Tượng Trần Triều còn được biết tới là tượng Đức Thánh Hưng Đạo – Trần Quốc Tuấn được dùng để thờ trong đền, chùa, miếu, điện,…
Mẫu tượng Đức ông Trần Triều bằng gỗ hiện đang được Đồ Thờ Hưng Vũ cung cấp cho khách hàng. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về lịch sử và ý nghĩa của mẫu tượng này nhé!
Tượng Trần Triều thờ ai?
Tượng Trần Triều hay còn được biết tới là Đức Thánh Trần. Đây là một hiện tượng đặc biệt của đời sống văn hóa dân gian người Việt.
Điều này như một minh chứng tiêu biểu về mối liên hê giữa các yếu tố lịch sử và dân gian trong các hiện tượng văn hóa dân gian.
Đức Thánh Trần được thờ uy nghiêm trong các đền. Bên cạnh khuynh hướng lịch sử hóa huyền thoại về giới tự nhiên còn có một khuynh hướng khác, đó là huyền thoại hóa cuộc đời và những chiến công của các nhân vật lịch sử.
Ở đây những hồi ức về lịch sử, đậm màu sắc dân gian được dân chúng bảo tồn, tiềm ẩn trong cõi sâu thẳm của tâm linh, và được truyền tụng từ đời này sang đời khác với một vòng hào quang thần thánh.
Trong dòng tâm thức sùng kính đến mức thần hóa những người có công với nước với làng, người Việt đã tôn Thánh Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn – vị anh hùng dân tộc gắn liền với chiến công lẫy lừng của quân dân nhà Trần thế kỷ XIII ba lần đánh bại quân giặc Nguyên Mông.
Đặc biệt hơn, vị Thánh cao cả này đã có được một dòng tín ngưỡng – phụng thờ tín ngưỡng Đức Thánh Trần.
Thông số tượng Trần Triều
Hiện mẫu tượng Trần Triều được Đồ Thờ Hưng Vũ thiết kế và sản xuất với thông số như sau:
- Mẫu Tượng: Tượng Trần Triều – Tượng Đức ông Trần Triều
- Chất liệu gỗ: Gỗ mít, gỗ hương, gỗ dổi,…
- Chất liệu sơn: Sơn son thếp vàng hoặc sơn kiểu giả cổ
- Kích thước: Thiết kế và sản xuất theo nhu cầu
- Họa tiết chạm: Theo lối truyền thống của Sơn Đồng (hoặc theo yêu cầu riêng)
- Vận chuyển: Miễn phí nội thành
Tìm hiểu về Tượng Trần Triều
Quan Trần Triều Đức Thánh Trần (Quan Trần Triều) tên thật là Trần Quốc Tuấn, mất ngày 20/8, ông là con trai thứ của Trần Liễu, anh trai vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh), về gốc tích ra đời của ông dân gian truyền lại, ông chính là Thanh tiên đồng từ trên Thiên Đình phụng lệnh Ngọc Hoàng đầu thai xuống hạ giới mang theo phi thân kiếm, cờ ấn, tam bảo của Lão Tử, Ngũ Tài của Thái Công .
Như vậy xét về nguồn gốc nhà Trần cũng xuất phát từ dòng tu tiên Đạo giáo, gốc của pháp Tứ Phủ (Đạo Mẫu) chính là Tam Phủ (Đạo Tiên). Nhà Trần không thuộc Tứ Phủ có lối thờ phụng riêng và phép tắc khác bên Tứ Phủ – nhưng Thần Chủ của Tứ Phủ và của bên Nhà Trần đều thuộc dòng Thiên Tiên – tuân chỉ Ngọc Hoàng Thượng Đế mà giáng phàm để cứu dân độ thế, khuyến Thiện phạt Ác – tuy xuất xứ khác nhau nhưng nhiệm vụ thì là một, vì vậy hiện nay có sự phối thờ Trần triều và tứ phủ.
Tương truyền khi Đức Thánh Trần mất, để tránh sự trả thù của quân Nguyên ông truyền lệnh lập mộ giả ở vườn An Lạc, Bảo Lộc ( Hiện nay tại Bảo Lộc có 1 lăng mộ ghi tên Hưng Đạo Đại Vương nhưng thực chất đó là mộ của 1 viên bộ tướng).
Khi hóa Đức thánh đã về thiên đình nhận chỉ của Ngọc Hoàng phong là Cửu Thiên Vũ Đế, với sứ mệnh diệt trừ yêu ma ở cả 3 cõi thiên đình, trần gian, âm phủ.
Theo như vị hiệu thì Đức Thánh ngài Cửu Thiên Vũ Đế – Là Thiên Tinh nên tả Nam Tào, hữu Bắc Đẩu phù cho Thiên Tinh. Dân gian đã gắn hình ảnh hai vị tướng tâm phúc nhất của Đức Thánh Trần là ông Yết Kiêu và ông Dã Tượng vào vị trí phò tà của Đức Thánh Trần, khi sang thế giới bên kia họ sẽ trở thành quan Nam Tào, Bắc Đẩu tiếp tục giúp việc Đức Thánh Trần trong việc cứu dân giúp đời.
Trong hàng thánh nhà Trần có thầy dậy Văn và thầy dậy Võ thể hiện Triều đình nhà Trần trọng tài nên có phối Tự chứ từ thời đức Khổng Tử truyền Đạo Nho cho tới triều Trần thì biết bao nhiêu triều đại Vương Hầu Công Tử đều phải có Thầy dạy mới nên bậc hiền tài chứ không chỉ có triều Trần.
Nét đặc sắc khi hầu nhà Trần là phép lên đai thượng, xiên lình, lấy dấu mặn, Đức ông khi thượng đồng xiên lình hai tai và hai lình quân, Tứ vị vương tử ngự đồng lên đai thượng, xiên lình, Vương cô đệ nhị về đồng mang theo cờ kiếm, lấy dấu mặn, Đức ông về chứng. Dấu mặn dùng để chữa bệnh, trị tà, chữa điên, trấn yểm… thường là trấn yểm cho Đền to phủ lớn, trấn những vùng long mạch lớn, nếu dùng máu Thánh để trấn thì khó mà phá được.
Phép lên đai thượng, xiên lình, lấy dấu mặn thường chỉ những người căn cao nặng mới hầu được, vì khi lên đai thượng hai người đứng hai bên kéo dây thít chặt vào cổ, mắt ngầu đỏ lộn tròng, mặt hổ phù, nhiều người không phải căn cao mà lên đai thượng chết ngay trên sập hầu.
Hiện nay có nhiều quan điểm cho rằng chỉ Đức ông đệ tam mới lên đai thượng vì giống gông xiềng khi bị oan, tuy vậy ý nghĩa thực sự của lên đai thượng là khi lên đai thượng mặt của người hầu sẽ thành mặt hổ phù thể hiện sư uy linh, thần oai của Thánh, vì vậy không chỉ đức ông đệ tam mà tứ vị vương tử khi ngự đồng làm việc đều lên đai thượng, xiên lình.
Xiên lình là hình thức của Sa man giáo, ở Việt Nam xiên lình tượng trưng cho những hiện tượng siêu nhiên, thần thông của bề trên, một số người cho rằng xiên lình do đâm vào huyệt đạo nên không chảy máu, nhưng sự thực khi hầu là xiên lung tung trên má, miệng, tai, không cứ vào huyệt đạo mà không chảy một giọt máu, tương tự như vậy, việc lấy dấu mặn, sau khi đạp vỡ, lấy mảnh sành rạch lưỡi phun máu vào bùa, nhưng khi thư hương vào chén rượu ngậm vào máu lập tức ngừng chảy.
Tượng Trần Triều đặt cùng vị thánh nào?
Các vị thánh nhà Trần bao gồm:
1. Vương phụ – vương mẫu
Vương phụ Khải thánh An Sinh, tặng phong Hiển Hoàng Khâm Minh – Đại vương. Vương mẫu An Sinh phu nhân Thiện Đạo Quốc mẫu
2. Đức đại vương chính cung
Cửu thiên vũ đế Trần Triều hiển thánh Thái Sư Thượng Phụ Quốc Công bình bắc đại nguyên suý Nhân Vũ Hưng Đạo đại vương thượng thượng thượng đẳng thần: Khi ngự đồng ông mặc áo đỏ thêu rồng, hổ phù, ông làm phép sát quỷ trừ tinh, bóng đức ông khá nặng không phải đồng cựu đội lệnh nhà Trần thì không hầu được.
3. Vương phi phu nhân
Vương Phi Thiên Thành công chúa Nguyên Từ Quốc Mẫu. Bà mất ngày 28/9
4. Thày dạy văn
5. Thày dạy võ
6. Quan Nam Tào
7. Quan Bắc Đẩu
8. Đức Thánh Cả
Trần triều thượng tướng. Khai quốc công Hưng Vũ đại vương Trần Quốc Nghiễn,ngài ngự áo đỏ khăn đỏ, lưng đeo cờ kiếm, ngài ngự đồng lấy dấu máu làm bùa trừ tà sát quỷ chữa bệnh
9. Đức Phó Tằng
Trần triều thượng tướng. Tiết độ sứ Hưng Hiến đại vương Trần Quốc Uất, ngài ngự áo đỏ khăn đỏ, lưng đeo cờ kiếm, ngài chuyên bắt tà ma, cắm đất tìm cốt và trị trùng
10. Đức Thánh Tam
Trần triều thượng tướng. Khai quốc công Hưng Hiến đại vương, Đệ tam Ông cửa suốt Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, ngài ngự áo đỏ khăn đỏ, lưng đeo cờ kiếm, ngài ngự đồng sát quỷ trừ tà, chữa bệnh
11. Đức Thánh Đệ Tứ
Trần triều thượng tướng. Khai quốc công Hưng Trí đại vương Trần Quốc Hiện, ngài ngự áo đỏ khăn đỏ, lưng đeo cờ kiếm
12. Đức Tiên cô Đệ nhất Quốc Mẫu
Trần triều Vương nữ đệ nhất Quyên Thanh công chúa Trần Thị Trinh, là vợ Vua Trần Nhân Tông, sau này cô theo vua Trần Nhân Tông tu tại Chùa Yên Tử, khi ngự đồng cô mặc áo màu đỏ, đầu đội khăn đóng, dùng khăn đỏ thắt dải buộc lên
13. Đức Tiên cô Đệ nhị Đại Hoàng
Trần triều Vương nữ đệ nhị Đại Hoàng công chúa Điện Súy phu nhân Trần Thị Tĩnh, khi ngự đồng cô mặc áo màu vàng, một số nơi hầu cô mặc áo màu xanh, cô làm phép trừ linh tróc tà
14. Lục Bộ Đức Thánh Ông
Đây là các danh tướng không mang họ Trần nhưng thuộc về công đồng Trần triều, và luôn được phối tự ở các Đền Trần Triều, các hàng lục bộ đều mặc áo đỏ, về bắt tà, đi trên than lửa, lười cày nung nóng)
Gồm:
- Điện Tiền Phò Mã Phạm Tướng Quân (Trần Triều vương tế điện suý thượng tướng quân quan nội hầu Phạm sắc phong Chiêu Cảm Hùng Văn đại vương, ngài ngự đồng khăn áo đỏ, ngài về tiễn đàn nhà Trần)
- Tả Yết Kiêu tướng quân (Tên thật là Phạm Hữu Thế, là tùy tướng của Hưng đạo vương Trần Quốc Tuấn, ông có tài bơi lội như loài thủy tộc, Trần Hưng Đạo trọng dụng và đặt tên là Yết Kiêu, ông được vua Trần phong tước Trần triều Hữu tướng đệ nhất bộ đô soái thủy quân tước hầu, lễ hội của ông ngày 15/1)
- Hữu Dã Tượng tướng quân (ông rất giỏi huấn luyện voi, là tướng giỏi lục quân)
- Nghi Xuyên tướng quân
- Hùng Thắng tướng quân (Vi Hùng Thắng, được sắc phong tước Quận Công)
- Huyền Do tướng quân (Đặng Huyền Quang, tài ba võ nghệ hơn người, được vua Trần thăng tướng quân Thái úy, ông mất ngày 10/10)
15. Trần Triều Vương nữ tôn Thuận Thánh Bảo Từ Hoàng Hậu
Bà là con gái trưởng của Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng. Là vợ vua Trần Anh Tông. Mẹ đích của vua Trần Minh Tông
16. Trần Triều Khống Bắc tướng quân An Nghĩa đại vương
Nguyễn Chế Nghĩa, ngài văn võ song toàn, đứng đầu ban võ, ngài mất ngày 28/8
17. Đức Thái Bình công chúa
Cô là con nuôi của Đức Thánh Trần, có công phục vụ nhà Trần ở vùng Thái Bình, khi ngự đồng cô mặc áo màu xanh
18. Đức Trần Bình Trọng
19. Cô bé cửa suốt
Trần triều Vương ngoại nữ tôn Tịnh Huệ công chúa, là con gái của Phạm Ngũ Lão và là thứ phi của vua Trần Anh Tông, Anh Tông hoàng đế thứ phi.
Cô cùng Đức ông Đệ Tam trấn thống lĩnh ba quân thủy binh trấn giữ ngoài Cửa suốt nên gọi là cô bé cửa suốt. Khi ngự đồng cô mặc trang phục màu trắng, múa kiếm và cờ lệnh, ngày tiệc của cô là ngày 2/3 âm lịch)
20. Cậu bé cửa đông
Hiển thánh vương tôn chủ bộ tướng: Trong hệ thống thờ các vị thánh Trần triều cổ không hề có Cậu bé cửa Đông, khoảng những năm 1990 một số đồng thầy hầu giá cậu bé cửa đông theo lối hầu mới, ghép Tứ phủ với Trần triều trong một buổi (trước đây Tú phủ và Trần Triều hầu tách các buổi khác nhau), 1 số tài liệu nói cậu là Thánh cậu trấn giữ Cửa đông, 1 số tài liệu nói Cậu là Cậu bé Quận bản Đền trong Đền cửa ông được Đức ông Đệ Tam trao quyền trấn giữ Cửa Đông, cậu được thờ ở 1 ngôi đền Mẫu gần đền cửa ông. 1 số sách cho là cậu là cháu trai của Hưng Đạo Đại Vương, bằng Cô bé Cửa Suốt, tuy vậy tài liệu không nói rõ đó là vị cháu nào của Hưng Đạo Đại Vương.
Có giả thiết cho rằng cậu là Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản (là cháu nội vua Trần Thái Tông). Khi ngự đồng cậu mặc áo vàng hoặc trắng, đầu vấn khăn ngang, múa cờ và kiếm.
Ngoài ra còn các vị tướng khác như Trần Sầm, Đỗ Hựu, Đỗ Vỹ, Đỗ Hưng, Nguyễn An, Trần Bách, Đoàn Thại, Nông Thị Tâm, Lâm Văn Cường, Trần Nhật Duật….
Cùng chư quan tướng hạ ban Ngũ hổ tướng quân, gồm:
- Đông phương lưu diện Đại tướng thanh hổ đại thần
- Nam phương lưu chỉ Đại tướng xích hổ đại thần
- Tây phương lưu tất Đại tướng bạch hổ đại thần
- Bắc phương lưu thị Đại tướng khắc hổ đại thần
- Trung phương lưu phòng Đại tướng hoàng hổ đại thần Ngài ngự đồng hiến hương, hiến tửu, hiến đĩa sành, đập đĩa, gầm rú, khám sét bản đền từ trong ra ngoài, thường được hầu bắt tà và tạ bản đền đóng cửa phong ấn.
Địa chỉ cung cấp tượng Trần Triều uy tín
Đồ Thờ Hưng Vũ hiện là địa chỉ cung cấp tượng Trần Triều uy tín toàn quốc hiện nay. Toàn bộ tượng đức ông Trần Triều của chúng tôi để có chất lượng, tay nghề cao khi sản xuất.
Ngoài ra khi quý khách lựa chọn chúng tôi sẽ nhận được:
- Sản xuất đồ thờ cúng đa dạng mẫu mã
- Sản phẩm chất lượng với tay nghề cao
- Tư vấn thiết kế đình, chùa, nhà thờ, gian thờ tại nhà riêng…
- Nhận làm mới, tu sửa đồ thờ cúng, tượng phật,…
- Cung cấp sản phẩm tượng phật trưng bày tại cửa hàng.
- Nhận đồ cung tiến vào đình, chùa, nhà thờ theo yêu cầu
Trên đây là thông tin về tượng Trần Triều mà Đồ Thờ Hưng Vũ đang cung cấp. Hy vọng qua nội dung trên các bạn sẽ lựa chọn được tượng đức ông Trần Triều ưng ý
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất nhé!
Thông tin liên hệ
Đồ Thờ Hưng Vũ
Địa chỉ: 36 Xóm Ngã Tư – Xã Sơn Đồng – Huyện Hoài Đức – Tp. Hà Nội
Hotline – Zalo: 0908.867.888
Số điện thoại: 0907.200.988
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.