Làng Văn Hiến và nghề tạc tượng truyền thống Sơn Đồng

Làng Văn Hiến và nghề tạc tượng truyền thống tinh xảo Sơn Đồng là một phần quan trọng của văn hóa Việt Nam. Làng Sơn Đồng có nghề tạc tượng truyền thống tinh xảo từ lâu đời và đã được công nhận là một trong mười nghề truyền thống của nước ta. Nghề tạc tượng Sơn Đồng đã đóng góp vào sự giàu có và phát triển của làng, mang lại thu nhập cho người dân và tạo ra những tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt.
LÀNG VĂN HIẾN VÀ NGHỀ TẠC TƯỢNG TRUYỀN THỐNG TINH XẢO SƠN ĐỒNG

Làng Văn Hiến và nghề tạc tượng truyền thống tinh xảo Sơn Đồng

Làng nghề tạc tượng sơn đồng là một cụm từ đi liền với nhau, nếu tách rời ra thì không nêu đủ bản sắc làng Sơn Đồng vừa có học vấn vừa có nghề tạc tượng truyền thống tinh sảo từ ngàn xưa tới nay. Dưới đây tôi điểm qua các đặc điểm này của làng Sơn Đồng:

LÀNG VĂN HIẾN VÀ NGHỀ TẠC TƯỢNG TRUYỀN THỐNG TINH XẢO SƠN ĐỒNG

Sơn Đồng làng Văn hiến

Miền quê Sơn Đồng xưa có núi đất tứ phía, dấu tích hiện nay thường gọi là gò Mèo, gò Quan Thánh, ba gò Đình Đồng, miền đất cao Đình Hát, ngay khoảng năm 1952 vẫn thấy gò Quan Thánh cao hơn nhà bốn tầng, chiếm cả xóm Quan Thánh, song do mưa bão bào mòn và dân khai phá nên thấp mất đi, ngoài núi đất còn có các cánh đồng trũng sâu như Đồng Quan, Đồng Sung, đồng Xa bị “chiêm khô mùa nụt” không như ngày nay, nên con người sống ở đây vất vả mưu sinh.
Thời cụ Đào Trực về dựng ấp khoảng năm 982. Cụ đã thấy nơi đây có dân sinh sống, không được học hành, có Đình có chùa Ma ở xóm rảnh, Cụ mở trường dạy học, khai hóa cho dân, chiêu mộ thêm dân cư.
Những người dân Sơn Đồng là học trò của cụ, được cụ giáo hóa, cùng cụ tạo dựng thành đạo quân, theo lời hiệu triệu của Nhà vua đạo quân đi dẹp giặc cứu nước, chém được đầu tướng giặc, thắng trận cụ trở lại đây dạy dân.
Nhờ cụ Đào Trực mà dân Sơn Đồng đã có trí thức từ đây, dân được chiêu mộ ngày một nhiều thêm, việc học ngày càng được mở mang, nhiều người trở thành ông tú ông đồ, khởi đầu có tiến sỹ ra làm quan giúp nước.
Vào những năm 1540 việc học được phát triển mạnh; thậm trí việc khuyến khích con em học tập được len lỏi vào cả việc dựng vợ gả chồng như:
Dòng họ Nguyễn thôn Nội với dòng họ Nguyễn thôn Ngoại xưa, khế ước với nhau: “khi nào đỗ đại khoa mới cho con dâu về nhà chồng”.
Làng Sơn Đồng có phong trào học vấn lên cao, có nhà bố con đều đỗ tiến sỹ như họ Nguyễn thôn Ngoài, anh em ở họ Trí.
Thời xưa được đỗ cao hiếm có, song làng Sơn Đồng có tới 9 vỵ tiến sỹ trong đó có 8 vỵ đỗ tiến sỹ chính khoa và 01 tiến sỹ đỗ Ân khoa (di vật vua ban còn nguyên bản thuộc thế kỷ 18 đến nay vẫn còn độc nhất vô nhị).
LÀNG VĂN HIẾN VÀ NGHỀ TẠC TƯỢNG TRUYỀN THỐNG TINH XẢO SƠN ĐỒNG

Làng Văn Hiến và nghề tạc tượng truyền thống tinh xảo Sơn Đồng

Về võ khoa cũng có như vị tướng thờ ở Tờ Vũ, hay thượng tướng quân cẩm y vệ thờ ở họ Nguyễn Nội thôn, và một số tướng khác. Còn dân trong làng thời đó có các học vị là cử nhân, phó bảng nhiều vô kể, dòng họ nào cũng có. Dân làng Sơn Đồng rất tự hào về học vấn, đã viết lên cổng làng Đình Chợ chữ: “quan miệm lý” tạm dịch là “làng đội mũ quan”. hay chữ “Khanh Sỹ đa do thử” tạm dịch: “quan tước, sỹ phu của đất nước đều do đây mà ra”.
Thật là một thời kỳ vàng son sứng danh là “Sơn Đồng làng văn hiến”. Thời nay từ 1940 đến năm 2020 phong trào học vấn ngày càng được quan tâm, ganh đua, phát triển, lấy đó làm kim chỉ nam cho cuộc sống, xem trong gia phả các dòng họ thấy nhiều cụ đồ ở thời kỳ “chữ nho phải nằm co” nhưng làng Sơn Đồng vẫn còn nhiều cụ đồ nho mở trường lớp dạy chữ nho cho con em trong làng như: cụ giáo Trẩm, cụ giáo Ngõ, cụ giáo Kiêu, cụ giáo Tớ, cụ giáo Trì vân vân, nhằm cho con em trong làng có tri thức đi thi cử.
LÀNG VĂN HIẾN VÀ NGHỀ TẠC TƯỢNG TRUYỀN THỐNG TINH XẢO SƠN ĐỒNG

Làng nghề tạc tượng Sơn Đồng

Chuyển sang giai đoạn chữ Quốc ngữ được thịnh hành có phong trào bình dân học vụ. Các gia đình đầu tư cho con em học tập là hình thức để của cho con tốt nhất.
Thời điểm này trẻ em phải tìm mọi cách để đi học như ra Thành thị ở nhờ, ở đợ, cơm đùm, cơm nắm làm đủ mọi nghề phụ sớm tối, dù phải đi bộ sa hàng chục km vẫn ham học để kiếm lấy cái chữ. Đến thời kỳ 1976 lại dấy lên phong trào khuyến học của các dòng họ, khởi đầu từ dòng họ Nguyễn Đức thôn Nội rồi lan ra các dòng họ trong xã rồi đến Nhà nước cũng phát động khuyến học.
Tuy vậy việc học tập Thành đạt của làng chưa thống kê được, sơ bộ thấy làng Sơn Đồng dòng họ Trung có tới 18 tiến sỹ, giáo sư làm việc trong và ngoài nước. Lác đác các dòng họ khác thấy họ có một vài người tiến Sỹ, Còn các thạc sỹ, kỹ sư của làng Sơn Đồng nhiều vô kể, thường nhà nào cũng có, nhiều gia đình cả nhà là kỹ sư bách sỹ. Các nhân sỹ trí thức này được phục vụ mọi miền trên mọi lĩnh vực trong nước và nước ngoài.
Đến đây ta lại thấy làng Sơn Đồng đúng là “LÀNG VĂN HIẾN” đã, đang đóng góp trí tuệ cho đất nước. Cổng làng Đình chợ còn ghi dấu ấn xưa “quan miện lý”
LÀNG VĂN HIẾN VÀ NGHỀ TẠC TƯỢNG TRUYỀN THỐNG TINH XẢO SƠN ĐỒNG

Làng Sơn Đồng có nghề tạc tượng truyền thống tinh Xảo

Dân Sơn đồng qua các thời đại có rất nhiều nghề, song nghề tạc tượng có từ sa xưa (trước cả năm 982) tồn tại đến nay. Trong ngọc phả đền Thượng và truyền khẩu thấy rất rõ: cụ Đào Trực về lập ấp ở Sơn Đồng… Khi cụ gặp biến cố của Triều Đình. Cụ đã rước các pho tượng từ chùa Ma ở xóm Rảnh ra đặt ở giảng đường trước nhà cụ ở, nay gọi là chùa Diêm Phúc.
Khi cụ qua đời năm 986, nhà vua cấp vàng, chỉ thị dân Sơn Đồng tạc tượng cụ và lấy nơi ở làm Đền thờ. Những chứng cứ trên ta thấy dân Sơn Đồng có nghề tạc tượng từ sa xưa trước khi cụ Đào Trực đến đã có chùa, dân biết tạc tượng nên Nhà vua mới giao tạc tượng Ngài để thờ (trong cung còn pho tượng thờ Ngài).
LÀNG VĂN HIẾN VÀ NGHỀ TẠC TƯỢNG TRUYỀN THỐNG TINH XẢO SƠN ĐỒNG

Cùng Vũ Đồ Thờ tìm hiểu lịch sử, vị trí làng nghề truyền thống Sơn Đồng

Nghề tạc tượng được lưu truyền từ đời này qua đời khác theo kiểu: cha truyền con nối, bố dắt con đi làm tượng, cầm tay chỉ việc, đi hết chùa này đến chùa khác, đâu có chùa là có thợ tạc tượng và tu sửa tượng, tô lý tượng, sơn son thếp vàng, làm hoành phi, câu đối, phụ trợ ngôi chùa cho trang nghiêm. Vậy nghề tạc tượng được song hành với đạo phật có từ cổ xưa tới nay.
Nghề tạc tượng cũng làm dân Sơn Đồng giàu hơn các làng xung quanh, Các nhóm thợ làm song công trình, mang tiền của về nuôi gia đình, nếu dư thừa là tạu ruộng, thuê cày cấy, cho nên ruộng làng Sơn Đồng có nhiều, chiếm đến sát rìa các làng chung quanh.
LÀNG VĂN HIẾN VÀ NGHỀ TẠC TƯỢNG TRUYỀN THỐNG TINH XẢO SƠN ĐỒNG

Làng nghề tạc tượng Sơn Đồng

Nghề tạc tượng được cha truyền con nối, nên có nhiều bí truyền, tạo ra sản phẩm hoàn hảo, các pho tượng Sơn Đồng làm ra đều có hồn, nhìn những pho trượng phật Thích Ca hay phật Tổ Như Lai thấy phúc hậu, trầm tư, hiền thiện; Những pho tượng giữ tợn uy quyền như ông Ác, hay mười hai ông La Hán chùa Tây Phương mỗi ông một vẻ, không ông nào giống ông nào, các pho tượng đều thể hiện rõ nội tâm của từng ông, thật là nghề tạc tượng tinh xảo nghề tạc tượng Sơn Đồng cũng thăng trầm theo tín ngưỡng của đạo phật.
Vào thập kỷ 40-70 do chiến tranh, việc tôn sùng đạo phật bị giảm sút, nghề tạc tượng thất nghiệp, chỉ còn rải rác mấy cụ già chuyên sâu nhưng thất nghiệp, dân Sơn Đồng phải tìm mọi nghề để kiếm sống như: ve trai, bán kem, lông gà lông vịt, cuộc sống nheo nhóc.
LÀNG VĂN HIẾN VÀ NGHỀ TẠC TƯỢNG TRUYỀN THỐNG TINH XẢO SƠN ĐỒNG

Làng nghề tạc tượng Sơn Đồng

Trước nguy cơ thất truyền nghề quý giá nâu đời, ban lãnh đạo xã (thời ông Quý Phượng làm bí thư), đã đề cập với huyện, với tỉnh, với bộ văn hóa được nhất trí cho mở lớp học, giữ lấy nghề truyền thống. Nhà nước cấp kinh phí cho lớp học.
Thời gian đó thợ tài giỏi còn rất ít tuổi lại cao; tìm được cụ Dậu đã gần 90 tuổi là bậc nghệ nhân có đôi bàn tay vàng thời Pháp công nhận, cụ đang giảng dạy tại đại học Mỹ Nghệ Việt Nam, và cụ Tường tay nghề cao, đón thêm giảng viên dạy vẽ mỹ thuật về cộng tác.
Lớp học được mở ra có 32 em học sinh trong làng theo học. Các em được cụ Dậu, cụ Tường truyền nghề với tâm huyết yêu nghề của các cụ. Các học trò của hai cụ tốt nghiệp.  Khi Nhà thơ Giang Nam về thăm lớp học và thăm cụ Dậu. Nhà thơ đã nhìn thấy hồn của các pho tượng mà người thợ tạo ra qua những vần thơ
LÀNG VĂN HIẾN VÀ NGHỀ TẠC TƯỢNG TRUYỀN THỐNG TINH XẢO SƠN ĐỒNG

Bài thơ về Làng nghề tạc tượng Sơn Đồng

Tôi đến thăm nhà tạc tượng dân gian.
Gần chín chục mùa xuân bạc phơ mái tóc.
Cặp kính dày long lanh ánh mắt.
Nụ cười tươi khắc nét thanh xuân.
Những pho tượng quây quần.
Gỗ mít vàng ươm trắng ngà lồng ngực.
Miệng rộng tai to này ông Di lạc.
Gầy võ tuyết xương đang trầm mặc điều chi.
Tụa gối mai già Hiệp Tôn giả nghĩ suy.
Có phải các ông từ chùa tây phương mới đến.
Tố nữ ơi tiếng sáo nào bay liệng.
Nghe như em ca ngợi đời này
Thương lưng còng xin đỡ một tay.
Gom bó củi đưa ông tiều xuống núi.
Trâu đĩnh đạc nghiêng mình nghe gió thổi.
Chú mục Đồng âu yếm ngả ôm vai.
Trong giỏ ông câu biết Cá có đày.
Phơi lưng trần người lão nông trồng chuối.
Cô gái nào tóc đuôi gà đắm đuối
Áo tứ thân khoe ngực yếm tròn căng
Là Thị mầu trong thích cổ chẳng
Hay em thợ sơn mài làng ta vừa đứng mẫu
Ông Đề Thám sắp bước vào Chiến đấu
Mặt long lanh cuộn lửa căm thùy
Lăm lăm thanh đao đường bệ đứng chờ
Phút bật dậy của hùm thiêng sông núi
Ôi bàn tay chín mươi năm vẫn trẻ
Tạc bao giáng người, bao khuôn mặt cần lao
Mai kia dù có sa nhau
Vẫn để lại cho đời những đứa con nghệ thuật
Những pho tượng sống không bao giờ chết.

LÀNG VĂN HIẾN VÀ NGHỀ TẠC TƯỢNG TRUYỀN THỐNG TINH XẢO SƠN ĐỒNGSơn Đồng làng Văn Hiến có nghề tạc tượng truyền thống mới đủ sự Vinh quang của làng Sơn Đồng

Từ 32 đầu mối có tay nghề này làm nòng cốt mở rộng ra cho mọi người dân Sơn Đồng hồi phục nghề tạc tượng, nhiều người trở Thành các ông chủ doanh nghiệp nghề tạc tượng truyền thống. Nay dân làng Sơn Đồng tự hào giữ được nghề tạc tượng truyền thống tinh sảo, nổi lên nhiều nghệ nhân mới của làng, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng. Nhà nước CHXHCN Việt Nam công Nhận Nghề tạc tượng Sơn Đồng là một trong mười nghề truyền thống của nước ta.

Dân làng nay trở nên giàu có, nhà tầng san sát, tiện nghi trong gia đình đầy đủ, học hành của con em có điều kiện vươn lên.Sơn Đồng

 Sơn Đồng
sơn đồng

Trên đây là thông tin mà Đồ Thờ Hưng Vũ đã chia sẻ. Hy vọng qua nội dung trên bạn sẽ có kiến thức cần thiết về sản phẩm mong muốn!

Thông tin liên hệ

Đồ Thờ Hưng Vũ

Địa chỉ: 36 Xóm Ngã Tư – Xã Sơn Đồng – Huyện Hoài Đức – Tp. Hà Nội

Hotline – Zalo: 0908.867.888

Số điện thoại: 0907.200.988

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *