Đạo bà la môn là gì? Tìm hiểu, khám phá về đạo Bà La Môn

Đạo bà la môn? Xã hội hình thành rất nhiều tôn giáo dựa vào đặc trưng đời sống của nhiều vùng khu vực khác nhau. Bài viết này dành riêng những trang viết để giới thiệu đến bạn thông tin về đạo Bà La Môn. Qua việc hiểu rõ Đạo Bà La Môn là gì, bạn sẽ tìm thấy những đặc sắc trong nền tảng hệ thống tôn giáo trên thế giới.

Đạo Bà La Môn là gì?

Bà La Môn có phiên âm tiếng Phạn là Brahma, chỉ đẳng cấp/hạng người ở đất nước Ấn Độ. Đó chính là từ chỉ những triết gia, tu sĩ, người lãnh đạo tôn giáo, học giả. Đây cũng là tầng lớp được dân chúng vô cùng kính trọng, tôn sùng. Nói về đạo Bà La Môn là gì, có vô số những điều thú vị về đạo này để những ai yêu thích khám phá bản sắc dân tộc, nền văn hóa thế giới có thể thỏa sức khám phá.

Cụ thể, đạo Bà La Môn là tôn giáo cổ tại đất nước Ấn Độ, cổ đến mức nó tồn tại trước cả thời Thích Ca Mâu Ni Phật.

Đạo Bà La Môn ra đời như thế nào?

Nguồn gốc khởi phát của đạo Bà La Môn chính là Vệ Đà giáo cũng là một tôn giáo của Ấn Độ và trong lịch sử tôn giáo nhân loại, Vệ Đà giáo cũng là tôn giáo cổ nhất của xã hội loài người.

Ngoài tên gọi là Bà La Môn, đạo này còn được gọi với các tên khác như Ấn Độ giáo hay rút gọn hơn là Ấn giáo. Đạo đã hình thành ở đất nước Ấn Độ vào khoảng năm 1500 TCN, thậm chí nhiều tài liệu còn cho biết có thể còn xuất hiện sớm hơn nữa. Thời gian xuất hiện trước Phật giáo ít nhất cũng chừng 1000 năm.

Hiện nay, con người còn được chiêm ngưỡng rất nhiều kiến trúc cổ nổi tiếng ở xứ Ấn hay tại nhiều nước Đông Nam Á, gần gũi nhất là Tháp Chàm Việt Nam, Angkor Watt, Konarac, Loro Jong Grang, … và thưởng thức nhiều tác phẩm triết học vĩ đại của Ấn Độ như Mahabharata, Ramayana. Tất cả các công trình này đều có nguồn gốc phát triển là đạo Bà La Môn.

Đạo bà la môn

Người sáng lập và các khía cạnh của đạo 

Đạo Bà La Môn do ai sáng lập?

Vì xuất hiện và tồn tại từ rất cổ xưa, cách đây cả hàng triệu năm  nên các thế hệ sau không ai có thể xác định được giáo chủ của đạo. Người được tôn sùng cao nhất sẽ là những bậc chân sư đắc đạo. Họ được gọi là Guru và có trách nhiệm hướng dẫn tâm linh cho những tín đồ theo đạo.

Các khía cạnh của đạo Bà La Môn

Màu sắc Bà La Môn

Đạo là tôn giáo thuộc vào loại pantheism, tức phiếm thần, có sự hòa lẫn với yếu tố polytheism (đa thần). Bậc tối cao của đạo được cho là Tam vị nhất thể (một Trimurti) ở ba ngôi là Brahma (Đấng sáng tạo), Shiva (Đấng hủy diệt) và đáng Vishnu (Đấng bảo tồn).

Trong đạo có nhiều bộ kinh được sử dụng phục vụ cho các tín đồ theo đạo được truyền giảng thuyết pháp. Gồm có Kinh Phệ đà (Vedas), kinh Áo nghĩa thư (Upanishads), kinh Chí tôn ca (Bhagavad), …

Vũ Trụ quan và Nhân sinh quan

Trong đạo, thực tại đã sinh thành, bảo vệ, lưu giữ vạn vật và toàn vũ trụ chính là Brahman, giống như cách người Trung Quốc định nghĩa và hiểu về Đạo hoặc Hy Lạp nhắc tới Logos. Về nhân sinh quan của Bà La Môn, con người được cho là bị ràng buộc trong sự ngu dốt, huyễn hoặc, huyền ảo thế nhưng vẫn có thể thoát ra được.

Một đời người, theo như quan điểm của Bà La Môn, sẽ tồn tại vì 4 mục đích sau đây:

Hoàn thành nghĩa vụ theo luân lý, tôn giáo và pháp luật – Dharma

Mưu sinh, tiến đến sự thành đạt – Artha

Thỏa mãn ham muốn trong khuôn khổ của sự tiết chế, biết cách thể hiện mọi thứ điều độ – Kama

Thoát khỏi vòng luân hồi – Moksa.

Ngoài 4 mục đích, con người cũng phải trải qua hết 4 giai đoạn cuộc đời là học tập, gia đình – sự nghiệp, tâm linh, thoát ly để tu hành.

Luân lý của đạo

Theo Bà La Môn, đời người sẽ có 3 trọng ân là ơn đối với trời, ơn thứ hai đối với tổ tiên và ơn thứ ba dành cho thầy. Tương đương với ba trọng ơn này chính là 3 con đường cần hoàn thành trọn vẹn, một là phụng sự, hai là trí tuệ và ba là sùng tín đối với đạo trời.

Theo đạo Bà La Môn, con người được giảng thuyết phải giữ được 10 điều răn quan trọng nhất. Mọi thứ tham sân si, giết chóc trên thế gian đều phải tránh, không được vi phạm phải. Đồng thời phải sống có niềm tin tín ngưỡng, tuân theo mệnh trời.

Nghi lễ của đạo Bà La Môn

Đạo Bà La Môn hoạt động với 5 thánh lễ chính bao gồm lễ Mahashivarati được tổ chức vào trung tuần tháng 2; lễ Holi tổ chức trong mùa xuân, chọn thời điểm thích hợp mà tổ chức.

Tiếp đến còn có lễ Ram Navami làm vào cuối tháng 3. Hai lễ làm trong tháng 11 gồm có Dussehra đầu tháng và giữa tháng là Diwali. Vào những ngày lễ này, người tín đồ của đạo có thể hành lễ ở trong các đền thờ của đạo hoặc tại nhà riêng của mình cũng được.

Sự phát triển của Đạo Bà La Môn trên thế giới

Đạo Bà La Môn có ở những đâu?

Hàng trăm triệu tín đồ đến từ khắp các quốc gia trên thế giới theo đạo Ấn giáo này, Từ sớm, đạo đã có mặt và tạo sức ảnh hưởng trong đời sống của người dân xứ Sri Lanka và tại các quốc gia khu vực Đông Nam Á, điển hình là Lào, Thái Lan, Mã Lai, Campuchia, Philippines, Indonesia và có cả Việt Nam ta. Đạo cũng được tôn sùng tạo một vài quốc gia Phương Tây như Mỹ, Anh.

Đạo bà la môn

Bà La Môn tại Việt Nam

Qua những khám phá đạo Bà La Môn là gì, rõ ràng chúng ta nhìn thấy trong hành trình phát triển của đạo này đã ảnh hưởng tới nhiều quốc gia trên thế giới. Việt Nam là một trong số đó.

Nhiều nhà nghiên cứu nói rằng đạo Bà La Môn được du nhập rất sớm vào Chăm – pa cổ. Người ta tìm thấy dấu vết ở nhiều tấm bia có ghi chữ Phạn tại các vùng Phú Yên và Quảng Nam.

Theo dòng lịch sử, từ thế kỷ thứ 2 đến 9 sau Công nguyên, đạo luôn nhận được sự coi trọng của nhiều triều đại Bà La Môn. Nhưng đạo không đến với tầng lớp dân chúng mà chỉ được tôn sùng bởi các tầng lớp bao gồm vua chúa, quan lại quý tộc, tăng lữ Bà La Môn. Sở dĩ không du nhập được đến tầng lớp dân chúng thấp cổ bé họng là bởi người dân chỉ theo tầng lớp truyền thống bản địa.

Cũng vì thế cho nên khi không còn tồn tại tầng lớp vua chúa quý tộc người Chăm nữa thì cũng đồng nghĩa với việc đạo Bà La Môn đã mất đi vị thế của mình.

Chính người Chăm đã dứng ra làm chủ trong việc lựa chọn tôn giáo cho mình. Họ sàng lọc để loại bỏ những thứ không phù hợp từ giáo lý Bà La Môn. Thay vào đó, họ đưa các giá trị truyền thống bản địa để tạo ra tôn giáo riêng cho dân tộc, tức Bà La Môn giáo thuộc về người Chăm, dân chúng Chăm.

Những người dân tộc Chăm theo đạo Bà La Môn sau khi đã được cải biên lại sẽ được gọi là Chăm Rặt hay Chăm Bà La Môn.

Người Chăm Rặt sinh sống tại hai tỉnh nước ta là Bình Thuận và Ninh Thuận. Các giáo lý, luật lệ trong đạo không rõ ràng, không theo hệ thống, càng không giữ trọn vẹn theo giáo luật nguyên thủy Bà La Môn nữa. Thay vào đó, nó đã được bản địa hóa, quyện vào chính những tập quán, tục lệ, phong tục của chính người dân dân tộc Chăm.

Tuy nhiên, các giáo luật nguyên thủy lại hoàn toàn không biến mất hẳn mà tồn tại ở dạng quan niệm về tôn giáo, tín ngưỡng. Nếu đi sâu tìm hiểu về đời sống văn hóa của con người Chăm, bạn sẽ thấy bóng dáng của đạo Bà La Môn cổ ảnh hưởng lớn tới nền văn hóa của người Chăm, thể hiện qua dấu ấn của những công trình từ kiến trúc xây dựng đến nội dung.

Trên đây là thông tin về đạo bà la môn mà Đồ Thờ Hưng Vũ đang cung cấp. Hy vọng qua nội dung trên các bạn sẽ lựa chọn được bàn thờ Huế ưng ý

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất nhé!

Thông tin liên hệ

Đồ Thờ Hưng Vũ

Địa chỉ: 36 Xóm Ngã Tư – Xã Sơn Đồng – Huyện Hoài Đức – Tp. Hà Nội

Hotline – Zalo: 0908.867.888

Số điện thoại: 0907.200.988

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *