Ngũ vị tôn quan là ai? Ngũ vị tôn quan gồm những vị nào? Ý nghĩa csac vị quan này trong văn hóa Tứ Phủ như thế nào?
Sau đây hãy cùng Đồ Thờ Hưng Vũ khám phá chi tiết nhé!
Ngũ vị tôn quan là ai?
Ngũ vị tôn quan là con trai của đức Vua cha Bát Hải Động Đình. Ngũ Vị Tôn Ông bao gồm: Quan Lớn Đệ Nhất, Quan Lớn Đệ Nhị, Quan Lớn Đệ Tam, Quan Lớn Đệ Tứ và Quan lớn Đệ Ngũ.
Các vị đều mặc võ quan, mang kiếm hay kích, màu sắc võ phục. Là các vị quan lớn trong Tứ Phủ, cai quan bốn phương và đều là các vị hoàng tử, danh tướng, có công với quốc gia.
Gọi là Ngũ Vị Tôn Ông vì theo hàng chính là gồm 5 vị quan lớn, nhưng ở một số nơi khi hầu đồng người ta thỉnh 6 vị.
Ngũ vị tôn quan gồm những ai?
Hội Đồng Quan lớn gồm 10 vị Quan, là hàng vị cao thứ 4 trong hệ thống Tứ Phủ. Các tích xưa lưu lại rằng 10 vị đều là con trai của vua cha Bát Hải Động Đình, tuân lệnh vua cha mà nhận lệnh cai quản Tứ Phủ. Hàng vị Hội Đồng Quan lớn lại được chia làm hai phần là Ngũ vị Tôn Quan và Lục Phủ Tôn Ông.
Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì có rất nhiều người sẽ bị nhầm lẫn 10 vị trong Hội Đồng Quan Lớn với Tứ Phủ Ông Hoàng (Tứ Phủ Thánh Hoàng) và thường thì Ngũ vị Tôn Quan sẽ nổi danh và được biết tới nhiều hơn so với Lục Phủ Tôn Ông.
Ngũ Vị Tôn Quan gồm 5 vị:
- Quan lớn đệ nhất thượng thiên: Đệ Nhất Thượng Thiên Hoàng thái tử Vương Quan
- Quan Lớn Đệ Nhị Thượng Ngàn: Đệ Nhị Thượng Ngàn Hoàng Thái Tử Tôn Quan
- Quan Lớn Đệ Tam Thoải Phủ: Đệ Tam Thượng thiên hoàng thái tử vương quan
- Quan Lớn Đệ Tứ Khâm Sai: Quan lớn Khâm Sai quyền cai tứ phủ
- Quan Lớn Đệ Ngũ Tuần Tranh: Quan Đệ Ngũ Tuần Tranh Cao Lỗ Đại Vương
Thông tin về ngũ vị tôn quan
Ngũ vị Vương Quan, các vị đều mặc võ quan, mang kiếm hay kích, màu sắc võ phục thì tuỳ thuộc các vị thần ở các phủ như:
- Thoải phủ mặc màu trắng,
- Thiên phủ mặc màu đỏ,
- Nhạc phủ mặc màu xanh,
- Địa phủ mặc màu vàng.
- Quan lớn Đệ Tam và Quan Đệ Ngũ đều thuộc Thoải phủ
Quan Lớn Đệ Nhất
Tương truyền là Tôn Quan Đại Thần, sắc phong tước Công Hầu, ngôi Thượng Thiên. Khi ngự đồng mặc áo đỏ thêu rồng và chỉ làm lễ tế và chứng sớ điệp.
- Tước phong: Phong danh hiệu: Dân gian gọi là Đức Thánh Cả, là Tôn quan đệ nhất. Tước phong Đào tiên đệ nhất – Điều thất hoàng thái tử Vương Quan thượng đẳng tối linh thần. Danh hiệu vua phong
- Tham nghị triều chính Vương Quan.
- Nhiệm vụ: Ngài trực tiếp hầu cận bên phải đền vua cha Bát Hải Động Đình (đền Đồng Bằng) thay quyền và đại diện cõi nhân gian, thừa hành Tam giới, tâu đối tội phúc nhân danh cõi thượng thiên (trên trời).
- Đền thờ chính: Ở quần thể đền Đồng Bằng.
- Thân thế: Vốn là con trai cả của đức vua cha Bát Hải Động Đình, được gọi là ông Lớn, cai quản Thượng Thiên. Tương truyền, ông là Tôn quan đại thần trên Đế Đình Thiên Cung.
Quan Lớn Đệ Nhị
Tương truyền là người cai quản sơn lâm thượng ngàn, thông tri thiên địa, có thể lệnh sai Hà Bá, Thủy Thần làm mưa làm gió. Khi ngự đồng mặc áo xanh thêu rồng. Đền thờ Quan Đệ Nhị là đền Quan Giám, Lạng Sơn. Chính hội là ngày 10 tháng 11 âm lịch.
- Tước phong: Nhạc thần đại vương – Đô đài giám sát – Đệ nhị thượng ngàn giám sát đại vương thượng đẳng tối linh thần.
- Đền thờ chính: Đền Quan Giám – Hữu Lũng – Lạng Sơn và Phố Cát – Thanh Hóa.
- Thân thế: Quan Lớn Đệ Nhị Thượng Ngàn. Hay còn gọi là Quan Đệ Nhị Giám Sát (có một số người gọi là Quan Thanh Tra Giám Sát). Quan lớn vốn là con trai thứ hai của Vua Cha Bát Hải Động Đình.
Quan Lớn Đệ Tam
Quan Tam Phủ, Bơ Phủ Vương Quan, sắc phong Thái Tử Đệ Tam, con Vua Bát Hải Động Đình, là người nắm giữ kỉ cương nơi Long Cung, cai quản các con sông trên khắp nước Nam.
Theo tương truyền thì ông giáng trần cứu dân, trở thành vị tướng thủy quân tài ba, trong một trận quyết chiến bên sông Lục Đầu, ông hy sinh, bị giặc chém mất đầu, chiếc đầu bay sang bờ bên kia con sông Lục Đầu, vì thế mới có hai đền thờ quan hai bên bờ sông Lục Đầu (Hưng Yên) là Đền Lảnh Giang – nơi thờ mình và Đền Xích Đằng – nơi thờ đầu.
Chính hội là ngày 24 tháng 6 âm lịch. Khi ngự đồng mặc áo trắng thêu rồng, tay cầm song kiếm.
- Tước phong: Thủy tào điển sứ – Đệ tam thủy thần nhạc đại vương thượng đẳng tối linh thần.
- Đền thờ chính: Quan Lớn Đệ Tam được lập tại Đền Xích Đằng, đền Lảnh Giang, đền Quan Đệ Tam ở gần Đền Đồng Bằng, Đền Quan Lớn Phủ Dầy.
- Thân thế: Theo thần tích lưu trữ tại đền Lảnh Giang
Quan Lớn Đệ Tứ
Là Quan Khâm Sai, sắc phong Thái Tử Thiên Cung, là người cai quản Tam Giới Tứ Phủ, mười phương trời đất, kiêm cả đạo phật thiền gia.
Khi ngự đồng mặc áo vàng thêu rồng, cũng chỉ làm lễ và chứng điệp sớ. Tuy nhiên, ít người hầu đồng về giá này.
- Tước phong:Thiên Hựu đại vương thượng đẳng tối linh thần.
- Đền thờ chính: Đền thờ Ngài ở đền Mẫu Sinh và đền Thánh Hóa. Đền thờ Ngài còn ở sau đền Đồng Bằng phía đường 10 đi Hải Phòng.
- Thân thế: Quan Lớn Đệ Tứ Khâm Sai là quan lớn đứng hàng thứ tư trong Ngũ vị Tôn Ông, trấn giữ đồng bằng địa linh và không giáng trần. Ngự trên Thiên Đình, biên chép sổ sách sinh tử.
Quan lớn Đệ Ngũ
Là Quan Tuần Tranh, sắc phong Công Hầu, là vị tướng tài dưới thời Hùng Vương 18 cai quản miền duyên hải sông Tranh, giúp vua dẹp giặc Triệu Đà, tuy nhiên do bị oan khuất nên Ông bị đày về vùng Kì Cùng, Lạng Sơn. Tương truyền, quan Tuần Tranh là người cai quản thiên binh nhà trời, được nhân dân thờ phụng ở khắp các cửa sông mà hai ngôi đền lớn nhất là
Đền Quan Lớn Tuần Tranh tại Ninh Giang, Hưng Yên (là nơi quê nhà) ở bên bờ sông Tranh và Đền Kì Cùng, Lạng Sơn (là nơi ông bị đày) bên bờ sông Kì Cùng có cây cầu Kì Lừa.
Khi ngự đồng mặc áo lam thêu rồng cầm long đao để giúp dân tróc quỷ trừ tinh, tế độ sinh linh. Ngày mở hội là ngày 25 tháng 5 âm lịch, là ngày Ông bị đi đày.
- Tước phong: Đệ ngũ tôn quan thượng đẳng tối linh thần – Cao Lỗ đại vương – Đệ ngũ Tuần Tranh.
- Nhiệm vụ: Ngọc Hoàng ban cho Ngài thống lĩnh thiên địa binh, thay quyền tam tứ phủ đại diện cho con người (nhân vi chúa tể), thu chấp kim ngân tài mã, giải oan nghiệp sớ cho trần gian.
- Đề thờ chính: Đền Ngài được lập ở đền Kỳ cùng Lạng Sơn, Đền Ninh Giang Hải dương và các cửa sông vùng duyên hải.
- Thân thế: Quan Lớn Đệ Ngũ Tuần Tranh, hay còn gọi là Ông Lớn Tuần Tranh. Ông là con trai thứ năm của Vua Cha Bát Hải Động Đình. Ông cũng giáng dưới thời Hùng Định Vương (Hùng Triều Thập Bát), trong một gia đình ở phủ Ninh Giang (nay là Hải Dương), ông cũng là vị tướng quân tài ba kiêm lĩnh thuỷ bộ, được giao quyền trấn giữ miền duyên hải sông Tranh
Địa chỉ thiết kế và sản xuất tượng ngũ vị tôn quan uy tín
Đồ Thờ Hưng Vũ là một xưởng sản xuất nằm trong làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống đã có từ rất lâu thuộc xã Sơn Đồng – huyện Hoài Đức – Hà Nội.
Tiếp nối truyền thống cha ông, lưu truyền và phát huy nét tinh hoa của làng nghề, chúng tôi ra đời nhằm đem lại cho quý khách những sản phẩm chất lượng cao nhất, mẫu mã phong phú, giá cả hợp lí,…
Khi mua tượng ngũ vị tôn quan của chúng tôi khách hàng sẽ được đảm bảo:
- Chính sách bảo hành uy tín
- Chất lượng gỗ đúng chủng loại 100%; gỗ đã được qua xử lý chống mối mọt cong vênh
- Chất lượng sản phẩm: Trong ngoài như nhau
- Phần sơn son thếp bạc được bảo hành 10 năm
- Sơn Pu, vesni bảo hành 5 năm
- Tuổi Thọ: Dùng càng lâu năm càng có giá trị theo đồ cổ
- Chạm khắc tinh xảo.
- Thời gian đúng hẹn.
- Hỗ trợ vận chuyển bán kính 30km.
- Uy tín làm nên thương hiệu
Trên đây là thông tin về tượng ngũ vị tôn quan là ai? mà Đồ Thờ Hưng Vũ đã chia sẻ. Hy vọng qua nội dung trên bạn sẽ có kiến thức về các ban trong Tứ Phủ.