Tượng Văn Thù Bồ Tát Và Tượng Phổ Hiền Bồ Tát Gỗ Mít Sơn Son Thếp Vàng Đẹp .
Tượng Văn Thù Phổ Hiền Bồ Tát
Phổ Hiền và Văn Thù là hai đại Bồ tát được nói đến nhiều trong kinh Hoa Nghiêm.
Nếu như Quán Thế Âm và Đại Thế Chí là hai bậc Đại Bi, Đại Dũng thì Phổ Hiền là Đại Hạnh và Văn Thù là Đại Trí.
Ngài Phổ Hiền tượng trưng cho CHÂN LÝ,
còn Văn thù tượng trưng cho CHÂN TRÍ, lý trí dung thông.
Phổ Hiền tượng trưng cho tam muội, còn Văn Thù tượng trưng cho Bát Nhã.
Phổ Hiền tượng trưng cho hạnh, còn Văn Thù tượng trưng cho giải.
Phổ Hiền tượng trưng cho từ bi, còn Văn Thù tượng trưng cho trí tuệ.
Do đó, đức Phật dùng chân trí thâm đạt chân lý hoặc dùng Bi,
Trí viên mãn cho nên hai Ngài thường có mặt bên phải và bên trái đức Phật Thích Ca.
1 , Tượng Phổ Hiền Bồ tát Sơn Son Thếp Vàng Đẹp .
Tượng Văn Thù Phổ Hiền Bồ Tát
a) Hình tướng:
Bồ tát ngồi trên voi trắng sáu ngà
. Voi trắng tượng trưng cho trí huệ vượt chướng ngại, sáu ngà tượng trưng cho sự chiến thắng sáu giác quan.
Voi sáu ngà là tượng trưng cho Lục độ: Bố thí, Trì giới, Tinh tấn, Nhẫn nhục, Thiền định và Trí huệ.
Ngài chèo thuyền Lục độ để cứu vớt chúng sinh đang chìm đắm trong bể khổ.
Mặc dù bể khổ thì rộng lớn mênh mông còn chúng sinh thì vô lượng
nhưng Ngài vẫn không ngại nhọc nhằn tiếp tục cứu vớt chúng sinh từ kiếp này sang kiếp khác.
Với chiếc chèo bố thí, cánh buồm tinh tấn, mục tiêu thiền định, tay lái trí tuệ,
Ngài luôn luôn kiên nhẫn tiến tới mà chẳng ngại sóng gió để cứu giúp chúng sinh.
Tùy khí của Ngài chính là viên bảo châu mà Ngài thường cầm nơi tay trái hoặc tay phải cầm hoa sen, trên đóa hoa là viên bảo châu.
Trong hệ thống Ngũ Phật, Phổ Hiền nằm trong nhóm của Phật Đại Nhật.
Biểu tượng của Bồ tát Phổ Hiền là ngọc như ý, hoa sen, có khi là trang sách ghi thần chú của Bồ tát.
2, Tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ tát Sơn Son Thếp Vàng Đẹp
Tượng Văn Thù Phổ Hiền Bồ Tát
a) Hình tướng:
Văn Thù Sư Lợi dịch âm là Mạn thù thất lỵ,
thường được gọi tắt là Văn Thù, dịch là Diệu Đức, Diệu Cát Tường,
cũng có lúc được gọi là Diệu Âm. Diệu Đức được hiểu là mọi đức đều tròn đầy.
Văn Thù là vị Bồ tát tượng trưng cho kinh nghiệm giác ngộ, đạt được bằng phương tiện tri thức.
Văn Thù Bồ tát thường ngồi trên lưng sư tử xanh.
Ở đây, hình ảnh sư tử xanh là biểu thị cho uy lực của trí tuệ.
Vì sư tử vốn là loài thú chúa ở rừng xanh, có sức mạnh và uy lực hơn tất cả các loài thú khác.
Cho nên, lấy hình ảnh sư tử để biểu trưng cho năng lực vô cùng của trí tuệ.
Đó cũng là trí của Phật. Bồ tát Văn Thù nhờ trí này
nên đã chuyển hóa những vô minh, phiền não, những ý niệm chấp ngã, pháp trở về vô lậu và chứng chân thật tính.
Chúng ta thờ tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ tát là để hướng về trí tuệ sẵn có của chúng ta.
Vô minh, ái dục đã đưa chúng ta lặn hụp trong vòng sinh tử luân hồi, chịu chồng muôn nỗi khổ đau.
Chúng ta hãy thức tỉnh để quay về với trí tuệ sẵn có của mình và dùng thanh gươm trí tuệ chặt đứt lưới tham ái để vượt ra khỏi bể khổ thâm sâu.
Vâng, chỉ có trí tuệ mới có đủ công năng cứu chúng ta ra khỏi vòng luân hồi nghiệp báo.
Thêm nữa, Bồ tát là tấm gương sáng cho lợi tha,
chúng ta phải dùng lưỡi kiếm trí tuệ này để cứu thoát mọi người trước kẻ thù phiền não, của con rắn độc tham sân si. C
ó thực hành được như vậy, mới xứng đáng đảnh lễ đức Văn Thù Sư Lợi tay cầm kiếm, mình mặc giáp, ngồi trên lưng sư tử.
Công đức ở trong tự tính chẳng phải bố thí, cúng dường mà có được.
Cho nên nói phước chẳng bằng công đức, bố thí chẳng kịp trì kinh là vậy.
Tượng Văn Thù Phổ Hiền Bồ Tát
Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.