Quan Âm Phật Đài | Phật Bà Nam Hải Bạc Liêu

Quan Âm Phật Đài là tên một ngôi chùa thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông; hiện tọa lạc ở phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, Việt Nam. Đây là một công trình văn hóa tâm linh nổi bật của tỉnh, với pho tượng Bồ Tát Quán Thế Âmcao 11 mét, đứng giữa một không gian thoáng đãng hướng nhìn ra Biển Đông.

Mẹ Nam Hải, Quán Âm Phật Bà, Quan Âm Nam Hải là một vị Quan Thế Âm Bồ Tát nổi tiếng là rất linh thiêng tại chùa Quan Âm Phật Đài ở Bạc Liêu. Đây là điểm du lịch tâm linh Phật giáo đặc sắc, thu hút rất nhiều du khách đến hành hương và chiêm bái.

Lịch sử

Ban đầu, chùa chỉ là một căn nhà rộng đơn sơ bằng cây lá, trên một khu đất nhỏ ở ven biển có nhiều ao đầm, bãi bùn với nhiều cây mắm, đước,…

Năm 1973, Hòa thượng Thích Trí Đức đứng ra chủ trì việc xây tượng Quán Thế Âm lộ thiên (cao 11 m, không kể phần bệ tượng), và hoàn thành vào đầu năm 1975.

Lúc mới xây dựng, tượng đài được đặt sát mé biển, khi thủy triều lên, nước biển tràn vào có lúc ngập cả chân đế. Qua nhiều năm, do sự bồi đắp của thiên nhiên, vị trí đặt tượng đài đã cách biển gần 1 km.

Tượng Địa Tạng Bồ Tát. Năm 2004, chính quyền tỉnh Bạc Liêu đã cấp phép cho mở rộng và san lấp khu đất nơi chùa tọa lạc. Nhờ vậy mà một số hạng mục đã lần lượt được dựng lên nhờ vào sự đóng góp của các tín đồ và khách thập phương.

Đầu năm 2013, việc xây dựng vẫn còn đang tiến hành trên phạm vi rộng khoảng 3 ha, và chỉ mới hoàn thành được một số hạng mục, như cổng Tam quan, điện Thiên Thủ, điện Địa Tạng, nhà chư tăng, nhà khách,…

Mẹ Nam Hải ở đâu?

Khi có dịp du lịch ghé thăm xứ Bạc Liêu, ngôi chùa nổi tiếng nhất tỉnh với tên gọi Quan Âm Phật đài Mẹ Nam Hải chính là điểm đến bạn không nên bỏ lỡ. Ngôi chùa với bức tượng Quan Âm to lớn mà nhiều người gọi tắt là Mẹ Nam Hải thuộc hệ phái Phật giáo Bắc Tông.

Cụ thể có vị trí nằm ở đường Đê Biển, Phường Nhà Mát, tỉnh Bạc Liêu. Công trình Phật giáo có giá trị văn hóa lớn lao này chính là điểm nối tâm linh kết nối người dân lại với nhau.

Một lần ghé thăm để tận hưởng giá trị thiêng liêng mà chúng mang lại bạn sẽ hiểu hơn về những ý nghĩa mang tính chất truyền thống này.

Quan Âm Phật Đài

 

Sự tích Phật Quan Âm Mẹ Nam Hải

Theo huyền sử Trung Quốc, Diệu Thiện là con gái thứ 3 của vua Diệu Trang tại 1 tiểu vương quốc gần Ấn Độ. Diệu Thiện một lòng quy y hướng Phật, tu tại chùa. Nhà vua thì không chấp thuận điều đó và nhiều lần cản ngăn và trừng phạt nàng.

Nhà vua còn bí mật cho các sư ni hành hạ cho Diệu Thiện nản lòng mà quay về nhưng nàng vẫn cam chịu được mọi khó nhọc, một lòng quyết chí tu hành. Nhà vua nổi giận sai đốt chùa, bắt công chúa về triều rồi xử trảm.

Ngọc Hoàng Thượng Đế sai Thần hoàng bổn cảnh hóa thân cọp cõng nàng chạy để bảo vệ nàng. Trong lúc hồn lìa khỏi xác, nàng được Diêm vương đưa đi thăm các cửa ngục hành hình tội nhân.

Do uy lực cực mạnh của Diệu Thiện mà các vong hồn được siêu thoát. Chính vì vậy, Diêm Vương được lệnh cho hồn Diệu Thiện trở lại dương thế. Diệu Thiện tỉnh dậy và được đức Phật khuyên hãy đến núi Phổ Đà ở cù lao Hương đảo Nam Hải để tu luyện.

Sau 9 năm tu hành, Ngài đắc đạo và có được hồng danh là Quan Âm Nam Hải. Thuở ban đầu, chùa chỉ là một căn nhà lá đơn sơ ven biển để thờ phụng Quán Thế Âm Bồ Tát.

Tương truyền rằng ngôi chùa này được xây dựng nên để cầu bình an cho những người đi biển, đi đánh bắt cá an toàn. Năm 1973, ngôi chùa đã được xây dựng khang trang hơn bởi Hòa thượng Thích Trí Đức vi nhận ra sự linh thiêng ở ngôi chùa này và cho xây dựng tượng Phật Bà Nam Hải.

Năm 2004, chính quyền địa phương cấp phép cho việc mở rộng chùa lớn hơn và khang trang hơn. Du khách thập phương đến đây rất nhiều và quyên góp tiền để tu bổ lại chùa. Hiện hay, số tiền quyên góp đã gần 5 tỷ đồng.

Tượng Phật mẹ Quan Âm Nam Hải có chiều cao khoảng 11m (chưa tính phần bệ tượng) mặt luôn hướng về hướng Đông. Tượng Mẹ Nam Hải được xây trong 2 năm và hoàn thành vào năm 1975.

Lúc mới xây dựng, tượng được đặt sát mé biển; mỗi lúc thủy triều lên, nước biển tràn vào có lúc ngập cả chân đế. Qua nhiều năm, do sự bồi đắp của tự nhiên mà vị trí của tượng đài đã cách biển vài cây số.

Tượng Phật mẹ Nam Hải mềm mại, thánh thiện hướng mặt ra biển Đông với sự từ bi để theo dõi và ban phước an lành cho người dân sinh sống bằng nghề đi biển, đánh bắt xa bờ.

Đức Quán thế Âm với bạch y, tay cầm nhành dương và bình cam lồ, mắt nhìn xuống dương thế với khuôn mặt nhân ái và tấm lòng nhân ái, từ bi, cứu độ cho nhân gian.

Quan Âm Phật Đài Bạc Liêu – Phật Bà Nam Hải

Nằm tại khóm Bờ Tây, phường Nhà Mát, cách trung tâm thành phố Bạc Liêu 8 km về hướng biển Đông, Phật Bà Nam Hải – Quan Âm Phật Đài là một điểm đến tâm linh đậm chất văn hóa Phật giáo tại Bạc Liêu.

Không chỉ thu hút người dân địa phương mà còn được du khách từ khắp nơi tìm đến để tham quan và tìm hiểu.

Khi tham quan Bạc Liêu, du khách sẽ có cơ hội nghe về câu chuyện về Phật Bà Nam Hải – một biểu tượng khôn ngoan và từ bi trong tín ngưỡng Phật giáo, thường được gọi là Mẹ Nam Hải. Nơi đây còn chứa đựng những điều kì diệu và linh thiêng về Quan Thế Âm, một vị thần quan tâm đến lòng nhân sinh.

Chuyến du lịch đến Phật Bà Nam Hải – Quan Âm Phật Đài không chỉ là hành trình tìm hiểu về tâm linh mà còn là cơ hội khám phá những điều độc đáo và thiêng liêng của địa điểm này.

Đây thực sự là một điểm đến hấp dẫn đối với những ai yêu thích văn hóa và tâm linh Phật giáo.

Tượng đài Bồ Tát Quán Thế Âm ở Bạc Liêu không chỉ phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của cộng đồng và người dân làm nghề biển trong khu vực, mà còn trở thành biểu tượng địa danh mang tính chất tâm linh và hải đăng quan trọng cho tàu thuyền đánh bắt xa bờ.

Với cuộc sống dày dạn tâm huyết của người dân địa phương, đặc biệt là những người vạn chài, Mẹ Quán Thế Âm – hay còn gọi là Mẹ Nam Hải, luôn đồng hành và chia sẻ khổ đau, vất vả của họ trên bờ cũng như giữa biển khơi.

Niềm tin và kính trọng của cộng đồng đối với Bồ Tát Quán Thế Âm đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày và tạo nên một niềm tin vững chắc, thiêng liêng.

Những nét kiến trúc độc đáo tại chùa Mẹ Nam Hải

Nói về mặt kiến trúc thì chùa Mẹ Nam Hải Bạc Liêu cũng vẫn được xây dựng dựa trên lối kiến trúc Bắc Tông truyền thống. Tuy nhiên, nét chính mà chùa giữ chính là thờ chuyên Mẹ Quan Âm.

Ngoài ra thì các bộ phận khác như chánh điện, phòng khách, nơi lưu trú của các sư đều tương tự như những ngôi chùa khác.

Điểm đặc biệt ở đây chính là một núi Quan Âm to lớn. Tiền xây dựng đến từ thùng quỷ uyên góp của các Phật tử tích góp qua nhiều năm.

Riêng nói về bức tượng Quan Âm Nam Hải thì bức tượng sở hữu chiều cao 11m, vị trí nằm ngay giữa không viên khu vực sân chùa, chiều rộng 90m, ngang 45m. Tổng kinh phí đầu tư được công bố vào thời điểm ấy là khoảng 100 tỉ đồng.

Đi sâu vào bên trong bạn sẽ bắt gặp thêm nữa hơn chục tượng Phật Quan Âm đang trong các tư thế, màu sắc khác nhau. Mỗi bức tượng nhỏ kích thước to bằng hình người với điêu khắc tỉ mỉ và tinh xảo.

Lúc mới xây dựng thì tượng đài Mẹ Nam Hải được đặt sát mé biển. Bất tiện nhất là mỗi đợt thủy triều lên nước dâng có khi ngập cả chân Phật. Thời gian qua dần, phía tượng do là nằm ở bên bồi của dòng nước nên vị trí vì thế mà càng ngày càng cách biển hơn đến nay tình trạng ngập nước đã không còn.

Bên trong khuôn viên có một dãy nhà rộng lớn nằm phía tay trái tượng Phật chính là Điện Quan Âm. Về cơ bản thiết kế này cũng giống như đa phần những kiến trúc chùa, đền khác tại Việt Nam. Đến tham quan chùa, bạn có dịp thưởng thức các món bánh và ẩm thực miền Tây vô cùng đặc sắc, đa dạng.

Quan Âm Phật Đài

Lễ hội ở Quan Âm Phật Đài

Hàng năm, Chùa có tổ chức lễ hội Quán Âm Nam Hải chính thức vào ngày 22, 23 và 24 tháng 3 âm lịch.

Ngoài ra, nhà chùa còn tổ chức các ngày lễ khác, như ba ngày lễ vía Quán Thế Âm: 19 tháng 2 âm lịch (giáng sanh), 19 tháng 6 âm lịch (thành đạo), 19 tháng 9 âm lịch (xuất gia), lễ Rằm tháng Giêng, lễ Vu Lan, v.v… Tất cả đều được đông đảo tín đồ và khách thập phương đến tham dự.

Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu, thì “Khu du lịch Nhà Mát – Quan Âm Phật Đài” đang được đầu tư xây dựng với diện tích 98,5 ha.

Trong tương lai không xa, nơi đây sẽ trở thành một khu du lịch sinh thái biển kết hợp với du lịch lễ hội hành hương, cùng với hệ thống nhà hàng khách sạn và khu vui chơi, giải trí đa dạng.

Cấu trúc Quan Âm Phật Đài

Điện Thiên Thủ thờ Thiên thủ Quán Âm (thờ chính). Đây là một trong nhiều danh xưng của Bồ Tát Quán Thế Âm, tiếng Phạn là Avalokitesvara, cũng gọi là Quán Tự Tại. Tượng của vị Bồ Tát này có đến ngàn cánh tay và ngàn con mắt (thiên thủ, thiên nhãn).

Điện Địa Tạng thờ Địa Tạng Bồ Tát (thờ chính). Đây là một vị Bồ Tát chuyên cứu độ sinh linh trong Địa ngục. Bên cạnh đó, trong hai tòa điện này còn có các tượng thờ (phối thờ): Quán Thế Âm Bồ Tát, Chuẩn Đề Vương Bồ Tát, Diệm Diêm Vương Bồ Tát, v.v…

Trên đây là một số thông tin về Quan Âm Phật Đài mà Đồ Thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn về một ngôi chùa đây là  một công trình văn hóa tâm linh nổi bật của tỉnh Bạc Liêu. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về Quan Âm Phật Đài cũng như sự tích và những điều tâm linh ở nơi này nhé!

Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các ngôi Chùa khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *