáo còn truyền cho tới ngày nay ở đền Cao.
Lễ xin Trùm tại Đền Cao
Dịp lễ này thu hút khách thập phương ghé thăm vào hàng năm. Lễ hội này ra đời từ khi đền được xây dựng và đã duy trì được hơn 1000 năm và sau hơn 10 bị gián đoạn, đến năm 2010 lễ hội này mới được phục dựng. Lễ hội này diễn ra vào ngày 15 tháng 10 âm lịch hàng năm.
Lễ xin trùm là một nghi lễ rất linh thiêng được cử hành vô cùng khắt khe. Trong ngày lễ chính, trong đền được trang hoàng rất ấn tượng. Ở giữa nơi hành lễ là một tấm biển lớn có dòng chữ “Lễ Xin Trùm”. Từ 5h sáng, bài vị, kiệu và lọng của 5 vị thánh, đền Cả (nơi thờ 2 vị), đền Cao, đền Bến Cả và đền Bến Tràng cùng cỗ chay: hoa quả, bánh kẹo, cơm trắng, chè đông và bánh dày đã được các quan đám và dân làng rước đến nơi hành lễ trong hồi chiêng trống ngân vang. Cả 5 đoàn rước từ 5 hướng cùng đổ về nơi hành lễ.
Để đứng ra lo liệu việc đền hàng tháng, hàng năm, làng sẽ cử ra 1 cụ trùm và 5 vị quan đám. Những người được chọn thường là các bậc cao niên trong làng, là người đức độ, con cháu hiếu thảo, gia đình thuận hòa và đặc biệt là gia đình không chịu tang. Mỗi tháng, sáu cụ trên phải trai giới ăn chay từ ngày 13 đến ngày 15 và từ ngày 29 đến ngày mồng 1 âm lịch trước khi tiến hành làm lễ.
Riêng ông trùm sẽ đảm nhiệm vai trò của mình cho đến lúc gia đình có tang hoặc qua đời thì mới thôi. Khi đó, lễ xin trùm lại được tổ chức nhưng chỉ tiến hành vào ngày 15/3 hoặc 15/10 âm lịch.
Nghi lễ xin trùm diễn ra một cách nghiêm trang và mang màu sắc tâm linh. Người được chọn phong trùm là người đã được chọn kỹ càng trong các Lềnh.
Lễ hội đền Cao tổ chức trong 5 ngày, từ ngày 21 đến 25 tháng giêng âm lịch hằng năm, nhằm suy tôn Thành hoàng làng cùng năm danh vị tướng họ Vương. Trong ngày hội ban tổ chức còn tổ chức nhiều hoạt động vui chơi để người dân tham dự và sinh hoạt như lễ du tiên, cướp cờ, vật, kéo co, cờ người, thi bánh dày, chè đông.
Với hiện trạng của khu di tích và các lễ hội, đặc biệt nhất là lễ xin trùm, được người dân bảo tồn và giữ gìn vẫn còn khá nguyên vẹn, lễ hội đền Cao đã được Sở Văn hóa-Thể thao -Du lịch đánh giá là một trong những lễ hội cổ truyền nổi bật của tỉnh Hải Dương.
Lễ hội Đền Cao
Tại Đền Cao hàng năm thường có nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn về cả phần lễ và phần hội, lôi kéo rất nhiều du khách từ mọi miền đất nước đổ về tham quan và tham gia.
Về phần lễ có nhiều hoạt động nghi lễ trang trọng như: lễ mộc dục, lễ rước kiệu từ đền Cao, đền Bến Cả, đền Bến Tràng về đền Cả, lễ tế hội đồng, lễ khai hội truyền thống đền Cao, lễ rước bộ, lễ tế yên vị, lễ ban “Khước Thánh”, lễ tế đập đất, vật đập đất…
Về phần hội diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và trò chơi dân gian đặc sắc, hấp dẫn như: Hội thi giã bánh giầy, nấu chè kho; biểu diễn nghệ thuật mừng lễ hội; biểu diễn nghệ thuật Múa rối nước; tổ chức các trò chơi dân gian như: kéo co, nhảy bao bố; giải vật truyền thống.
Trên đây là một số thông tin về Đền Cao An Phụ mà Đồ thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn về một ngôi đền nằm ở tọa lạc tại xã An Lạc, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về ngôi đền này nhé!