Hoàn thiện Các Mẫu Tượng Phật Chùa Xuân Hòa Vĩnh Phúc

Hoàn thiện Chùa Xuân Hòa Vĩnh Phúc, Tượng Tam thế Phật, Tượng Di-Đà tam tôn, Tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh, Tượng Hộ pháp, Tượng Cửu Long Tượng Di Lặc ,

Chùa Xuân Hòa

Chùa Xuân Hòa Chùa Xuân Hòa Chùa Xuân Hòa Chùa Xuân Hoa Chùa Xuân Hoa

Hệ Thống Tượng Phật Và Sơ Đồ Tam Bảo Trong Chùa Miền Bắc

Chùa Xuân Hòa

Miền Bắc từng được xem là nơi đón nhận Phật giáo sớm nhất và hiện nay vẫn còn lưu giữ được những mô hình thờ cúng cổ nhất. Từ khoảng thế kỷ thứ nhất trước Tây lịch, Phật giáo đã du nhập vào nước ta.

Với tinh thần tùy duyên mà bất biến, Phật giáo đã hòa nhập vào từng phong tục lãnh thổ và đã hình thành nên sự phong phú, đa dạng trong cách thờ phượng của Phật giáo. Phật giáo phân thân để hòa nhập nhưng nguyên thể không hai. Nói cách khác, phương pháp thờ Phật mọi miền tuy khác nhau nhưng biểu tượng và nghĩa lý không khác. Một ngôi chùa Phật giáo (theo Bắc tông – ở miền Bắc nước ta) phổ biến có 4 khu vực: Chính điện, Tiền đường, Nhà hành lang, Nhà Tăng. Ngoài ra còn có Nhà Tổ và Trai đường.
Trong chính điện thờ Phật, triết lý vô thường của Phật giáo được đặt lên hàng đầu thể hiện qua tam thân Phật là “Pháp thân”, “Báo thân” và “Ứng than”. Cách bài trí các tượng Phật ở chính điện theo đúng ý nghĩa ấy, cho nên ở lớp trên cùng là thờ “Pháp thân Phật”, tức là thờ thường trụ Phật ở trong vũ trụ.
Ở lớp thứ hai thờ “Báo thân Phật”, tức là thờ thọ dụng trí tuệ Phật ở cõi Cực Lạc. Ở lớp thứ ba là thờ “Ứng thân Phật”, tức là thờ Phật đã hoá hiện ra xác thân ở trần thế. Lớp thứ 4 là lớp tượng “Di lặc Bồ-tát” và hai vị “Phổ Hiền Bồ-tát” và “Văn thù Bồ-tát” đứng hai bên, thường gọi là bộ tượng “Di Đà Tam tôn”. Lớp thứ năm trở xuống thường có tượng đức Phật tu khổ hạnh ở chân núi Tuyết Sơn, tượng đức Phật nhập Niết bàn và đức Phật đản sanh.Vậy cách bài trí các tượng ở chính điện từ trên xuống dưới theo thứ tự sau đây:

Tượng Tam thế Phật

Lớp trên cùng, ở chỗ giáp vách phía trong, có ba pho tượng để ngang một dãy, hình dáng giống nhau, tức là tượng “Thường trụ tam thế diệu pháp thân”, người ta thường gọi tắt là tượng Tam thế Phật; nghĩa là Phật thường trụ, trong thời gian quá khứ, hiện tại và vị lai.

Tượng Di-Đà tam tôn

Lớp thứ hai có ba pho tượng lớn, pho tượng ngồi giữa là pho tượng đức “A Di Đà Phật”, tức là Thọ dụng trí tuệ thân, pho tượng đứng bên trái là tượng đức “Quan Thế Âm Bồ-tát”, pho tượng đứng bên phải là tượng đức “Đại Thế Chí Bồ-tát”. Đức Phật và hai Bồ-tát ấy ở Tây phương Cực Lạc, chủ việc cứu độ chúng sinh ở cõi Sa-bà qua cõi Cực Lạc.

Tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh -Chùa Xuân Hòa

Bồ Tát Ðại Thế Chí  tượng ở bên phải, hoặc đứng trên tòa sen, hoặc ngồi trên con sư tử xanh là tượng “Đức Văn-Thù Bồ-tát”; pho tượng ở bên hữu, hoặc đứng trên tòa sen, hoặc ngồi trên con voi trắng là tượng “Đức Phổ-Hiền Bồ-tát”, theo thuyết nói trong Hoa Nghiêm kinh.

Ở lớp thứ ba ấy, có nhiều chùa thờ tượng đức “Thích-ca Mâu-ni” ngồi cầm hoa sen, như khi Ngài thuyết pháp ở núi Linh Thứu; bên tả là tượng “Ca-Diếp Tôn giả”, vẻ mặt già,bên hữu là tượng “A-Nan-Đà Tôn giả”, vẻ măt trẻ, là hai đại đệ tử của Đức Thích-ca khi Ngài còn ở thế-gian. Tượng hai vị Tôn giả ấy đều tạc đứng, mang hình dáng hai thầy tỳ-kheo.

Tượng Di Lặc Chùa Xuân Hòa

Lớp thứ tư, ở giữa là tượng “Bồ-tát Di Lặc”, vị Phật tương lai. Hai bên (nếu có) là hai vị “Đại Bồ-tát Văn Thù” và “Đại Bồ-tát Phổ Hiền”. Trong trường hợp này, ở lớp thứ ba, hai bên tượng đức Bổn sư không phải là hai vị Bồ-tát Văn Thù và Phổ Hiền nữa mà là hai vị đại đệ tử “Ca-diếp” và “A-nan-đà”.

Tượng Cửu Long

Lớp thứ năm có pho tượng Cửu Long để giữa. Tượng này theo điển tích nói khi đức “Thích-ca Mâu-ni” mới giáng sinh, có chín con rồng xuống phun nước cho Ngài tắm, đoạn Ngài đi bảy bước, tay tả chỉ lên trời, tay hữu chỉ xuống đất mà nói rằng: “Thiên thượng, thiên hạ duy

Lớp thứ ba có ba pho tượng lớn, pho tượng lớn ngồi giữa là tượng “Thích-ca Mâu-ni Phật”, tức là Ứng thân hay là biến hóa thân, giáng sinh xuống trần thế, tu thành chính quả và thuyết pháp độ chúng. Pho ngã độc tôn – Trên trời, dưới đất, chỉ có ta là quí hơn cả”. Bởi vậy tượng Cửu-long là chín con rồng vây bọc chung quanh một pho tượng nhỏ đang chỉ một tay lên trời một tay xuống đất, đó là tượng “Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật” lúc sơ sinh. Bên tả tượng Cửu Long có tượng “Đế Thích” ngồi ngai, mặc áo đội mũ Hoàng Đế, bên hữu có tượng “Đại Phạm Thiên” cùng một kiểu như pho tượng Đế Thích, đó là theo điển nói hai vị Đại Thiên Vương này chủ tể ở cõi sa-bà thế-giới và lúc nào cũng hộ trì đức “Thích Ca” khi Ngài chưa thành Phật.

Hệ thống tượng như trên thường có mặt ở trong hầu hết các chùa có quy mô nhỏ và vừa. Những chùa có quy mô lớn, thường có kiểu mặt bằng nội công ngoại quốc thì được bày thêm các lớp tượng sau:

Tượng Tứ Thiên Vương

Ở ngoài tượng Cửu Long để bốn pho tượng “Tứ Thiên Vương” mặc Vương phục, bày làm hai dãy đối nhau, tức là bốn vị hộ thế gian.

Tượng tứ Bồ-tát

Có chùa bỏ tượng Tứ Thiên Vương mà bày tượng bốn vị Bồ-tát, tạc hình Thiên thần gọi là “Ái Bồ-tát” tay cầm cái tên; “Sách Bồ-tát” tay cầm cái cây; “Ngũ Bồ-tát” tay cầm cái lưỡi; “Quyền Bồ-tát” tay nắm lại và để vào ngực.

Tượng Kim Cương bát bộ

Có nhiều chùa tạc 8 vị Kim Cương, là thần tướng trên trời, thường gọi là Bát Bộ Kim Cương, gồm có:

  • Thanh Trừ Tài Kim Cương
  • Tích Độc Thần Kim Cương
  • Hoàng Tuỳ Cầu Kim Cương
  • Bạch Tĩnh Thủy Kim Cương
  • Xích Thanh Hoả Kim Cương
  • Định Trừ Tai Kim Cương
  • Tử Hiền Kim Cương
  • Đại Thần Lực Kim Cương.

Bốn vị Bồ-tát và Tám vị Kim Cương này, theo điển tích ở trong các kinh thì có nhiều thuyết khác nhau, xong đại ý là nói những bậc thần đã phát Bồ-đề Tâm, đem thần lực mà hộ trì Phật Pháp.

Tuy nhiên, cách bố trí các tượng thờ không phải nhất nhất theo đúng bố cục trên, thực tế mỗi chùa tuỳ theo hoàn cảnh mà có sự sai khác, đó là chưa nói đến sự khác nhau giữa các miền Bắc-Trung-Nam. Miền bắc thờ thêm nhiều Thánh, hệ thống tượng thờ vì thế trở nên phức tạp; miền Trung nói chung là rất đơn giản và thuần tuý; miền Nam thì có sự gặp gỡ giữa các miền.

Tiền đường (Nhà Bái đường) – Chùa Xuân Hòa

Thông thường nhà Bái đường được xây dựng trước cửa Chính điện nên còn gọi là tiền đường. Các tượng bày ở Tiền đường gồm:

Hai bên ở Bái đường đặt tượng hai vị Hộ pháp. Hai vị Hộ pháp là ý nghĩa Khuyến Thiện và Trừng Ác để hộ trì Phật pháp. Đây là hai vị Hộ pháp được tạc tượng theo kiểu võ sĩ cổ, mình mặc áo giáp, đầu đội mũ, một vị tay cầm viên ngọc, vị kia tay cầm binh khí, trong tư thế đứng hoặc ngồi.

Tượng Thần Thổ Địa – Thánh Tăng

Một bên tượng Thổ địa và một bên tượng Thánh tăng, lấy điển tích về cùng xuất hiện đồng thời chứng minh khi Đức Thích-ca vừa thành đạo. Trưởng giả Cấp-cô-độc, một nhân vật thời Thích-ca tại thế, đã mua một khu vườn cây xây tịnh xá, ngôi chùa rất to lớn đầu tiên trên thế giới, thỉnh Phật Thích-ca về thuyết pháp. Sau này ông được coi là người bảo vệ tài sản của nhà chùa. Vì vậy người ta gọi là Đức ông hay Đức chúa Già Lam Chầu Tể.

Nhà Hành lang

Trong các ngôi chùa thờ Phật ở Việt Nam, nhà hành lang được xây rất linh hoạt: có thể là hai dãy nhà riêng để đi lại chạy song song ở hai bên nhà Chính diện, mà theo đó, đi vào nhà tăng (hậu đường). Tượng bày ở nhà hành lang là 18 vị La Hán (gọi là thập bát Hán). Tượng tạc kích thước bằng người bình thường với các tư thế khác nhau. Vị ngồi trên tảng đá, vị ngồi trên gốc cây, lưng ngựa, lưng tê giác vẻ mặt suy nghĩ trầm mặc. La Hán là vị quả thánh cao nhất của Tiểu thừa nhưng còn phiền não luân hồi sinh tử. Phật giáo Tiểu thừa cho rằng có 16 vị La Hán vâng lệnh của Phật ở mãi trên thế gian để cứu độ chúng sinh, không nhập diệt. Theo sách Phật, chỉ có 16 vị La Hán nhưng trên thực tế người ta tạo thêm hai vị nữa thành Thập bát La Hán.

Nhà Tăng

Nếu thờ Tổ gọi là Nhà Tổ, dùng trai tăng gọi là Nhà Trai. Nhà Tăng thường được xây dựng sau chính điện nên còn gọi là hậu đường. Trên cao của gian giữa thờ hai tượng Thánh tăng A-nan-đa (có người nói rằng Văn Thù Bồ tát) và sư tổ Bồ-đề-đạt-ma (Bohhidharma). Thờ ngài A-nan-đa thuộc Tiểu thừa; Ngài Văn Thù Bồ tát thuộc Đại thừa; Ngài Bồ-đề-đạt-ma là tổ sư truyền đạo thiền sang Đông Hoa. Dưới là các vị sư tổ đã tu tại chùa. Các vị sư tổ có thể tạc tượng hoặc không. Ở chùa xây dựng một điện riêng để thờ các vị thần thánh này. Ngoài ra, ở nhà tăng trong một số chùa còn thờ tượng Quan Âm Tổng Tử, Quan Âm toạ sơn…

chùa xuân hòa

Xưởng sản xuất Đồ thờ – Tượng phật Hưng Vũ Tượng Hộ pháp

là một xưởng sản xuất nằm trong làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống đã có từ rất lâu thuộc xã Sơn Đồng – huyện Hoài Đức – Hà Nội . Tiếp nối truyền thống cha ông , lưu truyền và phát huy nét tinh hoa của làng nghề , Xưởng sản xuất Đồ thờ – Tượng phật Hưng Vũ ra đời nhằm đem lại cho quý khách những sản phẩm chất lượng cao nhất , mẫu mã phong phú, , giá cả hợp lí …

Chức năng nhiệm vụ chính:

  • Bàn thờ gia tiên , chung cư , nhà thờ …
  • Sản xuất đồ thờ – tượng phật
  • Hoành phi – câu đối, án gian, sập , ô xa , cửa võng, cuốn thư, ngai, kiệu, ngựa , hạc, chấp kích, bát bửu….
  • Tạc tượng Phật , Tam bảo , thượng điện , nhà mẫu .. phù điêu, truyền thần.
  • Tư vấn, thiết kế đình, chùa, nhà thờ, gian thờ tại nhà riêng…
  • Làm mới, tu sửa đồ thờ cúng, tượng phật.
  • Cung cấp sản phẩm tượng phật trưng bày tại cửa hàng. Đồ cung tiến vào đình, chùa, nhà thờ theo yêu cầu

Với quy mô hàng nghìn m2 xưởng sản xuất , Showroom hàng nghìn mẫu mã có sẵn cho khách hàng lựa chọn , với đội ngũ thờ lâu năm được đào tạo một chuyên nghiệp qua nhiều năm . Đến với chúng tôi  khách hàng sẽ được tư vấn , thiết kế , thi công,…một cách trọn vẹn tố hảo nhất .

Sản phẩm của chúng tôi khác biệt với những làng nghề khác từ hoa văn họa tiết thẩm mỹ , cũng như chất liêu sơn son Thếp Vàng truyền thống đã được ghi nhận hàng trăm năm trong các công trình chùa , đình , đền , nhà thờ …

Với đội ngũ tạc tượng tay nghề cao chúng tôi đã góp phần thi công làm đẹp hàng trăm chùa , đình , điện ..khắp đất nước .

Thợ trạm đồ nét được đào tạo học hỏi kế thờ kinh nghiệm của ông cha . Những mẫu Bàn thờ , cửa võng , chiều châu , hoành phi câu đối  , quấn thư tranh quạt, ngai , khám , kiệu,…với hoa văn , kỹ thuật nên sản phẩm của chúng tôi tạo ra sự khác biệt so với các nơi làm nghề .

Đội ngũ thợ sơn truyền thống đã khẳng định được vị thế hàng trăm năm qua làm nên thương hiệu cho cả làng nghề . Trình độ sơn ta , sơn son thếp vàng thếp bạc , sơn giả cổ đã làm nên ụy tín hàng trăm năm của làng nghề .

Khi xu hướng bàn thờ , phòng thờ chuyển dần sang phong cách hiện đại phù hợp với xã hội. Chúng tôi đã đào tạo ra những người thợ ngang , đồ nét , thợ sơn pu , thợ làm vesni ,…trình độ cao để đáp ứng với xu thế hiện đại

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn , thiết kế , thi công những công trình tâm linh một cách tốt nhất

Chính sách bảo hành uy tín

  • Chất lượng gỗ đúng chủng loại 100%; gỗ đã được qua xử lý chống mối mọt cong vênh
  • Chất lượng sản phẩm: Trong ngoài như nhau
  • Phần sơn son thếp bạc được bảo hành 10 năm
  • Sơn Pu , vesni bảo hành 5 năm
  • Tuổi Thọ: Dùng càng lâu năm càng có giá trị theo đồ cổ
  • Chạm khắc tinh xảo.
  • Thời gian đúng hẹn.
  • Hỗ trợ vận chuyển bán kính 30km.
  • Uy tín làm nên thương hiệu

Trên đây là thông tin mà Đồ Thờ Hưng Vũ đã chia sẻ. Hy vọng qua nội dung trên bạn sẽ có kiến thức cần thiết về sản phẩm mong muốn!

Thông tin liên hệ

Đồ Thờ Hưng Vũ

Địa chỉ: 36 Xóm Ngã Tư – Xã Sơn Đồng – Huyện Hoài Đức – Tp. Hà Nội

Hotline – Zalo: 0908.867.888

Số điện thoại: 0907.200.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *