Đền Trần Tràng An là một ngôi đền tôn giáo nằm ở Ninh Bình. Đền này có kiến trúc đẹp và được trang trí tỉ mỉ. Ngoài việc tham quan và tìm hiểu về tín ngưỡng, du khách cũng có thể chiêm ngưỡng những nét chạm khắc đá tinh vi trên các cột và mái hiên của đền. Đền Trần Tràng An cũng nằm trong khu vực di sản thế giới của UNESCO, được công nhận vào năm 2014. Hôm nay hãy cùng mình tìm hiểu thêm về ngôi chừa này nhé!
Vị trí địa lý của đền Trần – Ninh Bình
Đền Trần nằm trong khu du lịch sinh thái Tràng An, thuộc xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư. Đền được xây dựng từ thời nhà Đinh với tên gọi là đền Nội Lâm (trong rừng). Sau đó vào thế kỉ thứ XIII được vua Trần Thái Tông cho tu sửa lại và đổi tên thành đền Trần như ngày nay.
Đền là nơi thờ tự Trung Hưng tướng Quý Minh – một trong hai vị tướng trấn ải xứ Sơn Nam và Hoàng Phi quý nương là phu nhân của ông. Ngoài giá trị về kiến trúc đá độc đáo, đặc sắc, ngôi đền rất linh thiêng, là nơi mà khách thập phương đến cầu an, cầu phúc, cầu tự.
Kiến trúc đền Trần – Ninh Bình
Du khách khi đến với đền sẽ cảm nhận được một không gian rất linh thiêng mang đậm nét cổ xưa với kiến trúc hoàn toàn bằng đá. Đền được xây theo kiến trúc kiểu chữ nhị, gồm hai tòa liền nhau.
- Tòa Ngoài (Tiền Bái) gồm 3 gian, 2 dĩ. Bên trong tòa có 2 hàng cột đá, hàng thứ nhất có 4 cột bằng đá xanh nguyên khối với các mặt được chạm trổ rồng, cá , sóng nước, hoa rất độc đáo, tinh xảo.
- Tòa Hậu Cung có hai long cung là nơi đặt ban thờ Thần Quý Minh và phu nhân ngài Minh Hoa Công Chúa được làm bằng đá xanh nguyên khối tam cấp.
Phía bên phải của đền có một bệ thờ lộ thiên thờ Mẫu Thượng Thiên Thượng Ngàn.
Ngoài việc đến tham quan tận mắt chiêm ngưỡng nét kiến trúc đá độc đáo của đền thì đây chính là nơi tâm linh rất thiêng. Các du khách thập phương xa gần và người dân nơi đây thường đến để cầu phúc cho gia đình, cầu bình an và đặc biệt để cầu tự vì họ tin rằng hai vợ chồng tướng quân chính là đại diện cho sức mạnh, cho hạnh phúc và thể hiện sự hòa hợp yêu thương nhau trong gia đình.
Những “Bí mật” về Đền Trần – Tràng An, cây si linh thiêng có tán rộng 54 ha
Đền Trần được Vua Đinh Tiên Hoàng xây dựng vào Thế kỷ thứ 10, nhờ uy danh của Đức Thánh Quý Minh để trấn thủ kinh đô Hoa Lư. Đây cùng là nơi Vua Trần Thái Tông sau khi dẹp loạn giặc Mông xâm lược đã xuất gia tu hành mở mang Phật Giáo.
Từ đền Trần, nhìn sâu vào cánh rừng nguyên sinh, là căn cứ địa của triều Đinh xưa kia.Theo truyền thuyết đến 15/8/979, gian thần Đỗ Thích đã dùng thuốc độc sát hại vua Đinh và con trai là Nam Việt Vương Đinh Liễn. Dẫn đến sự kiện thái hậu Dương Vân Nga nhường ngôi vua của con là Đinh Phế Đế cho Thập đạo tướng quân Lê Hoàn để chống giặc Tống xâm lược, gây nhiều sự chống đối quyết liệt từ các danh tướng triều Đinh,
Tướng Phạm Bạch Hổ đã mang hơn 1.000 quân về cánh rừng này ẩn nấp với mục đích khôi phục lại binh mã, lương thảo, sau đó sẽ tiến công phục lại vị thế cho triều Đinh. Thập đạo tướng quân Lê Hoàn cho quân truy đuổi, bao vây tấn công. Giao chiến diễn ra khốc liệt, tướng quân Phạm Bạch Hồ và toàn quân bị diệt.
Một trong những bí ẩn đặc biệt của đền Trần, được tác giả Thụy Bình trong bái viết trên VTC News ngày 14/11/2012 là hệ thống cây si cổ mà Diện tích bao phủ của cây si phải tính bằng hàng chục ha, kín mấy thung lũng, trùm mấy quả núi. Bài viết cho biết:
Đây là cây si ngàn tuổi, lớn nhất thế giới. Diện tích bao phủ của nó phải tính bằng hàng chục ha, kín mấy thung lũng, trùm mấy quả núi.
Trong chuyến vào khu ngập nước Tràng An (Ninh Bình) tìm hiểu về loài cá rô Tổng Trường và cá tràu tiến vua ở thung Thắm, tôi đã lạc vào một khu rừng nguyên sinh và được tận mắt một hiện tượng lạ, đó là một cụm si khổng lồ, bao trùm cả thung lũng, mấy quả núi.
Người Ninh Bình, ai cũng thuộc câu ca dao cổ: “Dập dìu cánh hạc chơi vơi/ Tiễn thuyền Vua Lý đang rời kinh đô/ Khi đi nhớ cậu cùng cô/ Khi về lại nhớ cá rô Tổng Trường”. Loài cá tiến vua ấy nhiều người được nghe kể, nhưng không phải ai cũng biết, cũng được ăn.
Loài cá này hiện đang được một số cơ sở nuôi, nhân giống. Nhưng ngoài tự nhiên, chúng chỉ còn ở khu vực Tràng An, đặc biệt là ở thung Thắm, nơi được bảo vệ nghiêm ngặt.
Chị lái đò chở tôi chui qua hàng loạt hang động, mất hơn giờ đồng hồ thì đến đền Trần. Đó là ngôi đền nhỏ ẩn trong vách đá thung sâu thuộc Quần thể di tích và danh thắng Tràng An. Người sống trong “tuyệt tình cốc” và trông nom, hương khói ngôi đền là ông Dương Đình Thanh.
Ông Thanh vốn quê ở xóm Đông (Trường Yên, Hoa Lư, Ninh Bình). Vào những năm 70 của thế kỷ trước, ngày nào cũng vậy, ông cùng những thanh niên lớn tuổi hơn gồm ông Bai, Son, Khúc, Hòa, chèo thuyền vào thung Thắm cắm câu, đơm lươn, bắt cá. Đây là thung lũng xa nhất của khu ngập nước Tràng An.
Mấy chục năm gắn với thung Thắm bằng việc lặn ngụp mò cua bắt ốc, nên phần cuối cuộc đời, ông quyết vào đây ẩn dật, hương khói trông coi ngôi đền Trần.
Ông Thanh dẫn tôi đi sâu vào thung Thắm để tìm loài cá tiến vua. Tôi lang thang cả một buổi mà không hết thung lũng này. Thung Thắm thật kỳ lạ, như một vùng đất ngập nước ven biển, với hệ thống si chằng chịt mọc như kiểu sú vẹt.
Si không chỉ mọc kín thung lũng, mà tràn lên mấy quả núi, chạy lắt léo qua các thung khác trong một vùng rộng lớn, tạo thành một rừng si nguyên sinh khổng lồ.
Tôi ngạc nhiên không hiểu đây là giống si gì, thì ông Thanh bảo: “Đây không phải rừng si đâu, mà là một cây si đấy. Nói không ngoa, thì đây là cây si ngàn tuổi, lớn nhất thế giới. Diện tích bao phủ của nó phải tính bằng hàng chục héc-ta, kín mấy thung lũng, trùm mấy quả núi”.
Tôi tỏ ra ngạc nhiên, không hiểu, tưởng có ẩn ý gì, thì ông Thanh thách đố: “Tôi đố cậu tìm thấy cây si nào mọc riêng biệt ở thung Thắm này đấy? Mặc dù có nhiều rễ, nhiều gốc, nhiều nhánh, nhưng tất cả chúng đều dính liền với nhau. Gốc nọ dính liền với gốc kia, mọc nhánh, lan ra như mạng nhện khổng lồ, dài hàng km, nên vẫn chỉ là một cây mà thôi”.
Chuyện si, sanh buông những chiếc rễ nhỏ như chiếc tăm, rồi cái rễ đó lớn lên thành gốc cây khổng lồ, đâm nhánh, nảy thân không có gì lạ. Nhưng một thân mà lan ra trùm kín cả thung lũng, trùm mấy quả núi thì thực là một chuyện kỳ lạ chưa từng thấy trên thế giới, chứ không nói gì ở Việt Nam.
Để lý giải chuyện này, ông Thanh dẫn tôi lên đền Trần. Đó là ngôi đền nhỏ, xây dựng bằng đá, nằm dưới chân một mái đá cao vòi vọi. Đền thờ Thánh Quý Minh Đại Vương, tên húy Nguyễn Hiển, em song sinh của Cao Sơn Đại Vương Nguyễn Sùng và là em con chú của Sơn Thánh Tản Viên.
Ngôi đền được xây dựng từ thời Đinh, gọi là đền Hiềm (trấn phía Nam). Tuy nhiên, đến thời Trần, vua Trần Cảnh ngang qua đây, đã đổi tên đền Tứ Trấn thành đền Trần và tên đó tồn tại đến ngày nay.
Ông Thanh đứng bên mép đền, chỉ tay khắp thung Thắm. Ông kể rằng, theo truyền thuyết ghi trên bia đá, thì tại thung lũng này, từng diễn ra vụ ác chiến khủng khiếp 1.000 năm trước.
Tướng Phạm Bạch Hổ, trung thành với nhà Đinh, đã đem 1.000 quân vào thung lũng này cầm cự với nhà Tiền Lê, khi Lê Hoàn giành ngôi nhà Đinh. Ông lấy thung Thắm làm căn cứ rèn quân, khôi phục binh mã, chờ thời cơ giành lại vương quyền nhà Đinh.
Thập đạo tướng quân Lê Hoàn đem quân bao vây thung lũng này. Tại đây đã xảy ra hàng loạt cuộc xung đột đẫm máu. Rừng sâu, lương mỏng, quân yếu nên tướng Phạm Bạch Hổ cùng 1.000 quân sĩ thiệt mạng. Máu chảy ngập thung lũng, nên từ đó, vụng nước này được gọi là Vũng Thắm (vũng máu). Sau thì gọi là thung Thắm.
Ngôi đền Hiềm, còn gọi là Tứ Trấn, được đổi tên thành đền Thắm. Trần Cảnh ngang qua, mới đổi tên thành đền Trần. Bia đá trong đền cũng ghi rằng, sau khi chôn cất 1.000 binh sĩ, nhân dân đã trồng trên mỗi nấm mồ một cây si.
Bia đá chỉ ghi vậy, nhưng lạ lùng thay, những cây si do nhân dân trồng trên 1.000 nấm mồ đã mọc lan rộng, dính chặt vào nhau, thành một khối liền như mạng nhện. Cứ theo truyền thuyết, thì hệ thống gốc si này đã có tuổi một thiên niên kỷ.
Những ngày sống ở “tuyệt tình cốc”, rỗi rãi, nên ông Thanh đã thử đi hết thung Thắm để xem mạng lưới si này thế nào. Tuy nhiên, ông đi cả ngày mà không tìm được gốc si tách biệt. Toàn bộ hệ thống si trong thung Thắm đều liên kết với nhau thành một khối.
Điều đó có nghĩa, gốc si liền khối này bao trùm một diện tích ít nhất 54 ha của thung Thắm. Điều lạ lùng không kém, là những gốc si này đều rất nhỏ, chứ không có những gốc lớn vài người ôm như thường thấy ở những cây si ngàn tuổi
Đền Trần, Tràng An – Giá trị văn hoá của vùng cố đô Hoa Lư
Đền nhà Trần là ngôi đền rất linh thiêng, thờ Thánh Quý Minh Đại vương cùng phu nhân. Theo ngọc phả hiện đang lưu giữ tại đền Cả (Hoa Lư, Ninh Bình), Quý Minh là một trong ba anh em, đồng thời là ba vị tướng có công dẹp giặc dưới thời Vua Hùng thứ 18.
Theo phần lược dẫn lịch sử Đền Trần: Năm 968, vua Đinh dẹp loạn 12 sứ quân lên ngôi Hoàng Đế, lấy tên nước là Đại Cồ Việt, định đô tại Hoa Lư. Nơi đây còn lưu giữ nhiều cổ vật của triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần.
Đền được xây dựng từ triều Đinh hơn 1.000 năm trước. Sau nhà Trần, Vua Trần Thái Tông cho xây dựng lại bằng đá và đổi tên là Đền nhà Trần. Ngôi đền còn lại như hiện nay đã trên 700 năm. Ngôi Đền rất linh thiêng nên triều Đinh, Lê, Lý lấy đây là ngôi đền tứ trấn phía Nam. Ngôi đền có 4 cột đá là 4 tác phẩm nghệ thuật mà ông cha ta đã để lại cho hậu thế nhưng mãi là điều bí ẩn với những đường viền hoa văn được trạm trổ tinh vi, điêu luyện. Người xưa đạo theo tích bộ Tứ Linh là Long-Ly-Quy-Phượng.
Đền được xây dựng theo kiểu chữ nhị, gồm hai tòa liền nhau. Tòa ngoài (Tiền bái) gồm 3 gian, 2 dĩ, quy mô nhỏ. Gian giữa rộng nhất. Mái tòa tiền bái cuốn vòm bằng bê tông, nhưng bên trong lại dùng các phiến đá xanh để lát trần. Chính giữa nóc của mái trang trí hình hổ phù, hai bên có rồng chầu. Hai cột trụ xây liền với hai tường bên, phía trên trang trí hình hai con nghê.
Tòa tiền bái để trống, không có cánh cửa, có hai hàng cột đá. Hàng cột thứ nhất gồm 4 cột, làm bằng đá xanh nguyên khối. Mặt ngoài của cột chạm nổi hình ảnh độc long, mây, sóng nước, cá chép hóa rồng…Hàng cột thứ hai cũng làm bằng đá xanh nguyên khối. Hai cột ở ngoài cùng trang trí hình độc long chầu vào và hoa lá cách điệu. Hai cột ở giữa trang trí đôi câu đối. Nét chạm khắc bay bổng, tính thẩm mỹ cao.
Đá xanh nguyên khối cũng là chất liệu làm nhang án thờ tại gian chính giữa tòa tiền bái và bàn thờ đá tại chính giữa tòa hậu cung. Bên trên tòa hậu cung có hai long cung, bên trong long cung có tượng Quý Minh Đại Vương và phu nhân của ngài là Minh Hoa công chúa. Trong cùng tòa hậu cung có hàng cột đá gồm 4 cột, đều có chân tảng bằng đá xanh, làm theo kiểu hình hộp vuông, thắt cổ bồng, trang trí hoa sen.
Bức tượng Quý Minh Đại Vương được tạc ở tư thế ngồi trên bệ, mắt nhìn thẳng, chân chữ ngũ, đầu đội mũ quan, tay phải cầm chùy, tay trái nắm chặt để trên đùi. Tượng của Minh Hoa công chúa tạc ở tư thế ngồi, chân chữ ngũ, mặt hiền từ. Phía bên phải của đền có một bệ thờ lộ thiên thờ Mẫu Thượng Thiên Thượng Ngàn.
Cứ vào ngày 17-4 (tức 18-3 âm lịch), lễ hội đền Nội Lâm tưởng nhớ Đức Thánh Quý Minh Đại Vương sẽ diễn ra tại Tràng An, Ninh Bình.
Lễ hội đền Trần – Ninh Bình
Lễ hội đền Trần hàng năm vào ngày 18/3 âm lịch. Vào ngày này khi đến với đền du khách có thể được thưởng thức rất nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc thể hiện nét đẹp rất riêng cho con người Ninh Bình như dâng hương, rước kiệu, rước chân nhang…
Các nghi lễ thể hiện ước muốn của người dân cầu mong trời đất, tổ tiên phù hộ độ trì cho cuộc sống bình an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, người người hạnh phúc.
Do truyền thuyết thần Quý Minh là một vị thần nước nên lễ hội thường khởi đầu bằng màn rước vượt qua 5km đường thủy, xuyên qua 11 hang động trên dòng sông Sào Khê.
Trên đây là một số thông tin về Đền Trần Tràng An mà Đồ thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn về một ngôi chùa nằm ở Ninh Bình. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về ngôi đền này nhé!
Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các ngôi chùa khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tớ nhé.