Lễ hằng thuận là gì?Lễ thuận hằng diễn ra như thế nào và nghi thức bao gồm mấy bước? Lễ thuận hằng đối với các Phật tử và người theo đạo Phật là một trong những buổi lễ vô cùng quan trọng trong hôn nhân thường được tổ chức tại các ngôi chùa. Đối với những người ngoại đạo, lễ thuận hằng vẫn còn là cái tên khá xa lạ.
Lễ Thuận Hằng Là Gì? Ý Nghĩa Của Lễ Thuận Hằng?
Tại Việt Nam, lễ thuận hằng được xuất phát từ lễ cưới của cụ đồ Nguyễn Trọng Thuật (1883 – 1940) Hải Dương tổ chức tại chùa. Theo lý giải của Hòa thượng Thích Thiện Hoà, lễ thuận hằng có ý nghĩa là lời chúc tụng, mong muốn cho cuộc sống hôn nhân của cặp đôi sau này mãi mãi thuận hòa. Luôn hướng tới cuộc sống hướng thiện, làm những điều tốt đẹp cho người và cho đời, chung thuỷ và trăm năm hòa hợp, gắn kết tình nghĩa phu thê.
Hằng thuận còn mang ý nghĩa to lớn trong hôn nhân, vợ chồng tương kính, nhường nhịn lẫn nhau, có hiếu với cha mẹ, hướng đến con đường tu tập và giác ngộ theo Bát Chánh Đạo.
Lễ thuận hằng là một nghi thức dành riêng cho hôn nhân và được tổ chức tại các chùa. Nghi thức này được tổ chức giữa sư trụ trì, cô dâu – chú rể, các thành viên thân thiết hai bên gia đình. Trong nghi thức, sư trụ trì sẽ là người đại diện tuyên bố lý do của buổi lễ, làm lễ cầu phúc cho cặp đôi, trao tín vật nhẫn cưới và nhận được những lời chúc tốt đẹp và may mắn từ mọi người.
Lễ Thuận Hằng Diễn Ra Khi Nào?
Tuỳ theo phong tục tập quán của mỗi một vùng miền mà thời gian tổ chức lễ thuận hằng có thể trước hoặc sau lễ cưới chính thức. Thông thường lễ thuận hằng sẽ được tổ chức sau ngày cưới từ 3-5 ngày, buổi lễ sẽ diễn ra tại các ngôi chùa.
Trước đó, bố mẹ hai bên cô dâu chú rể sẽ chọn ra ngày lành tháng tốt và lên chùa để xin ý kiến của các sư trụ trì để chọn ra ngày tổ chức lễ thuận hằng. Đi đôi với việc chọn ngày, trước ngày lễ cô dâu và chú rể sẽ có các buổi lên chùa để nghe các Thầy giảng đạo vợ chồng, đạo làm con, làm người hướng đến cuộc sống an nhiên, hướng thiện theo Phật pháp, giữ gìn Ngũ giới. Thời gian diễn ra buổi làm lễ có thể dao động từ 1 – 1 tiếng rưỡi.
Nghi Thức Làm Lễ Thuận Hằng Như Thế Nào?
Cũng như các buổi lễ quan trọng khác, lễ thuận hằng cũng có những nghi thức, trình tự trước sau cần cặp đôi thực hiện đầy đủ:
Tất cả các thành viên và cặp đôi ổn định chỗ ngồi đã được quy định “nam tả nữ hữu”, nhà trai đứng bên trái, nhà gái đứng bên phải. Các Thầy sẽ tiến hành lên nhang đèn, thắp trầm, nghinh vị chủ trì hôn lễ.
Thầy trụ trì sẽ đại diện nêu ra lý do của buổi lễ, giới thiệu cặp đôi trước quan viên hai họ, đại diện hai bên cũng sẽ phát biểu đôi lời.
Tiếp theo cô dâu và chú rể sẽ tiến hành phát nguyện theo sự hướng dẫn trước đó của Thầy. Tất cả các thành viên sẽ lắng nghe bài giảng về đạo lý hôn nhân, nghĩa vợ chồng từ Thầy trụ trì.
Năm bổn phận của người chồng đối với người vợ:
- Luôn tôn trọng vợ.
- Không bất kính hay đối xử tệ bạc với vợ
- Phải chung thuỷ và trung thành với vợ
- Phải tin tưởng và giao tài sản cho người vợ quản lý
- Phải sắm sửa nữ trang cho vợ khi có điều kiện
Năm bổn phận của người chồng đối với người vợ:
- Luôn tôn trọng vợ.
- Không bất kính hay đối xử tệ bạc với vợ
- Phải chung thuỷ và trung thành với vợ
- Phải tin tưởng và giao tài sản cho người vợ quản lý
- Phải sắm sửa nữ trang cho vợ khi có điều kiện
Trụ trì sẽ làm phép dây tơ hồng làm từ len, lụa, ruy băng đỏ để thể hiện sợi dây gắn kết cặp đôi mãi mãi bên nhau không xa rời.
Cô dâu chú rể sẽ tiến hành các nghi thức quỳ lạy, thể hiện sự biết ơn, quý trọng với công ơn dưỡng dục của các đấng sinh thành. Cặp đôi sẽ được ký tên vào giấy chứng nhận, trao nhẫn cho nhau và cùng lắng nghe ý nghĩa của việc trao nhẫn cưới.
Xuất xứ và ý nghĩa Lễ Hằng thuận
Nhiều nguồn tư liệu cho rằng, người đầu tiên nghĩ đến việc tổ chức lễ cưới tại chùa là cụ đồ Nguyễn Trọng Thuật bút hiệu là Đồ Nam Tử (1883 – 1940), quê ở Hải Dương.
Ông vốn là một nhà Nho, sau quy y theo Phật, với lòng nhiệt thành phụng sự Phật pháp, ông nghĩ, việc tổ chức lễ cưới tại chùa sẽ mang lại lợi ích lớn lao cho đời sống gia đình của người phật tử, nhất là đời sống đạo đức tâm linh.
Năm 1930, bác sỹ phật tử Tâm Minh – Lê Đình Thám, đã tổ chức lễ cưới cho con gái đầu lòng là bà Lê Thị Hoành với ông Hoàng Văn Tâm tại chùa Từ Đàm – Huế. Đây được xem là lễ cưới điển hình đầu tiên được tổ chức tại chùa trong lịch sử Phật giáo nước ta.
Đến năm 1971, Hòa thượng Thích Thiện Hòa đã chính thức đặt tên cho lễ kết hôn tại chùa là lễ hằng thuận. Theo tên gọi, thì “hằng” là thường xuyên, là luôn luôn, còn “thuận” là hòa thuận, là đồng thuận hướng về những điều cao thượng, chân thiện trong đời sống.
Hằng thuận có nghĩa là đôi vợ chồng luôn luôn sống hòa thuận, tương kính nhường nhịn lẫn nhau, cùng nhau vừa làm tròn trách nhiệm bổn phận của người vợ người chồng trong đời sống gia đình, đối với ông bà cha mẹ và con cái; vừa hướng đến con đường tu tập giác ngộ giải thoát, trên cơ sở giữ gìn ngũ giới, hành thập thiện và tu tập theo Bát Chánh Đạo…
Một Vài Lưu Ý Các Cặp Đôi Cần Biết Khi Tổ Chức Lễ Thuận Hằng
Để có thể tổ chức một buổi lễ thuận hằng trọn vẹn, suôn sẻ đúng với những ý nghĩa tốt đẹp dành tới cho cô dâu và chú rể, các cặp đôi cần lưu tâm một vài vấn đề sau:
Trước khi buổi lễ được diễn ra tại chùa, cặp đôi và bố mẹ nên dành thời gian đến chùa và xin ý kiến của Thầy trụ trì về thời gian tổ chức, kinh phí, lễ vật, không gian tổ chức, số lượng người tham dự…
Trên đây là thông tin về lễ hằng thuận là gì mà Đồ Thờ Hưng Vũ đang cung cấp. Hy vọng qua nội dung trên các bạn sẽ lựa chọn được bàn thờ Huế ưng ý
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất nhé!
Thông tin liên hệ
Đồ Thờ Hưng Vũ
Địa chỉ: 36 Xóm Ngã Tư – Xã Sơn Đồng – Huyện Hoài Đức – Tp. Hà Nội
Hotline – Zalo: 0908.867.888
Số điện thoại: 0907.200.988