Hiển thị 1–12 của 35 kết quả

Bàn thờ ông địa hay bàn thờ thần tài hiện là một trong những sản phẩm thờ cúng dễ dàng có thể tìm thấy tại các gia đình, cửa hàng hay doanh nghiệp. Khi bài trí, bạn cần cẩn trọng trong việc chọn hướng và tìm hiểu xem bàn thờ thần tài gồm những gì để chuẩn bị cho chu đáo.

Bởi theo quan niệm dân gian, bàn thờ thần tài ông địa càng được chăm chút thì chuyện làm ăn, kinh doanh sẽ càng phát tài phát lộc.

Đồ Thờ Hưng Vũ sẽ tư vấn mọi thông tin xoay quanh việc lập bàn thờ thần tài, bao gồm: cách chọn vị trí, hướng đặt, bàn thờ thần tài gồm những gì, sắp xếp, bài trí ra sao để tốt theo phong thủy và lưu ý quan trọng để tránh hao tán tiền của khi lập bàn thờ thần tài.

Cùng tìm hiểu sau đây nhé!

✅ Tên gọi ⭐ Bàn thờ ông địa, bàn thần tài
✅ Chất liệu ⭐ Gỗ mít, gỗ dổi, gỗ hương
✅ Kích thước ⭐ Thiết kế theo yêu cầu
✅ Vận chuyển ⭐ Miễn phí nội thành

Bàn thờ ông địa – thần tài là gì?

Từ xa xưa cho đến nay, thờ cúng Thần Tài – Thổ Địa đã trở thành một nét đặc trưng trong văn hóa tâm linh của người Việt.

Tuy nhiên, ít ai biết đến nguồn gốc của hai vị thần này và ý nghĩa khi thờ cúng Ông Địa – Ông Thần Tài.

Ông Địa là ai?

Ông Địa hay còn được gọi với tên gọi Thổ Công. Đây là một trong những vị thần chuyên cai quản đất đai nơi mà ông đang ngự trị (nghĩa là nơi ông được thờ cúng). Bất cứ vùng đất nào cũng có Thổ Công trông giữ. Nói “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá” chính là như thế.

Mỗi gia đình, mỗi mảnh đất đều được một ông thần Thổ Địa cai quản và trông giữ. Do vậy, dân gian thường lưu truyền việc thờ cúng Thổ Địa bởi họ tin rằng đất đai vững vàng thì mới có thể ổn định làm nông nghiệp. Từ đó, có thể thuận buồm xuôi gió kiếm kế sinh nhai, tạo ra một cuộc sống đủ đầy và no ấm.

Ngày nay, tùy vào văn hóa của từng vùng miền mà hình ảnh Ông Địa có thể được miêu tả dưới những dáng hình khác nhau. Nhưng nhìn chung, phổ biến vẫn là hình ảnh Ông Địa với vẻ mặt phúc hậu, chiếc bụng to tròn, chễm trệ ngồi với nụ cười khoái chí. Thần Thổ Địa không chỉ là một vị thần lưu truyền trong tinh thần của dân gian, mà còn rất được tôn trọng trong Phật giáo.

Bàn thờ ông địa gỗ hương

Ông Thần Tài là ai?

Ở nước ta, ông Thần Tài thường sở hữu hình tượng hiền lành và phúc hậu. Hình ảnh phổ biến nhất của ông Thần Tài thường là nhân vật ngồi trên ghế vàng, râu tóc bạc phơ, khuôn mặt với nụ cười tươi, trên tay cầm một thỏi vàng.

Theo quan niệm từ xưa, Thần Tài là một vị thần có khả năng mang lại may mắn, tài lộc cho nhân dân. Ông cũng chuyên trông coi tài sản và tiền bạc. Do vậy, thờ cúng Thần Tài luôn rất được coi trọng với quan niệm công việc kinh doanh buôn bán sẽ ngày càng thuận lợi và phát đạt.

Có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh của vị Thần Tài dù đang ở bất cứ nơi đâu. Ông được thờ trong mỗi gia đình, ở mỗi cửa hàng buôn bán, cơ sở kinh doanh, công ty…

Bàn thờ thần tài gỗ mít

Sự tích về bàn thờ thần tài – bàn thờ ông địa

Người Việt từ xa xưa lập ra bàn thờ ông địa thần tài với mong muốn gửi đến vị thần này những mong muốn, nguyện vọng của mình trong thời gian tới. Vì đây là vị thần chuyên cai quản tài lộc, tiền bạc nên người dân cũng thường khẩn cầu để ngài ban cho nhiều lợi lộc, sự sung túc và giàu có.

Thần Tài vốn là một vị thần sống trên Thiên đình, hàng ngày ông có nhiệm vụ kiểm kê, cai quản tiền bạc, tài lộc của nhân gian. Thế nhưng vị thần này có tính hay uống rượu. Kết quả là trong một lần say ngài đã rơi xuống dương gian, đập đầu vào đá khiến đầu óc không được minh mẫn, quên mất thân phận của mình. Ngài thường đi lang thang khắp nơi, dân chúng nhìn thấy tưởng người điên nên lột hết mũ áo của ngài.

