Đình Đại Phùng Khám Phá Kiến Trúc Độc Đáo Di Sản Văn Hóa

Đình Đại Phùng là một ngôi đình có vị trí nằm ở xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Ngôi đình này được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam quyết định xếp hạng và công nhận là di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2020. Đình nổi tiếng được biết đến với nghệ thuật kiến trúc gỗ cổ được coi là kinh điển quý hiếm ở Việt Nam.

Vị trí

Đình Đại Phùng có vị trí toạ lạc tại xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng. Nằm sát bờ sông Đáy, cách sông Hồng 7 km và nằm trên vị trí đất cao. Đình này còn chiếm được vị thế cao nhất của làng, mặt chính quay hướng Tây, có lệch sang hướng Bắc một ít. Trước mặt đình vài trăm mét là sông Đáy chảy từ phải qua trái, thuận lợi cho nghề nông và thương nghiệp trong quá khứ. Bên trái đình là Ngôi chùa Tam Giáo và xóm làng trù phú bao quanh.

Lịch sử

Tên đình Đại Phùng được gọi theo tên làng, nay thuộc thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng. Tên gọi này được định hình từ ít nhất là năm 1684. Dựa vào dấu tích nghệ thuật còn tồn tại, ngôi đình này được tin rằng đã xây dựng vào khoảng cuối thế kỉ 17. Đình Đại Phùng thờ hai vị thần là Tích Lịch Hòa Quang và tướng Vũ Hùng.

Năm 2010, đình được trùng tu lớn với kinh phí trên 20 tỷ đồng, được gắn biển Công trình kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Năm 2020, đình Đại Phùng được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.

Kiến trúc

Đình Đại Phùng được dựng theo dạng chữ nhất, chỉ có một toà nhà lớn mặt nền hình chữ nhật với chiều dài xấp xỉ hơn 21m và chiều rộng 11,37m. Đình có 3 gian, 2 chái, 2 dĩ với 6 hàng chân cột. Gian giữa có diện tích lớn nhất.

Kích thước này được đánh giá là tương thích với hệ mặt bằng chung của các ngôi đình xứ Đoài nổi tiếng đương thời.[4] Ngay sát toà Đại Đình cũng là một toà tiền tế làm nơi sinh hoạt tế lễ của làng, nhiều khi toà tiền tế này còn thay đại đình tham gia công việc của làng.

Bên phải toà này có dòng chữ “Cảnh Hưng thập ngũ niên, mạnh hạ cốc nhật tu tạo đại cát” (ý đề cập tới thời gian xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 15 – năm 1574).

Tuy vậy, dòng chữ được nhận định là không đáng tin cậy vì di tích gắn liền với niên đại Cảnh Hưng thường là nghệ thuật khắc chìm hoặc nổi, nhưng ở đây được viết bằng mục đen.[4] Kiến trúc này đã che chắn mặt trước của đình, bị xem là không những không có tác dụng tôn cao giá trị của kiến trúc chính mà còn làm hạn chế và tính bề thế của đình.

Sau nhiều thời gian cùng biến cố lịch sử, người dân đã làm lu mờ nhiều dấu tích thành phần thuộc mặt bằng của đình, tới ngày nay chỉ còn hai kiến trúc là toà Tiền tế và toà Đại đình cùng một sân lát gạch ở phía trước. Ao đình và ba phía bên cạnh đình đã bị nhà dân cùng đường đi lấn chiếm cận kề, qua đó tính phong thuỷ của đình phần nào bị phá vỡ.

Nghệ thuật chạm khắc tinh tế của đình Đại Phùng

Mỗi một thiết kế tại đình Đại Phùng đều mang đậm nghệ thuật chạm khắc tiêu biểu. Về phần trang trí càng được đầu tư và quan tâm nhiều hơn khi những chi tiết như đầu dư, cốn, kẻ, cửa võng và bộ vì nóc đẹp một cách hoàn hảo. Có thể nói những mảng chạm khắc tinh tế này đã thể hiện một cách rõ nét những ý tưởng, những nội dung có giá trị cao về nghệ thuật thời đó.

Thể loại của những tác phẩm điêu khắc cũng được khai thác triệt để, tập trung vào những đề tài sinh hoạt văn hóa dân gian, tâm linh và thể hiện ước vọng của nhân dân, mong muốn về một cuộc sống bình yên, no đủ.

Nếu so sánh với lịch sử và thực tế của những giá trị tinh thần sâu sắc thì có thể thấy mọi bức chạm đã toát lên một khung cảnh thanh bình của giai đoạn này. Chỉ cần nhìn thôi cũng có thể tưởng tượng ra một cuộc sống bình yên và nhẹ nhàng đến từ những điều bình yên, đơn giản nhất.

Ở đình Đại Phùng bạn có thời gian tham quan thì đừng vội nhé! Hãy bước thật chậm và nhìn ngắm cho đã mắt những bức chạm khắc tiêu biểu nhất, và nhất định bạn phải quan sát được mô típ hoạt cảnh “Vinh quy bái tổ”.

Đám rước về làng miêu tả chân thực và khắc họa rõ nét những hình ảnh như cảnh ca công của lối hát ca trù truyền thống, cảnh hội làng đông vui với nhiều trò diễn xướng điển hình là trò chơi như đấu vật, đá cầu…; hay các cảnh trai gái tình tự, tiên tắm đầm sen, uống rượu, đánh cờ…

Đặc biệt tại đây cũng có họa tiết chạm khắc những loài vật linh thiêng như: Rồng, Phượng, Ngựa, Voi đến các con vật gần gũi với người như: Mèo, Thạch Sùng, Chim, Cá…

Tất cả những họa tiết đều vô cùng sinh động thể hiện sự sáng tạo và bàn tay khéo léo của người nghệ nhân. Có thể coi đó là những tác phẩm điêu khắc đồ sộ, hoành tráng nhất, khắc họa chân thực không gian sinh hoạt vui vẻ, gần gũi, đầm ấm của quê hương chốn thanh bình.

Những yếu tố này nhanh chóng thu hút du khách thập phương và nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng, những người làm nghệ thuật, nghệ nhân tiêu biểu ở khắp nơi đến tham quan và tìm hiểu.

Không gian sinh hoạt đầm ấm, gần gũi, vui vẻ của quê hương tái hiện một cách chân thực. Đến năm 1991, đình Đại Phùng chính thức được Bộ Văn hóa-Thể-thao và Du lịch công nhận, xếp hạng di tích đặc biệt quan trọng cấp Quốc gia.

Cho đến Năm 2010 nhìn vào thực tế và những thay đổi bước đầu, ngôi đình được trùng tu và gắn biển “Công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội”.

Lễ hội

Lễ hội đình Đại Phùng được tổ chức mỗi năm 3 lần. Ngày 18 tháng Giêng là ngày đản sinh của thánh Vũ Hùng, cũng là lễ hội lớn nhất trong năm của đình. Ngày lễ hội thứ hai là ngày 12 tháng 2 để tưởng nhớ thần Tích Lịch Hào Quang, vị thần hoàng chung của cả tổng Phùng; còn ngày lễ thứ ba là ngày 18 tháng 11, kỷ niệm ngày hóa của Vũ Hùng.

Đình Đại Phùng

Di sản

Sự giao thoa của văn hoá Champa và văn hoá Việt thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ được thể hiện đan xen ở đình Đại Phùng. Những đề tài chạm khắc ở đây mang đậm nét tính tự do phóng khoáng và nghệ thuật rất cao. Bên cạnh các mảng chạm gỗ, trong đình lại có thêm một số tượng như voi chiến, cô tiên có cánh…

Trong đại bái, các mảng trang trí chạm nổi ở đầu bẩy, đầu kẻ, cốn… thể hiện nhiều cảnh sinh hoạt thời xưa như: ông nghè vinh quy bái tổ, đấu vật, ca hát, múa quạt, chèo thuyền, uống rượu, cô gải khoả thân tắm ở hồ sen bị nhìn trộm, nam đóng khố tán tỉnh nữ mặc váy, v.v..

Ngoài những họa tiết trang trí cây cỏ và động vật như mèo ngậm cá, khỉ leo trèo, hươu, chó chạy, ta còn thấy hình rồng giao tranh với kỳ đà, bầy rồng quấn quít nhau, đùa giỡn với người, rồng uốn lưng cho người cưỡi, rồng đùa thạch sùng…

Đời sống tinh thần phong phú tại đình Đại Phùng

Cho đến nay, lễ hội đình Đại Phùng vẫn được tổ chức thường xuyên mỗi năm ba lần gắn với những sự kiện tiêu biểu. Thứ nhất là vào ngày 18 tháng Giêng được coi là ngày đản sinh của thánh Vũ Hùng, đây cũng chính là lễ hội lớn nhất trong năm.

Tiếp theo chính là thứ hai là sự kiện tưởng nhớ thần Tích Lịch Hào Quang cũng tức là vị thần hoàng chung của cả tổng Phùng vào ngày 12 tháng 2. Cuối cùng là kỷ niệm ngày hóa của Vũ Hùng vào thứ ba ngày 18 tháng 11 hằng năm.

Vào những ngày như vậy, không khí của các làng, xã quanh đình Đại Phùng lại trở nên sôi động và náo nhiệt. Người dân khắp nơi đổ về, những du khách gần xa càng thêm tò mò và dành sự quan tâm đến một trong những lễ hội lớn nhất của huyện.

Thời điểm những năm mở hội lớn, làng Đại Phùng đã mời các làng trong xã như là Đông Khê, Đồi Khê, Phượng Trì… tham gia vào hội đồng rước. Đoàn rước kiệu của các làng cực kỳ hoành tráng với sự xuất hiện của cờ biển rợp trời, trống chiêng rộn rã, người tham dự nô nức một góc. Những nam, phụ, lão, ấu đủ các thành phần đoàn thể cùng vào hội.

Đám rước lớn sẽ bắt đầu xuất phát từ sân đình Đại Phùng rồi đi qua làng Đông Khê, Đồi Khê rồi vượt lên triền đê, tiếp là vòng qua chùa Tam Giáo và rồi trở về tập kết ở sân đình. Những người tham gia thể hiện một khí thế oai phong lẫm liệt, đúng với tính chất của một đoàn xuất quân lịch sử năm xưa khi tướng Vũ Hùng ra quân đánh giặc, dẹp loạn đất nước.

Được chứng kiến tận mắt cảnh tượng này, du khách ai nấy cũng khâm phục và tỏ lòng biết ơn với một vị tướng tài, cổ vũ thêm tinh thần yêu nước, sức mạnh đoàn kết và lòng nhân ái.

Đến với cuộc hội quân quy mô lớn nhất tại lễ hội Đại Phùng cũng là sự biểu dương sức mạnh tổng hợp của con người và thiên nhiên nơi đây. Hình ảnh về một “Nhân khang vật thịnh” được tái hiện rõ nét.

Nếu quan sát có thể thấy, lễ và hội ở đình Đại Phùng có sự thống nhất, hài hòa với nhau. Bên trong đình là không gian diễn ra những nghi thức, lễ nghi trang nghiêm và thành kính theo phong tục cổ truyền thì ở phía ngoài đình không khí náo nhiệt hoàn hoàn ngược lại.

Vô số những trò chơi dân gian được tổ chức và thu hút đông đảo người chơi. Hàng loạt những trò chơi thú vị như đánh đạp, tổ tôm điếm, leo cầu cần, bắt vịt… diễn ra trong không khí sôi nổi, náo nhiệt, tiếng nói cười rộn rã một góc đình.

Đến thời điểm hiện tại thì người dân địa phương vẫn duy trì được những trò chơi như thi đấu cờ người, thi thả chim bồ câu…Tham quan đình Đại Phùng và tham gia những sự kiện văn hóa, nghệ thuật tiêu biểu tại đây cũng là cách để du khách nhớ về cội nguồn, tỏ lòng biết ơn đối với những vị tướng tài của đất nước.

Tham quan đình Đại Phùng có gì đặc sắc?

Tương truyền theo thần phả thì đình Đại Phùng có từ thời Trần, thời đó thì đình được xây dựng với mục đích thờ thần Tích lịch hỏa quang – một trong các vị nhiên thần (Mây – Mưa – Sấm – Chớp) và tướng quân Vũ Hùng chính là người có công đánh giặc thời Trần Nghệ Tông.

Thuở đó, bằng trí thông minh và tài nghệ chỉ huy của mình mà tướng Vũ Hùng đã dẹp tan bọn giặc thường xuyên quấy nhiễu ở phía Tây kinh thành Thăng Long. Và còn vô số những công lao to lớn của ông trong quá trình giữ nước được người dân ghi nhận.

Bởi vậy mà sau khi ông mất đã được nhà Trần phong tặng Trần triều Trung quân Ngã Bốn, Vũ Hùng Đại Vương. Còn nhân dân để tỏ lòng biết ơn với một vị tướng tài ba đã lập một đền thờ ngay trên mảnh đất ngài đã lập doanh sở. Xung quanh đình còn nguyên những tên gọi: Ao Đồn, Nha Môn, Ngõ Phủ…

Nói về quy mô của đình Đại Phùng, đây là một trong những ngôi đình có quy mô lớn thời bấy giờ, bao gồm Tiền tế và Đại đình. Tại toà Đại đình là những bức chạm khắc tinh tế, tỉ mỉ nhất thể hiện tài năng và sự sáng tạo của nghệ nhân ở đó bao gồm hai phần: Đại bái và Hậu cung.

Có thể bạn chưa biết, đình nằm trong tổng thể các ngôi đình xứ Đoài nổi tiếng nhất. Ngôi đình được cư dân và du khách đánh giá mặc dù không to lớn như những công trình khác nhưng lại có bề thế và chứa đựng những mảng chạm khắc dân gian vô cùng quý giá, thể hiện những nét đặc sắc và tiêu biểu nhất của một đình xứ Đoài.

Đi sâu tìm hiểu về kiến trúc, đây là nét kiến trúc ấn tượng với hai công trình chủ yếu phía trước là tòa hiền tế, phía sau là tòa đại đình. Kết cấu của tòa đại đình có phần cao lớn hơn với ba gian hai chái, khá rộng rãi và vững chãi.

Tuy không sắc nét hay có điểm nhấn gì ấn tượng nhưng nhìn vào cũng đủ để thể hiện rằng đây là kiến trúc cổ cho biết khởi thuỷ. Ngôi đình được người xưa xây dựng theo hình chữ Nhất với những gian thờ tự khác nhau trong đó nơi thờ thánh được đặt tại gian giữa và nằm ở gác lửng.

Bước sang những năm đầu thế kỷ thứ XIX mà nhân dân trong làng đã xây dựng cho nơi này thêm một phần hậu cung để tạo cho mặt bằng kiến trúc chuyển dần sang hình chữ Đinh.

Dù ở mọi hình dáng nào cũng thể hiện những nét đặc sắc và tinh tế nhất của thiết kế thời xưa. Đặc biệt là hầu hết mọi giá trị của đình đều tiềm ẩn vào tòa kiến trúc đa dạng.

Ở đó bao gồm những mảng chạm gỗ được xác định có từ khi xây đình (thế kỉ XVII), thể hiện rõ nét đặc trưng của nghệ thuật chạm khắc dân gian thời kì này, chỉ cần nhìn qua cũng đủ gây ấn tượng không thể rời mắt.

Đình Đại Phùng

Trên đây là một số thông tin về Đình Đại Phùng mà Đồ Thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn về một ngôi đình đó là một trong những ngôi đình được xem là cổ nhất nước và là một công trình kiến trúc có nghệ thuật chạm khắc độc đáo. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về Đình Đại Phùng cũng như nghệ thuật chạm khắc độc đáo ở nơi này nhé!

Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các ngôi Đình khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *