Văn khấn ngày rằm hàng tháng thế nào? Tại sao nên chọn bài khấn ngày rằm phù hợp với gia đình mình? Theo phong tục lâu đời, cứ vào mùng 1 và ngày rằm âm lịch hàng tháng, các gia đình người Việt Nam thường làm lễ cúng gia tiên, gia thần để cầu xin cho mọi người trong gia đình được khỏe mạnh, bình an, may mắn…
Vậy văn khấn gia tiên ngày rằm như thế nào là đúng cách. Dưới bài viết này cùng Đồ Thờ Hưng Vũ tìm hiểu nhé!
Văn khấn ngày rằm chuẩn
Sau đây Đồ Thờ Hưng Vũ sẽ gửi tới các bạn một vài bài văn khấn ngày rằm chuẩn nhất như sau:
Văn khấn gia tiên ngày rằm chính xác nhất
Văn khấn gia tiên ngày rằm như sau:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
- Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ).
- Tín chủ (chúng) con là… ngụ tại…
- Hôm nay là ngày rằm tháng… năm… Tín chủ con nhờ ơn đức Trời Đất, chư vị Tôn thần, cù lao tiên tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án.
- Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
- Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
- Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).
Văn khấn ngày rằm cúng Thổ công và các vị thần
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
- Con xin kính lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật và Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ cùng chư vị Tôn thần.
- Con xin kính lạy ngài Đông Thần Quân.
- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ và Phúc đức Tôn thần.
- Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần.
- Con thành tâm kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch.
- Con kính lạy các Ngài Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con tên là: ……………………………………………… Ngụ tại: ………………………………………………….
Hôm nay là ngày … tháng … năm … (Ví dụ: 15 tháng 7 năm Nhâm Dần 2023) tín chủ chúng con xin thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả và đốt nén hương thơm kính dâng lên trước án.
Chúng con xin thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân và ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần và các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.
Chúng con cúi xin các Ngài thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám cho tấm lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông.
Người người được hưởng sự bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con xin lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ che chở, độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy)
Văn khấn ngày rằm Thần Tài Thổ Địa hàng tháng
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Con kính lạy Thần tài vị tiền.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là…… Ngụ tại………
Hôm nay là ngày… tháng… năm…
Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bầy ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Văn khấn mùng 1 ngày Rằm dành cho cúng
Văn khấn ngày rằm khi đi chùa
Dưới đây là những bài khấn đi chùa ngắn gọn ở các ban Phật, ban Tam Bảo, văn khấn Quan Thế Âm Bồ Tát, văn khấn Đức Ông, văn khấn Đức Thánh Hiền.
Văn khấn vào mùng 1 và ngày Rằm lễ Phật
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Hôm nay là ngày…….. tháng…….. năm…
Tín chủ con là …………………
Ngụ tại………………………
Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi Chùa …….. dâng nén tâm hương, dốc lòng kính lạy:
Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quan âm Đại sỹ, và Thánh hiền Tăng.
Đệ tử lâu đời lâu kiếp, nghiệp chướng nặng nề, si mê lầm lạc.
Ngày nay đến trước Phật đài, thành tâm sám hối, không làm điều dữ, nguyện làm việc lành, ngửa trông ơn Phật, Quan âm Đại sỹ chư Thánh hiền Tăng, Thiên Long bát bộ, Hộ pháp Thiên thần, từ bi gia hộ. Khiến cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an qui làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đảo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.
Đặng mà cứu độ cho các bậc Tôn trưởng Cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.
Tâm nguyện lòng thành kính bái thỉnh cúi xin chứng giám.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Văn khấn vào mùng 1, ngày Rằm cầu tài lộc, bình an ở Tam Bảo
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm ….
Tín chủ con là…………………………………
Ngụ tại:………………………………………….
Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng (nếu viết sớ đặt trên mâm lễ vật) lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.
Chúng con xin dốc lòng kính lễ:
Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.
Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.
Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.
Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được …………(công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).
Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai quan nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khoẻ, trên dưới thuận hoà an khang thịnh vượng.
Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Tín chủ chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).
Văn khấn Quan Thế Âm Bồ Tát
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
Kính lạy Đức Viên Thông giáo chủ thùy từ chứng giám.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm…..
Tín chủ (chúng) con là: …………………
Ngụ tại: ……………………………
Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới tòa sen hồng.
Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, tám tiết khang ninh thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, gia đạo hưng long, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước. Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Văn khấn Đức Ông – Đức Chúa Ông (Tôn giả Tu – đạt)
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Kính lạy Đức Ông Tu Đạt Tôn Giả, Thập Bát Long Thần, Già Lam Chân Tể.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ con là………………….
Ngụ tại:…………………………..
Cùng cả gia đình thân tới cửa chùa trước điện Đức Ông, thành tâm kính lễ, (nếu có đang lễ vật thì khấn thêm “hiến dâng phẩm vật, kim ngân tịnh tài”), chúng con tâu lên Ngài Tu Đạt Tôn Giả từ cảnh trời cao soi xét.
Chúng con kính tâu lên Ngài Già Lam Chân Tể cai quản trong nội tự cùng các Thánh Chúng trong cảnh chùa đây.
Thiết nghĩ chúng con sinh nơi trần tục, nhiều sự lỗi lầm, hôm nay tỏ lòng thành kính, cúi xin Đức Ông thể đức hiếu sinh, rủ lòng tế độ che chở cho chúng con, ba tháng hè chín tháng đông, tiêu trừ bệnh tật tai ương, vui hưởng lộc tài may mắn, cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)
Văn khấn Đức Thánh Hiền (Đức A-nan-đà Tôn Giả)
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Con cúi lạy Đức Thánh Hiền, Đại Thánh Khải Giáo A Nan Đà Tôn Giả.
Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm …..
Tín chủ con là………..Ngụ tại:………
Chúng con thành tâm tiến dâng lễ bạc, oản quả, hương hoa.
Cầu mong Tam Bảo chứng minh, Đức Thánh Hiền chứng giám, rủ lòng thương xót phù hộ cho con được mọi sự tốt lành, sức khỏe dồi dào, an ninh khang thái, gia đạo hưng long, thịnh vượng.
Cúi mong Ngài soi xét tâm thành, phù hộ cho gia đình chúng con được sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)
Ngày Rằm là gì?
Theo quan niệm lâu đời của người Việt Nam, ngày Rằm gọi là ngày vọng. Vọng có nghĩa là nhìn xa trông rộng, ngày mặt trăng, mặt trời đối xứng nhau ở hai cực xa nhất trong tháng.
Người xưa cho rằng, ngày này, mặt trăng mặt trời nhìn rõ nhau, thấu suốt nhau, soi chiếu vào mọi tâm hồn. Con người trở nên sáng suốt trong sạch, đẩy lùi được mọi đen tối vẩn đục trong lòng.
Ý nghĩa ngày rằm theo tín ngưỡng dân gian
Theo quan niệm dân gian, ngày rằm (tức ngày 15 âm lịch hàng tháng) là ngày vọng, có nghĩa là ngày mặt trời và mặt trăng đối xứng nhau ở hai cực. Ông cha ta tin rằng, vào ngày này mặt trăng và mặt trời thấu suốt ánh sáng và nhìn rõ nhau.
Đây là nguồn ánh sáng có thể soi chiếu mọi tâm hồn, đẩy lùi đen tối vẩn đục, từ đó mà con người trở nên sáng suốt và trong sạch. Hơn nữa, Vọng còn có nghĩa là trông mong vào những điều tốt đẹp.
Do đó, cứ vào ngày 15 hàng tháng, mọi gia đình Việt đều thắp hương, sắm lễ hương hoa hoặc quà bánh để dâng lên bàn thờ.
Lễ vật cúng Rằm?
Ngày xưa, mâm cúng rằm thường rất cầu kỳ, phải có cả đồ chay đồ mặn. Tuy nhiên, do cuộc sống hiện đại rất bận rộn, nhiều gia đình không có thời gian chuẩn bị những mâm cúng cầu kỳ nên đồ cúng rằm đã được giản lược đi khá nhiều.
Tuy nhiên, dù giản lược đi thế nào thì đồ lễ cúng rằm cũng không thể thiếu các lễ vật như sau:
- Hương.
- Trầu cau.
- Rượu.
- Hoa.
- Hoa quả.
Đây chính là những lễ vật mà bạn cần phải chuẩn bị ở trong buổi lễ, ngoài ra thì các lễ vật khác có thể tăng hoặc giảm tuỳ thuộc vào từng trường hợp, một mâm lễ cúng rằm đơn giản chỉ cần một ít bánh kẹo và ly nước, thắp nén nhang cho tổ tiên là đủ.
Lưu ý khi thắp hương vào ngày rằm
Khi thắp hương, thường thắp theo số lẻ, bởi số lẻ tượng trưng cho phần âm. Do đó, có thể thắp 1, 3, 5, 7 hoặc 9 nén hương trên mỗi bát hương.
Tuy nhiên, tùy không gian thờ cúng, nếu nhà chật, nên thắp 3 nén cho bát hương thờ Phật, những bát hương còn lại thắp
1 nén để khói hương không gây ngột ngạt và phòng tránh hỏa hoạn.
Ý nghĩa của việc thắp các nén hương (nhang) theo quan niệm dân gian như sau:
- Thắp 1 nén: Ngụ ý bình an.
- Thắp 3 nén: Có thể linh ứng báo tin, bảo vệ người trong nhà và đánh đuổi tai ương.
- Thắp 5 nén: Là cách mà các thầy pháp dự báo hung cát cho người khác hoặc mời gọi thần linh.
- Thắp 7 nén: Dùng để mời gọi thiên thần, thiên binh thiên tướng, nếu không phải việc bất đắc dĩ thì không nên dùng hương này.
- Thắp 9 nén: Tín hiệu cầu cứu, nếu như bất đắc dĩ, không còn nơi nào cầu giúp đỡ, nhân lực không thể cứu vãn, hi vọng Ngọc Hoàng Đại Đế và Thập điện Diêm Vương cứu giúp muôn dân, cứu khổ cứu nạn. Chín nén hương thường được bày theo ba hàng ba cột.
Chú ý khi thắp hương cần phải ăn mặc chỉnh tề, không mặc quần đùi, áo cộc hay ăn mặc luộm thuộm…
Khi khấn cần phải liền mạch, thành tâm cúng bái nhằm thể hiện sự tôn trọng với các vị Phật, thần linh, tổ tiên, ông bà. Quan trọng nhất là thành tâm nói ra ý xin của mình.
Lưu ý khi cúng thổ công và gia tiên vào ngày rằm
Ngoài văn khấn ngày rằm cần phải đầy đủ, chính xác. Thì để buổi lễ được diễn ra suôn sẻ, gia chủ cần phải lưu ý một số điều sau để tránh ảnh hưởng đến quá trình thờ cúng:
- Gia chủ hoặc người tiến hành khấn vái cần ăn mặc trang nghiêm, thái độ đúng mực, kính cẩn.
- Việc khấn, cúng thổ công cần được thực hiện trước rồi mới đến chân linh gia tiên.
- Khi thực hiện cúng thổ công, cần khấn đầy đủ tên các vị thần linh.
- Chuẩn bị đầy đủ lễ vật cho mâm cúng Thổ Công và phù hợp với văn hóa cúng kiến của người Việt Nam.
- Lưu ý chọn ngày và giờ hợp phong thủy để mang lại nhiều may mắn và thuận lợi cho gia chủ.
- Cần sử dụng bài văn khấn trong nghi lễ cúng Thổ công phù hợp tùy theo điều kiện và mục đích cúng.
Cách sắm lễ và mâm cúng thổ công
Mâm cúng thổ công được chuẩn bị tùy theo điều kiện gia cảnh của từng gia đình, hoặc văn hóa bản sắc của từng địa phương. Chủ yếu sẽ có bao gồm cả lễ chay và lễ mặn.
Cụ thể:
- Lễ cúng thổ công chay: Hương nhang, vàng mã, trầu cau, hoa tươi, rượu trắng, nước lọc, trái cây tươi, bánh kẹo, hoa quả theo mùa hoặc một nải chuối, quả dưa hấu,… và một hộp bánh.
- Lễ cúng thổ công mặn: Hương nhang, vàng mã, trầu cau, hoa tươi, rượu trắng, nước lọc, 1 con gà luộc, 1 miếng thịt lợn luộc, miến nấu, măng xào, xôi giò và các món mặn khác,…
Trên đây là các mẫu văn khấn ngày rằm được nhiều tín chủ lựa chọn. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết trên của Đồ Thờ Hưng Vũ, bạn sẽ có thêm được nhiều thông tin hữu ích về văn khấn ngày rằm để quá trình thờ cúng thần linh và tổ tiên diễn ra đúng như mong đợi.
Nếu quan tâm tới các tin tức khác thì hãy đón đọc bài viết mới của chúng tôi nhé!
Có thể bạn quan tâm: