Chùa Yên Tử Quảng Ninh: Lịch sử, kiến trúc, du lịch núi Yên Tử

Chùa Yên Tử Quảng Ninh hiện là một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Việt Nam ta. Núi Yên Tử được biết tới không chỉ nổi tiếng bởi sự linh thiêng mà còn có cảnh quan thiên nhiên hữu tình, được rất nhiều du khách lựa chọn là điểm đến dịp đầu năm để cầu may mắn, bình an cho gia đình.

Vậy sau đây hãy cùng Đồ Thờ Hưng Vũ khám phá về lịch sử, kiến trúc và du lịch tại Chùa Yên Tử nhé!

Giới thiệu Chùa Yên Tử

Yên Tử là một dãy núi trải dài trên địa bàn 3 tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương và cũng là tên ngọn núi cao nhất trong dãy. Chùa Yên Tử tọa lạc ngay ngọn núi Yên Tử tại Quảng Ninh. Trước kia ngọn núi Yên Tử còn được gọi với cái tên là Bạch Vân Sơn do đỉnh núi thường có mây bao phủ quanh năm. Đây là dãy núi gắn liền với nhà Trần trong lịch sử Việt Nam cũng như gắn với Thiền phái Trúc Lâm

Đây gần như được xem như là “đất tổ của Phật giáo”. Một điều thú vị hơn nữa nó còn là ranh giới phân chia giữa tỉnh Quảng Ninh và Bắc Giang. Nếu phía Đông thuộc tỉnh Quảng Ninh, thì phía Tây của chùa này lại thuộc tỉnh Bắc Giang

Núi Yên Tử có độ cao là 1.068m so với mực nước biển, vì vậy đây địa điểm tham quan không hề xa lạ đối với nhiều khách du lịch, bởi chùa Yên Tử nằm có vị trí không quá cao.

Ngoài ra, vì nằm ở độ cao này, nên đến đây bạn sẽ thấy một khung cảnh huyền ảo. Những đám mây bồng bềnh bao phủ bốn xung quanh, có khi vờn xung quanh bạn

Chùa Yên Tử bao gồm rất nhiều các ngôi chùa lớn nhỏ khác nhau nằm ở phía Tây của núi Yên Tử. Núi Yên Tử là một ngọn núi thuộc dãy cánh cung Đông Triều.

  • Địa chỉ: Núi Yên tử Thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
  • Thời gian mở cửa: 5h – 20h hàng ngày

Chùa Yên Tử

Chùa Yên Tử ở đâu?

Chùa Yên Tử tọa lạc tại thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, Thành phố Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh.

Chùa được Phật Hoàng Trần Nhân Tông lựa chọn là nơi để tu hành sau khi truyền ngôi, đây cũng chính là nơi khai sinh ra phái Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử – dòng Phật giáo đặc trưng nổi tiếng tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, ngôi chùa còn được biết đến rộng rãi khi nằm trên lưng chừng núi Yên Tử ở độ cao hơn nghìn mét. Đứng tại vị trí này, ta sẽ được ngắm nhìn toàn cảnh cây cối xung quanh hòa với làn mây mù trắng xóa huyền ảo. Chưa hết, ngôi chùa còn được xem là ranh giới phân chia của Quảng Ninh và Bắc Giang.

Vị trí chùa và núi Yên Tử

Lịch sử chùa Yên Tử

Trong lịch sử, Yên Tử luôn là một trong những trung tâm Phật giáo của cả nước, gắn với nhiều kiến trúc cổ, được xây dựng qua các thời kỳ lịch sử khác nhau (Lý, Trần, Lê, Nguyễn).

Năm 1294, sau khi vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con trai là Trần Thuyên (vua Trần Anh Tông) và trở thành Thái thượng hoàng, ông xuất gia tu Phật tại hành cung Vũ Lâm, Ninh Bình. Năm 1299, ông đến Yên Tử, lấy pháp hiệu là Hương Vân đại đầu đà hay Trúc Lâm đại đầu đà, thu hút được nhiều đệ tử.

Tại đây, ông đã cho xây dựng hệ thống chùa, am, tháp và sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm, một dòng thiền Phật giáo mang bản sắc văn hóa Việt Nam tồn tại đến ngày nay

Sách Đồng Khánh địa dư chí mô tả về Yên Tử như sau:

Núi Yên Tử (Yên Tử sơn): ở vào địa phận tổng Bí Giang. Núi liên tiếp chạy dài hơn 10 ngọn, cao nhất là ngọn Yên Tử. Tương truyền An Kỳ Sinh tu luyện đắc đạo thành tiên ở nơi đây cho nên có tên gọi là núi An (Yên) Tử. Năm Hồng Vũ thứ 3 (1379) nhà Minh sai sứ sang làm lễ tế, vẽ hình thế núi sông ở đây đem về. Năm Tự Đức thứ 3 (1850) bộ Lễ vâng mệnh vua xếp núi này vào hạng danh sơn và ghi vào tự điển (sổ thờ).

Theo lịch sử thì sau khi truyền ngôi vua, Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã chọn Yên Tử làm nơi tu hành và giảng đạo. Sau một thời gian tu hành, ông đã cùng hai môn đề là thiền sư Pháp Loa và Huyền Quang sáng tạo và xây dựng nên Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử.

Trên núi Yên Tử, trúc là loài cây phổ biến; một biểu tượng cho sức sống dẻo dai, vẻ đẹp tao nhã, thanh bạch. Đây cũng chính là một trong những lý do mà vua Trần Nhân Tông lựa chọn Yên Tử làm nơi tu hành, lấy tên “rừng trúc” – Trúc Lâm để đặt tên cho dòng Thiền mới của mình.

Trong 19 năm tu hành, Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã cho xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ để giảng kinh, truyền đạo. Trong đó có một số ngôi chùa nổi tiếng như chùa Quỳnh Lâm, chùa Vĩnh Nghiêm,… lưu truyền cho đời sau nhiều tác phẩm nổi tiếng như Thạch Thất Mỵ Ngữ, Tăng Già Toái Sự, Thiền Lâm Thiết Chủy Ngữ Lục,…

Sau khi Phật Hoàng viên tịch, sư Pháp Loa và sư Huyền Quang đã kế tục sự nghiệp, phát triển thiền phái Trúc Lâm. Và Yên Tử trở thành “kinh đô” tư tưởng của Thiền phái Trúc Lâm, đánh dấu sự phát triển của triết học và tư tưởng của Việt Nam trong thế kỷ XIII và XIV.

Chùa Yên Tử

Kiến trúc chùa Yên Tử

Khi tới chùa Yên Tử bạn sẽ được ngắm nhìn kiến trúc có “1 không 2”

Điều đầu tiên khiến nhiều du khách bất ngờ chắc chắn sẽ là kiến trúc cực kỳ độc đáo của chùa Yên Tử. Chùa sở hữu kiến trúc đậm chất Phật Giáo với nhiều chi tiết đặc trưng như cổng tam quan hai tầng tám mái uy nghiêm, mái chùa thì được lợp các tấm ngói vảy uốn cong hình đầu đao, cột chùa thì sử dụng chất liệu gỗ lim cứng cáp kết hợp với các phiến đá lớn bao quanh dưới chân.

Không gian bên trong chùa thì cực kỳ mát mẻ, các gian đều có thiết kế rất tinh tế được trang trí bằng nhiều chi tiết sơn son thếp vàng. Từng bức tượng Phật, án thờ, bức khảm, cửa,… đều được chạm khắc tinh xảo, tạo cảm giác rất sinh động và không kém phần uy nghiêm.

Ở mỗi gian chùa đều có những hàng cột thẳng tắp và bao quanh chúng phía dưới là những phiến đá. Ngoài ra, vì làm bằng gỗ lim nên những cây cột rất chắc chắn và giữ nguyên được chất lượng như mới. Hơn nữa, các gian chùa cũng được nghiên cứu cách thiết kế kỹ lưỡng để đảm bảo có đủ ánh sáng và sự thoáng mát.

Chùa Yên Tử thờ ai?

Chùa Yên Tử thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni của Việt Nam

Ngoài ra, Chùa Yên Tử là nơi vua Trần Nhân Tông tu hành và lập ra giáo phái Phật giáo có tên là Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Đỉnh Yên Tử có rất nhiều ngôi chùa cổ khác nhau, nhưng mỗi năm đến đây du khách lại một lần tưởng nhớ tới vị vua một thời của đất nước. Đó là vị vua đã khước từ cuộc sống xa hoa để lên non xanh tu hành với mong ước đem tới phước lành cho dân chúng.

Khi tới lễ hội chùa Yên Tử lại là một lần để dân chúng tưởng niệm tới Đức Phật Thích ca mâu ni của Việt Nam.

Chùa Yên Tử

Nên đi chùa Yên Tử thời gian nào?

Chùa Yên Tử thì bạn có thể tới tham qua và chiêm bái tất cả thời điểm trong năm. Tuy nhiên sẽ có 2 khoảng thời gian cho bạn lựa chọn để đi du lịch Chùa Yên Tử và núi Yên tử như sau:

  • Tháng giêng – tháng 3 âm lịch: Đây là khoảng thời gian diễn ra lễ hội xuân Yên Tử. Vì vậy đây sẽ là khoảng thời gian chùa Yên Tử diễn ra nhiều hoạt động du xuân cũng như lễ hội. Tuy nhiên trong thời gian này sẽ có rất nhiều du khách thập phương đổ về nên tình trạng chùa rất đông đúc. Tuy nhiên nếu bạn thích đến chỗ đông người và tham gia những hoạt động thú vị thì có thể đến vào thời gian này
  • Sau tháng 3 âm lịch: Thời điểm này thường hết lễ hội mùa xuân nên chùa yên tử sẽ có ít du khách hơn. Vì vậy nếu đi núi Yên Tử vào thời gian này thì bạn sẽ dễ dàng di chuyển hơn rất nhiều.

Cách di chuyển lên núi Yên Tử

Thông thường giai đoạn đầu năm âm lịch thì du khách thập phương sẽ đổ về chùa Yên Tử rất nhiều. Vì vậy cách di chuyển, quãng đường di chuyển sẽ có sự khác nhau.

Hơn nữa, để thuận tiện thì bạn có thể tra Google Map để cho việc di chuyển dễ dàng hơn

Ngoài ra, chùa Yên Tử đã trở thành địa điểm tham quan khá nổi tiếng và không còn xa lạ gì nữa. Cho nên việc di chuyển đến du lịch Yên Tử Quảng Ninh cũng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết

Bạn có thể lựa chọn giữa nhiều loại hình di chuyển, từ phương tiện xe máy, ô tô cá nhân. Tại chùa đã có bãi gửi xe cho tất các các phương tiện nên bàn hoàn toàn có thể yên tâm

Có 2 phương pháp có thể di chuyển lên núi Yên Tử là Đi bộ và đi cáp treo. Tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe và nhu cầu mà bạn nên lựa chọn phương thức di chuyển cho phù hợp

  • Đi bộ lên núi Yên Tử: Nếu bạn có đam mê khám phá và sức khỏe thì đây là lựa chọn không tồi. Quãng đường đi chuyển lên núi Yên Tử dài khoảng 6km với các bậc thang. Trong quá trình đi bạn sẽ thoải mái ngắm cảnh 2 bên đường, rừng thông, rừng trúc,… Chắc chắn nếu bạn đi bộ trải nghiệm leo núi Yên Tử sẽ không làm bạn thất vọng
  • Đi núi Yên Tử bằng cáp treo: Nếu bạn đã leo núi Yên Tử và cảm thấy phong cảnh núi không còn thú vị, hay sức khỏe và thời gian không cho phép thì có thể lựa chọn di chuyển bằng cáp treo.
    • Đường cáp treo dài khoảng 1,2km và cao 450m. Việc đi cáp treo lên núi Yên Tử sẽ vô cùng nhanh chóng.
    • Giá vé cáp treo Yên Tử khứ hồi toàn tuyến là 350.000đ/1 người. Mua riêng vé một chiều là 200.000đ/1 người/1 tuyến.
    • Với người già trên 70 tuổi, thương binh và trẻ em dưới 1m2 sẽ được miễn phí vé cáp treo Yên Tử

Cáp treo Yên Tử

Điểm nổi bật tại núi Yên Tử

Khi tới với địa danh du lịch chùa Yên Tử – núi Yên Tử thì bạn không thể không biết tới nhưng hoạt động và địa điểm nổi tiếng như:

Lễ hội xuân Yên Tử

Lễ hội xuân Yên Tử được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch đến hết tháng 3 âm lịch hàng năm, đây là trải nghiệm thu vị nhất mà bạn không nên bỏ qua. Bởi khi tổ chức lễ hội thì du khách thập phương sẽ đổ về du xuân và du lịch tâm linh tại đây

Vào dịp này, nếu đến đây, bạn sẽ được chứng kiến và tham gia những hoạt động văn hóa nghệ thuật. Những hoạt động đặc sắc và mang đậm tính cổ truyền, chẳng hạn như: Lễ dâng hương cúng Phật, bái Tổ Trúc Lâm, Lễ khai ấn “Dấu thiêng Chùa Đồng”,…

Nếu lên được đến đỉnh núi Yên Tử có Chùa Yên Tử để hành hương thì mới được gọi là trọn vẹn. Đứng trước cảnh núi non hùng vĩ, bao la, rộng lớn, cùng với một không gian thiêng liêng, sẽ mang đến cho bạn cảm giác an yên giữa đất trời thiên nhiên. Không có điều gì làm phiền bạn nữa

Lễ hội Yên Tử

Rừng quốc gia Yên Tử

Rừng quốc gia Yên Tử sở hữu diện tích khá rộng, lên tới 2.783 ha, được xem là địa điểm lý tưởng để bạn khám phá và trải nghiệm khi du lịch chùa Yên Tử đấy nhé

Tại đây không chỉ lưu giữ, mà còn bảo tồn nhiều loài động vật cùng nhiều nguồn gen sinh vật vô cùng quý hiếm. Một địa điểm hoàn hảo dành cho những ai đam mê khám phá thiên nhiên.

  • Địa chỉ rừng quốc gia Yên Tử: Xã Thượng Yên Công và Phương Đông, Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

Cách di chuyển đến chùa Yên Tử Quảng Ninh

Với các bạn chỉ muốn đơn thuần khám phá chùa Yên Tử thì có thể bắt xe khách để di chuyển đến núi Yên Tử nhé!

Còn những bạn vừa muốn khám phá Hạ Long và Yên Tử thì có thể đặt vé máy bay tới Hạ Long.

Ngoài ra, để đến chùa Yên Tử thì bạn nên chọn xe máy, xe khách, ô tô, Taxi để di chuyển. Bạn sẽ có 2 hướng để lựa chọn như:

  • Hướng từ Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình: Đi đến địa phận Uông Bí – Ngã ba QL10 và QL18 – Rẽ trái đến Đền Trình – Đi thẳng 10km là đến.
  • Hướng từ Hà Nội: Đi về hướng Bắc Ninh – QL18 – Rẽ vào Đền Trình – chạy thêm 10km là đến chân chùa Yên Tử.

Sau khi đã đến được Yên Tử thì bạn sẽ có 2 cách để lên chùa. Một là đi cáp treo, hai là đi bộ

Nếu muốn nhanh chóng thì nên chọn cáp treo là tốt nhất, còn với những ai thích ngắm cảnh thì nên chọn đi bộ, đoạn đường lên chùa Yên Tử chỉ có 6km và rất dễ đi.

Di chuyển tới Yên Tử

Các địa điểm nên khám phá tại Chùa Yên Tử

Núi Yên Tử có rất nhiều chùa, địa điểm thăm quan. Vì vậy khi tới Chùa Yên Tử thì bạn hãy dành thời gian khám phá và trải nghiệm các địa điểm đó nhé.

Các địa điểm này đều nổi tiếng và có vẻ đẹp không thể bỏ qua

Chùa Trình

Chùa Trình Yên Tử

Khác với chùa Yên Tử, chùa Trình lại có vị trí nằm ở một sườn đồi làng Bí Thượng. Chùa Trình được xây dựng theo hướng Tây Nam, kiến trúc theo kiểu chữ Nhất (-). Ngôi chùa có diện tích gần 20m2.

Trải qua nhiều biến cố thăng trầm, thì vào năm 1993, chùa Trình được xây dựng lại với lối kiến trúc nhà cấp 4, bao gồm 3 gian. Đến năm 1999, chùa mới được tu sửa lại một lần nữa, trồng khang trang hơn nhiều so với trước đó.

Suối Giải Oan

Suối Giải Oan yên tử

Nghe cái tên chắc bạn cũng đoán được một phần nào đó bí ẩn phía sau con suối này rồi phải không

Theo nhiều chuyện dân gian kể lại rằng, vì thương xót nhà vua, nên các phi tần đã lên núi xin vua quay lại triều đình, nhưng cho dù là ai lên thì cũng bị nhà vua từ chối. Nên các phi tần chỉ đành đắm mình xuống suối tự vẫn. Từ đó Suối Giải Oan trở thành nơi siêu độ cho các phi tần của vua nhà Trần

Bên trong suối, còn có chùa Giải Oan, hay còn gọi là chùa Hạ. Ngôi chùa này là một trong những chùa chính nằm trên cung đường đến với chùa Yên Tử

Khi đặt chân đến đây, thứ làm bạn choáng ngợp đó là 6 ngọn tháp vững chãi. Một trong số đó dùng để thờ vua Trần Nhân Tông, mộ sư Pháp Loa và sư Huyền Quang

Chùa Một Mái

Chùa Một Mái yên tử

Không chỉ biết đến với cái tên gọi chùa Một Mái, ngôi chùa này còn được gọi với một các tên khác như chùa Bán Mái. Nơi đây là nơi để thờ Phật Quan Thế Âm

Bước chân đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng lối xây dựng 3 gian, với kiến trúc tinh xảo bậc nhất. Trong đó, có gian là Bàn thờ Tổ, một gian thờ Tam Bảo và gian cuối là Bàn thờ Hậu thấp nhất

Một khi đã đến du lịch chùa Yên Tử thì không thể nào bỏ qua tham quan chùa Một Mái được đâu

Chùa Bảo Sái

Chùa Bảo Sái Yên Tử

Khác với chùa Yên Tử, chùa Bảo Sái lại là ngôi chùa mang tên của đệ tử đầu tiên của Phật Hoàng Trần Nhân Tông – thiền sư Bảo Sái

Tại đây, nổi bật lên chính là bức tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông đang nhập cõi Niết Bàn. ‘Cùng với đó là kiến trúc thời nhà Trần. Đậm chất nhất là khu vực chính điện và nhà Tổ

Ngoài ra, còn có bàn thờ thần và một giếng thiêng nhuốm rêu phong. Càng tăng thêm nét cổ kính cho ngôi chùa. Tuy rằng chùa được trùng tu nhiều lần, nhưng nó vẫn giữ được những nét kiến trúc thuở ban đầu

An Kỳ Sinh và tượng phật Hoàng

An Kỳ Sinh và tượng phật Hoàng

Chuyến khám phá chùa Yên Tử của bạn sẽ không dừng ở đó thôi đâu. Bạn còn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông bề thế ngay trên đỉnh An Kỳ Sinh

Với sức nặng lên tới 138 tấn, cao tới 15m, nhưng bức tượng vẫn được đặt trên núi Yên Tử. Nhìn đã thấy được vẻ hùng vĩ và uy nghiêm như thế nào rồi đó.

Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử

kiến trúc chùa yên tự

Bên cạnh chùa Yên Tử, thì Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử còn được gọi là chùa Lân là điểm đến bạn nên tham quan. Không chỉ mang khung cảnh núi rừng bát ngát, không gian thoáng đãng, yên bình

Mà nơi đây còn là một trong những điểm tâm linh là nơi để giảng đạo cho các tăng ni phật tử. Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang thường đến đây để giảng kinh, độ tăng.

  • Địa chỉ: Thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, TP. Uông Bí, Quảng Ninh

Chùa Đồng

Địa điểm nên đến khi tới chùa Yên Tử

Được khánh thành vào năm 2007, chùa Đồng (Thiên Trúc Tự), được xây dựng bằng đồng nguyên chất. Có khối lượng nặng hơn 70 tấn, dài 4,6m

Bên ngoài chùa có hình dáng như một Đài sen. Bên trong chính là nơi thờ tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Tam Tổ Trúc Lâm

Không hổ được mệnh danh là công trình kiến trúc văn hóa Phật giáo lớn nhất Đông Nam Á. Nét độc đáo được nhiều người phải công nhận đó chính là được làm hoàn toàn từ đồng nguyên chất, mà không mạ hay pha tạp thêm bất cứ chất liệu nào khác

Nằm trên đỉnh Yên Tử Quảng Ninh, ngôi chùa Đồng mang đến cho du khách một tầm nhìn bao la. Bao quát được hết khung cảnh hùng vĩ bên dưới

Điều thú vị là đứng trên đây, bạn sẽ hoàn toàn bị lạc vào cõi mây trắng. Vẻ đẹp càng mờ mờ ảo ảo hơn nữa khi những vệt sương đan xen với ánh nắng. Có lúc lại lất phất hạt mưa bay

Vườn Tháp Huệ Quang

Vườn Tháp Huệ Quang

Vườn Tháp Huệ Quang hay còn được gọi với cái tên quen thuộc là Huệ Quang Kim Tháp.

Nơi đây chính là nơi đang giữ ngọc cốt của các nhà sư tu hành tại chùa Yên Tử. Hiện nay, tại đây có tới 97 ngôi tháp mộ. Mỗi tháp được xây dựng theo kiểu cách khác nhau, theo vị trí và chức sắc của từng nhà tu hành

Trong đó, có thể kể đến các Thiền sư thời Hậu Lê như Tháp Tự Tuệ thờ Thiền sư Giác Liễu (1758), tháp Chân Bảo thờ Thiền sư Diệu Tường (1700), tháp Tĩnh Trú thờ Thiền sư Thanh Hát,…

Cổng Trời – Bia Phật

Cổng Trời Bia Phật Yên Tử

Cổng trời bia Phật nằm ở vị trí gần chóp núi. Ngay lối đường lên chùa Đồng trên đỉnh núi Yên Tử

Khi đã hành hương trên chùa Đồng xong, bạn có thể xuống phía dưới Cổng trời để ngắm cảnh, đồng thời thắp hương dưới bia Phật được nhé

Không biết có phải do tự nhiên, hay do một điều gì đó mà bãi đá bên dưới chùa Đồng trông giống như hình dáng những chú rùa quay về hướng Yên Tử

Dốc voi phục

Dốc voi phục Yên Tử

Đến dốc Voi phục, tục truyền xưa kia vua Trần Anh Tông lên thăm chùa Hoa Yên – nơi tu hành của Trần Nhân Tông, đều phải xuống kiệu leo bộ lên chùa

Bên cạnh dốc Voi phục là Hòn Ngọc, trên đỉnh có nhiều tháp và mộ, vôi lở gạch rêu. Đó là nơi yên nghỉ vĩnh hằng của các vị sư trụ trì chùa Yên Tử

Chùa Hoa Yên

Chùa Hoa Yên

Chùa Hoa Yên vốn có tên là Vân Yên (mây khói), đặt với hàm ý: chùa tận trên núi cao quanh năm mây phủ, mây lững lờ trôi, trắng nhẹ như mây khói trên núi

Từ khi Vua Lê Thánh Tông lên vãn cảnh, thấy sắc hoa tươi đẹp nên cho đổi là chùa Hoa Yên

Chùa Hoa Yên ở độ cao 535m so với mực nước biển, là ngôi chùa chính của cả hệ thống chùa ở Yên Tử. Trên 700 năm trước chùa chỉ là một thảo am để Đệ Nhất Tổ Trần Nhân Tông giảng đạo.

Suối Ngự Dội

Suối Ngự Dội Yên Tử

Suối Ngự Dội có tên Long Khê, xưa kia vua Nhân Tông hay tắm ở suối nàỵ. Tiếp đến là chùa Một Mái có rất nhiều tượng và hai tháp gạch

Đi qua chùa Một Mái tới Am Ngọa Vân nay chỉ còn phế tích.Dừng chân ở đây khách hành hương có thể nhìn được ra biển, thấp thoáng Vịnh Hạ Long và những dải mây trắng bồng bềnh quấn quanh người mát lạnh, tâm hồn thanh thản lạ thường

Leo lên một đoạn dốc thẳng đứng, du khách được thưởng ngoạn cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp có tên Trúc Lâm. Cả rừng trúc xanh bạt ngàn biếc mắt, khi một làn gió nhẹ đưa mây trắng phủ kín. Tạo nên một khung cảnh nên thơ và một gam màu đầy sống động cho bức tranh Yên Tử

Truyền thuyết rằng:

“Ngày xưa có một tên ăn trộm tên Yên Kỳ sau khi đã cùng đường bí lối thì giác ngộ nên đã khoác áo đi tu. Sau khi đã mãn phần thì linh hồn đã an trú vào một hòn đá, sừng sững như một nhà sư đang thỉnh tọa để tiếp tục tu hành. Pho tượng kỳ vĩ này như có bàn tay người tạo nên, ở khoảng núi cao giữa trời mây người hành hương có cảm giác như đang gặp được Bồ Tát”

Đi tiếp đoạn đường, du khách sẽ gặp những tảng đá lớn, phẳng dốc bắt người đi phải ngoằn ngoèo dưới các tảng đá. Tiếng gió réo va đập vào những phiến đá phát ra âm thanh trầm bổng du dương do hai nhạc công là gió và đá như đang trình diễn một bản nhạc thiên nhiên không dứt. Các phiến đá lớn tạo ra cửa chắn hai bên, nơi đấy được gọi là cổng trời để đi vào thiên đình của tiên Giới

Đi chùa Yên Tử cầu gì?

Khi đi lễ chùa, mọi người thường cầu tài, cầu lộc, cầu bình an,… Đi chùa Yên Tử thì mọi người thường cầu tài cầu lộc.

Nằm trên đỉnh Yên Tử, chùa Đồng là ngôi chùa thiêng nhất của trung tâm phật giáo Yên Tử. Tương truyền, khi leo lên tới đỉnh chùa Đồng nếu xát tiền vào cột, chuông hay các khánh ở đây thì người sát sẽ gặp nhiều may mắn.

Tiền dùng để chà xát đem về mang lên trên bàn thờ thì tài lộc và may mắn sẽ theo cả năm.

Tới Yên Tử mua gì về làm quà

Khi tới du lịch Yên Tử Quảng Ninh thì quý du khách không thể bỏ qua những sản phẩm, đặc sản của nơi đây:

Măng trúc tươi Yên Tử

Đã đến Yên Tử, gần như ai cũng biết món măng trúc nổi tiếng ở đây. Măng trúc thường rất nhỏ thon, dài với độ giòn, vị ngọt đặc trưng nhỏ

Bản thân măng trúc vốn đã rất hấp dẫn nên dù có thể chế biến thành nhiều món như luộc, xào, nhồi thịt và món nào cũng rất ngon

Tuy vậy theo nhiều người thì món măng trúc luộc chấm muối vừng là cách chế biến ngon nhất

Dầu xoa bóp trầu tiên Yên Tử

Là vùng rừng núi, ở Yến Tử có rất nhiều loại lá, cây thuốc tươi. Có điều để chọn mua cây thuốc đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm

Một lựa chọn an toàn đó chính là dầu xoa bóp trầu tiên Yên Tử được làm từ địa liền, gừng gió, trầu 1 lá và một số thảo dược khác

Được biết loại dầu thảo dược này rất dùng để xoa bóp rất hữu hiệu

Chả mực

Chả mực Quảng Ninh thuộc hàng những món ăn đặc sản của Việt Nam

Món chả mực ngon phải được làm từ mực tươi giã tay sao cho vừa đủ nhuyễn để có thể dính, vừa phải còn những miếng mực nhỏ để chả mực được giòn.

Sau đó hỗn hợp được ướp thêm chút hạt tiêu và nước mắm vừa đủ, người ta nặn thành từng miếng rồi đưa lên chảo chiên vàng

Đến chùa Yên Tử cần chuẩn bị gì?

Khi du lịch và khám phá Chùa Yên Tử thì quý du khách cần chuẩn bị các vật dụng cần thiết như:

  • Quần áo: Bạn nên chuẩn bị trang phục gọn nhẹ và thoáng mát. Nếu đi vào mùa đông thì nên mang theo áo khoác dày để giữ ấm. Nhưng vẫn phải nhẹ để dễ dàng mang vác khi leo núi. Tuyệt đối không ăn mặc phản cảm vì đây là chốn thờ tự linh thiêng.
  • Giày dép: Bạn nên mang giày leo núi, giày thể thao đế mềm để việc leo núi 6km ở Yên Tử dễ dàng hơn. Tránh mang những loại giày cao gót sẽ rất dễ đau chân.
  • Balo: Bạn nên mang theo một chiếc balo nhỏ để đem theo những đồ vật cần thiết bên trong. Bạn hãy hạn chế mang theo những đồ nặng sẽ làm bạn kiệt sức trước khi lên tới nơi.
  • Tiền: Bạn chỉ nên mang theo số tiền đủ dùng, tránh bị kẻ gian móc túi vào những ngày đông hoặc lễ hội.
  • Gậy: Là một trang bị cần thiết giúp bạn băng qua những cung đường ở Yên Tử. Bạn có thể mua gậy tre dưới chân núi và dùng để di chuyển để tránh mất sức. Đặc biệt khi sử dụng gậy tre xuống núi thì bạn sẽ không bị đau khớp gối

Một số lưu ý khi ghé thăm chùa Yên Tử Quảng Ninh

Nếu đây là lần đầu tiên bạn đến chùa Yên Tử thì đừng bỏ qua các lưu ý sau đây:

  • Chuẩn bị một ít tiền mặt để chi tiêu, không nên mang quá nhiều để tránh trường hợp bị lấy cắp chốn đông người.
  • Vào hè hãy mang theo áo khoác mỏng vì càng lên cao, nhiệt độ càng thấp. Nếu không có áo khoác thì bạn sẽ bị lạnh còn vào mùa đông thì bạn phải mặc đủ ấm nhé.
  • Trước khi đi hãy theo dõi thời tiết để tránh những ngày mưa, đường trơn trượt.
  • Hãy hỏi giá trước khi mua bất kỳ thứ gì trong hành trình tham quan chùa Yên Tử.
  • Mang thêm nước, đồ ăn nhẹ
  • Nếu đi bằng xe máy thì bạn hãy kiểm tra kỹ lưỡng, đảm bảo có một chiếc xe máy tốt để tránh trường hợp hỏng hóc khi di chuyển.

Trên đây là thông tin về Chùa Yên Tử do Đồ Thờ Hưng Vũ đã tổng hợp và gửi tới bạn đọc. Hy vọng qua nội dung trên sẽ mọi người hiểu hơn về ngon núi Yên Tử, được biết tới là cái nôi của Phật Giáo Việt Nam

Nếu quan tâm tới các thông tin khách hãy đón đọc bài viết mới nhất của chúng tôi nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *