vô tri là chiết tự tiếng Hán, Vô nghĩa là “Không”, Tri nghĩa là “Biết”. Như vậy, từ vô tri có nghĩa là không biết. Hiểu rộng ra, vô tri là không có trí tuệ, không có khẳng suy luận, suy xét, tìm ra giải đáp cho các vấn đề.
“vô tri” là một từ ghép trong tiếng Việt, với “vô” mang nghĩa “không” và “tri” có nghĩa là “sự hiểu biết” hay “trí tuệ”. Từ này có thể được hiểu là không có khả năng nhận thức hoặc hiểu biết.
Trong ngữ cảnh này, “vô tri” có thể được sử dụng để miêu tả một trạng thái không có sự hiểu biết, sự thiếu nhận thức hoặc sự mờ nhạt về ý thức. Tuy nhiên, việc sử dụng từ này phụ thuộc vào ngữ cảnh cụ thể và có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào người sử dụng.
Người vô tri
là người không có trí tuệ, không biết hoặc không có khả năng nhận biết bản chất vô thường, vô ngã, không phân biệt được đâu là chân lý, chánh pháp, khổ – sướng trong cuộc sống.
Theo cách nói của nhà Phật, người vô tri là người không có “chánh tư duy”.
Ý nghĩa của từ vô tri trong Phật giáo
Đạo Phật cho rằng con người chúng ta được tạo thành từ Ngũ uẩn bao gồm Sắc, Thọ, Hành, Tưởng và Thức. Trong đó:
Sắc đại diện cho thể xác và sinh lý.
Thọ tượng trưng cho cảm giác
Hành bao gồm các hiện tượng tâm lý như vui, giận, ghen tức, buồn, thương và ghét.
Tưởng là tri giác, hay khả năng suy nghĩ, suy xét vấn đề.
Thức hay còn được gọi là tàng thức, là nơi lưu trữ các cảm giác từ Thọ và Tưởng.
Kinh Pháp Cú chép rằng, Đức Phật Thích Ca đã truyền đạt cho chúng ta về tư duy và nhận thức của người vô tri.
Theo ngài, người vô tri là người luôn bị mê hoặc bởi ái dục và thường giấu kín sự thật. Vô tri thường đi kèm với tà kiến. Chỉ khi có tuệ giác sáng suốt, nghĩa là suy nghĩ đúng đắn, chúng ta mới có thể phân biệt được điều đó.
Điều này giúp chúng ta hiểu rõ bản chất của sự vô thường, khổ đau, vô nghĩa và vô ngã, từ đó giúp chúng ta thoát khỏi đau khổ và giải quyết mọi phiền não.
Ý nghĩa của từ vô tri trong Phật giáo
Kinh A Hàm ghi chép lời dạy của Đức Phật về cách thức đoạn trừ mọi khổ não để có được cuộc sống an vui, hạnh phúc rằng:
Tư tưởng ỷ dâm dục
思 想 猗 婬 欲
Tự phú vô sở kiến
自 覆 無 所 見
Duy tuệ phân biệt kiến
唯 慧 分 別 見
Năng đoạn ý căn nguyên
能 斷 意 根 原
Phật đã dạy cách thức đoạn trừ tất cả mọi khổ não để có được cuộc sống an vui trong Kinh Tạp A Hàm như sau:
“Đối với sắc không biết, không rõ, không đoạn tận, không ly dục thì không thể đoạn trừ khổ não,
“Cũng vậy, đối với thọ, tưởng, hành, thức mà không biết, không rõ, không đoạn tận, không ly dục, thì không thể đoạn trừ khổ não.
“Này các Tỳ-kheo, đối với sắc, nếu biết, nếu rõ, nếu đoạn tận, nếu ly dục, thì có thể đoạn trừ khổ não.
“Cũng vậy, đối với thọ, tưởng, hành và thức, nếu biết, nếu rõ, nếu đoạn tận, nếu ly dục, thì có thể đoạn trừ khổ não.”
(於色不知、不明、不斷、不離欲,則不能斷苦。如是受、想、行、識,不知、不明、不斷、不離欲,則不能斷苦,
Ư sắc bất tri, bất minh, bất minh, bất ly dục, tắc bất năng đoạn khổ. Như thị, thọ tưởng, hành thức bất tri, bất minh, bất minh, bất ly dục, tắc bất năng đoạn khổ.
於色若知、若明、若斷、若離欲,則能斷苦;如是受、想、行、識,若知、若明、若斷、若離欲,則能堪任斷苦。
Vu sắc nhược tri, nhược minh, nhược ly dục, tắc năng đoạn khổ. Như thị, thọ tưởng, hành thức nhược tri, nhược minh, nhược ly dục, tắc năng đoạn khổ).
Như vậy, là những người tín Phật, tôn kính Phật pháp, ngày ngày thực hành theo giáo lý nhà Phật, chúng ta, bạn và tôi, cần phải nghiêm túc thực hành chánh kiến, chánh tư duy để hiểu được bản chất của vô thường, nguồn gốc của khổ não, của cái không, của vô ngã… Từ đó, không còn chìm đắm trong sắc dục, không còn tham – sân – si.
Từ vô tri đến không biết gì
Không biết hay vô tri không chỉ đơn giản là thiếu tri thức, mà còn là không nhận biết được rằng mình thiếu tri thức. Đây không hẳn là điều xấu nếu như chúng ta dám đối diện và chấp nhận sự thật rằng chúng ta nông cạn, thiếu hiểu biết.
Socrates, triết gia vĩ đại người Hy Lạp, được đặt biệt danh là “triết gia đường phố” sống cách đây 2.500 năm, từng có một câu nói bất hủ vẫn còn giá trị đến ngày nay: “Tôi chỉ biết một điều, đó là tôi không biết gì cả!”
Bình luận về câu nói này của Socrates, nữ triết gia người Do Thái Hannah Arendt nói, chúng ta thường bắt đầu như là một nhà giáo điều, và nếu mọi việc trôi chảy, thường là kết thúc như là người hoài nghi.
Socrates không có gì để dạy cho hậu thế cả dù ai cũng biết ông uyên bác đến nhường nào. Ông không tự cho mình là người thông thái và có thể lên mặt dạy đời người khác. Đứng trước phiên tòa kết tội mình, ông đã mạnh mẽ bác bỏ cáo buộc mình đã làm hư hỏng thanh niên thời ấy, nhưng cũng không thừa nhận mình đã giáo dục cho nhiều thanh niên trở nên tốt đẹp hơn.
Ông chỉ nói rằng “Một cuộc đời không biết suy xét là một cuộc đời không đáng sống”.
Đối với những vấn đề quan trọng như sống chết, tình yêu, công bằng và lòng dũng cảm, Socrates đã mở ra cái gọi là “một vũ trụ của sự không biết g”.
Có thể hiểu, tâm thế và thái độ của con người trong việc chấp nhận sự hạn chế của mình là tất cả những thông điệp mà Socrates muốn truyền đạt. Trong giáo dục hiện đại, triết lý “hoài nghi kiểu Socrates” đã mang lại những kết quả đáng chú ý cho tư duy của giáo dục đương đại.
Ý nghĩa của vô tri trong cuộc sống thường ngày là gì?
Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta hãy sử dụng cụm từ “vô tri” để gán cho những người có hành động không mang ý nghĩa gì, không có gì đáng cười hoặc nói những câu ngớ ngẩn không có ý nghĩa nào. Chẳng hạn như “cười vô tri”, “hỏi vô tri”, “làm chuyện vô tri”…
Bạn bè thân thiết thường sẽ đùa giỡn nhau sau khi một người nói những câu ngớ ngẩn, thể hiện bằng cách gọi đó là “vô tri”.
Tuy nhiên, theo lý giải ở phần trên, chúng ta đã hiểu ý nghĩa sâu xa của cụm từ “vô tri” ám chỉ người đó thiếu kiến thức, nông cạn, thiếu hiểu biết, thiếu năng lực tư duy, hãy nói một cách thô tục hơn là ngu dốt.
Chính vì thế, bạn chớ nên sử dụng từ vô tri này một cách bừa bãi với mục đích đùa giỡn, bỡn cợt bạn bè hay ai đó nhé.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Trên đây là một số thông tin về Vô Tri mà Đồ Thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về Vô Tri cũng như tiền thân của Phật ở nơi này nhé!
Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các thông tin khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi nhé!