Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Cách Thỉnh Và Thờ Văn Thù Sư Lợi

Văn-thù-sư-lợi (zh. 文殊師利, sa. mañjuśrī) là tên dịch theo âm, thường được gọi tắt là Văn-thù, dịch nghĩa là Diệu Đức (zh. 妙德), Diệu Cát Tường (zh. 妙吉祥), cũng có lúc được gọi là Diệu Âm (zh. 妙音)

Dịch từ tên tiếng Phạn là Mañjughoṣa, là một vị Bồ Tát tượng trưng cho trí huệ, một trong những vị Bồ Tát quan trọng của Phật giáo. Lần đầu tiên người ta nhắc đến Văn-thù trong tác phẩm Văn-thù-sư-lợi căn bản nghi quỹ (sa. ārya-mañjuśrī-mūlakalpa) ở thế kỉ thứ 4.

Tranh tượng trình bày Văn-thù với lưỡi kiếm và kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được vẽ khoảng ngang đầu. Người ta xem đó là biểu tượng trí huệ phá đêm tối của Vô minh. Về sau chúng ta thường thấy Văn-thù cưỡi trên một con sư tử.

Lịch sử

Trong Phật giáo Tây Tạng, các vị luận sư xuất sắc như Tông-khách-ba thường được xem là hiện thân của Văn-thù (Châu-cô). Dưới tên Diệu Âm (zh. 妙音),

“Người với tiếng nói êm dịu”, Văn-thù Bồ Tát thường được tán tụng trước khi hành giả nghiên cứu kinh điển, nhất là kinh điển thuộc hệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa và học thuyết của Trung quán tông.

Văn-thù là vị Bồ Tát tượng trưng cho kinh nghiệm giác ngộ, đạt được bằng phương tiện tri thức.

Văn-thù cũng xuất hiện dưới dạng một Thần thể (sa. iṣṭadevatā, sādhita, bo. yidam) phẫn nộ, có tên gọi là Diêm-mạn-đức-ca –”Người chiến thắng tử thần”(sa. yamāntaka), có dạng vị thần mang đầu bò. Dạng này là Thần thể quan trọng của phái Cách-lỗ tại Tây Tạng.

Theo truyền thống Phật giáo Trung Quốc, Văn-thù được Phật Thích-ca đích thân giao phó việc truyền bá Phật pháp tại đây và Ngũ Đài sơn chính là nơi Bồ Tát thuyết pháp.

Vì vậy, Ngũ Đài sơn cũng được xem là trụ xứ của Văn-thù (xem Tứ đại danh sơn). Một thuyết khác bảo rằng, Bồ Tát đã từng xuất hiện tại Trung Quốc trong thế kỉ 1, đời Hán Minh Đế. Câu niệm danh hiệu của vị bồ tát này là:”Nam mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát”.

Văn thù bồ tát là ai?

Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát còn có tên gọi khác là Diệu Đức. Diệu Đức có nghĩa là mọi Đức đều tròn đầy. Tương truyền rằng khi xưa Ngài là người con thứ ba của vua Vô Trách Nhiệm có tên là Thái tử Vương Chúng

Vị thái tử này thường xuyên cúng dường Phật Bảo Tạng và phát nguyện độ sinh nên được phong hiệu là Văn Thù Sư Lợi.

Sau khi Phật Bảo Tạng thọ ký cho Ngài phải trải vô lượng hằng hà sa số kiếp về sau, thì Ngài sẽ thành Phật ở thế giới thanh tịnh Vô Cấu Bảo Chi thuộc về bên phương Nam, hiệu là Phật Văn Thù.

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi là nhân vật thân cận nhất của Đức Phật Thích Ca. Ngài xuất hiện hầu như trong tất cả các kinh điển quan trọng của Phật giáo Đại thừa như: Hoa Nghiêm, Thủ Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Duy Ma Cật…

bồ tát Văn Thù Sư Lợi

Sự tích Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

Truyền thuyết kể lại, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát mang trong mình nhiệm vụ chinh phục Yama – chúa tể của cái chết. Ai ai cũng đều nói rằng, trong cơn thịnh nộ, Yama đã đe dọa rằng sẽ tiêu diệt hết thảy những người Tây Tạng.

Bấy giờ, người dân Tây Tạng mang trong mình hy vọng cứu vãn đất nước, đã kêu gọi Văn Thù Bồ Tát bảo vệ họ tránh khỏi cơn thịnh nộ của Yama.

Văn Thù Bồ Tát sau đó được cho rằng đã đi đến địa ngục. Ngài đã tìm và thuần hóa Yama. Khi đối diện Yama, Ngài đã hóa thành Yamantaka.

Yamantaka mang hình dáng y hệt Yama, tám đầu và rất nhiều chân.

Mỗi cái đầu và chi của Ngài được cho là sự đại diện của sức mạnh giác ngộ mà một người cần để đối đầu với cái chết.

Và để có thể đối đầu với cái chết, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát đã thể hiện cái chết, nhưng thể hiện nó ở mức độ to lớn hơn.

Yama khi ấy đã quá sợ hãi với phiên bản phóng đại của chính mình. Cuối cùng, hắn đã bị đánh bại. Thông qua truyền thuyết này, nhiều người mong muốn dựa vào hình ảnh Yamantaka mà có thể phát triển ý chí mạnh mẽ để đối đầu với cái chết, không sợ hãi hay chùn bước trước nó.

Chính sự khôn ngoan và giác ngộ sẽ giúp họ giảm bớt những sợ hãi này.Một sự tích Văn Thù Bồ Tát khác chính là truyền thuyết về sự ra đời của Ngài.

Người ta cho rằng Đức Phật đã tạo ra một tia vàng phát ra từ đầu.

Tia vàng này đã xuyên qua một gốc cây, từ đó cây nở thành hoa sen. Tâm sen chính là nơi Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát được sinh ra. Vì Ngài sinh ra đã không cha, không mẹ nên Ngài được xem là không bị ô nhiễm bởi những xấu xa của thế giới xung quanh

Văn Thù Bồ Tát là nam hay nữ

Cũng tương tự đối với Phổ Hiền thì Văn Thù Bồ Tát cũng không phân biệt là nam hay nữ.

Ngài cũng trải qua hằng hà sa kiếp số mới tu thành chính quả. Cho nên, hiện thân của ngài trên thế gian không nói rõ được điều này.

Tuy nhiên, chân thân của mọi vị Phật đều là nam tử, điều này trong kinh đã đề cập tới. Còn tùy mục đích cứu độ của từng vị Phật mà thị hiện của họ khác nhau.

Đặc điểm của Văn Thù Bồ Tát

Bồ Tát Văn Thù thân sáng hồng tựa như Mặt trời bình minh, tỏa ra những tia nắng ấm áp, ánh hào quang nhẹ nhàng. Ngài thường được khắc họa với hình tượng trẻ trung ngồi kiết già trên chiếc bồ đoàn bằng hoa sen.

Trên đầu đội một chiếc mũ Ngũ Phật, nêu biểu ngũ trí Phật.

Biểu tượng đặc thù của Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát là trên tay phải cầm một lưỡi gươm vàng Bát Nhã đang bốc lửa, dương cao lên qua đầu.

Lưỡi gươm này hàm ý rằng nó sẽ chặt đứt mọi xiềng xích của vô minh phiền não đã trói buộc con người vào những sự bất hạnh và nỗi khổ đau của vòng sinh lão bệnh tử luân hồi bất tận và dẫn đường chỉ lối cho con người đến với trí tuệ viên mãn.

Người xưa kể rằng, các đời vua anh minh, các thành tựu giả tinh thông hay bác học đều là Hóa Thân chuyển thế của Bồ Tát Văn Thù. Những tổ sư truyền thừa của dòng họ Tát Ca có Ngài Long Khiếm Ba Tôn Giả, Tát Ca Biện Trí Đạt, Tông Khách Ba Tổ Sư là nhân vật Hóa Thân chuyển thế của Đức Văn Thù.

Tay trái của Văn Thù Bồ Tát cầm cành hoa sen màu xanh dương, ngón tay hướng lên trên, bông sen cao ngang tai, phía trên hoa sen là Kinh Bát Nhã. Vật này biểu trưng cho học vấn Bát Nhã cũng sâu rộng như Kinh Điển của Ngài.

Ngụ ý cho giác ngộ, tỉnh thức, cũng có nghĩa là sử dụng trí tuệ và sự kiên định của bản thân để rũ sạch mọi nhiễm ô tham ái trong dân gian, giống như biểu tượng hoa sen ở trong bùn mà chẳng hơi tanh mùi bùn.

Chiếc giáp Ngài khoác trên người chính là giáp nhẫn nhục. Nhờ vào nó mà các mũi tên thị phi, điều tiếng xấu xa không thể xâm phạm vào bản thân.

Nó có vai trò che chở cho Văn Thù Bồ Tát vẹn toàn tâm từ bi, vì vậy mà bọn giặc sân hận oán thù không tài nào lay chuyển được hạnh nguyện của vị Bồ tát này. Ngài sẽ không bao giờ rời khỏi chiếc giáp nhẫn nhục bởi vì nếu thiếu nó thì Ngài không thể thực hiện được tâm Bồ đề.

Văn Thù Bồ Tát cưỡi gì?

Văn Thù Bồ Tát cưỡi sư tử và đứng thị giả bên tay trái của đức Thích Ca Mâu Ni. Hình tượng của ngài tương đối mạnh mẽ trên chính con linh thú của mình. Ngài dùng trí tuệ của mình để cứu độ chúng sinh thoát khỏi chốn bùn nhơ, thống khổ

Ngày vía Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

Văn Thù Bồ Tát là vị Bồ Tát xuất hiện trong tất cả các sự kiện kinh điển của Phật giáo Đại Thừa như: Thủ Lăng Nghiêm, Hoa Nghiêm, Duy Ma Cật, Pháp Hoa….Ngài được biết đến là vị Bồ Tát thân cận nhất của Đức Phật Thích Ca. Ngày 04/ 04 Âm lịch hàng năm là ngày vía Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

Ý nghĩa của tượng Phật Văn Thù Bồ Tát

Đại Trí Văn thù Sư Lợi Bồ Tát được biết đến là vị đại biểu cho trí tuệ. Ngài có dáng dấp trẻ trung, ngồi kiết già trên một chiếc bồ đoàn bằng hoa sen.

Ngài có biểu tượng đặc thù là trên tay phải, dương cao lên khỏi đầu, là một lưỡi gươm đang bốc lửa.

Điều này mang hàm ý rằng lưỡi gươm vàng trí tuệ này sẽ chặt đứt tất cả những trói buộc của vô minh phiền não. Đây là những thứ đã cột chặt con người vào với khổ đau, bất hạnh của vòng tròn sinh tử luân hồi.

Ngài nguyện làm điều này để đưa con người đến với trí tuệ viên mãn

Trong khi đó, tay trái của Ngài đang cầm giữ cuốn kinh Bát nhã trong tư thế như ôm ấp vào giữa trái tim.

Đây là biểu trưng cho tỉnh thức, giác ngộ. Đôi khi, chúng ta cũng thấy tay trái của Ngài cầm hoa sen xanh, biểu thị cho đoạn đức.

Có nghĩa là dùng trí tuệ để dứt sạch mọi nhiễm ô tham ái, như hoa sen ở trong bùn mà không nhiễm mùi bùn.

Diễn giải theo một cách khác, Văn Thù Bồ Tát không phải là người ẩn tu nơi non cao rừng thẳm, hoang sơ cùng cốc, mà là người đã sống chung đụng cùng mọi chúng sanh, trải mình trong bụi trần để cứu độ chúng sinh.

Cho nên có lúc  họ xuất hiện dưới vai trò của vua, quan, có khi là kẻ tật nguyền nghèo khổ,…

Tuy đắm mình trong trần thế đầy dục vọng, Bồ Tát Văn Thù vẫn giữ cho mình lục căn thanh tịnh, dứt sạch tham ái, viên thành đoạn đức.

Chiếc giáp Ngài mang trên người là chiếc giáp nhẫn nhục. Nhờ có nó hộ thận nên các mũi tên thị phi không phạm được vào thân Ngài.

Cầm chiếc giáp này trên tay, bọn giặc của sân hận oán thù đều thấy Ngài liền khiếp sợ, nó che chở cho ngài giữ vững tâm từ bi của mình, vẹn toàn hạnh nguyện.

Hình ảnh này cũng dạy chúng ta nên lấy kham nhẫn làm sức mạnh để nuôi dưỡng tâm từ.

Có chịu đựng thứ tha, có thấu hiểu bao dung cho lỗi lầm của người khác thì mới khởi phát và nuôi dưỡng được lòng trắc ẩn trong tâm mình.

Cách thỉnh tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

Những ý nghĩa sâu sắc của tượng Văn Thù Bồ Tát nhắc nhớ chúng ta trở thành những người con ưu tú hơn, giác ngộ đạo hạnh hơn.

Vậy còn gì bằng mỗi ngày đều được quỳ trước ngài, thắp lên nén nhang thành kính để ngài che chở cho gia đình quý vị bình an, tai qua nạn khỏi, sống vui khỏe mỗi ngày.

Hơn nữa, mỗi lần quỳ trước Ngài sẽ nhắc nhớ chúng ta về những đúng sai trong đối nhân xử thế mỗi ngày, dần dần vươn tới giá trị cao nhất của Chân Thiện Mỹ

bồ tát Văn Thù Sư Lợi

Cách thờ Văn Thù Bồ Tát

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi là vị Bồ Tát đại diện cho sức mạnh trí tuệ, giúp soi sáng tâm trí của chúng sinh và giúp họ nhận ra bản chất thật của thực tại. Vì thế, nếu Phật tử thỉnh tượng Ngài về thờ tại gia thì sẽ được lĩnh hội trí tuệ siêu việt từ Ngài.

Tôn tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát không phải là thích thì mua, thì thỉnh được. Quý Phật tử nếu muốn thỉnh và thờ Ngài thì mọi sự đều phải xuất phát từ sự thành tâm.

Khi thờ Ngài, quý Phật tử cần giữ một cái tâm hướng thiện, một khát khao học tập, lĩnh hội dòng suối tri thức từ Ngài.

Trước khi quý vị thỉnh tượng Văn Thù Bồ Tát về thờ tại nhà thì phải vào chùa làm lễ khai quang điểm nhãn, chọn ngày tốt để an vị.

Trong những ngày thực hiện việc thỉnh tôn tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, quý vị nên ăn chay, thành tâm trì tụng thập chú, kinh Phật.

Sau đó mới thỉnh rước tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ tát về tôn thờ tại gia.

Thờ Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát thì bàn thờ phải trang nghiêm, không cần ngày ngày lau tượng nhưng cần giữ cho nơi thờ cũng như tôn tượng được sạch sẽ. Không nên để hoa quả héo khô trên bàn thờ.

Vào những ngày như ba mươi, mùng một, mười bốn, mười lăm thì quý Phật tử nên sắm hương đèn, hoa trái trang nghiêm để dâng lên Ngài.

Không nên đưa những mùi hương lạ vào tượng Ngài.

Vì đó là những sản phẩm có hương vị, tạo ra những vướng bận, trói buộc và mê đắm thế gian. Điều đó là điều không nên.

Nhờ Ngài thì phải thành tâm, giữ gìn ngũ giới. Đặc biệt là không nên sát sinh tại gia.

Giữ cho thân – khẩu – ý được trong sạch. Nếu được thì hãy hành thiền, niệm Phật, lạy sám hối thường xuyên

Trên đây là một số thông tin về Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi mà Đồ Thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn về một vị Bồ Tát trí tuệ vô biên. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi cũng như tiền thân của ngài ở nơi này nhé!

Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các vị Bồ Tát khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *