Đền Dâu ở đâu? Thờ ai? Sự tích thế nào? Lễ hội bao giờ?

Đền Dâu ở đâu? Sự tích Đền Dâu Quán Cháo bắt nguồn từ đâu? Lễ hội Đền Dâu là lễ hội lớn của dân Việt Nam nhằm tưởng nhớ Liễu Hạnh Công chúa – một vị thánh trong “tứ bất tử”.

Đền Dâu gắn liền với những truyền thuyết, câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn khiến du khách thập phương tò mò đến khám phá.

Sau đây hãy cùng Đồ Thờ Hưng Vũ tìm hiểu các thông tin về Đền Dâu qua nội dung sau nhé!

Giới thiệu về đền Dâu

Đền Dâu hay Đền Dâu Quán Cháo là ngôi đền thờ của Liễu Hạnh Công Chúa được người dân tôn thờ cẩn thận như là một vị thánh “tứ bất tử” thuộc tín ngưỡng tâm linh Việt Nam. Ngoài ra Đền Dâu còn có tên chữ là “Tang Dã Linh Từ” (đền thiêng nương Dâu), đây là nơi chốn linh thiêng gắn liền với nhiều câu chuyện truyền thuyết ly kì rất đặc biệt.

Đền thờ công chúa Liễu Hạnh là người đã hóa thân thành người con gái nhân dân địa phương, giản dị, hướng dẫn người dân tại đây cách trồng dâu và nuôi tằm giúp cuộc sống của người dân có cuộc sống ấm no, ngoài ra người đã giúp nghĩa quân Tây Sơn đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Đền Dâu còn gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử nổi tiếng như:

  • Chúa Trịnh Tùng phò tá của vua Lê thống lĩnh ba đoàn quân vượt đèo Ba Dội để đánh ra Đông Kinh thuộc Hà Nội, đi qua và nghỉ tại Đền Dâu vào năm 1592
  • Hay vào năm 1788 hoàng đế Quang Trung đã cho tập hợp 10 vạn quân tại Tam Điệp và dựng hành cung gần Đền Dâu.

Tháng 9 năm 1952 tại nơi đây đã diễn ra Đại hội chi bộ xã Yên Sơn lần thứ III gồm các xã khác như: Yên Bình, Yên Sơn, Quang Sơn và phần nhỏ thuộc phường Tây Sơn hiện nay, để đưa ra các giải pháp lãnh đạo nhân dân trong xã để chống phá kế hoạch càn quét của thực dân Pháp, xâm lược tại đây.

Đền Dâu

Đền Dâu Quán Cháo ở đâu?

Đền Dâu nằm tại phường Nam Sơn, thành phố Tam Điệp, cách Ninh Bình khoảng 15 km về hướng Nam.

Đền Dâu tọa lạc tại một vị trí đắc địa có phong thủy đẹp, ngôi đền nằm ở hướng đông nam trên một quả đồi cao, phía trước đền là núi Hồng Ngọc hùng vĩ, phía sau lưng là núi Chong Đèn làm hậu chẩm, phía bên trái là núi Ngang (Hoành Sơn) làm Thanh Long, phía bên phải là đền có núi Béo làm Bạch Hổ.

Vị trí Đền Dâu tại Ninh Bình

Sự tích Đền Dâu

Sự tích Đền Dâu được gắn với truyền thuyết về bà chúa dạy dân trồng dâu nuôi tằm, dệt vải, phụ giúp vua Lê đánh dẹp nhà Mãn Thanh. Đền Dâu là nơi thờ Liễu Hạnh công chúa, tức mẫu Liễu Hạnh. Mẫu là một vị thánh trong “tứ bất tử” trong quan niệm của người Việt.

Sau mẫu lại hiển linh giúp vua Quang Trung đại phá 29 vạn quân Thanh xâm lược, giải phóng thành Thăng Long, thống nhất đất nước vào mùa xuân năm Kỷ Dậu. Người dân ghi nhớ công ơn của Mẫu đã lập đền thờ hàng năm hương khói cúng lễ, và gọi tên đền này là đền Dâu. Ngoài mẫu Liễu Hạnh, đền còn thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo và hệ thống hoàng cô hoàng cậu theo tục thờ ở điện, phủ mẫu.

Quán Cháo – Đền Dâu – Đồng Giao là những địa danh nổi tiếng, gần gũi với người dân Việt Nam từ bao đời, và đã đi vào lịch sử và ca dao cổ lưu truyền đến ngày nay.

Cách thủ đô Hà Nội khoảng 110 km, đền Dâu thuộc địa phận phường Nam Sơn và Tây Sơn, thành phố Tam Điệp, là một trong những điểm tham quan tại Quần thể danh thắng Tràng An thu hút khách du lịch ghé thăm.

Để tưởng nhớ công ơn của Thánh Mẫu và tin rằng người sẽ luôn ban phước và an lành cho nhân dân, người dân cố đô đã tỗ chức Lễ hội đền Dâu trang nghiêm với quy mô lớn mỗi năm.

Kiến trúc tại Đền Dâu

Đền Dâu tọa lạc ở nơi “phong thủy hữu tình” trên một khu đất cao hướng Đông Nam. Trước đền có núi Hồng Ngọc làm án, phía sau có núi Chong Đèn làm hậu chẩm, bên trái có núi Ngang (Hoành Sơn) làm Thanh Long và bên phải đền có núi Béo làm Bạch Hổ.

  • Tại Đền Dâu gồm có 3 cung chính: Đệ Tam, Đệ Nhất, Đệ Nhị.

Bước vào bên trong ngôi đền bạn sẽ bắt gặp lối kiến trúc hình chữ nhị và hậu cung hình chôi vồ rất phổ biến trong những ngôi đền cổ ngày trước. Dạo bước qua bậc tam cấp, bạn sẽ có dịp chiêm ngưỡng những nghệ thuật điêu khắc “tuyệt đỉnh”, đậm chất Bắc Bộ của hệ thống cửa cánh quay, bẩy hiên chạm rồng, ngưỡng cửa đá chạm hoa cúc, rồng, mái đền trang trí hoa văn lá đề độc đáo.

Đền Dâu được thiết kế theo kiến trúc bề thế, bước chân vào chính giữa sẽ thấy đầu tiên là cung Đệ Tam. Tại đây được thiết kế 4 hàng đều bằng gỗ lim hiếm, được kê thành các chân tảng đá cao khoảng 40cm, được chạm khắc tỷ mỉ hoa văn uốn lượn, cây lá. Tổng cộng bao gồm 16 cột quân và 8 cột cái. Tất cả đều được làm hoàn toàn bằng gỗ lim quý hiếm.

  • Cung đệ tam đặt bàn thờ Ngũ Vị Tiên Ông được xây dựng theo lối truyền thống xa xưa. Cung có 4 hàng cột lim, kê trên các chân tảng đá cổ bồng cao 40cm, chạm khắc hoa văn cây lá tinh xảo. Gian giữa của cung đệ tam treo bức đại tự “Tang dã linh từ” (đền thiêng nương dâu), bên trái có bức “Phúc tý Ninh Bình” (giáng phúc và che chở cho Ninh Bình), và bên phải có bức “Tối Linh Từ” (đền rất thiêng) toát lên vẻ uy nghiêm, tráng lệ của ngôi đền.
  • Tiếp đến là cung đệ nhị – nơi thờ Hội đồng tứ phủ (Thiên phủ, Nhạc phủ, Địa phủ và Thoải phủ). Bên trái là bàn thờ Chầu Đệ Tứ, Ông Hoàng Mười, Quan Hoàng và Hội Đồng nhà Trần; bên phải là bàn thờ Cô Chín, Ông Hoàng Bảy và cậu bé. Ở cung đệ nhị này có 12 cột đá xanh, vuông nguyên khối cao khoảng 2 m chạm khắc các câu đối ngợi ca, tán dương công đức Thánh Mẫu trợ giúp quân Tây Sơn đánh giặc và sự tích Hoàng đế Quang Trung bái kiến đền.
  • Và cuối cùng, đi sâu vào ngôi đền Dâu, bạn đã đến cung đệ nhất nơi thờ Tam Tòa Thánh Mẫu. Tượng thờ Thánh Mẫu được đặt trọng một long khám lớn sơn son thếp vàng tráng lệ. Pho tượng giữa là Mẫu đệ Nhất Thượng Thiên (Quỳnh Hoa công chúa – Liễu Hạnh) bằng đồng; hai bên đặt tượng Mẫu đệ Nhị Thượng Ngàn (Tiên nữ Quế Hoa) và Mẫu Tam Thoải (Tiên nữ Ngọc Hoa) bằng gỗ. Ba pho tượng Mẫu ngự trên toà mang ý nghĩa “Tam sinh tam hóa” của Mẫu Liễu Hạnh.

Thời gian tổ chức lễ hội Đền Dâu Quán Cháo

Hằng năm, người con đất Ninh Bình tổ chức Lễ hội đền Dâu vào 15 tháng giêng và kéo dài đến hết mùng 3 tháng 3 Âm lịch, thu hút hàng ngàn du khách thập phương đến tham dự.

Tương truyền rằng, vào ngày này nơi đây diễn ra ngày hội đặt hom dâu và cũng là ngày mừng Vua Quang Trung chiến thắng khải hoàn trở về. Dù ngày Rằm mới bắt đầu khai lễ nhưng từ đầu tháng giêng, người dân đã nô nức đến hành hương, thắp nhang, thành kính dâng lễ để cầu một năm mới bình an, gia đình êm ấm, hạnh phúc.

Đây cũng là dịp để bạn đến khám phá Ninh Bình đấy.

Đến nay, vùng đất Ninh Bình vẫn còn truyền miệng câu ca dao nhắc nhở con cháu nhớ ngày Lễ hội đền Dâu:

“Dù ai đi đâu về đâu

Nguyên tiêu lễ hội đền Dâu thì về

Dù ai bận rộn trăm bề

Nguyên Tiêu lễ hội thì về đền Dâu”

Khám phá nét đặc sắc của Lễ hội Đền Dâu

Ngày trước, Lễ hội đền Dâu có 4 nghi lễ đó là có tục rước tượng, kéo chữ “Mẫu Nghi thiên hạ”, “Thiên hạ thái bình” và “Lý Nhân vi mỹ”, lễ và tế nữ quan. Tuy nhiên, tục rước tượng và kéo chữ đã bị thất truyền. Đền Dâu có những nghi thức thờ cúng cơ bản như hầu bóng, tôn lô nhang và trình đồng để cầu mong đức Thánh Mẫu và chư vị thần thánh ban phước lành, an yên và tài lộc cho con dân trăm họ.

Theo tục lệ của Lễ hội đền Dâu, trước khi đến dâng lễ cầu an ở đền Dâu, bạn phải ghé qua đền Quán Cháo trình tên tuổi trước cửa cha, cửa mẹ. Khi bước vào đền Dâu, bạn phải khấn vái trước bát hương lớn đặt bên ngoài đền. Đây là nghi lễ chứng xin các quan cai quản đền Dâu chứng giám và tiếp độ cho gia tiên dòng họ.

Sau đó, để tỏ lòng thành kính bạn sẽ dâng mâm lễ với những lễ vật thật đẹp và mang ý nghĩa nhất lên bàn thờ tại cung giữa. Mâm lễ vật được bao gồm hoa quả, cơi trầu, thẻ hương, giấy tiền vàng bạc, cút rượu, xôi thịt, cánh sớ và quanh oản nghệ thuật màu sắc lộng lẫy. Tiếp đến, bạn sẽ thắp hương và đọc bài văn khấn. Đến khi hết một tuần hương bạn có thể khấn, vái lạy xin Thánh Mẫu cho hạ lễ.

Có một điểm lưu ý muốn nhắc bạn là hoa quả, bánh kẹo trong mâm lễ bạn được phép mang về nhà, còn giấy sớ, tiền vàng thì đem đi đốt tại lò hóa sớ của đền Dâu.

Đền Dâu

Kinh nghiệm đi Đền Dâu cầu tài lộc

Theo người địa phương thì khi tới tham quan Đền Dâu thì du khách thập phương nên đến đền trình Quán Cháo trước khi lễ đền Dâu.

Theo lệ đi lễ của con hương mỗi dịp đầu năm hay trong mùa lễ hội, thì trước khi đến đền Dâu cúng lễ, phải đến đền Quán Cháo và trình tên tuổi trước cửa cha, cửa mẹ. Cũng bởi vậy mà đền Quán Cháo được nhiều con hương gọi là đền trình Quán Cháo. Hai đền này không nằm trong cùng một khuôn viên mà cách nhau khoảng 1km.

Trình tự dâng lễ

Khi bước vào đền, bạn nên khấn vái bát hương đặt bên ngoài đền trước. Lễ này để chứng xin các quan cai quản đền Dâu chứng giáng và tiếp độ cho gia tiên dòng họ được vào đền.

Tiến bước vào đền, bạn đặt mâm lễ đã chuẩn bị vào ban thờ tại cung chính giữa hoặc cung trong rồi rồi đọc văn khấn.

Sau đó, bạn chờ hết một tuần hương rồi hạ lễ. Trong lúc chờ đợi bạn có thể đi dạo tản mát trong đền. Khi hạ lễ, hoa quả, bánh kẹo có thể mang về, còn giấy sớ, tiền vàng thì đem đi hóa tại lò hóa sớ của đền.

Văn khấn

Văn khấn khi tới Đền Dâu lễ cho du khách như:

Nam mô a di đà phật! (3 lần)

Hương tử chúng con thành tâm kính lạy đức Hiệu Thiên Chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Huyền cung cao Thượng đế.

Kính lạy

Đức Cửu Trùng Thánh Vân lục cung công chúa

Đức Thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng công chúa, sắc phong Chế Thắng Hỏa Diệu Đại Vương, gia phong Tiên Hương Thánh mẫu

Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều Mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương

Đức đệ tam Thủy phủ, Lân nữ Công Chúa

Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vị chầu bà, năm tòa quan lớn Mười dinh các quan, mười hai Tiên Cô, mười hai thánh cậu, Ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch Xà Đại tướng.

Hôm nay là ……………..

Tín chủ con là ………..

Ngụ tại:………………..

Cùng toàn thể gia đình đến điện (phủ, đền) chấp tay kính lễ khấu đầu vọng bái.

Lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha kính dâng lễ vật con cúi xin các ngài xét thương cứu độ cho gia đình con tiêu trừ tai nạn điều lành thường tới, cầu tài được tài, cầu lộc được lộc, cầu bình an được bình an.

Nam mô a di đà phật! (3 lần)

Chú ý, đây là bài khấn nôm cho những con hương đi lễ nhà thánh, nhà ngài còn những thầy đồng chuyên lễ lạy thì sẽ sử dụng bài khấn khác đầy đủ và chi tiết hơn rất nhiều.

Một số lưu ý khi tới Đền Dâu

Lễ hội đền Dâu ở vùng đất cố đô Ninh Bình luôn chào đón tất cả du khách trong và ngoài nước đến tham gia và dâng lễ cầu an. Để có trải nghiệm lễ hội trọn vẹn và ý nghĩa nhất

  • Chọn những trang phục lịch sự và kín đáo. Mặc quần dài, áo dài tay hoặc váy dài qua gối, màu sắc trang nhã khi tham gia lễ hội để giữ bầu không khí tôn nghiêm của buổi lễ đền Dâu.
  • Không gây ồn, làm mất trật tự an ninh trong lúc hành lễ cũng như đi tham quan ngôi đền.
  • Giữ gìn vệ sinh trong khuôn viên và bên ngoài đền, tránh làm mất mỹ quan.
  • Nói không với những hành động chiếm đoạt lễ vật cúng tế để cầu may hay lấy lộc.
  • Bảo quản tư trang cá nhân cẩn thận, không nên mang nhiều tiền mặt hay trang sức quý giá để phòng kẻ gian trộm cắp trong lúc lễ hội diễn ra.

Lễ hội đền Dâu là kết tinh của giá trị lịch sử và tâm linh sâu sắc của vùng đất cố đô Ninh Bình cổ kính. Đây là nơi linh thiêng được người dân trên mọi miền đất nước về đây cầu an dịp đầu năm. Vậy, bạn còn chần chờ gì nữa mà không bỏ túi bản đồ du lịch Ninh Bình vào độ đầu Xuân và nhất định hãy đến tham dự lễ hội này nhé!

Trên đây là một số thông tin về Đền Dâu mà Đồ thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn về một ngôi đền nằm nằm cách Ninh Bình khoảng 15km về phía Nam. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về Đền Dâu Quán Cháo này nhé!

Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các ngôi Đền khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *