Hoa văn chữ Vạn có ý nghĩa thế nào trong thờ cúng và phòng thủy của Việt Nam. Chữ vạn hiện khá quen thuộc với nhiều người hiện nay
Tuy nhiên ý nghĩa của chữ Vạn liệu bạn đã biết chưa? Và tại sao chữ Vạn lai được dùng phổ biến đến vậy? Cùng Đồ Thờ Hưng Vũ tìm hiểu chi tiết ngay nhé!
Hoa văn chữ Vạn là gì?
Chữ Vạn 萬
Chữ Vạn là một biểu tượng chữ thập với bốn góc vuông về góc phải và hướng sang bên phải, có hướng các đầu mút xoay ngược chiều kim đồng hồ.
Hình chữ “Vạn” lại nổi tiếng được biết đến như là một biểu tượng rất phổ biến tượng trựng cho vận may tốt lành. Hiểu theo tiếng Phạn, chữ Vạn nghĩa là “phúc lộc, an khang, thành công, thịnh vượng”.
Đây là biểu tượng của sự may mắn, đã từng xuất hiện lần đầu khoảng 16.000 đến 14.000 trước công nguyên.
Biểu tượng này được lấy ý tưởng từ việc quan sát vũ trụ, hệ mặt trời, nó thể hiện nơi phát sinh ra nguồn sống vô tận, và sự vĩnh hằng.
Chữ Vạn còn là một trong ba mươi hai tướng tốt của Phật , vị trí trên ngực. Nó biểu thị công đức vô lượng của Phật.
Ý nghĩa của chữ Vạn trong đạo phật
Về ý nghĩa của chữ Vạn, Từ Điển Phật Học Huệ Quang giải thích nó có nghĩa là cát tường hải vân hay cát tường hỷ toàn.
Biểu tượng chữ “Vạn” là một ký hiệu của những điều liên quan đến Mặt trời, con số 10.000 (“Vạn” còn có nghĩa là mười ngàn) ở Trung Quốc và Nhật Bản, sự trường tồn hoặc sự sáng tạo vô tận, và một vòng tròn đang quay. “
Khi chữ Vạn quay tròn theo chiều kim đồng hồ nó tượng trưng cho năng lượng, sức mạnh và sự thông thái của vũ trụ. K
hi quay tròn ngược chiều kim đồng hồ nó tượng trưng cho sự khoan dung từ bi.”
Ý nghĩa hoa văn chữ Vạn trong thờ cúng
Đồ Thờ Hưng Vũ xin giới thiệu tới khách hàng Ý nghĩa, Tích hoa văn chữ Vạn trong đồ thờ cúng . hoa văn chữ vạn thường được làm vào chi tiết đồ thờ
Nhưng nếu quan sát, ta thấy hiện nay trong các sách viết về Phật giáo cũng như trong các ngôi chùa Việt Nam biểu tượng “Vạn” không có sự thống nhất về chiều xoay.
Ai thích xoay kiểu nào thì làm kiểu đó! Có khi là theo chiều kim đồng hồ 卐 , có khi là ngược chiều kim đồng đồng hồ 卍 .
Với các từ điển gia cũng tương tự. Thiều Chửu cho rằng “Chữ này trong kinh truyện không có, chỉ trong kinh nhà Phật có thôi.
Nhà Phật nói rằng khi Phật giáng sinh trước ngực có hiện ra hình chữ 卐 người sau mới biết chữ ấy.
Trong bộ Hoa-nghiêm âm nghĩa nói rằng: chữ 卐 nguyên không có, đến niên hiệu Tràng-thọ thứ hai đời nhà Chu mới chế ra và âm là vạn, nghĩa là muôn đức tốt lành đều họp cả ở đấy.
Lại chữ 卐, nguyên tiếng Phạm là Śrīvatsalakṣaṇa.
Các ngài La-thập, Huyền-trang dịch là đức 德, ngài Bồ-đề lưu-chi dịch là vạn 萬. Ở bên Ấn-Độ thì tương truyền là cái tướng cát tường, dịch là đức là nói về công đức, dịch là vạn là nói về công đức đầy đủ.
Song nguyên 卐 là hình tướng chứ không phải chữ, cho nên dịch là cát-tường hải-vân-tướng mà theo hình xoay về bên hữu là phải hơn.
Vì xem như nhiễu Phật thì nhiễu về bên hữu, hào quang của Phật ở khoảng lông mày phóng ra cũng xoay về bên hữu, thì viết xoay về bên hữu mới là tướng cát-tường, có chỗ làm xoay về bên tả 卍 là lầm”.
Trên đây là thông tin về hoa văn chữ Vạn mà Đồ Thờ Hưng Vũ đã tổng hợp. Hy vọng qua nội dung trên các bạn đã nắm được thông tin về chữ Vạn trong đồ thờ cúng có ý nghĩa thế nào?
Nếu quan tâm tới các tin tức – sản phẩm đồ thờ cúng thì hãy đón đọc thông tin khác của chúng tôi nhé!