Sư Vạn Hạnh là ai ?

Sư Vạn Hạnh đứng trong hậu trường tạo ra thời cuộc. Con người ấy làm chính trị nhưng lại không trở thành một ông quan mũ cao áo dài đầy bổng lộc trên chính trường.

Đại cuộc thành rồi , người vẫn chỉ mặc áo nâu sồng, muối dưa hai bữa đạm bạc. Ta hãy xét xem trong bối cảnh lịch sử nào và hệ tư tưởng nào mà Sư Vạn Hạnh lại có “tri thức vượt người thường” như thế.

Thiền Sư Vạn Hạnh (sinh khoảng năm 937–mất khoảng năm 1018 ) là một tu sĩ Phật giáo từng được sử sách thừa nhận đã giữ vai trò chủ chốt trong cuộc “đảo chánh” êm ả, không đổ máu đưa Lý Công Uẩn lên ngôi vua lập nên vương triều nhà Lý kéo dài 216 năm ( 1010-1226) kế thừa vương triều Lê Đại Hành chỉ tồn tại 29 năm ( 980-1009 ).

Sư Vạn Hạnh

là tên một vị thiền sư người Việt có nhiều đóng góp trong việc mở ra triều đại nhà Lý, một trong những triều đại nổi bật nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông được xem là cố vấn của vua Lê Đại Hành, là người thầy của Lý Công Uẩn, đã hướng dẫn cho vị này một thời gian dài trước và sau khi triều Lý thành lập. Ông cũng là một nhà tiên tri.

Sư Vạn Hạnh là thầy của vua nào?

Vạn Hạnh (chữ Hán: 萬行) (938 – 1018) là một tu sĩ Phật giáo Đại Cồ Việt, người châu Cổ Pháp (Bắc Ninh). Ông là một trong những Phật tử làm cố vấn cho vua Lê Đại Hành, đồng thời là người thầy của Lý Công Uẩn, đã hướng dẫn cho vị này lên ngôi thay đổi triều đại và triều Lý thành lập.

Sư Vạn Hạnh với hai triều Lê, Lý

Ông tham gia chính trị nhưng đứng ngoài hệ thống quyền lực để tránh xa danh lợi. Bởi thế, không chỉ Lý Thái Tổ mà các đời vua nhà Lý về sau đều sùng kính ông. Đó là sư Vạn Hạnh.

Một tinh thần nhập thế vì việc nước

Sách Thiền Uyển Tập Anh chép: “Chùa Lục tổ, làng dịch Bảng, phủ Thiên Đức. Người Cổ Pháp, họ Nguyễn. Gia đình đời đời thờ Phật. Thuở nhỏ sư đã khác thường, gồm thông ba học nghiên cứu trăm luận, xem thường công danh. Năm 21 tuổi xuất gia, cùng với Định Huệ thờ Thiền Ông chùa Lục tổ làm thầy. Ngoài lúc hầu hạ, sư học quên cả mệt mỏi”.

Sư Vạn Hạnh họ Nguyễn, sinh năm 937 (hoặc 938?), từ lúc tuổi còn nhỏ đã bộc lộ bản tính thông minh, lớn lên thông cả Nho, Lão, Phật. Sư được sinh ra đúng lúc Ngô Quyền xưng vương và lập võ công hiển hách chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng mở ra kỷ nguyên độc lập tự chủ cho dân tộc Việt Nam.

Ông xuất gia vào khoảng năm 958, là khi nhà Đinh rối ren, từ loạn Dương Tam Kha (945) đến việc Ngô Xương Ngập bệnh chết rồi đến em là Ngô Xương Văn tử trận.

Lê Hoàn lên ngôi thay nhà Đinh, đánh thắng quân Tống, tiếp tục củng cố chính quyền nhà nước tự chủ trong tình thế thù ngoài loạn trong.

Là người theo thiền Tỳ Ni Đà Chi Lưu có yếu tố Mật giáo, gần cận với tín ngưỡng thần linh dân gian, chủ trương đi sát với quần chúng Nhân dân, biến nhà chùa thành nơi nương tự tinh thần cho dân chúng, sẵn sàng tham gia hành động chính trị xã hội, cùng với tinh thần yêu nước sâu sắc, sư Vạn Hạnh đã chủ động nhập thế vào công cuộc chung của dân tộc.

Sử sách không chép nhiều những việc cụ thể ông đã tham gia với triều Tiền Lê nhưng qua một số thư tịch cổ cho phép chúng ta nghĩ đến sự đóng góp to lớn của ông với vua Lê Đại Hành.

Thiền Uyển tập anh chép: “Sau khi Thiền Ông viên tịch, sư chuyên tập pháp môn Tổng trì tam ma địa, lấy đó làm việc riêng mình. Bấy giờ sư nói ra lời nào thiên hạ đều cho là phù sấm. Hoàng đế Lê Đại Hành hết lòng tôn kính sư.

Năm Thiên Phúc thứ 1 (980), tướng Tống là Hầu Nhân Bảo kéo quân sang cướp nước ta, đóng quân tại Cương Giáp, Lãng Sơn. Vua mời Sư đến, đem chuyện thắng bại ra hỏi, Sư đáp: “Trong vòng 3, 7 ngày giặc phải lui”. Sau quả nhiên như thế.

Đến khi vua muốn đánh Chiêm Thành, việc bàn định chưa dứt khoát, Sư tâu: “Xin mau cất binh, nếu không, ắt mất cơ hội”. Sau đánh quả nhiên thắng trận.

Nhưng công lao lớn nhất của sư Vạn Hạnh là đã dày công chuẩn bị để đưa Lý Công Uẩn lên ngôi, thiết lập một triều đại mới – Triều Lý, mở ra một thời đại phát triển rực rỡ của lịch sử Việt Nam.

Nếu Lê Đại Hành đã “trừ nội gian mà lấy được nước, đuổi giặc ngoài để yên dân, trong nước thanh bình, Bắc Nam vô sự” (Đại Việt sử ký toàn thư – ĐVSKTT), thành công trong việc củng cố chính quyền

T.Ư vững mạnh, chăm lo vỗ về dân chúng, giữ yên nội trị, bảo vệ được bờ cõi trước thế lực nhà Tống ở phương Bắc, Chiêm Thành ở phương Nam thì “tiếc rằng không sớm chọn con nối, khiến cho con cái tranh nhau bên trong, dẫn đến mất ngôi” (ĐVSKTT).

Lê Long Đĩnh nối ngôi ông là một kẻ tính tình hung ác, dâm dật, dám giết cả anh trai ruột để cướp ngôi. Sư Vạn Hạnh đã sớm nhìn ra mầm họa đó và bất hợp tác để âm thầm chuẩn bị cho một cuộc “Đổi mới” về chính trị của đất nước.

Năm 981, nhà Tiền Lê thay nhà Đinh. Lúc này, Lý Công Uẩn 7 tuổi, được gửi vào chùa Lục Tổ theo học với sư Vạn Hạnh. Sách ĐVSKTT chép: “… nhà sư Vạn Hạnh thấy khen rằng : “Đứa trẻ này không phải là người thường, sau này lớn lên, tất có thể giải quyết được mọi việc khó khăn, làm vua giỏi trong thiên hạ”.

Khi trưởng thành Lý Công Uẩn là người văn võ song toàn, nhân từ, khoan dung và chắc là do thiền sư Vạn Hạnh tiến cử nên được vua Lê tin dùng, giao phò Thái Tử để chuẩn bị lên ngôi kế nghiệp. Đầu năm 1005, Lê Đại Hành mất, Thái Tử Lê Long Việt lên ngôi. “Vua lên ngôi được ba ngày thì bị Long Đĩnh giết, bầy tôi đều chạy trốn, duy có điện tiền quân là Lý Công Uẩn ôm xác mà khóc.

Lê Ngọa Triều khen là người trung, cho làm Tứ sương quân phó chỉ huy sứ, thăng lên đến Tả Thân vệ điện tiền chỉ huy sứ” (ĐVSKTT).

Sau đó, sư Vạn Hạnh còn bày kế để Lý Công Uẩn lấy chị của vua làm vợ, lại cho em của vua là Bà Chúa Ba làm đệ tử tu hành ở chùa Hương nên thanh thế của Lý Công Uẩn trong triều rất lớn.

Ở ngôi có 4 năm mà Lê Long Đĩnh bị muôn dân oán thán, chính sự bệ rạc, thế nước ngày càng suy buộc sư Vạn Hạnh nỗ lực thay đổi chính quyền, thực hành việc đưa Lý Công Uẩn lên ngôi. Ông cho loan truyền truyền thuyết sét đánh trúng cây gạo ở chùa Minh Châu mà thành bài thơ tiên tri rằng: Vua non thì chết yểu, tôi thì cường thịnh, họ Lê mất thì họ Lý lên ngôi.

Ông cũng nói đó hợp với sấm truyền từ thời sư Đinh Không cách 200 năm về sự đổi ngôi.

Ông bảo Lý Công Uẩn rằng : “Mới rồi tôi trông thấy lời sấm kỳ dị, biết rằng họ Lý cường thịnh tất dấy nên cơ nghiệp.

Nay xem trong thiên hạ họ Lý rất nhiều, nhưng không ai bằng ông là người khoan từ nhân thứ, lại được lòng dân chúng mà binh quyền nắm trong tay, người đứng đầu muôn dân chẳng phải ông thì còn ai nữa”…

Một việc làm khác, có ý nghĩa lâu bền nhất là sư Vạn Hạnh tư vấn cho Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long.

Lên ngôi được 9 tháng, tháng 7 năm 1010, Lý Thái Tổ ban chiếu dời kinh đô từ Hoa Lư về thành Đại La.

Việc dời đô này thật ra đã được thiền sư Vạn Hạnh chuẩn bị từ rất lâu bởi ông nhận rõ vị thế địa chính trị/kinh tế/văn hóa của Đại La/Thăng Long. Dời đô về Đại La là một cao kiến thể hiện tư duy chính trị, tầm nhìn văn hóa xuyên thời gian, không gian của sư Vạn Hạnh.

Tác giả Nguyễn Lang, trong Việt Nam Phật giáo sử luận, viết: “Về phong thủy học, các thiền sư Định Không (730 – 808), La Quý An (852 – 936), và Vạn Hạnh (937 – 1018) đều là những người nổi tiếng.

Ta có nhiều lý do để tin rằng quốc sư Vạn Hạnh, thầy của Lý Công Uẩn, là người đã thuyết phục vua này dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long trong ý nguyện bảo vệ cho nền độc lập được lâu dài…

Ta có thể nghĩ rằng thiền sư Vạn Hạnh vừa là người thảo chiếu, vừa là người thiết kế họa đồ cho kinh đô Thăng Long vậy”.

Những ông vua biết trọng người tài

Rõ ràng là vì tài mà sư Vạn Hạnh đã được Lê Đại Hành trọng dụng như bậc quân sư. Việc nước to lớn nhà vua đều tham vấn ông. Không phụ lòng vua, sư đã dốc lòng phù trợ và thành công. Đây là sự gặp gỡ của hai người tài và cùng có tâm với việc nước.

Sư Vạn Hạnh đã dốc lòng ủng hộ Lê Đại Hành nhưng cũng vì việc lớn của nước mà không phù Lê Long Đĩnh. Hơn nữa, ông đã quyết định giành ngôi cho Lý Công Uẩn, một người tài có tâm với nước. Ông tham gia chính trị nhưng đứng ngoài hệ thống quyền lực để tránh xa danh lợi. Bởi thế, không chỉ Lý Thái Tổ mà các đời vua nhà Lý về sau đều sùng kính ông.

Kế tục sự nghiệp của Lý Thái Tổ, ba triều vua kế tiếp, Thái Tông (1028 – 1054), (Thánh Tông 1054 – 1072), Nhân Tông (1072 – 1127 ) đã củng cố nền độc lập tự chủ của dân tộc, xây dựng nền thái bình, thịnh trị cho đất nước mà đỉnh cao là đời Nhân Tông.

Lúc còn trị vì, chính vua Lý Nhân Tông đã nhìn nhận và đánh giá rất cao ảnh hưởng tinh thần to lớn của Sư Vạn Hạnh trong công cuộc dựng nên vương triều qua bài thơ truy tán công lao của Sư như sau: Vạn Hạnh dung tam tế/ Chơn phù cổ sấm cơ/ Hương quan danh Cổ Pháp/ Trụ tích trấn vương kỳ.

Hòa Thượng Thích Mãn Giác dịch: Vạn Hạnh thông ba cõi/ Thật hợp lời sấm xưa/ Quê nhà tên Cổ Pháp/ Gậy chống giữ nghiệp vua.

Lý Nhân Tông ca ngợi thiền sư Vạn Hạnh đã tinh thông và hòa hợp được Phật, Nho, Lão vào trong tâm hồn dân tộc thành một giá trị riêng của Việt Nam, khiến cho nhà Lý vững vàng và trường trụ.

Thiền Sư Vạn Hạnh và sứ mệnh lịch sử

Thiền Sư Vạn Hạnh ( sinh khoảng năm 937–mất khoảng năm 1018 ) là một tu sĩ Phật giáo từng được sử sách thừa nhận đã giữ vai trò chủ chốt trong cuộc “đảo chánh” êm ả, không đổ máu đưa Lý Công Uẩn lên ngôi vua lập nên vương triều nhà Lý kéo dài 216 năm ( 1010-1226)  kế thừa vương triều Lê Đại Hành chỉ tồn tại 29 năm ( 980-1009 ).

Sử sách ở đây gồm có những bộ sử về dân tộc Việt Nam nói chung và về lịch sử Phật giáo Việt Nam nói riêng. Bộ “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư”–(Bản Việt dịch in năm 2011 tại Hà Nội –Nhà Xuất Bản Thời Đại–viết tắt ĐVSKTT) ba lần nhắc tới Sư Vạn Hạnh trong Kỷ Nhà Lý .

Một lần vào năm 977 , Lý công Uẩn được 3 tuổi, làm con nuôi Sư Lý Khánh Vân, đến chùa Lục Tổ học.

Sư Vạn Hạnh lần đầu trông thấy đã khen là khác thường về sau có thể làm vua giỏi (trang 159) .

Lần thứ hai, trước khi vua Ngọa Triều Lê Long Đĩnh chết vào năm 1009, Sư Vạn Hạnh đã khuyên Lý Công Uẩn nên lập chí thay ngôi nhà Lê vì lòng dân đều oán ghét sự tàn ác của Long Đĩnh và theo lời sấm vĩ đang loan truyền trong dân gian thì họ Lý sẽ thay họ Lê

Lần thứ ba khi Sư Vạn Hạnh viên tịch, có lời bàn của Sử thần Ngô Sĩ Liên :”Vạn Hạnh mới trông thấy Lý Công Uẩn, biết là người phi thường; đến khi sét đánh thành dấu chữ (trên cây) thì suy tính biết sự biến chuyển  của thì vận, thế thì tri thức hơn người thường”

Sách “Việt Nam Sử Lược”(viết tắt VNSL) của Trần Trọng Kim trong Chương IV-Nhà Lý– chép:”Bấy giờ lòng người đã oán giận nhà Tiền Lê lắm, ở trong triều có bọn Đào Cam Mộc cùng với

Sư Vạn Hạnh mưu tôn Lý Công Uẩn lên làm vua”.

Trong sách “Việt Nam Phật Giáo Sử Luận”( xuất bản lần đầu tiên năm 1973 tại Sài Gòn, in lại năm 2000,nhà xuất bản Văn Học Hà Nội–viết tắt VNPGSL )  tác giả Nguyễn Lang dẫn hành trạng của Sư Vạn Hạnh trích thuật từ sách “Thiền Uyển Tập Anh Ngữ Lục” in vào đời Lý Trần cho biết Sư từng đựơc vua Lê Đại Hành  tham vấn về việc nước, như khi nhà Tống sai Hầu Nhân Bảo đem quân xâm lược ,

hoặc khi vua muốn đánh Chiêm Thành để cứu sứ giả Việt Nam bị vua Chiêm bắt giữ. “Vạn Hạnh, mà sau này được nhà Lý tôn xưng quốc sư, rất giỏi về chính trị và đã sử dụng sấm vĩ một cách tài tình trong cuộc cách mạng bất bạo động đưa Lý Công Uẩn lên ngôi vua”……”Trong cuộc vận động đưa Lý Công Uẩn lên ngôi, Vạn Hạnh đã vận động dư luận quần chúng bằng sấm truyền rất hữu hiệu.”

Trong sách “Văn Học Đời Lý”(viết tắt VHĐL) (bản in năm  1957, Sài Gòn, nhà xuất bản Hướng Dương), tác giả Lê Văn Siêu viết :”Cuộc đảo chánh năm 1010 của Vạn Hạnh, sau cuộc đảo chánh năm 980  của Lê Hoàn, không mất một giọt máu, không gây một oan cừu, dầu muốn dầu không cũng đã là một tác phẩm nghệ thuật”

” Sư Vạn Hạnh khi thành công đã không chịu nhận một chức tước gì trong triều của ông vua vốn là học trò của mình, mà ngai vàng lại đã do chính tay mình đem đến, tư cách ấy nào khác gì với tư cách của Phù Đổng Thiên Vương”

Trong sách ” Vạn Hạnh, Kẻ Đi Qua Cầu Lịch Sử” (bản in năm 1997, California, Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam Tại Hoa Kỳ xuất bản–viết tắt VH,KĐQCLS), Hòa Thượng Thích Mãn Giác ( 1929-2006) viết

”Con đường Vạn Hạnh đi không phải là con đường lên núi làm một nhà tu cô đơn khổ hạnh, cũng không phải con đường đưa Sư đến chỗ ngồi nhìn vách quay lưng lại cuộc đời mà tu.

Con đường Sư đi là con đường hành động với con tim vô tư, vô cầu, với quyết ý dốc cả tâm can phò trợ những người khoan dung được lòng dân có hoài bão làm cho dân cho nước thịnh trị ”

”Biến một đứa con rơi sống nhờ cơm chùa thành một kẻ văn võ toàn tài và từ một kẻ văn võ toàn tài thành một vị vua sáng lập triều Lý thịnh trị dài lâu hơn hai trăm năm”

sư vạn hạnh

Bối cảnh lịch sử từ 938 đến 1009

Khi Sư còn là một hài nhi thì người anh hùng Ngô Quyền ( 898-945) đã lập một chiến công lẫy lừng vào năm 938 quyết định nền tự chủ của dân tộc Việt Nam ra khỏi bóng tối 1000 năm Bắc Thuộc.

Sau khi Ngô Quyền giết Thái Tử Hoàng Tháo của vua Nam Hán thì triều đình Nam Hán , cho đến khi bị diệt vào năm 970 bởi Tống Thái Tổ, không còn dám toan tính xâm lăng nước ta nữa.

Giặc ngoài không còn nhưng nội loạn lại diễn ra sau khi Ngô Vương băng hà vào năm 945.

Em vợ Ngô Vương là Dương Tam Kha cướp ngôi của cháu là Ngô Xương Ngập. Lòng dân ly tán, hùng trưởng ở các địa phương nổi lên tự cai quản , cho dù con Ngô Vương là Ngô Xương Văn có đuổi được Dương Tam Kha rồi lập lại vương quyền cho họ Ngô vào năm 950 nhưng chính quyền trung ương yếu không dủ sức dẹp .

Khi Ngô Xương Văn chết năm 965 thì nước Việt lâm vào tình trạng vô chủ với 12 sứ quân cát cứ 12 địa phương.

Trong tình hình loạn lạc ấy, Sư Vạn Hạnh xuất gia năm 21 tuổi ( 958 ) làm đệ tử của Sư Thiền Ông tại chùa Lục Tổ , làng Cổ Pháp thuộc tỉnh Băc Ninh. Thiền Ông là đệ tử thế hệ thứ 11 của Thiền Phái Tỳ Ni Đà Lưu Chi (TNĐLC).

Như vậy Vạn Hạnh thuộc thế hệ thứ 12. Chính hệ tư tưởng của thiền phái này dẫn dắt các môn đồ đem thiền vào hành động xã hội chính trị.

Tu không phải là chỉ nhìn vào vách để an tâm mình, cũng chẳng phải rút vào rừng núi xa nhân gian.

Cái “chúng sinh” cụ thể phải “cứu độ” chính là quần chúng dân tộc đang đói rách vì loạn lạc, đang ngày đêm sống trong sợ hãi vì bị bắt lính, cướp bóc, giết tróc vô luật pháp hay là theo luật rừng của từng sứ quân.

Trong sách “Việt Nam Phật Giáo Sử Luận”, tác giả Nguyễn Lang đã nêu rõ tôn chỉ của thiền phái TNĐLC ( Chương V ) có ảnh hưởng đến tư tưởng của Vạn Hạnh như thế nào.

Tôn chỉ của đạo Nho là “Tu thân,Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ”. Nho sĩ bắt buộc phải lập gia đình sanh con nối dõi tông đường, phải thi cử ra làm quan nhận mũ áo cân đai bổng lộc, phải đóng vai “cha mẹ của dân” để cai trị , phải trung với triều vua mà mình là thần tử.

Cùng lộ trình đó , tu sĩ Phật giáo có nội dung khác hẳn. Tu sĩ không được lập gia đình để tâm mình không vướng vào vòng nhỏ hẹp vợ con cháu chắt mà rộng mở ra khắp chúng sinh để phục vụ. Vì vào đời phục vụ quần chúng nên dễ bị tài sắc danh lợi cám dỗ, tu sĩ phải qua bước tu thân rất khó khăn, khó hơn nho sĩ nhiều.

Nếu nho sĩ tu học để sau này hưởng phú quý, tức là hưởng đủ ngũ dục–tài sắc danh thụy thực, thì tu sĩ Phật giáo tu học để chống lại ngũ dục. Ở giai đoạn này, thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi chủ trương tu tâm dựa theo  tiêu chuẩn vượt ngôn ngữ văn tự, siêu hữu vô để đạt đến tâm vô tư, vô chấp, vô cầu.

Kinh Tượng Đầu Tinh Xá nói: “Văn Thù Sư Lợi, Bồ Đề (tâm giác ngộ) siêu việt ngôn ngữ, siêu việt văn tự, không cần điểm tựa” “Phải quán ngũ ấm, lục nhập, thập bát giới,thập nhị nhân duyên, sự lưu chuyển sinh tử, và các hình tướng thiện ác là huyễn hóa, không phải hữu cũng không phải vô”

Bước thứ hai tề gia, chẳng phải tề cái gia đình có vợ con cháu chắt mà tề cái gia đình tăng thân đang cùng tu trong chùa. Bước thứ ba trị quốc, tu sĩ  chỉ đóng vai cố vấn chính trị cho vua mà thôi, không lệ thuộc vào hệ thống quan cách. Như khi Đinh Tiên Hoàng lên ngôi năm 968 sau khi bình định 12 sứ quân, thiền sư

Ngô Chân Lưu ( viên tịch năm 1011, thuộc thế hệ thứ 5 thiền phái Vô Ngôn Thông) được vua phong là Khuông Việt Đại Sư , không phải là một chức quan trong triều, mà chỉ là một danh hiệu cố vấn .

Vị tu sĩ cố vấn này chỉ trung thành với dân tộc mà không trung với một triều vua, cho nên khi nhà Đinh mất ( 980), thiền sư vẫn đóng vai trò cố vấn cho vua Lê Đại Hành ( lên ngôi 981-băng hà năm 1004) nhất là trong việc giao tế với sứ thần nhà Tống. Pháp sư Đỗ Pháp Thuận (viên tịch năm 991, thuộc thế hệ thứ 10 thiền phái TNĐLC ) nổi tiếng trong vai trò tiếp sứ thần nhà

Tống là Lý Giác, giúp cho uy thế của vua Lê Đại Hành càng vững vàng đối với triều đình nhà Tống ( xem sách ĐVSKTT , trang 142, sư Pháp Thuận giả làm lái đò , làm thơ đối đáp khiến Lý Giác kính phục dân tộc Việt).

Sở dĩ thiền phái Tỳ Ni Đà Lưu Chi đi sát với quần chúng Việt Nam là do yếu tố Mật Giáo

gần cận với tín ngưỡng thần linh trong dân gian.  Sự tin tưởng vào siêu lực của những câu thần chú, vào ảnh hưởng của phong thủy đối với nhà cửa cung điện trong đời sống hàng ngày, nuôi hy vọng vào một tương lai sáng sủa hơn qua sự bí mật truyền cho nhau những lời sấm ký có tính tiên tri…là những yếu tố vận động quần chúng của các vị sư.

Tác giả Nguyễn Lang viết “Sự sử dụng thuật sấm vĩ và địa lý trong thiền phái Tỳ Ni Đà Lưu Chi nhất là trong lãnh vực chính trị, rất là quan trọng”

Trong 24 năm trị vì, vua Lê Đại Hành đã củng cố chính quyền trung ương vững mạnh, giữ yên cuộc nội trị, vừa làm cho nhà Tống phương Bắc kiêng dè, làm cho Chiêm Thành phương Nam nể sợ. Tiếc thay, vua là một ông vua sáng bên ngoài mà tối bên trong. Vua không nhìn thấy mầm loạn làm mất nhà Lê lại nằm ngay trong chính các con của mình.

Lê Long Đĩnh, tính tình hung ác, dâm dật, đã dám giết người anh ruột từng tha thứ bao dung mình để cướp ngôi, thì còn ai mà không dám hành hạ để mua vui . Xét về mặt tâm lý , hầu như Lê Long Đĩnh mắc chứng bệnh “sadism”, làm kẻ khác đau khổ mà mình cảm thấy khoái lạc.

Tư cách người lãnh tụ như vậy mà cả triều đình im lặng hùa theo thì  mất nước là lẽ đương nhiên, như nhà nho thường nói “Thượng bất chính hạ tắc loạn”.

Trong 4 năm trị vì ( 1005-1009), Long Đĩnh đã làm lòng dân quên hết công lao của vua cha, chỉ còn lửa oán giận nung nấu muốn lật đổ cả vương triều. Chính trong 4 năm u ám mà chế độ Ngọa Triều phủ lên đất nước , sư Vạn Hạnh

quyết đi nước bài chót của ván cờ đã dàn từ mấy chục  năm.

sư vạn hạnh

Từ tư tưởng đến hành động. 

Giai đoạn hấp thụ truyền thống 958-980: Vào năm 21 tuổi khi đi tu theo thiền phái Tỳ Ni Đà Lưu Chi, trong 22 năm, sư VH đã hấp thụ hai truyền thống tinh thần–một là từ Tổ Tỳ Ni Đà Lưu Chi ( đến Giao Châu hành đạo năm 580 )

truyền xuống 11 đời về tôn chỉ tu hành ; hai là lòng yêu nước âm ỉ trong đáy sâu tâm hồn của toàn dân nuôi chí độc lập tự chủ trong suốt ngàn năm Bắc thuộc.

Lòng yêu nước đó không phải là “chủ nghĩa yêu nước” mà là một sức mạnh tâm linh vượt cao hơn mọi chủ nghĩa, mọi hệ thống triết học du nhập từ ngoài như Phật giáo, Nho giáo, Lão Giáo, Duy Tâm sử quan hay Duy Vật sử quan . Sức mạnh đó đươc kết tinh và thể hiện bằng hành động nơi những cá nhân tài ba nổi lên lãnh đạo toàn dân chống Hán tộc :

Trưng ,Triệu, Lý Nam Đế, Triệu Việt Vương, Mai Hắc Đế, Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, Ngô Vương Quyền, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Lý Thái Tổ.

Hòa Thượng Thích Mãn Giác viết :”Cuộc khởi nghĩa thất bại của Phùng Hưng (năm 791 chống nhà Đường) và những biện pháp kềm kẹp tiếp đó đã làm cho người Việt Nam yêu nước phải suy nghĩ…….Sự suy nghĩ lại của người Việt Nam có học và có tiềm năng lãnh đạo chính trị

là phải ẩn nhẫn đào tạo nhân tài để chờ thời cơ thuận tiện. Nhà chùa trong thời Bắc thuộc lần thứ tư này quả đã tích cực theo chính sách đó”

Chính quyền đô hộ của người Tàu tất nhiên chỉ dùng nho sĩ làm các việc thư lại mà thôi,

và chỉ chăm lo xây đồn lũy, nhà tù và các trạm thu thuế, hầu như không xây dựng trường học hay mở mang các trung tâm văn hóa. Nhà chùa trở thành những nơi nương tựa tinh thần cho dân chúng, tức là nơi ấp ủ hồn dân tộc và nuôi dưỡng ý chí quật khởi.  Sư Định Không ( thế hệ thứ 8

thiền phái TNĐLC–mất năm 808) ngay từ năm 785 đã tiên tri tại làng Cổ Pháp tỉnh Bắc Ninh sẽ xuất hiện nhân tài họ Lý xây dựng nền móng lâu bền cho nền độc lập tự chủ của dân tộc (sđd VNPGSL trang 137). Vậy là lời tiên tri đó đã lưu truyền trong dân gian gần 200 năm khi nhà Đinh mất năm 980,

khi sư VH hơn 40 tuổi và khi Lý Công Uẩn mới chỉ có 6 tuổi ( 974-980)  truyền qua 3 thế hệ thiền sư : Thông Thiện (thế hệ thứ 9), La Quý An ( thế hệ thứ 10), Thiền Ông (thế hệ thứ 11).

Chính Cao Biền, một danh tướng của nhà Đường có tài phong thủy địa lý, cai trị đất Giao Châu 9 năm từ 866 đến 875 đã nhìn biết đất Cổ Pháp là địa linh sinh nhân kiệt nên cho đào 19 địa điểm để yểm phá theo lệnh của vua Đường Ý

Tông (860-873). Nhưng chính sư La Quý An đã cho lấp cả 19 nơi như cũ. Sự truyền thừa ý chí quật khởi từ thế hệ này sang thế hệ khác giống như một cuộc chạy rước đuốc tiếp sức, có lẽ khi đến tay Vạn Hạnh thì đã chín mùi.

Giai đoạn huấn luyện và tiến cử Lý Công Uẩn  981-1005

Mùa đông năm 979 Đinh Tiên Hoàng và con là Nam Việt Vương Đinh Liễn bị ám sát bởi một kẻ hầu cận tên Đỗ Thich, nhà Đinh mất ngôi.

Biến cố kinh hoàng này có thể đã khiến sư VH suy nghĩ về ảnh hưởng của phong thủy địa lý đến vận mệnh của một triều vua. Kinh đô Hoa Lư của nhà Đinh không có khí vận lâu bền cho một vương triều. Khi vua Lê Đại Hành vẫn giữ Hoa Lư làm kinh đô, sư VH có thể tiên đoán vận số nhà Lê không dài .

Tác giả Lê Văn Siêu viết :” Đất Hoa Lư vốn là nơi sơn động trong đó quyền thế tập của lang chúa còn to và vững. Đến như Lê Hoàn, Thập Đạo Tướng Quân, binh quyền ở cả trong tay mà vẫn phải chờ Dương Thái Hậu khoác áo long cổn cho mới chính thức được để lên ngôi Hoàng Đế.

Áo long cổn ấy là biểu tương cái quyền của ông vua chung cho cả nước, mà cũng là biểu tượng cái quyền lang chúa ở riêng sơn động” .

Việc Đỗ Thích giết một lúc hai vua Đinh còn là một nghi vấn lịch sử. Có thể hắn bị xúi giục bởi những hùng trưởng thân với nhà Tống.

Cũng có thể hắn bị mua chuộc bởi những lang chúa vùng sơn động mà uy quyền truyền thống trong giòng họ vẫn còn rất mạnh mặc dù ngủ ngầm. Vua Lê Đại Hành hẳn đã rút kinh nghiệm từ biến cố này nên phải tuyển quan ngự lâm người miền xuôi, văn võ đạo đức hoàn toàn để bảo vệ hoàng gia.

Khi vua lên ngôi thay nhà Đinh năm 981, sư VH đã 44 tuổi, được vua mời vào triều tham vấn việc chính trị kháng Tống phạt Chiêm, chứng tỏ sư đựơc vua kính trọng và tin tưởng ngang với sư Pháp Thuận (thế hệ thứ 10).

Năm này, Lý Công Uẩn được 7 tuổi, đã theo học sư VH ở chùa Lục Tổ. Sách ĐVSKTT chép :”Lúc còn trẻ thơ, (LCU)đến học ở chùa Lục Tổ, nhà sư Vạn Hạnh thấy khen rằng

Đứa trẻ này không phải là người thường, sau này lớn lên, tất có thể giải quyết được mọi việc khó khăn, làm vua giỏi trong thiên hạ”

Dưới sự giáo dục của sư, khi trưởng thành Lý Công Uẩn là người văn võ song toàn, lại sẵn có bản tính nhân từ , khoan thứ, tinh mật, ôn nhã. Hẳn là do sự tiến cử của sư VH mà chàng trai LCU được nhà vua tin dùng :”Lớn lên làm quan nhà Lê được thăng dần lên chức điện tiền chỉ huy sứ” (sđd–trang 159). Chức vụ này giống như quan võ cận vệ bên vua.

Đầu năm 1004, hoàng tử thứ ba là Nam Phong Vương Lê Long Việt được phong làm Thái Tử. Lý Công Uẩn có nhiệm vụ phò Thái Tử để chuẩn bị lên ngôi kế nghiệp. Đầu năm sau 1005 vua băng hà, Thái Tử lên ngôi. “Vua lên ngôi được ba ngày thì bị Long Đĩnh giết, bầy tôi đều chạy  trốn, duy có điện tiền quân là Lý Công Uẩn ôm xác mà khóc.

Lê Ngọa Triều khen là người trung , cho làmTứ sương quân phó chỉ huy sứ, thăng lên đến Tả Thân vệ điện tiền chỉ huy sứ” ( từ chức phó chỉ huy quân coi bốn mặt thành lên đến chức cận vệ)

Long Đĩnh có tính tàn bạo, đã giết anh ruột thì bầy tôi ôm xác chủ mà khóc tất nhiên cũng sẽ bị giết. Thế mà Công Uẩn còn được Long Đĩnh khen là bầy tôi trung và cho làm cận vệ bên mình.

Theo tác giả Lê Văn Siêu , sau đó sư Vạn Hạnh còn bầy kế để Công Uẩn lấy chị của vua làm vợ, lại cho em của vua là Bà Chúa Ba làm đệ tử tu hành ở chùa Hương. Như vậy thanh thế của Lý Công Uẩn trong triều rất lớn.

Giai đoạn vận động quần chúng chuẩn bị cho Lý Công Uẩn lên ngôi 1005-1009

Lòng dân oán ghét Lê Long Đĩnh càng ngày càng lớn trong 4 năm trị vì là môi trường thuận lợi cho việc vận động quần chúng chấp nhận thay ngôi đổi chúa. ĐVSKTT chép lại một truyền thuyết theo đó sau khi cây gạo trồng ở hương Duyên Uẩn , châu Cổ Pháp ( trong chùa Minh Châu do sư La Quý An trồng từ năm 936 ) bị sét đánh, dân chúng thấy trên dấu sét đánh có bài thơ đại ý nói

Vua thì non yểu, tôi thì cường thịnh, họ Lê mất thì họ Lý nổi lên. Sư VH cho loan truyền lời tiên tri này phù hợp với lời sấm truyền từ thời sư Đinh Không 200 năm trước.

Chính sư lại bảo Lý Công Uẩn rằng :”Mới rồi tôi  trông thấy lời sấm kỳ dị, biết rằng họ Lý cường thịnh tất dấy nên cơ nghiệp.

Nay xem trong thiên hạ họ Lý rất nhiều, nhưng không ai bằng ông là người khoan từ nhân thứ, lại được lòng dân chúng mà binh quyền nắm trong tay, người đứng đầu muôn dân chẳng phải ông thì còn ai nữa. Tôi đã hơn 70 tuổi rồi mong được thư thả hãy chết để xem đức hóa của ông như thế nào, thực là sự may mắn muôn năm mới gặp một lần”.

Nghe sư nói vậy, Công Uẩn sợ hãi lỡ ra bị tiết lậu nên cho người đem sư bí mật đi ẩn trốn ở làng Tiêu Sơn.

Đến khi Lê Long Đĩnh chết năm 1009, con còn nhỏ, quan Chi Hậu Đào Cam Mộc nói với Lý Công Uẩn:”Ông là người công minh dung thứ, khoan hồng nhân từ,lòng người phụ thuộc. Hiện nay trăm họ khốn khổ, dân không chịu nổi , ông nhân thế lấy ân đức mà vỗ về thì người ta tất xô nhau kéo về như nước chảy chỗ thấp, ai có thể ngăn lại được?” .

Rồi Cam Mộc cùng bá quan tôn phù Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế tức Lý Thái Tổ  mở đầu cho triều nhà Lý kéo dài 216 năm.

Lúc ấy sư VH đang ở chùa Lục Tổ nói với người chung quanh về biến cố xảy ra trong triều. Sư đã biết trước, dường như mọi việc diễn tiến theo đúng kế hoạch vạch sẵn (sđd- VNPGSL-trang 143).

Giai đoạn thiên đô từ Hoa Lư về Thăng Long 1010

Tháng 10 năm 1009, Lý Thái Tổ lên ngôi tại Hoa Lư. Tháng 2 năm 1010 xa giá về quê Cổ Pháp ban thưởng tiền và lụa cho bô lão. Tháng 7 năm 1010 ban chiếu dời kinh đô từ Hoa Lư về thành Đại La.

Thuyền đến bên thành có rồng vàng hiện ra trong thuyền ngự, bèn nhân đấy đổi tên thành Thăng Long, đổi châu Cổ Pháp thành phủ Thiên Đức, đổi tên Hoa Lư thành phủ Trường Yên.

Thế là cả một quá khứ hai triều Đinh Lê 42 năm từ 968 đến 1009 coi như lùi xa trong lòng dân để đón chào một tương lai rạng rỡ.

Việc dời đô xảy ra nhanh chóng trong vòng mấy tháng thật ra đã được thai nghén từ rất lâu trong kế hoạch trăm năm của sư Vạn Hạnh. Tác giả Nguyễn Lang viết

Về phong thủy học, các thiền sư Định Không (730-808), La Quý An ( 852-936), và Vạn Hạnh (937-1018) đều  là những người nổi tiếng .

Ta có nhiều lý do để tin rằng quốc sư Vạn Hạnh , thầy của Lý Công Uẩn, là người đã thuyết phục vua này dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long trong ý nguyện bảo vệ cho nền độc lập được lâu dài……….Ta có thể nghĩ rằng thiền sư Vạn Hạnh vừa là người thảo chiếu, vừa là người thiết kế họa đồ cho kinh đô Thăng Long vậy”

Trong tác phẩm VHĐL, tác giả Lê Văn Siêu viết :”Việc kiến trúc đô thị, thì từ ngày lập quốc cho tới đời Lý, cũng như từ sau đời Lý cho tới ngày chúng ta đang sống (1957), chưa hề có một công cuộc xây dựng đại quy mô như

vậy……….Đứng ở phương diện nghệ thuật thuần túy thì phải coi thành Thăng Long là một sáng tác phẩm vô cùng cao đẹp” (xem chi tiết trong sđd- Chương IV -Kiến Trúc Tinh Thần Thời Lý–trang 100 ).

Sư VH không để lại những tác phẩm lý luận triết học dài ngàn trang như kiểu các triết gia phương tây. Những chuỗi lý luận triết học luôn luôn phải dùng những khái niệm trừu tượng, dùng chữ này để giải nghĩa chữ kia khiến cho tâm trí người lý luận luẩn quẩn với những từ ngữ vô vị.

Điều này trái với tôn chỉ của thiền phái TNĐLC vốn chủ trương tu tâm phải vượt qua ngôn ngữ , siêu việt khái niệm có -không. Thầy truyền “tâm ấn” cho đệ tử bằng cử chỉ hay hành động hơn là bằng ngôn ngữ.  Đệ tử chứng được một trạng thái tâm giải thoát nào đó chỉ bằng cách tu tập thiền chỉ và thiền quán mà không bằng cách tìm hiều giải nghĩa kinh văn.

Cái nhìn về lịch sử của các vị  sư thiền phái này không phải là một cái nhìn không tưởng viễn đích luận vốn chủ trương một giai cấp đặc biệt trong xã hội sẽ trở thành một giai cấp phổ quát  trong tương lai nhờ vào chế độ chuyên chính dùng bạo lực đàn áp các giai cấp khác.

Đó cũng không phải là cái nhìn thực dụng với tâm trục lợi như kiểu Lã Bất Vi thời Đông Chu Liệt Quốc bên Trung Hoa  mưu mô buôn vua để mong hưởng vinh hoa phú quí cho bản thân.

Mà đó là cái nhìn  với tâm vô chấp, vô cầu, dựa trên những điều kiện cụ thể hiện thực  : Yếu tố phong thủy hay địa lý, yếu tố nhân sự là quần chúng, yếu tố lãnh đạo là ông vua và tầng lớp  thừa hành lệnh vua gọi là quần thần.

Trong trường hợp sư VH, thì sư đã tìm được nhân tài để huấn luyện thành một ông vua giỏi và đạo đức là Lý Công Uẩn, đã có quần thần giỏi là Đào Cam Mộc, đã có quần chúng đang chịu khổ ải về ông vua ác Long Đĩnh, vùng địa lý có phong thủy xấu là Hoa Lư , tốt là thành Thăng Long.

Tiêu chuẩn tối cao làm lịch sử của sư là đào tạo một ông vua anh minh lo cho dân tộc độc lập tư chủ với ngoại bang và xây dựng hạnh phúc cho mọi tầng lớp xã hội. Việc đổi ngôi không đổ máu, không gây oán cừu là một hành động từ bi hiếm có trong chính trường.

Sư VH viên tịch trước vua Lý Thái Tổ (băng hà 1028). Ba  triều vua kế tiếp của nhà Lý ( Lý Thái Tông 1028-1054 —Lý Thánh Tông 1054-1072—Lý Nhân Tông 1072-1127 ) đã củng cố nền độc lập tự chủ của dân tộc vững mạnh hơn cho

đến đỉnh cao là dưới thời Lý Nhân Tông có danh tướng Lý Thường Kiệt vào năm 1075 trở đi lập đại công phá Tống bình Chiêm. Nhìn lại từ bước khởi đầu vào năm 1010 Lý Thái Tổ thiên đô về thành Thăng Long cho đến khi vua Lý

Nhân Tông mất vào năm 1127, nhà Lý đã trụ hơn 100 năm. Trong lúc còn trị vì, chính vua Lý Nhân Tông đã nhìn nhận ảnh hưởng tinh thần to lớn của Sư Vạn Hạnh trong công cuộc dựng nên vương triều qua bài thơ truy tán công lao của Sư như sau :

Vạn Hạnh dung tam tế

Chơn phù cổ sấm cơ

Hương quan danh Cổ Pháp

Trụ tích trấn vương kỳ

Có bốn học giả dịch bài thơ này ra bốn phiên bản như sau:

Lê Văn Siêu dịch nghĩa : Sư VH  thông cả ba nền học (tam giáo:Nho, Lão,Phật); sự ra đời của ngài thật rất hợp với lời sấm cổ. Ngài đã làm rạng danh quê nhà ở Cổ Pháp và đã chống gậy Phật để trấn giữ nơi đế đô

Nguyễn Đăng Thục dịch nghĩa : Thiền sư VH hợp nhất được ba cõi quá khứ, hiện tại, vị lai.

Đúng với tinh thần tiên tri thời cổ xưa. Quê hương  danh tiếng là Cổ Pháp ( kinh đô Phật giáo Việt Nam tối xưa ). Thiền sư đem gậy thiền học bảo vệ cho lãnh thổ quốc gia.

Nguyễn Lang dịch thành thơ :  Hành tung thấu triệt ba đời. Ngữ ngôn phù hợp muôn lời sấm xưa. Quê hương Cổ Pháp bây giờ. Dựng cây tích trượng, kinh đô vững bền ( VNPGSL-trang 144).

Hòa Thượng Thích Mãn Giác dịch thành thơ: Vạn Hạnh thông ba cõi. Thật hợp lời sấm xưa.

Quê nhà tên Cổ Pháp. Gậy chống giữ nghiệp vua.

Theo ý kiến thô thiển của chúng tôi, thì vua Lý Nhân Tông tán thán tài học của sư VH vì đã hòa hợp được ba nền học từ ngoài du nhập vào nước ta là Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo vào trong tâm hồn dân tộc thành một hệ tư tưởng riêng của Việt Nam, khiến cho nhà Lý vững vàng cho đến thời vua là hơn trăm năm và sẽ còn trụ cả trăm năm nữa.

Mặc dù nhà Lý dứt nghiệp sau hai trăm năm nhưng đã xây dựng được nền móng vững chắc cho nền độc lập tự chủ với các tộc hiếu chiến phương Bắc, khiến cho mọi cuộc xâm lăng sau này của tộc Nguyên Mông, của Hán tộc Minh triều hay Mãn tộc Thanh Triều đều nếm mùi thảm bại.

sư vạn hạnh

SỰ NGHIỆP CHÍNH TRỊ CỦA THIỀN SƯ VẠN HẠNH

Ngoài sự nghiệp thực chứng Vạn Hạnh có được, ngài còn là một nhân vật mang ánh sáng tâm linh đi vào cuộc đời cứu giúp dân xây dựng một nước Việt huy hoàng rực rỡ.

Nguyên tố để chuyển hoán được xã hội, không hẳn do một mình Vạn Hạnh mà thành tựu trọn vẹn được, cũng phải nhờ vào những thực lực khác,

mà mấu chốt là những con người đang ở vào tư thế chính quyền cai trị, đó là những vị vua.

Cái thông minh của Vạn Hạnh là un đúc huấn luyện và có khả năng tiên đoán được vận mệnh trước sau trong con người mà Vạn Hạnh muốn nhắm đến.

Ngay từ khi được sự tôn kính của vua Lê Đại Hành, Vạn Hạnh đã tỏ ra xuất sắc trong việc tiên đoán sự thắng bại của quân ta “Niên hiệu Thiên Phúc năm thứ nhất 980 tướng Tống là Hầu Nhân Bảo kéo quân sang đánh nước ta, đóng binh ở núi Cương Giáp Lãng, vua Lê Đại Hành mời Sư đến hỏi “quân ta thắng bại lẽ nào?” Sư đáp “Trong ba, bảy ngày thì giặc ắt lui”. Quả đúng như lời Sư đoán”.

Khả năng tiên đoán đó phải chăng nhờ tự nội tâm thực chứng thông suốt được quá khứ hiện tại và vị lai? Sự tương quan giữa một tâm linh với vạn vật trong vũ trụ vốn có sẵn trong mỗi tâm thức, nếu khơi dậy đúng mức thì sơn hà đại địa nằm trong lòng bàn tay không ở đâu xa.

Con người vốn chứa đựng và là tiểu vũ trụ, sự quan hệ tương hợp với đại vũ trụ không phải là điều huyền ảo. Nếu quật tung những bí ẩn đang nấp kín thì có thể trông thấy được thế giới rộng lớn bao la trong đôi mắt. Những xoay vần chuyển động trong đó, như mấu gút đang tuần tự tháo gỡ ở trong ta.

Khả năng nầy Vạn Hạnh còn xử dụng tuyệt diệu hơn trong việc tạo dựng nên một Lý Công Uẩn, sau nầy trở thành một vị minh quân, một vĩ nhân của Dân Tộc.

Vạn Hạnh chuẩn bị khai thị nhân tâm, vận động lòng dân bằng sấm truyền một cách siêu dị.

Sách Đại Việt Sử Ký ghi lại rằng: Trong thời Lê Phong Đỉnh sét đã đánh lên cây gạo ở chùa Minh Châu, làng Cổ Pháp (do Thiền Sư La Quí An trồng năm 936) in thành chữ như sau:

Thọ căn diễu diễu – Mộc biểu thanh thanh
Hoa đào mộc lạc – Thập bát tử thành
Đông A nhập địa – Dị mộc tái sanh
Chấn cung kiến nhật – Đoài cung ẩn tinh
Lục thất niên gian – Thiên hạ thái bình

(Gốc cây thăm thẳm – Ngọn cây xanh xanh
Cây hoa đào rụng – Mười tám hạt thành
Cành đông xuống đất – Cành khác lại sanh
Đông mặt trời mọc – Tây sao ẩn hình
Sáu bảy năm nữa – Thiên hạ thái bình).

Sách Đại Việt Sử Ký viết tiếp rằng: “Nhà sư Vạn Hạnh tự đoán riêng rằng, trong câu (thọ căn diễu diễu) chữ căn là gốc,

gốc tức là vua, chữ diễu đồng âm với chữ yểu, thế là nhà vua (Lê Long Đỉnh) chết yểu.

Trong câu (mộc biểu thanh thanh) chữ biểu là ngọn, ngọn là bầy tôi, chữ thanh đồng âm với chữ thịnh, thế là một người trong số quần thần (Lý Công Uẩn) sẽ lên nắm chính quyền.

Ba chữ (hoa đào) góp lại (theo Hán tự) là chữ Lê, lạc là rớt, tức là nhà Lê rớt. Ba chữ (thập bát tử) góp lại là chữ Lý, thập bát tử thành tức là nhà Lý lên. Câu (đông A nhập địa) chữ đông và chữ a họp lại là chữ Trần, nhập địa là người phương Bắc vào cướp. Câu (dị mộc tái sanh) tức là họ Lê khác (Lê Lợi) lại nổi lên. Trong câu (chấn cung kiến nhật) thì chấn là phương Đông, kiến là mọc ra, nhật là thiên tử, thiên tử xuất hiện ở phương Đông.

Trong câu (đoài cung ẩn tinh) thì đoài là phương Tây, ẩn là lặn tinh là người tầm thường, người tầm thường mai một ở phương Tây.

Mấy câu này có ý nói vua thì non yểu tôi thì cường thịnh, họ Lê mất, họ Lý nổi lên, thiên tử ở phương Đông mọc ra thì thứ nhân ở phương Tây lặn mất, trong vòng sáu bảy năm nữa thì thiên hạ thái bình.”

Qua lời sấm nầy, không những Vạn Hạnh tiên đoán ở thời kỳ nầy mà còn suốt cả sinh mệnh của Dân Tộc từ thời Tiền Lê ở thế kỷ thứ 11, đến nhà Lý ở thế kỷ 11, 12, đến nhà Trần ở thế kỷ 13, 14 và cuối là nhà Hậu Lê ở thế kỷ 15 và 16. Quả thật con người Vạn Hạnh quá vĩ đại thông suốt sự thành hợp, tan hoại, cả mấy thế kỷ.

Thời Tiền Lê vị anh hùng cứu quốc Lê Hoàn và là minh quân Lê Đại Hành đã từng đánh tan quân xâm lăng nhà Tống vào năm 980.

Ông mất vào năm 1005. Khi vừa nằm xuống các con tranh giành ngôi vua Lê Phong Việt mới làm vua được 3 ngày thì bị em là Lê Long Đỉnh giết chết. Lê Long Đỉnh còn gọi là Lê Ngọa Triều, một ông vua tàn ác hoang dâm vô độ.

Khiến cho nhân dân ly tán, lòng người phẫn nộ căm hờn, cơ hội cho sự xâm lăng của quân Tàu, có thể đưa dân tộc rơi vào kiếp nô lệ.

Trước những biến động nguy ngập của thời đại, sự xuất hiện của Vạn Hạnh như một vị cứu tinh vĩ đại cho Dân Tộc, Vạn Hạnh là linh hồn của công cuộc cách mạng đưa Lý Công Uẩn lên ngôi. Ngài đã đào tạo Lý Công Uẩn ngay từ lúc còn làm chú tiểu ở chùa làng Cổ Pháp, để sau nầy trở thành một vị vua anh minh làm tròn sứ mạng cao cả cho Dân Tộc.

Nhờ sự giáo dục tài tình của Vạn Hạnh, Lý Công Uẩn đã huân tập được tinh thần Từ Bi, Trí Tuệ trong Phật Giáo, đặt sự tồn tại của Dân Tộc lên trên, xây dựng một xã hội nhân bản, hưng thịnh, an lạc. Sử gia Hoàng Xuân Hãn viết “Triều đại nhà Lý là Triều đại thuần từ nhất trong lịch sử nước ta. Đó là nhờ ảnh hưởng của Phật giáo”.

Điều nầy cũng đủ cho ta thấy rằng đóng góp của Vạn Hạnh vô cùng vĩ đại, sự nghiệp phi thường nầy chắc hẳn chúng ta không bao giờ quên được.

Khía cạnh tâm lý nào đã tạo nên những Thiền Sư dấn thân vào công nghiệp chính trị. Trước hết những vị là người có học thức, uyên bác, có ý thức vì sự hưng vi của quốc gia, là những người sống trực tiếp với quần chúng nên hiểu rõ về đời sống cũng như khía cạnh tâm lý trong mỗi người.

Nên những Thiền Sư đem khả năng của mình để phục vụ cho nhân dân bằng cách biến những ưu tư của họ trở nên niềm vui an lạc. Dấn thân vào chính sự là cách hay nhất để có thể cải tổ và xoay chuyển được vận mạng của dân tộc hữu hiệu.

Cần nhất, tạo được ý thức Dân Tộc tính trong sự trị vì của Vua hay những người trực tiếp cai trị dân từ đó mới đem lại sự thanh bình cho người dân. Đồng thời những Thiền Sư coi thường công danh phú quí lợi lộc, nên không bao giờ tranh giành quyền lợi, các vị chỉ đứng trên cương vị cố vấn tham dự vào chính sự, chứ không dính đến chính quyền, nên ngôi chùa là nơi cư trú, cơm rau đạm bạc vẫn là thức ăn hàng ngày.

Quí vị đi vào cuộc đời, tham dự chính sự trong cương vị xuất thế của mình, không muốn hòa mình trong vòng ràng buộc danh lợi, hành nhưng vô hành.

Ngày mà Lý Công Uẩn lên ngôi vua, Vạn Hạnh ung dung ngồi ở Chùa Lục Tổ, bên cạnh chén trà, mỉm cười với chính mình, một nụ cười chìm lặng trong hư vô, chỉ có hư không mới cảm nhận thâm sâu được nụ cười nầy. Vạn Hạnh đâu cần thiên hạ tung hô, dù rằng Vạn Hạnh lãnh đạo và phát huy kế hoạch vi diệu trong việc tạo dựng nên nhà Lý.

Cái ung dung thanh thoát của những con người không hề vướng bận, làm thì có làm, vì chúng sanh nên phải dấn thân, nhưng không vì thế hoen ố được tâm linh của mình. Chúng ta phải cúi đầu qui ngưỡng trước những con người siêu dị nầy.

Trên đây là một số thông tin về Sư Vạn Hạnh mà Đồ Thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về Sư Vạn Hạnh cũng như tiền thân của Phật  ở nơi này nhé!

Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các thông tin khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *