Đền Ông Hoàng Mười Nghệ An | Lịch sử về Quan Hoàng 10

Đền Ông Hoàng Mười Nghệ An từ lâu đã nổi tiếng là nơi linh thiêng và là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tại miền trung. Vì vậy ngôi đền Quan Hoàng Mười luôn được nhiều du khách thập phương tới tham quan, dâng hương và cầu may mắn trong cuộc sống

Tuy nhiên, hiện nay nhiều người có thắc mắc là đền Ông Hoàng Mười Nghệ An và Hã Tĩnh có gì khác nhau? Di chuyển tới đây thế nào? Tới đây câu gì? Thì hôm nay Đồ Thờ Hưng Vũ sẽ tổng hợp toàn bộ thông tin và giải đáp cho quý bạn đọc. Cùng theo dõi nhé!

Ông Hoàng Mười là ai?

Tương truyền, cũng như các Quan, các ông hoàng đều có gốc tích là con trai Long Thần Bát Hải Đại Vương ở hồ Động Đình, tuy nhiên, theo địa phương hóa thì các ông Hoàng đều gắn với một nhân vật nào đó ở cõi nhân gian là những danh tướng có công dẹp giặc cứu nước , những người khai sáng, mở mang đất nước.

Trong số mười ông Hoàng thì thường có sáu ông giáng đồng, có ba ông giáng rất thường  xuyên, đó là Ông Hoàng Bơ, Ông Hoàng Bẩy, và Ông Hoàng Mười

Khi các ông giáng đồng, các Ông Hoàng có phong cách gần giống các Quan lớn, tuy nhiên có phần phong nhã, vui tươi hơn

Thông tin về ông hoàng mười được nhân dân truyền tụng như sau:

  • Tên húy của Ngài: Tống Khắc Bính, là thái tử con vua Nam Tống
  • Sắc phong tước hiệu: Thượng Đẳng Thần.
  • Đền thờ chính: Đền thờ Ngài ở Thanh Hóa gần đền cô Tám. Đền thờ chính của Ngài là ở trên núi nhìn ra biển ở cửa Cờn, ngày nay người ta chuyển thành thờ ông Hoàng Chín, Đền Hưng long và đang được hưng công tại Thái Bình.
  • Thân thế: Ngài hầu Mẫu ở đền Cờn, mẫu Hàn Sơn Thanh Hóa, làm việc thoải cung, là 1 trong 4 vị Khâm sai thay quyền vua Mẫu bốn phủ đi bắt lính nhận đồng.

Ngài ngự áo vàng theo sắc phong bốn phủ, chít khăn mỏ rìu, mặc áo trấn thủ, đi ghệt tay ghệt chân, thắt đai vàng thành hoa trước ngực, múa hèo. Sau khi làm lễ khai quang, Ngài đi hèo ngự tọa, hiến tửu, nghe thơ, ban phát lộc tài. Đầu năm tháng Giêng, người ta hầu Ngài ngự áo đỏ khăn đỏ chứ không như bây giờ, mặc áo trắng.

Có người lý luận rằng áo Ngài thì Ngài mặc nhưng trong tâm linh Việt Nam cho màu trắng là màu buồn nên đầu xuân kiêng mặc áo trắng .

Ông là con của Vua Cha Bát Hải Động Đình, vốn là thiên quan trên Đế Đình, thần tiên trong chốn Đào Nguyên. Theo lệnh ông giáng trần để giúp dân phù đời. Về thân thế của ông khi hạ phàm thì có rất nhiều dị bản.

Theo như ở vùng Nghệ Tĩnh thì ông được coi là Lê Khôi, vị tướng tài, cháu ruột và là người theo Lê Lợi chinh chiến trong mười năm kháng chiến chống quân Minh

Cùng với Ông Hoàng Bảy, Ông Hoàng Mười cũng là một trong hai vị Ông Hoàng luôn về ngự đồng, cũng bởi vì ông còn được coi là người được Vua Mẫu giao cho đi chấm lính nhận đồng (khác với Ông Bảy, những người nào mà sát căn Ông Mười thì thường hay hào hoa phong nhã, giỏi thi phú văn chương).

Khi ngự về đồng Ông Mười thường mặc áo vàng (có thêu rồng kết uốn thành hình chữ thọ), đầu đội khăn xếp có thắt lét vàng, cài chiếc kim lệch màu vàng kim

Đền thờ Ông Hoàng Mười là Đền Chợ Củi, chính là nơi năm xưa di quan ông trôi về và hóa, qua cây cầu Bến Thủy, bên sông Lam, núi Hồng Lĩnh, thuộc xã Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (cũng chính là nơi quê nhà của Ông Mười).

Ngày ông giáng sinh 10/10 âm lịch được coi là ngày tiệc chính của ông, vào ngày này, du khách thập phương nô nức đến chiêm bái cửa đền ông thật là tấp nập, trải dải đến tận đôi bờ sông Lam, người ta dâng ông: cờ quạt bút sách … để cầu tài cầu lộc cũng là cầu mong cho con em được đỗ đạt khoa cử, thành tài để làm rạng danh tổ tông.

Đền Ông Hoàng Mười Nghệ An

Đền Ông Hoàng Mười ở đâu?

Đền Ông Hoàng Mười nằm ở địa phận làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.

Theo ghi chép, đền được xây dựng vào năm 1634, từ thời hậu Lê. Trải qua lịch sử, đền bị phá huỷ.

Năm 1995 đền được xây dựng lại, giờ trở thành trung tâm văn hóa tín ngưỡng, tâm linh nổi tiếng của tỉnh Nghệ An.

Tuy nhiên hiện nay có nhiều du khách thắc mắc tại sao có Đền Ông Hoàng Mười Nghệ An và Đền Ông Hoàng Mười Hà Tĩnh thì được giải thích như sau:

Đền Ông Hoàng Mười Nghệ An

Đền Ông Hoàng Mười Nghệ An nằm ở bên bờ sông Lam của làng Xuân Am thuộc địa phận xã Hưng Thịnh, Hưng Nguyên, Nghệ An.

Người dân tại đây còn gọi đền Ông với tên gọi thân thương khác như đền Mỏ Hạc. Bởi lẽ nhìn từ không trung xuống khung cảnh đền Ông mang hình dạng đầu Hạc.

Ngôi đền Ông Hoàng Mười Nghệ An được xây dựng vào năm 1964 dưới thời Lê Trung Hưng. Trải dài theo dòng chảy của thời gian, giờ đây ngôi đền đã trở thành trung tâm văn hóa tín ngưỡng nổi tiếng khắp khu vực Bắc Trung Bộ.

Đền Ông Hoàng Mười Hà Tĩnh

Đền Ông còn có địa điểm khác ở xã Xuân Hồng, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Đền Ông Hoàng Mười Hà Tĩnh được gọi với tên dân dã là đền Chợ Củi, gắn liền với truyền thuyết về vị tướng tài ba Lê Khôi.

Hai ngôi đền mộ Ông Hoàng Mười Nghệ An và Hà Tĩnh chỉ cách nhau một dòng sông Lam trong xanh.

Tại sao có 2 Đền Ông Hoàng Mười

Nhiều người thắc mắc không hiểu tại sao có 2 đền Ông Hoàng Mười, một đền ông Hoàng Mười Hà Tĩnh và một đền ông Hoàng Mười Nghệ An. Sổ sách và người dân nơi đây giải thích rằng do khi xưa thuyền của ông Quan Mười bị sóng dữ nhấn chìm trên dòng sông Lam.

Mà ở phía bên này sông là Nghệ An và phía bên kia sông là Hà Tĩnh nên người dân ở cả hai bên sông đã cùng lập nên đền thờ. Đền Ông Hoàng Mười Hà Tĩnh chủ yếu là thờ vọng của Ông, còn đền Ông Hoàng Mười Nghệ An mới là đền thờ chính.

Cả hai ngôi đền tọa lạc địa hình đắc địa hội tụ đầy đủ yếu tố sông nước hữu tình. Phía đối diện đền Ông là dòng sông Lam êm dịu, uốn quanh bờ như một tấm dải lụa xanh mát giữa ngày hè oi bức. Phía sau là ngọn núi cao trùng điệp bao la. Phóng tầm nhìn ở hướng xa xa ngôi đền chúng ta có thể bắt gặp những cánh đồng ruộng lúa bao la bát ngát.

Đền Ông Hoàng Mười Nghệ An

Lịch sử Đền Ông Hoàng Mười

Sử xưa ghi lại, Hưng Nguyên là huyện đồng bằng tả ngạn sông Lam nằm ở phía nam tỉnh Nghệ An. Đây là quê hương của nhiều nhân kiệt nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực như Đinh Bạt Tụy, Nguyễn Trường Tộ, Phạm Hồng Thái, Lê Hồng Phong… đồng thời Hưng Nguyên còn là một vùng đất địa linh có bề dày lịch sử và trầm tích văn hóa đặc trưng của xứ Nghệ.

Trải qua quá trình hình thành và phát triển của lịch sử, Hưng Nguyên luôn gắn bó mật thiết với quá trình xây dựng và phát triển đất nước có nhiều đóng góp lớn lao về công của, trí tuệ trong công cuộc xây dựng nền văn hóa đất nước; tạo dựng nên những giá trị lớn lao về vật chất, biểu tượng, tinh thần… tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển của xứ Nghệ, mà trong đó di tích lịch sử đền ông Hoàng Mười là một trong những địa chỉ tâm linh nổi tiếng bậc nhất được cả nước quan tâm hướng đến.

Đền ông Hoàng Mười tại làng Xuân Am xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Đền còn có tên gọi khác là đền Mỏ Hạc hay lấy tên làng là đền Xuân Am, được xây dựng vào thế kỷ 17 dưới thời Lê Trung Hưng.

Đền nằm ở vị trí có cảnh quan đẹp. Xung quanh đền là sông Cồn Mộc trong xanh uốn lượn, phía xa xã là ruộng đồng xanh tươi ngắt một màu. Còn bên sau đền là núi Con Mèo, núi Dũng Quyết. Đặc biệt, đền nằm xa làng mạc, lại ở giữa non nước hữu tình, núi quần tụ, cây cối tốt tươi nên tạo nên một vẻ trong lành yên ả.

Theo tín ngưỡng Tứ Phủ, ông Hoàng Mười là con thứ 10 của vua cha Bát Hải Động Đình – quan ở thiên đình, tiên trong cõi hạc. Theo sự sắp xếp của vua cha, ông Hoàng Mười xuống trần gian để giúp dân giúp nước.

Và địa phương nơi ông xuống cai quản chính là mảnh đất Nghệ An. Với việc tỏ rõ linh ứng, theo thời gian, hình tượng quan Hoàng Mười được lịch sử hóa và địa phương hóa, tức gắn liền với những nhân vật có thật trong lịch sử. Từ đó, tâm thức dân gian tại vùng Nghệ An cho ung ngài giáng xuống và hóa thân làm những vị anh hùng, những danh nhân nổi tiếng và có sự gắn bó mật thiết với đất và người xứ Nghệ.

Hình tượng của người dân Nghệ An về ông Hoàng Mười là vị quan thương dân, dạy dân trồng lúa, trồng dâu nuôi tằm, đắp đê ngăn lũ, làm thủy lợi, cầu cống, đường sá, cưới chợ… giúp nhân dân có được cuộc sống ổn định, ấm no.

Chính vì vậy mà ông Hoàng Mười luôn được tôn sùng và kính trọng. Và cho dù hóa thân thành danh nhân nào thì hình tượng ông Hoàng Mười vẫn luôn lung linh, mầu nhiệm, gắn bó và gần gũi với bản lĩnh và khí chất người xứ Nghệ.

Bên cạnh đó, ông Hoàng Mười còn là người có xuất thân cao quý, văn võ song toàn, lại hào hoa phong nhã… Cũng có lẽ vì vậy mà ông có tên là “Mười” mang ý nghĩa tròn đầy, toàn diện.

Đền Quan Hoàng Mười Nghệ An

Kiến trúc Đền Ông Hoàng Mười

Theo ghi chép lại, đền thờ Ông Hoàng Mười được xây dựng từ thời hậu Lê, ngôi đền đã trải qua rất nhiều thăng trầm lịch sử và bị xuống cấp nghiêm trọng.

Đến năm 1995, đền thờ Ông Hoàng 10 được chính quyền, nhân dân tỉnh Nghệ An tôn tạo, phục dựng lại dựa trên khung nhà cũ và trở thành điểm đến văn hóa tín ngưỡng tâm linh nổi tiếng tại Việt Nam. Đây cũng là một trong những địa điểm du lịch xứ Nghệ nổi tiếng, thu hút nhiều du khách ghé thăm.

Khuôn viên đền Ông Hoàng Mười Nghệ An gồm: tam quan, đài trung thiên, tắc môn, lầu cậu, lầu cô. Bên trong vẫn giữ được hệ thống tượng pháp và 21 đạo sắc phong và các bản thần tích chữ Hán có giá trị lịch sử, nghệ thuật cao.

Đền Quan Hoàng Mười có gồm ba tòa điện: Thượng điện, Trung điện và Hạ điện. Sau khi được phục dựng, đền Ông Hoàng Mười mang nét kiến trúc của các công trình tâm linh thời nhà Nguyễn. Vật liệu dựng đền làm bằng gỗ, sơn son và chạm trổ các hoạ tiết long, lân, quy, phụng rất tỉ mỉ.

Nhìn từ bên ngoài, đền thờ Ông Hoàng Mười Nghệ An nổi bật với hình ảnh mái ngói được chạm trổ hình rồng. Du khách có thể khám phá bằng cách đi sâu vào bên trong.

Đền Quan Hoàng Mười Nghệ An

Lễ hội đền Ông Hoàng Mười

Lễ hội đền Ông Hoàng Mười diễn ra bắt đầu từ mùng 8 đến 10/10 âm lịch, trước đó, trong suốt tháng 9, tháng 10 âm lịch, trung bình mỗi ngày đền đã đón khoảng hơn trăm lượt du khách về làm lễ. Đông nhất vẫn là khách đến từ các tỉnh phía Bắc như Hà Nội,,Ninh Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn, … Nhiều du khách do ở xa chờ làm lễ phải thuê phòng trọ ngay trước đền.

Lễ hội đền Ông Hoàng Mười có hai phần gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm lễ rước bài vị, lễ khai quang, đạo sắc từ làng Xuân Am về đền, lễ yết cáo, lễ đại tế và cuối cùng là lễ tạ. Phần hội gồm các trò chơi dân gian diễn ra trong hai ngày mùng 9 và mùng 10 thu hút nhân dân tham gia như giải bóng chuyền các xã, trò chơi kéo co, nhảy bao bố,chọi gà, giao lưu văn nghệ và đặc biệt vào khoảng 22h tối mùng 9, trước cửa đền trên sông Cồn Mộc sẽ diễn ra lễ thả đèn hoa đăng. Những chiếc đèn được kết hình hoa sen châm nến đỏ được học sinh Trường THCS Phạm Hồng Thái trực tiếp thả trên sông.

Cùng với các lễ hội khác, Lễ hội đền Ông Hoàng Mười có vị thế hết sức quan trọng trong đời sống tâm linh của nhân dân với vị trí trung tâm, vừa có cảnh quan đẹp, vừa gắn với vùng du lịch Lâm Viên Núi Quyết, đền Ông Hoàng Mười ngày càng thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh đến dâng hương và lễ ngài.

Đi Đền Ông Hoàng Mười thời gian nào?

Đền Ông Hoàng Mười mở cửa vào tất cả các ngày trong năm từ thứ 2 đến Chủ nhật, kể cả các ngày Lễ, tết. Khách du lịch thập phương và người dân có thể đến đền Ông Hoàng Mười Hà Tĩnh, Nghệ An bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Nhưng theo kinh nghiệm đi lễ của nhiều người dân tại đây, đền Ông sẽ hiển linh nhất vào hai ngày lễ lớn là. Ngày giỗ Ông vào ngày 10/10 (ÂL) và ngày Lễ hội rước sắc vào ngày 14/3 (ÂL). Ngoài ra, vào ngày mùng 1 (ÂL) hay ngày rằm hàng tháng cũng có rất nhiều người đến chiêm bái lễ Ông.

Lịch trình diễn ra Lễ hội Rước Sắc sẽ kéo dài 3 ngày 14/3, 15/3 và 16/3 (ÂL). Trong suốt ba ngày diễn ra lễ hội, khách tham quan sẽ được chiêm ngưỡng nhiều hoạt động văn hóa truyền thống. Như rước sắc, lễ Yết Cáo, lễ dâng hương, lễ tưởng niệm, tạ ơn, hát Chầu Văn, đánh cờ Người, chọi gà,…

Ngày 10/10 (ÂL) Giỗ Ông sẽ diễn ra lễ dâng hương, rước sắc, tạ ơn,… Người dân thường đến thắp hương và cúng tế cho vị thần linh. Đồng thời tham gia các hoạt động văn hóa truyền thống như hát Chầu Văn.

Cách di chuyển tới Đền Ông Hoàng Mười

Đối với du khách di chuyển bằng phương tiện cá nhân đến đền lăng mộ Ông Hoàng Mười. Có thể tham khảo hướng dẫn đường đi sau đây:

  • Đường đi đền mộ Ông Hoàng Mười Nghệ An. Từ trung tâm thành phố Vinh, bạn đi theo hướng Đông Nam trên đường Quốc lộ 46 khoảng 20km. Khi đến ngã tư cầu Vĩnh Tân, rẽ trái đi tiếp theo đường QL46A. Tiếp tục đi thêm khoảng 4km, đến ngã ba, rẽ trái vào đường tỉnh 532 và đi thêm 5km nữa. Đến ngã tư, rẽ phải vào đường tỉnh lộ 529. Đi thẳng khoảng 6 km là đến nơi.
  • Đường đi đền mộ Ông Hoàng Mười Hà Tĩnh. Xuất phát từ đền Ông ở Nghệ An bạn hãy chạy qua cầu Bến Thủy 2. Sau đó, quẹo phải sang QL1A đi dọc theo bờ sông Lam, và đi thẳng thêm 7km là đến nơi.

Di chuyển tới Đền Ông Hoàng Mười

Cách di chuyển trên chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên sử dụng ứng dụng Google Maps. Hoặc hỏi người dân địa phương nơi đây để tìm đường đi đến đền Ông chính xác hơn.

Những ai ở khu vực lân cận có thể bắt xe khách Hà Nội đi đền Ông Hoàng Mười Hà Tĩnh, Nghệ An nhằm tiết kiệm thời gian.

Đi lễ đền Ông Hoàng Mười cầu gì?

Theo ghi chép lại, đền thờ Ông Hoàng Mười được xây dựng từ thời hậu Lê, ngôi đền đã trải qua rất nhiều thăng trầm lịch sử và bị xuống cấp nghiêm trọng.

Đến năm 1995, đền thờ Ông Hoàng 10 được chính quyền, nhân dân tỉnh Nghệ An tôn tạo, phục dựng lại dựa trên khung nhà cũ và trở thành điểm đến văn hóa tín ngưỡng tâm linh nổi tiếng tại Việt Nam. Đây cũng là một trong những địa điểm du lịch xứ Nghệ nổi tiếng, thu hút nhiều du khách ghé thăm.

Khuôn viên đền Ông Hoàng Mười Nghệ An gồm: tam quan, đài trung thiên, tắc môn, lầu cậu, lầu cô. Bên trong vẫn giữ được hệ thống tượng pháp và 21 đạo sắc phong và các bản thần tích chữ Hán có giá trị lịch sử, nghệ thuật cao.

Đền Quan Hoàng Mười có gồm ba tòa điện: Thượng điện, Trung điện và Hạ điện. Sau khi được phục dựng, đền Ông Hoàng Mười mang nét kiến trúc của các công trình tâm linh thời nhà Nguyễn. Vật liệu dựng đền làm bằng gỗ, sơn son và chạm trổ các hoạ tiết long, lân, quy, phụng rất tỉ mỉ.

Nhìn từ bên ngoài, đền thờ Ông Hoàng Mười Nghệ An nổi bật với hình ảnh mái ngói được chạm trổ hình rồng. Du khách có thể khám phá bằng cách đi sâu vào bên trong.

Đền Ông Hoàng Mười Nghệ An

Đi lễ ông Hoàng Mười cầu công danh

Theo truyền thuyết, khi còn tại thế, ông Hoàng Mười là một vị quan có uy quyền. Người ta cho rằng, hóa thân của ông Hoàng Mười là tướng Nguyễn Xí – một đại tướng quân có công lớn giúp vua Lê Thái Tổ dẹp yên giặc minh, thống nhất đất nước. Lại có nhiều câu chuyện kể lại rằng trong một kiếp hạ trần làm người, ông Hoàng Mười là con trai của vua Lý Thái Tổ. Bên cạnh đó là nhiều câu chuyện khác về thân thế và cuộc đời của vị quan Hoàng này.

Tuy khác nhau về nội dung, nhưng tựu chung lại, các câu chuyện về xuất thân của quan Hoàng Mười đều cho rằng, ông Hoàng Mười có xuất thân quyền quý, là tướng quân hay là vương công quý tộc, vị quan Hoàng này cũng để lại nhiều chiến công, nhiều phúc đức cho đời.

Với quyền uy và địa vị cao quý ấy, người ta luôn tin tưởng rằng ông Hoàng Mười chính là vị thần sẽ mang đến sự thăng tiến trong con đường công danh sự nghiệp cho bản thân mình.

Vì thế mà hầu hết những người đến ngôi đền này xin lộc đều cầu mong được quan Hoàng Mười phù hộ độ trì cho học hành giỏi giang, thi cử đỗ đạt, đường quan lộ được hanh thông, bản thân sớm vươn lên các vị trí lãnh đạo chủ chốt, có quyền lực lớn và được người đời ngưỡng vọng, lưu tiếng thơm lại đời sau.

Đền Ông Hoàng Mười Nghệ An

Đến đền ông Hoàng Mười cầu tài lộc

Theo truyền thuyết dân gian kể lại, ông Hoàng Mười sau khi về trời đã để lại nhiều tiền bạc, tài sản của mình lại chốn nhân gian, ban phát cho những người nghèo, kẻ đói khát. Khi đã trở thành một vị thánh nhân, vị quan Hoàng này cũng thường xuyên hiển linh ban phát tài lộc cho dân chúng trong vùng. Đã nhiều người kể lại việc bản thân nằm mộng được quan Hoàng Mười chỉ bảo cho cách làm ăn và sau đó đều ăn nên làm ra, cửa nhà khấm khá.

Chính từ điều đó, người ta có quan niệm rằng, vào ngày khai hội đền ông Hoàng Mười, cũng là ngày vị thánh nhân này hiển linh, nếu thành tâm cầu khấn, sẽ được quan Hoàng ban phát cho nhiều tài lộc, và từ đó, đền ông Hoàng Mười trở thành địa chỉ cầu tài cầu lộc linh thiêng bậc nhất tại Việt Nam.

Đền Quan Hoàng Mười

Đến đền ông Hoàng Mười để cầu buôn bán thuận lợi

Đền ông Hoàng Mười là một địa chỉ không còn xa lạ với bất kỳ người nào làm kinh doanh. Cùng với đến ông Hoàng Bảy, đền ông Hoàng Mười được coi là một trong hai ngôi đền linh thiêng nhất tại Việt Nam mà bất kỳ người làm nghề buôn bán nào cũng nên ghé thăm ít nhất một lần trong đời.

Nhiều người chia sẻ rằng, họ thấy công việc làm ăn buôn bán của gia đình và bản thân trở lên thuận lợi hơn rất nhiều từ khi đi lễ đền ông Hoàng Mười. Họ cho rằng, mọi thứ mình khấn vái một cách thành tâm tại đây đều dần trở thành hiện thực.

Theo đó, người ta đến đền ông Hoàng Mười để cầu được mua may bán đắt, công việc làm ăn luôn bình an, suôn sẻ, thuận buồm xuôi gió, cửa hàng cửa hiệu nhà mình có đông khách hàng ghé thăm để họ thu được nhiều lợi nhuận nhất có thể.

Đền Ông Hoàng Mười Nghệ An

Cầu bình an – hạnh phúc – sức khỏe

Khi còn tại thế, quan Hoàng Mười luôn hết mình vì hạnh phúc của con dân, và đến khi nhập thánh, vị quan Hoàng này vẫn luôn hiển linh để ban phát cho nhân dân nhiều hạnh phúc.

Vì vậy, nhiều người đến lễ ngôi đền này chỉ đơn giản là cầu mong cho bản thân và gia đình mình luôn được bình an, yên ổn, mọi chuyện dữ hóa lành và gia đình mình có một cuộc sống thật sự hạnh phúc, yêu thương nhau.

Cách sắm lễ khi đi lễ đền Ông Hoàng Mười

Theo nhà đền, nếu đi lễ đền, khách thập phương có thể chuẩn bị những lễ vật đơn giản như hương, hoa, quả tươi, xôi oản hoặc thêm giò, thịt. Khách thập phương cũng có thể chuẩn bị tiền công đức tùy tâm, tốt nhất nên chuẩn bị tiền chẵn để làm công đức thay vì rải tiền lẻ.

Nếu bạn là người có điều kiện, có thể chuẩn bị một mâm lễ với những lễ vật đầy đủ sau:

  • Gà trống luộc nguyên con (có thể thay thế bằng chân giò luộc hoặc thịt heo quay).
  • Xôi (xôi trắng, xôi gấc,..)
  • Rượu (1 chai), nước lọc (1 chai).
  • Tiền dương (tuỳ tâm), hương thơm.
  • Mâm sớ điệp (1 mâm), trầu cau tươi, tiền quan.
  • Vàng quang màu vàng 5 dây (1 mâm).
  • Mâm lễ thờ quan ngũ hổ: dây vàng trắng (1 dây), rượu (1 chai), rượu (5 chén), tiền vàng, hương thơm, tiền dương, muối (1 đĩa), gạo (1 đĩa), trứng gà rửa sạch (5 quả), hoa tươi (1 bó – hoa cúc vàng, hoa hồng,…)
  • Tiền công đức tùy tâm.

Đền Ông Hoàng Mười Nghệ An

Văn khấn khi đi lễ đền Ông Hoàng Mười

“Gươm thiêng chống đất chỉ trời

Đánh Đông dẹp Bắc việc ngoài binh nhung

Hai vai nặng gánh cương thường

Sông Lam sóng cả buồm giương một chèo”

“Đất Nghệ An anh hùng hào kiệt

Tiếng Ông Mười lẫm liệt ngàn xưa

Cung gươm lên ngựa đề cờ

Ra tay gìn giữ cõi bờ Việt Nam”

“Chí anh hùng ra tay cứu nước

Đi tới đâu giặc bước lui ngay

Việt Nam ghi chép sử này

Cung cao điện ngọc đêm ngày khói nhang”

“Năm cửa ô tới Đô Thành

Nam Đàn, Nghi Lộc nức danh Ông Mười”

Đoạn thơ hát khi Ông Hoàng Mười “tái đáo Thiên Thai”:

“Hoa đào rơi rắc lối Thiên Thai

Suối tiễn oanh đưa luống ngậm ngùi

Ngõ hạnh suối đào xa cách mãi

Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng soi

Đá mòn rêu nhạt nước chảy hoa trôi

Ước cũ duyên xưa có thế thôi”

Khi dâng ông miếng trầu têm, văn thường hát:

“Đất lề quê thói Nghệ An

Miếng trầu cau đầu dâng Quan Hoàng Mười”

Và có cả khi văn tấu điệu hò Nghệ Tĩnh để ông vỗ gối ban thưởng:

“Muối đã mặn ba năm còn mặn

Gừng đã cay chín tháng vẫn cay

Ghế ông tình nặng nghĩa dày

Xa xôi đến mấy, ra đây ngự đồng”

“Xứ Nghệ vui nhất Chợ Vinh

Đẹp nhất Bến Thủy, anh linh Ông Mười”.

Văn khấn cá nhân khi đi lễ ông Hoàng Mười

Khấn Nam mô a di đà Phật (3 lần)

Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương đất, con lạy chư phật mười phương.

Con lạy toàn thể chư phật, chư tiên, chư thánh.

Con lạy Quan Hoàng Mười tối linh.

Đệ tử con là: (bạn nêu tên tuổi đầy đủ của mình)

Ngụ tại: (địa chỉ sinh sống của bạn).

Hôm nay là ngày (ngày mà bạn đi đến đền cầu, ngày âm và ngày dương). Chúng con về đây có chút hương hoa, oản quả, lễ mặn hoặc chay ( có lễ gì kêu lễ đó, kêu sai là phải tội) xin dâng lên các chư tiên, chư thánh để cảm tạ ơn đức của các ngài đã phù hộ, độ trì cho chúng con suốt thời gian qua. Thời gian vừa qua, được sự lưu tâm, độ trì của các ngài mà công việc hanh thông, vẹn tròn. Đệ tử chúng con xin cảm tạ các ngài

Hôm nay, chúng con đến đây với tất cả lòng thành kính, xin các ngài phù hộ, độ trì cho chúng con các việc sau: ( xin việc gì thì nói cụ thể).

(Cuối cùng), thay mặt gia đình chúng con, con xin đa tạ Quan Hoàng Mười tối linh và toàn thể các chư tiên, chư thánh.

Khấn lại: Nam mô a di đà Phật ( 3 lần).

Trên đây là thông tin về Đền Ông Hoàng Mười Nghệ An mà Đồ Thờ Hưng Vũ đã tổng hợp. Hy vọng qua nội dung trên các bạn sẽ hiểu được về kiến ttrúc – lịch sử đền Quan Hoàng Mười nơi đây.

Thông tin liên hệ

Đồ Thờ Hưng Vũ

Địa chỉ: 36 Xóm Ngã Tư – Xã Sơn Đồng – Huyện Hoài Đức – Tp. Hà Nội

Hotline – Zalo: 0908.867.888

Số điện thoại: 0907.200.988

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *