Tượng tam bảo là một loại tượng thần được thờ cúng trong đạo Phật. Tam bảo bao gồm Ba La Hán, gồm Quan Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát và Địa Tạng Vương Bồ Tát. Ba La Hán thường được tưởng tượng dưới dạng những vị thần có sức mạnh siêu nhiên và có khả năng giúp đỡ con người trong cuộc sống. Tượng tam bảo thường được đặt trên bàn thờ gia tiên hoặc trong các ngôi chùa để thể hiện lòng thành kính và tôn trọng đối với các vị thần.
Tượng Tam Bảo Chùa Bạch Vân Đan Phượng Hà Nội
Miền Bắc từng được xem là nơi đón nhận Phật giáo sớm nhất và hiện nay vẫn còn lưu giữ được những mô hình thờ cúng cổ nhất. Từ khoảng thế kỷ thứ nhất trước Tây lịch, Phật giáo đã du nhập vào nước ta.
Trong chính điện thờ Phật, triết lý vô thường của Phật giáo được đặt lên hàng đầu thể hiện qua tam thân Phật là “Pháp thân”, “Báo thân” và “Ứng than”. Cách bài trí các tượng Phật ở chính điện theo đúng ý nghĩa ấy, cho nên ở lớp trên cùng là thờ “Pháp thân Phật”, tức là thờ thường trụ Phật ở trong vũ trụ.
Hệ thống tượng Phật và sơ đồ Tam Bảo trong chùa miền Bắc
Miền Bắc từng được xem là nơi đón nhận Phật giáo sớm nhất và hiện nay vẫn còn lưu giữ được những mô hình thờ cúng cổ nhất. Từ khoảng thế kỷ thứ nhất trước Tây lịch, Phật giáo đã du nhập vào nước ta.
Tượng Di-Đà tam tôn
Lớp thứ hai có ba pho tượng lớn, pho tượng ngồi giữa là pho tượng đức “A Di Đà Phật”, tức là Thọ dụng trí tuệ thân, pho tượng đứng bên trái là tượng đức “Quan Thế Âm Bồ-tát”, pho tượng đứng bên phải là tượng đức “Đại Thế Chí Bồ-tát”. Đức Phật và hai Bồ-tát ấy ở Tây phương Cực Lạc, chủ việc cứu độ chúng sinh ở cõi Sa-bà qua cõi Cực Lạc.
Tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh
tượng ở bên phải, hoặc đứng trên tòa sen, hoặc ngồi trên con sư tử xanh là tượng “Đức Văn-Thù Bồ-tát”; pho tượng ở bên hữu, hoặc đứng trên tòa sen, hoặc ngồi trên con voi trắng là tượng “Đức Phổ-Hiền Bồ-tát”, theo thuyết nói trong Hoa Nghiêm kinh.
Ở lớp thứ ba ấy, có nhiều chùa thờ tượng đức “Thích-ca Mâu-ni” ngồi cầm hoa sen, như khi Ngài thuyết pháp ở núi Linh Thứu; bên tả là tượng “Ca-Diếp Tôn giả”, vẻ mặt già,bên hữu là tượng “A-Nan-Đà Tôn giả”, vẻ măt trẻ, là hai đại đệ tử của Đức Thích-ca khi Ngài còn ở thế-gian. Tượng hai vị Tôn giả ấy đều tạc đứng, mang hình dáng hai thầy tỳ-kheo.
Tượng Di Lặc
Lớp thứ tư, ở giữa là tượng “Bồ-tát Di Lặc”, vị Phật tương lai. Hai bên (nếu có) là hai vị “Đại Bồ-tát Văn Thù” và “Đại Bồ-tát Phổ Hiền”. Trong trường hợp này, ở lớp thứ ba, hai bên tượng đức Bổn sư không phải là hai vị Bồ-tát Văn Thù và Phổ Hiền nữa mà là hai vị đại đệ tử “Ca-diếp” và “A-nan-đà”.
Tượng Cửu Long
Lớp thứ năm có pho tượng Cửu Long để giữa. Tượng này theo điển tích nói khi đức “Thích-ca Mâu-ni” mới giáng sinh, có chín con rồng xuống phun nước cho Ngài tắm, đoạn Ngài đi bảy bước, tay tả chỉ lên trời, tay hữu chỉ xuống đất mà nói rằng: “Thiên thượng, thiên hạ duy
Lớp thứ ba có ba pho tượng lớn, pho tượng lớn ngồi giữa là tượng “Thích-ca Mâu-ni Phật”, tức là Ứng thân hay là biến hóa thân, giáng sinh xuống trần thế, tu thành chính quả và thuyết pháp độ chúng.
Pho ngã độc tôn – Trên trời, dưới đất, chỉ có ta là quí hơn cả”. Bởi vậy tượng Cửu-long là chín con rồng vây bọc chung quanh một pho tượng nhỏ đang chỉ một tay lên trời một tay xuống đất, đó là tượng “Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật” lúc sơ sinh. Bên tả tượng Cửu Long có tượng “Đế Thích” ngồi ngai, mặc áo đội mũ Hoàng Đế, bên hữu có tượng “Đại Phạm Thiên” cùng một kiểu như pho tượng Đế Thích, đó là theo điển nói hai vị Đại Thiên Vương này chủ tể ở cõi sa-bà thế-giới và lúc nào cũng hộ trì đức “Thích Ca” khi Ngài chưa thành Phật.
Hệ thống tượng như trên thường có mặt ở trong hầu hết các chùa có quy mô nhỏ và vừa. Những chùa có quy mô lớn, thường có kiểu mặt bằng nội công ngoại quốc thì được bày thêm các lớp tượng sau:
Tượng Tứ Thiên Vương
Ở ngoài tượng Cửu Long để bốn pho tượng “Tứ Thiên Vương” mặc Vương phục, bày làm hai dãy đối nhau, tức là bốn vị hộ thế gian.
Tượng tứ Bồ-tát
Có chùa bỏ tượng Tứ Thiên Vương mà bày tượng bốn vị Bồ-tát, tạc hình Thiên thần gọi là “Ái Bồ-tát” tay cầm cái tên; “Sách Bồ-tát” tay cầm cái cây; “Ngũ Bồ-tát” tay cầm cái lưỡi; “Quyền Bồ-tát” tay nắm lại và để vào ngực.
Tượng Kim Cương bát bộ
Có nhiều chùa tạc 8 vị Kim Cương, là thần tướng trên trời, thường gọi là Bát Bộ Kim Cương, gồm có:
- Thanh Trừ Tài Kim Cương
- Tích Độc Thần Kim Cương
- Hoàng Tuỳ Cầu Kim Cương
- Bạch Tĩnh Thủy Kim Cương
- Xích Thanh Hoả Kim Cương
- Định Trừ Tai Kim Cương
- Tử Hiền Kim Cương
- Đại Thần Lực Kim Cương.
Bốn vị Bồ-tát và Tám vị Kim Cương này, theo điển tích ở trong các kinh thì có nhiều thuyết khác nhau, xong đại ý là nói những bậc thần đã phát Bồ-đề Tâm, đem thần lực mà hộ trì Phật Pháp.
Tuy nhiên, cách bố trí các tượng thờ không phải nhất nhất theo đúng bố cục trên, thực tế mỗi chùa tuỳ theo hoàn cảnh mà có sự sai khác, đó là chưa nói đến sự khác nhau giữa các miền Bắc-Trung-Nam. Miền bắc thờ thêm nhiều Thánh, hệ thống tượng thờ vì thế trở nên phức tạp; miền Trung nói chung là rất đơn giản và thuần tuý; miền Nam thì có sự gặp gỡ giữa các miền.
Tiền đường (Nhà Bái đường)
Thông thường nhà Bái đường được xây dựng trước cửa Chính điện nên còn gọi là tiền đường. Các tượng bày ở Tiền đường gồm:
- Tượng Hộ pháp
Hai bên ở Bái đường đặt tượng hai vị Hộ pháp. Hai vị Hộ pháp là ý nghĩa Khuyến Thiện và Trừng Ác để hộ trì Phật pháp. Đây là hai vị Hộ pháp được tạc tượng theo kiểu võ sĩ cổ, mình mặc áo giáp, đầu đội mũ, một vị tay cầm viên ngọc, vị kia tay cầm binh khí, trong tư thế đứng hoặc ngồi.
- Tượng Thần Thổ Địa – Thánh Tăng
Một bên tượng Thổ địa và một bên tượng Thánh tăng, lấy điển tích về cùng xuất hiện đồng thời chứng minh khi Đức Thích-ca vừa thành đạo. Trưởng giả Cấp-cô-độc, một nhân vật thời Thích-ca tại thế, đã mua một khu vườn cây xây tịnh xá, ngôi chùa rất to lớn đầu tiên trên thế giới, thỉnh Phật Thích-ca về thuyết pháp. Sau này ông được coi là người bảo vệ tài sản của nhà chùa. Vì vậy người ta gọi là Đức ông hay Đức chúa Già Lam Chầu Tể.
- Nhà Hành lang
Trong các ngôi chùa thờ Phật ở Việt Nam, nhà hành lang được xây rất linh hoạt: có thể là hai dãy nhà riêng để đi lại chạy song song ở hai bên nhà Chính diện, mà theo đó, đi vào nhà tăng (hậu đường). Tượng bày ở nhà hành lang là 18 vị La Hán (gọi là thập bát Hán). Tượng tạc kích thước bằng người bình thường với các tư thế khác nhau.
Vị ngồi trên tảng đá, vị ngồi trên gốc cây, lưng ngựa, lưng tê giác vẻ mặt suy nghĩ trầm mặc. La Hán là vị quả thánh cao nhất của Tiểu thừa nhưng còn phiền não luân hồi sinh tử. Phật giáo Tiểu thừa cho rằng có 16 vị La Hán vâng lệnh của Phật ở mãi trên thế gian để cứu độ chúng sinh, không nhập diệt. Theo sách Phật, chỉ có 16 vị La Hán nhưng trên thực tế người ta tạo thêm hai vị nữa thành Thập bát La Hán.
- Nhà Tăng
Nếu thờ Tổ gọi là Nhà Tổ, dùng trai tăng gọi là Nhà Trai. Nhà Tăng thường được xây dựng sau chính điện nên còn gọi là hậu đường. Trên cao của gian giữa thờ hai tượng Thánh tăng A-nan-đa (có người nói rằng Văn Thù Bồ tát) và sư tổ Bồ-đề-đạt-ma (Bohhidharma). Thờ ngài A-nan-đa thuộc Tiểu thừa; Ngài Văn Thù Bồ tát thuộc Đại thừa; Ngài Bồ-đề-đạt-ma là tổ sư truyền đạo thiền sang Đông Hoa.
Dưới là các vị sư tổ đã tu tại chùa. Các vị sư tổ có thể tạc tượng hoặc không. Ở chùa xây dựng một điện riêng để thờ các vị thần thánh này. Ngoài ra, ở nhà tăng trong một số chùa còn thờ tượng Quan Âm Tổng Tử, Quan Âm toạ sơn…
Trên đây là thông tin mà Đồ Thờ Hưng Vũ đã chia sẻ. Hy vọng qua nội dung trên bạn sẽ có kiến thức cần thiết về sản phẩm mong muốn!
Thông tin liên hệ
Đồ Thờ Hưng Vũ
Địa chỉ: 36 Xóm Ngã Tư – Xã Sơn Đồng – Huyện Hoài Đức – Tp. Hà Nội
Hotline – Zalo: 0908.867.888
Số điện thoại: 0907.200.988