Thần Tài ngày ngày đi ăn xin và ngài thường xuyên đi đến các quán có món yêu thích là vịt quay, heo quay. Chủ quán nhân lúc ế ẩm bèn mời ngài vào coi như bố thí cho một người ăn xin.

Ai ngờ từ đó buôn bán đắt đỏ, khách vào nườm nượp suốt cả ngày. Tuy nhiên, do Thần Tài ngày ngày đến ăn chực nên vị chủ quán đó đuổi ngài đi. Từ đó chuyện kinh doanh ế ẩm, cả ngày vắng hoe không có một bóng khách nào.

Thấy sự lạ các hàng quán xung quanh cũng đua nhau mời Thần Tài đến ăn uống và ngài cứ vào quán nào thì quán đó buôn may bán đắt. Từ đó dân chúng tranh giành hậu đãi ngài, cũng thường xuyên đem quần áo mới đến biếu tặng cho ngài vui lòng.

May thay ngài được tặng lại đúng bộ quần áo Thiên đình năm xưa, khi mặc vào ngài nhớ lại thân phận thật của mình và bay về trời. Dân chúng lấy ngày ngài về trời là mùng 10 tháng Giêng để làm ngày Vía Thần Tài. Người ta cũng lấy luôn món yêu thích gà quay, heo quay ban đầu ngài ăn để thờ cúng.

Bàn thờ thần tài gỗ mít

Bàn thờ ông địa là gì?

Thần Tài là một vị thần trong văn hóa tín ngưỡng Việt Nam và ở một số nước phương Đông. Đây là vị thần theo quan niệm dân gian sẽ đảm nhiệm việc trông coi tiền tài cho gia chủ và đem lại nhiều may mắn.

Thổ Địa (còn được gọi là Thổ Công hoặc Ông Địa) trong văn hóa tín ngưỡng là một vị Thổ thần cai quản một vùng đất nào đó. Trong phạm vi gia đình, thì Thổ Địa là một trong những vị thần cai quản trong gia đình.

Việc thờ cúng Thần Tài, Thổ Địa mang đậm dấu ấn của văn hoá tín ngưỡng dân gian. Mặc dù Thần Tài được xem là một hình tượng khác của Thần Đất nhưng mang yếu tố tâm linh giúp con người làm ăn phát đạt, cho nên người ta không thờ Thần Tài một mình mà thường thờ chung với Thổ Địa. Trong những gia đình làm ăn buôn bán, kinh doanh, người ta luôn thờ cúng hai vị này quanh năm.

Bàn thờ ông địa gỗ gụ

Ý nghĩa tâm linh của bàn thờ Thần Tài

Bàn thờ Ông Địa Thần Tài được sử dụng với mục đích thờ cúng 2 vị thần mang tài lộc, may mắn. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về ý nghĩa tâm linh của việc thờ tự này, mời bạn theo dõi những thông tin dưới đây.

Thổ Địa

Thổ Địa hay còn được gọi là ông Địa hay Thổ Công. Đây là một trong những vị thần cai quản vùng đất theo văn hóa tín ngưỡng tốt đẹp của người Việt Nam. Tương truyền rằng, ở mỗi mảnh đất trong gia đình đều có một vị thần cai quản, đó là thổ Địa.

Bên cạnh đó, đây còn là vị thần đại diện cho người thống trị đất đai, mang đến những điều bình yên cho các thành viên trong gia đình.

Thần Tài

Thần Tài theo tín ngưỡng Việt Nam xưa được chia là 2 loại:

  • Văn Thần Tài sẽ bao gồm 2 vị thần Lộc Tỉnh và Tài Bạch Tinh Quân có nhiệm vụ trông coi tiền bạc trong gia đình. Vị Thần Lộc Tinh là biểu tượng của sự thăng tiến, tài lộc. Trong khi đó, Tài Bạch Tinh Quân luôn giữ dáng vẻ oai phong với tóc dài trắng.
  • Võ Thần Tài hay còn có tên gọi khác là Triệu Công Minh. Ông có gương mặt oai phong và là biểu tượng thờ cúng ở các đền chùa Việt Nam. Bên cạnh Triệu Công Minh còn có Quan Công. Đây là vị thần mang lại bình yên cho con người, có khả năng diệt trừ tà ma.

Ý nghĩa khi thờ bàn ông địa và thần tài

Bên cạnh việc thờ cúng gia tiên, thờ cúng Thổ Địa – Thần Tài cũng là một tập tục được duy trì từ bao đời nay. Bởi lẽ này mà chúng ta thường thấy bàn thờ Ông Địa – Ông Thần Tài được lập ở những vị trí trang trọng trong gia đình.

Bàn thờ ông địa thần tài là trung gian thờ tự giúp chúng ta gửi gắm những nguyện vọng, tâm tư của mình đến hai vị thần này. Mong muốn hai vị thần che chở, ban phát tài lộc và đem lại sự bình yên cho đất đai nhà cửa.

Tín ngưỡng dân gian cho rằng, việc chăm chút cho bàn thờ Ông Địa – Thần Tài sẽ giúp việc kinh doanh và buôn bán thuận buồm xuôi gió, phát tài phát lộc, Những gia đình thờ cúng Thần Tài cũng cầu được ước thấy, thường sung túc và hạnh phúc hơn.

Thổ Địa trông coi đất đai, Thần Tài tạo ra tiền của. Người ta quan niệm việc thờ đồng thời cả hai vị thần này sẽ giúp hai vị cùng chứng kiến thỉnh cầu của mình, nhờ vào đó mà sung túc trọn vẹn hơn.

Bàn thờ thần tài đẹp

Phân loại bàn thờ Ông địa Thần Tài theo kiểu dáng

Xã hội phát triển, nội thất phòng thờ cũng được thiết kế sang trọng và tinh tế hơn. Kéo theo đó, các mẫu bàn thờ Ông Địa đẹp, hiện đại xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường.

Bàn thờ Thần Tài Thổ Địa dù được thiết kế đơn giản, hiện đại nhưng vẫn phù hợp với nét đẹp thuần phong mỹ tục của dân tộc. Chất liệu bàn thờ Ông Địa thường được làm từ gỗ với nhiều kích thước khác nhau, giúp gia chủ có thêm nhiều lựa chọn cho không gian kiến trúc.

Một số mẫu bàn thờ Ông Địa đơn giản được nhiều người lựa chọn phải kể đến như:

Bàn thờ mái bằng

Đây là mẫu bàn thờ Thần Tài Ông Địa được thiết kế mái bằng hiện đại, sang trọng, tối ưu diện tích cho không gian thờ cúng. Thêm nữa, họa tiết hoa văn được chạm khắc một tỉ mỉ. Một số hoa văn thường được sử dụng trong thiết kế bàn thờ đó là hoành phi câu đối, long giáng, long thăng,…

Thiết kế mái bằng giúp gia chủ trang trí được mèo thần tài, tượng Phật Di Lặc ở trên mái, tạo cảm giác sang trọng nhưng không kém phần trang nghiêm.

Bàn thờ ông địa mái bằng

Bàn thờ mái chùa

Mẫu bàn thờ thần tài hiện đại này chắc chắn sẽ có chiều cao nhỉnh hơn so với bàn thờ mái bằng. Có thể là thiết kế 2 mái chùa hoặc 3 mái chùa mang lại vẻ đẹp cổ kính, tâm linh, thanh tịnh.

Bởi vì có kích thước chiều cao vượt trội hơn nên đây sẽ là sản phẩm phù hợp với không gian rộng rãi được thiết kế theo phong cách cổ điển.

Điểm nổi bật thường thấy trong các mẫu bàn thờ Thần Tài hiện đại mái chùa chính là hình ảnh long giáng và long thăng mang lại sự sang trọng và linh thiêng.

Theo phong thuỷ, rồng là hình ảnh mang nguyên khí của đất trời, có sức mạnh tạo ra tiết khí, ánh sáng, gió biển và đất đai. Chính vì thế, sự kết hợp giữa thiết kế dáng mái chùa cùng hình ảnh con rồng mang lại cho mọi người nhiều may mắn, bình an, thu hút được nhiều tài lộc đối với những người kinh doanh.

Bàn thờ thần tài mái chùa

Phân loại bàn thờ Ông địa Thần tài theo mục đích thờ cúng

Việc lựa mẫu bàn thờ Thần Tài đơn giản, hiện đại hay cổ kính trang nghiêm phụ thuộc vào không gian kiến trúc. Tuy nhiên, nếu dựa vào mục đích thờ cúng, bàn thờ Ông Địa Thần Tài được phân loại như sau:

Bàn thờ Thần Tài 3 ông

Đây là loại bàn thờ dùng để thờ 3 ông Tam Đa Phúc – Lộc – Thọ. Nó thể hiện mưu cầu tài lộc, bình an, phúc đức của gia chủ. Bên cạnh đó, việc thờ 3 ông trên bàn thờ Thần Tài còn là để thiện những mong ước lớn lao nhất trong cuộc đời mỗi người.

Bàn thờ Thần Tài 4 ông

Không ít gia đình thờ 2 ông Thần Tài và 2 ông Thổ Địa trên cùng một ban thờ. Nếu Ông Thần Tài tượng trưng cho sự giàu có thì Ông Thổ Địa lại chuyên cai quản đất đai.

Do đó, việc sử dụng bàn thờ Thần Tài có 4 ông hay 3 ông sẽ phụ thuộc vào quan niệm, mục đích thờ cúng và mô hình kinh doanh của mỗi gia đình.

Kích thước và thiết kế bàn thờ thần tài

Đối với bàn thờ ông địa thần tài thì bạn nên chọn chất liệu làm từ gỗ để đảm bảo sự trang trọng cho các nghi thức làm lễ sau này.

Tùy vào điều kiện kinh tế mà bạn có thể chọn giá bàn thờ thần tài ở tầm trung làm từ gỗ mít, gỗ hương, gỗ gụ … thì bạn có thể tùy chọn dựa theo không gian thờ cúng của mình.

Tuy nhiên bạn nên tham khảo một trong các số đo sau để làm chiều sâu, chiều rộng cho may mắn nhé:

  • Sâu 48 cm tượng trưng cho Thiên Đức.
  • Sâu 49,5 cm, rộng 81 tượng trưng cho Hỷ Sự.
  • Sâu 56 cm, rộng 95 cm tượng trưng cho Tài Vượng.
  • Sâu 61 cm tượng trưng cho tài lôc.
  • Sâu 81 cm tượng trưng cho phú quý ..
  • Rộng 107 cm tượng trưng cho Quý Tử.

Ban Thần Tài Ông Địa

Bàn thờ Thần Tài gồm những gì?

Bàn thờ Ông Địa gồm những gì? Bàn thờ ông Địa Thần Tài thường được bày trí với nhiều vật phẩm khác nhau. Không chỉ bàn thờ Ông Địa ngày Tết mới cần chuẩn bị chu toàn mà ngày mùng 1 hàng tháng, ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm cũng cần được đặc biệt coi trọng.

Mỗi vật phẩm lại mang một ý nghĩa đặc trưng riêng:

Bài vị

Bài vị Thổ Địa Thần Tài thường được đóng khung, bên trong có ghi chữ Hán, được đặt ở phía sau cùng bàn thờ ở vị trí chính giữa.

Vị trí đặt bài vị Thần Tài Ông Địa cũng là một yếu tố quan trọng và gia chủ cần lưu ý để bố trí cho phù hợp. Nếu là dân kinh doanh, nên mua bàn thờ ông Địa để thờ cúng trong nhà với mong muốn thu tài, hút lộc, thuận buồm xuôi gió.

Gia chủ có thể tham khảo ngay 2 hướng thuộc cung Quý Nhân và Thiên Lộc dưới đây:

  • Cung Thiên Lộc ngụ ý mang lại tiền bạc, thịnh vượng, giúp công việc làm ăn thuận lợi, tấn tới. Tuy nhiên, nếu lựa chọn hướng này, bạn cần tránh các sao Tử, Tuyệt, Không vong để tránh dẫn những điều không may mắn đến với các thành viên trong gia đình.
  • Cung Quý Nhân cung đem lại cát khánh, thuận lợi, bình an cho gia chủ. Bởi vì chúng có khả năng chế ngự được tất cả những chỗ động. Nếu bạn chọn hướng này để bố trí bàn thờ thần tài đẹp thì chắc chắn sẽ gặp nhiều thuận lợi, gặp hung hóa cát, giải được mọi tai ách ập đến trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, khi đặt bài vị Thần Tài Ông Địa cũng phải chú ý sự sạch sẽ, thoáng đãng. Cần có một bức tường kiên cố phía sau bàn thờ để có một chỗ dựa vững chắc.

Đồng thời xem tuổi của gia chủ cũng như tránh những góc nhọn có thể chĩa vào bàn thờ từ phía sau để đem lại thật nhiều may mắn.

Tượng Thổ Địa Thần Tài

Một yếu tố quan trọng không kém khi thỉnh tượng Thần Tài ông Địa về nhà đó chính là lựa chọn chất liệu phù hợp với vận mệnh. Bên cạnh đó nên bài trí bàn thờ Ông Địa đơn giản nhưng đầy đủ vật phẩm cúng lễ.

Trên thực tế, tuyệt đối không thờ Thần Tài Ông Địa bằng ảnh thờ mà phải sử dụng tượng thờ và thỉnh ngài về nhà

Trên thị trường có rất nhiều chất liệu làm tượng Thần Tài ông Địa như sứ, gốm, gỗ,… Dù là chất liệu nào đi chăng nữa cũng cần lưu ý tránh những bức tượng có dấu hiệu bị vỡ, nứt hay trầy xước. Đây là dấu hiệu không lành và không thể hiện được tấm lòng thành kính của gia chủ đối với 2 vị thần này.

Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý đến nét mặt của những bức tượng sao cho thật hài hòa và cân xứng. Đây là điều dễ hiểu bởi có rất nhiều xưởng sản xuất theo hình thức công nghiệp, không chú ý tới những chi tiết, đường nét trên gương mặt làm thiếu đi sự trang trọng, phú quý vốn có.

Hũ muối, hũ gạo, hũ nước

Gạo, muối, nước là sự tượng trưng cho một cuộc sống ấm no, đầy đủ, hạnh phúc mà gia chủ mong ước.

3 hũ đặt xếp theo hình tam giác cạnh giữa hai bức tượng, tượng trưng cho tinh hoa của đất trời. Trước khi được bày vào thờ cúng, các lọ này cần được lau rửa sạch sẽ, gạo và muối cần chuẩn bị loại sạch và mới, 3 hũ này sẽ được thay thế hàng năm vào dịp cuối năm.

Vị trí của 3 vật phẩm cũng cần tương xứng với bàn thờ và bát hương. Gia chủ nên đặt trước bát hương và sau mâm bồng, mỗi hũ cách nhau từ 5 đến 8cm là đẹp nhất.

Tuy nhiên, vị trí của 3 hũ đựng gạo, muối, nước cũng còn phụ thuộc nhiều vào kích thước và không gian bài trí bàn thờ Ông Địa Thần Tài. Bên cạnh đó, cũng có thể linh động bài trí khoảng cách giữa 3 hũ nhưng phải tuân theo những quy định về vị trí trước sau.

Bát nhang

Khi mua bát nhang, nên chọn loại không có chữ nho, sau khi mua về bạn phải làm sạch bát nhang bằng rượu gừng để thanh tẩy đi những thứ không sạch sẽ trước khi đưa vào thờ cúng.

Lưu ý phải cố định bát nhang ở một vị trí, không nên xê dịch bát nhang trong quá trình thờ cúng. Bát nhang thờ Thần Tài Thổ Địa cần được đặt trước ba hũ muối, gạo, nước và được đặt ở vị trí trung tâm của bàn thờ.

Khi bốc bát nhang thay bàn thờ Thần Tài mới, nhiều gia chủ có thể chọn tự bốc tại nhà hoặc ký gửi tại các ngôi chùa. Tuy nhiên, tốt nhất nên nhờ tới những người có kinh nghiệm như các thầy phong thủy để mọi việc được suôn sẻ, thuận lợi hơn.

Thêm nữa, tốt nhất là bốc bát hương hoặc thay bàn thờ ông địa ngay tại nhà để thần linh trên mảnh đất của gia tiên luôn phù hộ cho gia đình bạn công việc thuận lợi, thuận buồm xuôi gió. Bên cạnh đó, người được chọn làm lễ phải là người có vai vế, địa vị trong gia đình, tâm không có chấp niệm tiêu cực, luôn hướng thiện thì mới hiệu quả.

Lọ hoa và mâm bồng

Khi bài trí trái cây và bình hoa cần ghi nhớ nguyên tắc “đông bình tây quả”. Tức là đặt bình hoa ở hướng Đông và hoa quả ở hướng Tây. Ngoài ra, gia chủ cũng có thể đặt 2 bình hoa cân xứng 2 bên và đĩa hoa quả đặt ở giữa bàn thờ Thần Tài.

Ngũ quả dâng lên bàn thờ ông địa phải được chọn lựa kỹ lưỡng, không được dùng hoa quả hỏng để dâng cúng. Như vậy sẽ phải tội, làm mất đi lòng thành kính của gia chủ dành cho Thần Tài.

Khay đựng 5 ly nước

Vị trí của khay đựng 5 ly nước trên bàn thờ Ông Địa hiện đại thường được xếp theo hình chữ nhật. Tuy nhiên, 5 ly nước ở bàn thờ Thần Tài Ông Địa sẽ được xếp theo hình chữ thập, điều này để tượng trưng cho 5 phương trong ngũ hành.

Cách sắp xếp này sẽ giúp cho gia đình có nhiều điều tốt lành, mang lại nhiều yếu tố phong thuỷ tốt.

Cóc ba chân hay còn gọi là Thiềm Thừ

Thiềm Thừ hay Ông Cóc là vật phẩm chắc chắn không thể thiếu trên bàn thờ Thần Tài Ông Địa. Theo truyền thuyết xa xưa, hình ảnh ông Cóc mang đến cho gia đình nhiều may mắn, tài lộc. Do đó, ông Cóc luôn được nhiều gia đình dùng cho việc bày trí bàn thờ ông Địa.

Khi thờ vào buổi sáng, phải quay ông Cóc ra ngoài với quan niệm đón nhận tiền tài. Ngược lại, vào buổi chiều nên quay vào bên trong với ý nghĩa cất giữ tiền tài cho gia chủ. Thường thì mọi người sẽ đặt ông Cóc quay hướng vào bên trong, tránh đặt đối diện với cửa ra vào, nên đặt lệch đi một góc.

Bát tụ lộc

Bát tụ lộc được làm bằng sứ, có lòng sâu đựng nước bên trong. Bên trên có trải thêm cánh hoa hồng tươi, có ý nghĩa ngưng tụ tài lộc cho gia chủ.

Vị trí kê bàn thờ thần tài

Khác với bàn thờ gia tiên cần kê trên cao thì bàn thờ thần tài thổ địa cần phải đặt ở dưới đất tại một góc nhà. Thường là góc nhà thuộc tầng 1.

Hầu hết mọi người đều thắc mắc rằng có nên đặt bàn thờ Thần Tài hướng ra cửa hay không.

Câu trả lời là bàn thờ ông địa thần tài luôn phải hướng ra cửa chính. Ngoài ra mặt trước của bàn thờ cũng cần quang đãng, sáng sủa sạch sẽ thì Thần Tài mới hài lòng. Ngài cũng là người ưa sạch sẽ nên bạn cần chọn góc nhà có vách tường kiên cố, chắc chắn mà không có góc nhọn. Góc này cần có ánh sáng tự nhiên và thoáng khí.

Tùy theo tuổi và mệnh cách của gia chủ mà chúng ta cân nhắc lựa chọn hướng kê cho bàn thờ.

Kinh nghiệm là nếu bạn thuộc Tây tứ mệnh thì nên kê về hướng Tây tứ trạch gồm 4 hướng: Tây, Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc. Và ngược lại nếu bạn thuộc Đông tứ mệnh thì hãy kê về Đông tứ trạch gồm 4 hướng: Bắc, Nam, Đông, Đông Nam

Bàn thờ cũng nên ưu tiên theo thế “Tựa sơn hướng thủy” để đem về tài lộc.

Một số hướng được mọi người đặt bàn thờ Thần Tài Ông Địa đó là:

  • Hướng Đông Nam: Thuộc cung Thiên Lộc, ý nghĩa mang đến nhiều may mắn, tài lộc, mọi việc làm ăn đều được thuận lợi, hanh thông mang tiền tài về cho gia chủ.
  • Hướng Tây Bắc: Thuộc cung Quý Nhân, với ý nghĩa mang đến sự bình an, gia chủ hoặc doanh nghiệp sẽ nhận được sự giúp đỡ của quý nhân, làm ăn gặp nhiều may mắn, suôn sẻ.

Cách lập bàn thờ ông địa thần tài

Việc lập bàn thờ ông địa đối với các hộ kinh doanh thờ cúng là việc nên làm. Tuy nhiên để lập bàn thờ thần tài đúng thì các bạn cần lưu ý:

  • Chọn ngày đẹp để mua bàn thờ Thần Tài để sau này việc thờ cúng sẽ được hanh thông.
  • Lựa chọn vị trí lập bàn thờ Thần Tài – Ông Địa và bày biện sao cho đúng chuẩn phong thủy. Gia chủ có thể lấy khăn vải sạch nhúng trong nước gừng ấm để lau dọn bàn thờ trước khi bày biện.
  • Chọn ngày thỉnh ông Địa về bàn thờ: Thường chọn ngày 10 tháng Giêng bởi đây là ngày vía Thần Tài. Trong ngày này, gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ mâm lễ cúng mặn và và cả lễ ngọt.
  • Thực hiện lễ cúng xin ông Địa nhập tượng: Sau khi đã bày biện và chọn ngày cúng phù hợp sẽ tiến hành cúng để an vị lô nhang cầu an, rước ông Địa vào nhập tượng.

Đặt bàn thờ Ông Địa sao cho đúng?

Vị trí đặt bàn thờ ông địa đẹp cũng cần đặc biệt chú ý với mong muốn mọi điều được hanh thông. Vì vậy, khi đặt ban tho than tai, cần chú ý vị trí sạch sẽ, thoáng đãng, sau lưng nên có vách tường kiên cố, chắc chắn để tựa.

Đặc biệt, bức tường này không được trổ lỗ và không có góc cạnh nhọn. Ngoai ra, cũng cần lưu ý những hướng đặt ban thờ sao cho phù hợp với gia chủ, hướng về cửa chính để đón nhận những luồng khí tốt đẹp.

Hướng đặt bàn thờ Thổ Địa Thần Tài đẹp sẽ ùy theo tuổi và mệnh của gia chủ

Bạn có thể tham khảo 1 số hướng đặt bàn thờ thổ địa đẹp dưới đây:

  • Mệnh Kim: Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc.
  • Mệnh Mộc: Tây Bắc, Đông Nam, Đông.
  • Mệnh Thủy: Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc, Tây.
  • Mệnh Hỏa: Nam, Đông, Bắc, Đông Nam.
  • Mệnh Thổ: Đông Nam, Đông Bắc.

Giá bàn thờ Thần Tài Ông Địa

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp bàn thờ Thần Tài giá rẻ với đa dạng kiểu dáng, mẫu mã. Tùy vào chất liệu, kiểu dáng, kích thước mà giá thành của các mẫu bàn thờ Ông Địa gỗ cũng sẽ có sự chênh lệch.

Điều này khiến người tiêu dùng cảm thấy hoang mang, không biết nên chọn cơ sở nào có giá bàn thờ Thần Tài Ông Địa hợp lý, đảm bảo chất lượng.

Đồ Thờ Hưng Vũ tự hào là cơ sở sản xuất bàn thờ số 1 trong nước được rất nhiều gia đình tin tưởng lựa chọn. Mọi yêu cầu về sản xuất, thi công nội thất các mẫu bàn thờ Thần Tài hiện đại đều được đáp ứng một cách hoàn hảo.

Tính đến nay, chúng tôi đã trở thành cái tên quen thuộc khi sở hữu đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm, kỹ thuật chạm khắc khéo léo. Từ đó mà tất cả sản phẩm đến tay khách hàng đều được hoàn thiện một cách tỉ mỉ nhất.

Bằng chứng là các showroom của chúng tôi đã có mặt từ Nam chí Bắc. Không chỉ nỗ lực từng ngày để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, Đồ Thờ hưng Vũ còn không ngừng cải tiến sản phẩm để mang lại cho gia đình Việt nơi thờ tự ấm cúng nhất.

Cách cúng lễ Ông Địa Thần Tài

Cúng lễ Ông Địa Thần Tài muốn linh nghiệm thì phải biết cách cúng và nhớ những ngày lễ lạt để cúng cho đúng. Cách cúng gồm cả cúng chay và cúng mặn.

Vào ngày rằm, mùng 1 hay ngày vía Thần Tài thì gia chủ cần cúng đồ mặn. Những ngày còn lại thì cúng đồ chay là được.

Lễ cúng mặn

Theo tín ngưỡng dân gian, Ông Địa thích thuốc lá, cà phê và chuối xiêm. Còn Thần Tài thì thích đồ biển như tôm, cua và chuối chín. Vào các ngày cần cúng mặn, bạn có thể chuẩn bị thêm các món đồ như trên để làm lễ.

Nếu không có điều kiện chuẩn bị đồ hải sản, bạn chỉ cần chuẩn bị gà luộc, thịt luộc cùng các món mặn. Cùng với đó là nước trắng, hoa tươi và vàng mã để lễ Ông Địa Thần Tài là được.

Riêng có ngày vía Thần Tài mùng 10 Tết thì cần chuẩn bị cầu kỳ và nhiều món cúng hơn: Thịt luộc, trứng luộc, tôm luộc là 3 món không thể thiếu. Ngoài ra, nếu chủ nhà có điều kiện thì có thể thêm thịt heo quay, cá lóc nướng.

Lễ cúng chay

Lễ cúng chay thường là lễ cúng hàng ngày hoặc vào ngày rằm, mùng 1 tại các cửa hàng. Đối với lễ cúng chay, gia chủ chỉ cần thay nước, chuẩn bị bánh ngọt, thuốc lá hoặc trái cây là được. Mỗi lần thắp hương, bạn nên thay bình hoa hoặc thay nước cho bình hoa.

Tuyệt đối không để hoa héo hoặc bình nước cắm hoa bốc mùi mà làm lễ. Như vậy sẽ không được độ trì, phù hộ mà ngược lại, còn bị các Ngài quở trách.

Vào những ngày cúng chay, nên cúng vào sáng sớm hoặc chập tối từ 18 – 19h. Đây là khoảng thời gian linh nghiệm nhất để cúng Ông Địa Thần Tài

Mẫu văn khấn bàn thờ ông địa thần tài khi cúng

Khi mới lập bàn thờ, cần thắp nhang liên tục trong 100 ngày để cầu khí lành cho bàn thờ. Mỗi sáng chỉ cần thay nước ở kỵ nước và thắp 1 nén nhang là được.

Còn khi muốn cầu khấn cho cửa hàng đắt khách hay việc làm ăn thuận lợi, thì gia chủ cần cắm 3 nén nhang theo hàng ngang. Còn đối với ngày lễ, tết thì thắp 5 nén theo hình chữ thập là được.

Khi khấn Ông Địa Thần Tài thì có thể sử dụng bài văn khấn sau đây để tăng thêm tài lộc may mắn cho gia chủ

Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – NXB Văn hóa Thông tin:

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Con kính lạy Thần tài vị tiền.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là…………

Ngụ tại…………………

Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…………….

Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.

Cúi xin: Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Một vài lưu ý khi lập bàn thờ thần tài ông địa

Thờ cúng Ông Địa – Thần Tài cần phải thực sự chỉn chu về mọi mặt. Vì suy cho cùng, đây là hai vị thần có thể cai quản và đem lại may mắn về tiền bạc và sức khỏe cho bạn.

Cùng tìm hiểu những sai lầm thường mắc khi đặt bàn thờ Ông Địa Thần Tài sau đây để tránh phạm phải nhé:

Chọn sai hoa quả

Trên thực tế, những gia đình chuyên kinh doanh buôn bán sẽ có tục thờ cúng Ông Địa Thần Tài cả năm. Những điều này vô tình khiến họ xem nhẹ việc chọn hoa quả để đặt lên bàn thờ. Chẳng hạn như chọn đặt những bình hoa giả để trưng lên bàn thờ.

Trong phong thủy, đây là một cấm kỵ. Khi chọn hoa cúng Thần Tài, phải chọn hoa thật, hoa tươi. Những loại hoa tượng trưng cho sự sung túc và tiền tài như hoa cúc, hoa đồng tiền là tốt nhất. Nên chọn loại hoa có nụ để trưng được lâu hơn.

Mâm ngũ quả cũng phải có những loại trái cây tươi, tuyệt đối không dùng trái cây làm bằng nhựa để trưng lên bàn thờ Thần Tài.

Để bàn thờ Thần Tài bị bụi bẩn

Là nơi linh thiêng nhất trong nhà, bàn thờ cần đảm bảo luôn luôn sạch sẽ để tạo và duy trì linh khí. Bàn thờ cũng là nơi có thể mang lại tài lộc và may mắn cho gia chủ nên cần chú trọng trong quá trình sử dụng.

Với bàn thờ Thần Tài, cần thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh và lau chùi các vật phẩm thờ cúng. Quá trình vệ sinh cần tuân thủ một số nguyên tắc, không lau dọn bừa bãi, qua loa hay quá tùy tiện.

Bởi bàn thờ Thần Tài thường đặt hướng ra ngoài cửa chính nên rất dễ bị bụi bẩn. Cần thường xuyên lau dọn mạng nhện, bụi bẩn bám trên khám thờ, các vật phẩm trên bàn thờ… Điều này cũng tượng trưng cho lòng tôn kính của gia chủ đối với hai vị Thần.

Dùng đèn nháy cho bàn thờ Ông Địa

Các chuyên gia phong thủy cho biết, không nên dùng những loại đèn nháy, nhiều màu trên bàn thờ Ông Địa. Bởi chúng mang trường khí không tốt, có thể tác động xấu đến tài vận của gia chủ. Chỉ nên dùng đèn một màu như đèn vàng sợi đốt, đèn dầu hoặc nến…

Cắm nhang chồng chéo

Trong mỗi bát hương đều có gói Thất Bảo giúp tiền tài của gia chủ luôn ở trạng thái dồi dào. Tuy nhiên, việc cắm hương chống chéo hay vô tình cắm mạnh chạm đến gói Thất Bảo sẽ khiến giảm linh khí của bàn thờ.

Đặt sai hướng

Hướng đặt bàn thờ Thần Tài Ông Địa là yếu tố cực kỳ quan trọng. Việc đặt sai hướng có thể phạm đại kỵ trong phong thủy, mang đến những tại hại khôn lường. Đặt sai hướng có thể gây hao hụt tiền của, công việc làm ăn không thuận lợi, sức khỏe không ổn định…

Thay gạo – nước – muối tùy tiện

Gạo, nước và muối là những vật phẩm không thể thiếu trên bàn thờ Ông Địa. Tuy nhiên, cần nhớ rằng, không nên tùy tiện thay những vật phẩm này. Các chuyên gia phong thủy khuyên rằng, chỉ nên đợi đến cuối năm mới thay những vật phẩm này.

Động vào bát hương trên bàn thờ

Bát hương là một vật phẩm thờ cúng rất linh thiêng. Do vậy, việc thường xuyên động hoặc tự ý di chuyển bát hương sẽ tác động đến âm phần. Động bát hương có thể phạm đại kỵ với bề trên và những vị thần. Do vậy cần tuyệt đối tránh phạm phải đại kỵ này trong quá trình thờ cúng Thần Tài Thổ Địa.

Thiếu bát tụ lộc

Bát tụ lộc là vật phẩm yếm lộc, duy trì cho năng lượng không bị hao hụt hay phân tán. Do vậy, bàn thờ Thần Tài thiếu đi vật phẩm này thì của cải của gia đình sẽ dễ bị thất thoát không rõ nguyên nhân.

Địa chỉ mua bàn thờ ông địa thần tài uy tín

Đồ Thờ Hưng Vũ là địa chỉ mua đồ thờ Thái Nguyên uy tín hàng đầu trên thị trường hiện nay. Chúng tôi là một xưởng sản xuất nằm trong làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống đã có từ rất lâu thuộc xã Sơn Đồng – huyện Hoài Đức – Hà Nội

Tiếp nối truyền thống cha ông, lưu truyền và phát huy nét tinh hoa của làng nghề. Đồ Thờ Hưng Vũ ra đời nhằm đem lại cho quý khách những sản phẩm chất lượng cao nhất, mẫu mã phong phú giá cả hợp lý,…

Khi khách hàng lựa chọn Đồ Thờ Hưng Vũ sẽ luôn được đảm bảo:

  • Chính sách bảo hành uy tín
  • Chất lượng gỗ đúng chủng loại 100%; gỗ đã được qua xử lý chống mối mọt cong vênh
  • Chất lượng sản phẩm: Trong ngoài như nhau
  • Phần sơn son thếp bạc được bảo hành 10 năm
  • Sơn Pu, vesni bảo hành 5 năm
  • Tuổi Thọ: Dùng càng lâu năm càng có giá trị theo đồ cổ
  • Chạm khắc tinh xảo.
  • Thời gian đúng hẹn.
  • Hỗ trợ vận chuyển bán kính 30km.
  • Uy tín làm nên thương hiệu

Trên đây là thông tin về mẫu bàn thờ ông địa đẹp mà Đồ Thờ Hưng Vũ đang cung cấp. Hy vọng qua nội dung trên các bạn sẽ lựa chọn được mẫu bàn thờ thần tài ưng ý

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất nhé!

Thông tin liên hệ

Đồ Thờ Hưng Vũ

Địa chỉ: 36 Xóm Ngã Tư – Xã Sơn Đồng – Huyện Hoài Đức – Tp. Hà Nội

Hotline – Zalo: 0908.867.888

Số điện thoại: 0907.200.988