Tam Phủ Tứ Phủ là gì? Hệ thống vị thần – thánh trong đạo Mẫu

Tứ phủ là gì? Tam phủ là gì? Hệ thống tượng thờ Tam phủ Tứ phủ trong Đạo Mẫu Việt Nam ra sao? Cùng Đồ Thờ Hưng Vũ tìm hiểu chi tiết toàn bộ thông tin qua nội dung sau đây nhé!

Tứ Phủ là gì?

Tứ Phủ [四府] là nhánh tín ngưỡng thờ Mẫu tại miền Bắc, đồng thời là nhánh phổ biến nhất của tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam. Tứ Phủ bao gồm bốn “phủ” đại diện cho bốn miền trong vũ trụ.

  • Thiên phủ [天府]: Bao gồm các chư vị thần linh cai quản bầu trời. Tượng trưng bởi màu đỏ.
  • Nhạc phủ [岳府]: Bao gồm các chư vị thần linh cai quản miền rừng, sơn lâm. Tượng trưng bởi màu xanh lá.
  • Thoải (thủy) phủ [水府]: Bao gồm các chư vị thần linh cai quản miền sông nước. Tượng trưng bởi màu trắng.
  • Địa phủ [地府]: Bao gồm các chư vị thần linh cai quản vùng đất đai. Tượng trưng bởi màu vàng. Ở đây tránh nhầm lẫn với “địa phủ” theo nghĩa “âm phủ”. Địa phủ trong Tứ Phủ là mặt đất nơi loài người sinh sống.

Mỗi vị thần thánh trong Tứ Phủ sẽ thuộc về một phủ, cai quản, quản lý những sự việc thuộc phủ đó.

Trang phục của hầu hết các vị có màu sắc tương đồng với phủ của mình. Đại diện cho mỗi phủ là một vị Thánh Mẫu.

Theo sắp sếp thứ tự ngày xưa là : Thiên, Địa, Thoải, Nhạc (vì nhạc xuất hiện sau)

Tứ phủ là gì

Tam Phủ là gì?

Theo truyền thuyết dân gian giải thích thì tam phủ là:

  • Tam là Ba
  • Phủ: Là nơi làm việc của các quan
  • Tam phủ: Là nơi làm việc của các quan âm, chư vị thần linh của ba Miền: Thiên Phủ, địa phủ, thoải phủ.

Về mặt lịch sử hình thành Tín ngưỡng thờ Mẫu – Tứ Phủ: Tam Phủ là khái niệm tiền thân của Tứ Phủ, bao gồm ba miền:

  • Thiên phủ (Màu Xanh – Vua cha Ngọc Hoàng): Bao gồm các chư vị thần linh cai quản bầu trời.
  • Địa phủ (Màu Vàng – Vua cha Diêm Vương): Bao gồm các chư vị thần linh cai quản vùng đất đai
  • Thủy Phủ (Màu Trắng – Vua cha Bát Hải): Bao gồm các chư vị thần linh cai quản miền sông nước.

Theo lịch sử phát triển của Tín ngưỡng Tam tứ phủ, thì khái niệm Tam phủ có trước, Tứ phủ có sau. Vào Thời kỳ khởi nguyên của Tam phủ người ta cho rằng tam phủ gồm ba miền: Thiên, Địa, Thoải. Lúc đó Nhạc Phủ chưa có. Sau này lối thờ Thượng Ngàn (Thanh Sơn Nhất Phái) được kết hợp thêm vào, gọi là Nhạc Phủ từ đó mà có Tứ Phủ.

Về mặt thứ tự: Vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà Tứ Phủ Thánh Mẫu hay được thể hiện qua Tam Tòa Thánh Mẫu. Phần mối liên hệ giữa Tam Phủ và Tứ Phủ dưới đây sẽ trình bày một số giả thuyết lý giải điều này. Tựu trung lại, các giả thiết đều cho rằng khi nhắc đến Tam Phủ, thực chất là đã bao gồm Tứ Phủ.

Tam Phủ Công Đồng [三府公同] cũng là một cụm từ thường xuất hiện trong các lời cầu khấn, các khoa cúng. Cụm từ này có nghĩa là “hội đồng chung cai quản ba miền”. Đây có thể hiểu là hội đồng các thần thánh được cử ra để đại diện, cai quản những công việc trong ba miền.

Tam phủ là gì

Tứ Phủ Vạn Linh là gì?

Tứ Phủ Vạn Linh [四府萬靈] là một cụm từ thường xuất hiện trong các lời văn khấn, các khoa cúng, có nghĩa là “vô vàn (một vạn) chân linh của các vị thần thánh trong bốn miền.”

Theo khoa cúng và các bản chầu văn (hay còn gọi là hệ Tứ Tiên), tứ phủ bao gồm : Thiên – Địa – Thủy – Nhạc

  • Thánh Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên
  • Thánh Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên
  • Thánh Mẫu Đệ Tam Thoải Tiên
  • Thánh Mẫu Đệ Tứ Nhạc Tiên

Theo thứ tự và danh hiệu phổ biến hiện nay của các vị Thánh tứ phủ : Thiên – Nhạc – Thủy – Địa

  • Thánh Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên
  • Thánh Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn
  • Thánh Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ
  • Thánh Mẫu Đệ Tứ Địa Phủ

Tam Phủ Công Đồng là gì?

Tam Phủ Công Đồng [三府公同] cũng là một cụm từ thường xuất hiện trong các lời cầu khấn, các khoa cúng.

Cụm từ này có nghĩa là “hội đồng chung cai quản ba miền”.

Đây có thể hiểu là hội đồng các thần thánh được cử ra để đại diện, cai quản những công việc trong ba miền.

  • Trường hợp 1: Thiên – Địa đồng quy: trong trường hợp này, Mẫu Liễu Hạnh giữ vị trí là Mẫu Đệ Nhất, vừa là Mẫu Địa, vừa đại diện cho Mẫu Thiên Tiên.
  • Trường hợp 2: Nhạc Phủ và Địa Phủ đồng nhất: trong trường hợp này, Mẫu Đệ Nhị bao gồm cả Mẫu Nhạc Tiên và Mẫu Địa Tiên

Thứ tự các Phủ trong Tam phủ công đông cụ thể như sau:

  • Thánh Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên
  • Thánh Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn
  • Thánh Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ

Tam Phủ Tứ Phủ có liên hệ thế nào?

Có rất nhiều giả thuyết giải thích về mối liên hệ giữa Tam Phủ Tứ Phủ. Tuy nhiên khó xác định chính xác giả thuyết nào khả tín nhất.

Sở dĩ như vậy vì các tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt hầu như chỉ được gìn giữ từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền miệng mà không có tài liệu nào rõ ràng và ít được nghiên cứu

Dưới đây là một số giả thuyết phổ biến hiện nay:

Tín ngưỡng Tam Phủ giao thoa với tín ngưỡng Sơn Trang

Tín ngưỡng thờ Tam Phủ (Thiên-Địa-Thủy) giao thoa với tín ngưỡng thờ Sơn Trang của các dân tộc vùng núi phía Bắc, hình thành nên Tứ Phủ.

Tam Tòa Thánh Mẫu khi đó bao gồm:

  • Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên
  • Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên (Thánh Mẫu Liễu Hạnh)
  • Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ
  • Mẫu Thượng Ngàn được thờ riêng ở ban Sơn Trang

Thiên Địa đồng quy

Vì Thánh Mẫu Liễu Hạnh ngôi thần chủ vừa là Thiên Tiên vừa là Địa Tiên nên Mẫu đại diện và cai quản ngôi Thiên Phủ và Địa Phủ

Khi xuất hiện với tư cách đại diện này, Thánh Mẫu Liễu Hạnh sẽ có phục trang màu đỏ của Thiên Phủ, thay vì màu vàng của Địa Phủ.

Tam Tòa Thánh Mẫu khi đó bao gồm:

  • Thánh Mẫu Liễu Hạnh (tức Mẫu Địa Tiên và cũng là Mẫu Thiên Tiên)
  • Thánh Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn
  • Thánh Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ

Địa Phủ và Nhạc Phủ đồng nhất

Theo quan điểm này:

  • Thiên Phủ thuộc cõi trên cao, miền thượng nguyên
  • Thoải Phủ thuộc cõi thấp nhất, miền hạ nguyên.
  • Địa Phủ và Nhạc Phủ đều là cõi ở giữa, miền trung nguyên, nơi con người sinh sống.

Tam Tòa Thánh Mẫu khi đó bao gồm:

  • Mẫu Thượng Thiên
  • Mẫu Đệ Nhị: Mẫu Địa và Mẫu Thượng Ngàn
  • Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ

Hệ thống tượng tam phủ tứ phủ trong đạo mẫu

Tìm hiểu các cấp bậc trên các ban thờ trong Điện – Đền – Phủ Mẫu

Chúng ta vẫn thường đi lễ ở các Điện – Đền – Phủ nhưng ít người tìm hiểu rõ ràng và cụ thể các cấp bậc và thứ tự các vị trí của các đấng linh thiêng trên ban thờ.

Do vậy, chúng tôi mạn phép chia sẻ một chút hiểu biết về vấn đề này với bạn đọc của Bồ Đề Tâm hương.

Các vị trí trên ban thờ trong các điện – phủ – đền thờ mẫu

1. Quan Thế Âm Bồ Tát

Nhiều người cho rằng Tứ Phủ Vạn Linh hoàn toàn không có liên quan đến Đạo Phật, tuy nhiên trái lại Đạo Phật lại có vị trí quan trọng trong hệ thống Tứ Phủ. Chúng ta thường thấy tại các ngôi đền thuộc Tứ Phủ thường đặt tượng thờ Bồ Tát thờ tự, cung kính.

Ngoài ra trong các bài văn khấn Tứ Phủ cũng thỉnh đến Bồ Tát. Và ngược lại, trong các ngôi chùa ở đồng bằng Bắc Bộ thường sau chùa có ban thờ Mẫu theo lối “Tiền Phật – Hậu Mẫu”, nói như vậy để thấy rằng vai trò và tầm ảnh hưởng qua lại của 2 tín ngưỡng này đan sen hòa đồng, hòa hợp theo dòng chảy lịch sử hình thành văn hóa tâm linh của người Việt.

Vì vậy, trong các khóa hầu khai đàn, thường có các nghi thức thỉnh Phật tuyên kinh, hoặc khi hầu tráng bóng Mẫu thì đều có nghi thức thỉnh phật và Bồ Tát Quan Thế Âm là một hình tượng đại diện cho Đạo Phật xếp hàng đầu trong hệ thống thần linh tứ phủ.

Mẫu điện thờ tứ phủ

2. Các vị Đức Vua

Đức Vua Cha là những vị thần đứng đầu bốn miền: Trời – Đất – Núi – Nước trong vũ trụ. Các ngài có quyền năng tối linh, ra lệnh cho các vị thần khác. Các ngài có đền thờ riêng.

Tại các ngôi đền khác, ngài có ban thờ riêng nhưng không phải tại vị trí cao nhất.

Bởi vị trí cao nhất, theo quan niệm thờ tự tại đền điện Việt Nam, thì vị trí này là hậu cung luôn là nơi thờ Tam tòa Thánh Mẫu.

Các vị Đức Vua Cha đại thánh bao gồm:

  • Vua Cha Thiên Phủ (vùng trời) – Danh hiệu: Ngọc Hoàng Thượng Đế – Màu sắc đại điện: màu vàng
  • Vua Cha Thủy Phủ (vùng sông nước) – Danh hiệu: Vua Cha Thủy Quốc Động Đình – Màu sắc đại diện: màu trắng.
  • Vua Cha Nhạc Phủ (vùng rừng núi) – Danh hiệu: Đức Thánh Tản Viên, Tản Viên Sơn Thánh – Màu sắc đại diện: màu xanh.
  • Vua Cha Địa Phủ (vùng đất): hiện chưa có tài liệu nào ghi chép về vị thánh nắm giữ ngôi vị này trong tín ngưỡng Tứ Phủ.

3. Thánh Mẫu

Thánh Mẫu là các vị Thánh Mẫu đứng đầu các phủ. Theo quan niệm Tứ Phủ vạn linh bao gồm 4 vị Mẫu có quyền uy tối cao, còn theo quan điểm Tam Phủ Công Đồng thì có 3 vị thánh Mẫu.

Tứ Phủ Thánh Mẫu bao gồm:

  • Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên (Thiên Phủ) – Danh hiệu: Thanh Vân Công Chúa – Màu sắc: màu xanh hoặc màu hồng.
  • Mẫu Đệ Nhị Địa Tiên (Địa phủ) – Danh hiệu: Liễu Hạnh Công Chúa – Màu sắc: màu đỏ
  • Mẫu Đệ Tam Thủy Cung (Thoải phủ) – Danh hiệu: Xích Lân Công Chúa – Màu sắc: màu trắng
  • Mẫu Đệ Tứ Nhạc Tiên (Nhạc Phủ) – Danh hiệu: Sơn Lâm Công Chúa – Màu sắc: màu xanh

Tam Tòa Thánh Mẫu bao gồm:

  • Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên (Thiên Phủ) – Danh hiệu: Liễu Hạnh Công Chúa – Màu sắc: màu đỏ
  • Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn (Nhạc Phủ) – Danh hiệu: La Bình Công Chúa – Màu sắc: màu xanh
  • Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ (Thoải Phủ) – Danh hiệu: Xích Lân Công Chúa – Màu sắc: màu xanh

Giống như Đức Vua Cha, mỗi vị thánh mẫu mang quyền phép phụ trách mỗi vùng miền riêng biệt gồm vùng trời, núi rừng, vùng nước và vùng đất.

Tại các ngôi đền trên đất Bắc, Tam Tòa Thánh Mẫu được thờ tự phổ biến và được đặt tại vị trí cao nhất và cung kính nhất tại cấm cung hay hậu cung.

Các Mẫu thường có có các thánh cô theo hầu và giúp việc (Tứ Phủ Thánh Cô sẽ được nêu ở mục sau).

Khi loan giá ngự đồng, các Mẫu chỉ hầu tráng bóng và tuyên kinh, tuyệt đối không tung khăn, đây là điều các thanh đồng cần đặc biệt lưu ý.

Tượng Tam Tòa Thánh Mẫu

4. Ngũ Vị Tôn Quan

Ngũ Vị Tôn Quan là các vị quan lớn được cho là con của Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình, đều từ thiên đình giáng hạ vào nước Nam là các vị tướng có công lớn giúp Vua Cha đánh thắng giặc ngoại xâm trên 8 cửa biển từ thời Hùng Vương Thập Bát, đến khi thác hóa lại hộ quốc an dân

Ngũ Vị Tôn Quan bao gồm:

  • Quan Lớn Đệ Nhất Thượng Thiên – Màu sắc đại diện: Màu đỏ
  • Quan Lớn Đệ Nhị Thượng Ngàn Thanh Tra Giám Sát – Màu sắc đại điện: màu xanh lá.
  • Quan Lớn Đệ Tam Thoải Phủ – Màu sắc đại điện: màu trắng.
  • Quan Lớn Đệ Tứ Khâm Sai quyền cai Tứ Phủ – Màu sắc đại diện: màu vàng.
  • Quan Lớn Đệ Ngũ Tuần Tranh – Màu sắc đại diện: màu lam, xanh nhạt hoặc tím than.

Ngũ vị vương quan

5. Tứ Phủ Chầu Bà

Tứ phủ Chầu Bà xếp hàng thứ 3 liền kề sau hàng Ngũ Vị Tôn Quan, nhân gian gọi là thập nhị Tiên nương hoặc thập nhị chầu bà. Gồm mười hai vị chầu bà cai quản khắp bốn phương tám hướng trải từ vùng rừng đến vùng nước. Các vị đều được coi là hóa thân, người phục vụ trực tiếp của các vị Thánh Mẫu.

Các vị Chầu Bà thường về giá ngự về đồng nên được con nhang đệ tử xa gần đều biết rõ về thần tích, rõ ràng về nơi thờ tự riêng. Tứ phủ Chầu Bà bao gồm:

  • Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên (Thiên phủ) – Màu sắc đại diện: màu đỏ
  • Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn (Nhạc Phủ) – Danh hiệu: Ngôi Kiều Công Chúa – Màu sắc đại diện: màu xanh
  • Chầu Đệ Tam Thoải Phủ (Thoải Phủ) – Danh hiệu: Thủy Điện Công Chúa – Màu sắc đại diện: màu trắng.
  • Chầu Đệ Tứ Khâm Sai (Địa phủ) – Danh hiệu: Chiêu Dung Công Chúa – Màu sắc đại diện: màu vàng.
  • Chầu Năm Suối Lân (Nhạc Phủ) – Danh hiệu: Suối Lân Công Chúa – Màu sắc đại diện: màu xanh lam hoặc xanh thiên thanh.
  • Chầu Lục Cung Nương (Nhạc Phủ) – Danh hiệu: Lục Cung Công Chúa – Màu sắc đại diện: màu lam.
  • Chầu Bảy Kim Giao (Nhạc Phủ) – Danh hiệu: Tân La Công Chúa. Màu sắc đại diện: màu tím hoặc xanh.
  • Chầu Tám Bát Nàn (Nhạc Phủ) – Danh hiệu: Nữ Tướng Bát Nàn – Màu sắc đại diện: màu vàng.
  • Chầu Chín Cửu Tỉnh – Màu sắc đại diện: màu đỏ (một số nơi là màu hồng)
  • Chầu Mười Đồng Mỏ (Nhạc Phủ) – Danh hiệu: Nữ Tướng Đồng Mỏ Chi Lăng – Màu sắc đại diện: màu vàng.
  • Chầu Bé Bắc Lệ (Nhạc Phủ) – Danh hiệu: Bắc Lệ Công Chúa – Màu sắc đại diện: màu đen hoặc xanh chàm.
  • Chầu Bà Bản Đền – Danh hiệu: Thủ Điện Công Chúa – Màu sắc đại diện: màu hồng, màu xanh hoặc màu trắng.

Tứ vị Thánh bà hay Tứ vị Chầu bà

6. Tứ Phủ Quan Hoàng

Tứ Phủ Quan Hoàng hay còn được gọi là Thập Vị Ông Hoàng, xếp dưới hàng Tứ Phủ Chầu Bà.

Thập vị Quan Hoàng đều có gốc tích là con trai Vua Cha Bát Hải Động Đình, tuy nhiên các vị quan Hoàng thường được địa phương hóa mà gắn với một nhân vật lịch sử thường là các danh tướng có công dẹp loạn cứu nước, đóng góp vào công cuộc khai sáng, mở mang đất nước, giúp đỡ nhân dân ổn định cuộc sống.

Trong số 10 ông thì có ba ông thường về giáng đồng gồm Quan Hoàng Bơ Thoải, Quan Hoàng Bảy và Quan Hoàng Mười.

Bởi vậy, đây cũng là ba vị thánh hoàng được nhân dân biết đến nhiều hơn cả.

  • Quan Hoàng Cả (Thiên Phủ) – Màu sắc đại diện: màu đỏ.
  • Quan Hoàng Đôi (Nhạc Phủ) – Màu sắc đại diện: màu xanh lá.
  • Quan Hoàng Bơ (Thoải Phủ) – Màu sắc đại diện: màu trắng.
  • Quan Hoàng Tư (Địa Phủ) – Màu sắc đại diện: màu vàng.
  • Quan Hoàng Năm – Màu sắc đại diện: màu xanh ngọc
  • Quan Hoàng Lục – Màu sắc đại diện: màu đỏ, hoặc đen hoặc xanh.
  • Quan Hoàng Bảy (Nhạc Phủ) – Màu sắc đại diện: màu lam hoặc tím chàm.
  • Quan Hoàng Bát (Thoải Phủ) – Màu sắc đại diện: màu vàng
  • Quan Hoàng Chín (Thiên Phủ) – Màu sắc đại diện: Ông Chín Cờn Môn – màu đen
  • Quan Hoàng Mười (Địa Phủ) – Màu sắc đại diện: màu vàng

Tượng Ông Hoàng Bảy

7. Tứ Phủ Thánh Cô

Tứ Phủ Thánh Cô là những vị thánh cô hầu cận các vị Thánh mẫu hoặc các Chầu. Người ta thường có lời tấu để cô kêu thay lạy đỡ trước cửa Thánh Mẫu để Mẫu chứng cho lòng thành của con nhang đệ tử.

  • Cô Đệ Nhất Thượng Thiên (Thiên Phủ) – Màu sắc đại diện: màu đỏ.
  • Cô Đôi Thượng Ngàn (Nhạc Phủ) – Màu sắc đại diện: màu xanh lá.
  • Cô Bơ (Thoải Phủ) – Danh hiệu: Cô Bơ Thoải Phủ, Cô Bơ Bông, Cô Bơ Hàn Sơn, Cô Ba Tây Hồ – Màu sắc đại diện: màu trắng.
  • Cô Tư Tây Hồ (Địa Phủ) – Màu sắc đại diện: màu vàng
  • Cô Năm Suối Lân (Nhạc Phủ) – Màu sắc đại diện: màu xanh thiên thanh hoặc xanh lá.
  • Cô Sáu Sơn Trang (Nhạc Phủ) – Màu sắc đại diện: màu xanh lam hoặc tím chàm.
  • Cô Bảy Kim Giao (Nhạc Phủ) – Màu sắc đại diện: màu tím hoặc chàm xanh.
  • Cô Tám Đồi Chè (Nhạc Phủ) – Màu sắc đại diện: màu xanh, có nơi là tím hoa cà.
  • Cô Chín Sòng Sơn (Thiên Phủ) – Màu sắc đại diện: màu hồng.
  • Cô Mười Mỏ Ba (Nhạc Phủ) hoặc Cô Mười Đồng Mỏ – Màu sắc đại diện: màu vàng
  • Cô Bé Thượng Ngàn (Nhạc Phủ) với màu áo ngự về đồng họa tiết thổ cẩm
  • Cô Bé Đông Cuông (Nhạc Phủ) – Màu sắc đại diện: màu xanh
  • Cô Bé Thoải Phủ (Thoải Phủ) – Màu sắc đại diện: màu trắng

8. Tứ Phủ Thánh Cậu

Tứ Phủ Thánh Cậu là các thánh cậu hầu cận bên các thánh hoàng. Các cậu là những người nam thiếu niên thác hóa khi còn nhỏ tuổi nhưng thông minh hiển linh thánh các bé Thánh

Trong các vị Thánh Cậu thì chỉ có 4 vị được cắt cử đi chấm linh nhận đồng và loan giá ngự đồng gồm Cậu Hoàng Cả, Cậu Hoàng Đôi, Cậu Hoàng Bơ và Cậu Bé.

Cậu Bơ và Cậu Bé là hai thánh cậu thường xuất hiện tại tất cả các buổi hầu đồng.

  • Cậu Hoàng Cả (Thiên Phủ) – Màu sắc đại diện: màu đỏ
  • Cậu Hoàng Đôi (Nhạc Phủ) – Màu sắc đại diện: màu xanh lá
  • Cậu Hoàng Bơ (Thoải Phủ) – Màu sắc đại diện: màu trắng.
  • Cậu Hoàng Tư – Màu sắc đại diện: màu vàng
  • Cậu Quận Đồi Ngang – Màu sắc đại diện: màu đỏ
  • Cậu Bé Bản Đền (Nhạc Phủ) – Màu sắc đại diện: màu xanh.

9. Hạ Ban Ngũ Hổ Xà Thần

Hạ Ban gồm các vị thánh là Quan Ngũ Hổ và Xà Thần. Các vị được đặt ban thờ ở phía dưới điện thờ Mẫu. Quan Ngũ Hổ và Xà Thần cũng có giá hầu nhưng phải những thầy đồng cựu có căn thật mới hầu được.

  • Quan Ngũ Hổ
  • Quan Xà Thần

Trên đây là hệ thống các vị thần linh trong hệ thống Tứ Phủ Vạn Linh của Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ của người Việt.

Quan ngũ Hổ và Ông Lốt

Đia chỉ cung cấp tượng Tam Phủ Tứ Phủ đẹp

Đồ Thờ Hưng Vũ là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm tượng Tam Phủ Tứ Phủ đẹp sơn son thếp vàng chất lượng cao

Các mẫu tượng Tam Phủ Tứ Phủ của chúng tôi đều đảm bảo:

  • Kích thước: Phụ thuộc diện tích không gian thờ tự. Thông thường cao tổng thể từ 47cm đến 1m40
  • Chất liệu: Gỗ mít, gỗ vàng tâm… chúng tôi nhận đặt làm theo yêu cầu của quý khách
  • Chất liệu sơn: Sơn Ta, sơn Pu
  • Chất liệu lót: Sơn son thếp vàng, thếp bạc phủ hoàng kim
  • Sử dụng: Phòng Thờ tư gia, dòng họ, đình chùa nơi thờ cúng linh thiêng
  • Giá thành: Tùy theo kích thước, chất liệu gỗ, mẫu mã khách hàng đặt.
  • Tuổi thọ: Dùng càng lâu năm càng có giá trị theo đồ cổ

Đồ Thờ Hưng Vũ

Với kinh nghiệm trên 20 năm làm trong nghề, quý khách đến với chúng tôi sẽ luôn được đảm báo giá và chất lượng tốt nhất!

Trên đây là thông tin về Tứ Phủ là gì? Tam Phủ là gì? mà Đồ Thờ Hưng Vũ đã tổng hợp. Hy vọng qua nội dung trên các bạn đã hiểu được tam phủ tứ phủ trong văn hóa thờ cũng Đạo Mẫu của Việt Nam

Nếu quan tâm tới các sản phẩm tượng tam – tứ phủ thì hãy liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn tốt nhất nhé!

Thông tin liên hệ

Đồ Thờ Hưng Vũ

Địa chỉ: 36 Xóm Ngã Tư – Xã Sơn Đồng – Huyện Hoài Đức – Tp. Hà Nội

Hotline – Zalo: 0908.867.888

Số điện thoại: 0907.200.988

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *