Chùa Phổ Đà Sơn Quan Âm Bồ Tát ngôi chùa đẹp ở Vũng Tàu

Chùa Phổ Đà Sơn Quan Âm Bồ Tát nằm trên núi lớn Vũng Tàu, được khánh thành từ năm 1915. Với nền tảng Phật giáo vững chắc, chùa vừa là điểm chiêm bái linh thiêng của Phật tử, vừa là Phật học đường thuộc Giáo hội Phật giáo . Hôm nay, hãy cùng mình tìm hiểu thêm về ngôi chùa này nhé!

TỔNG QUAN VỀ CHÙA PHỔ ĐÀ SƠN QUAN ÂM BỒ TÁT

Giới thiệu về ngôi chùa Phổ Đà Sơn Quan Âm Bồ Tát

Chùa Phổ Đà Sơn Quan Âm Bồ Tát là một ngôi chùa nằm trên Núi Lớn. Ngôi chùa này được xây dựng bởi một nhóm người Tiều Châu từ năm 1976. Ngôi chùa có diện tích lên đến 5000m2 chính vì thế khuôn viên chùa rất rộng và thoáng đãng. Đi từ xa trên cung đường di chuyển đến chùa bạn sẽ bắt gặp ngay bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cực kỳ hoành tráng. Được biết bức tượng này cao đến 18m và khoác trên mình chiếc áo trắng tinh khôi.

Phổ Đà Sơn Quan Âm Bồ Tát là ngôi chùa nổi tiếng ở Vũng Tàu, nó còn được biết đến với cái tên là chùa Tàu Bãi Dâu. Bởi vì nền Phật Giáo của Việt nam ít nhiều bị ảnh hưởng bởi văn hoá và truyền thống của Trung Hoa, chính vì thế ở Vũng Tàu có rất nhiều ngôi chùa của người Hoa. Một trong số đó, nổi tiếng nhất vẫn là chùa Tàu Bãi Dâu.

Chùa Tàu Bãi Dâu này thu hút rất nhiều du khách và người hành hương ghé thăm. Nhất là vào những ngày 6/6, 6/9 hay rằm tháng 7, sẽ là những ngày lễ và ngày viếng quan trọng của chùa Phổ Đà Sơn Quan Âm Bồ Tát. Nếu bạn ghé chùa vào những dịp này, bạn sẽ thấy rất nhiều hàng xe du lịch dài dằng dẵng phía bên ngoài cổng chùa. Nói đến đây bạn đã cảm nhận được độ nổi tiếng của Phổ Đà Sơn Quan Âm Bồ Tát rồi đúng không nào?

Chùa Phổ Đà

Đường đi đến chùa Phổ Đà Sơn Quan Âm Bồ Tát

Chùa Phổ Đà Sơn Quan Âm Bồ Tát tọa lạc tại số 170 đường Trần Phú, Phường 5, Thành phố Vũng Tàu. Với vị trí địa lý vô cùng thuận lợi nằm trên mặt tiền đường Trần Phú và cách Bãi dâu chỉ 500m, ngôi chùa đã gây ấn tượng với nhiều du khách ghé thăm Vũng Tàu.

Với vị trí như thế sẽ vô cùng đơn giản cho những ai mong muốn được ghé thăm ngôi chùa trừ trung tâm thành phố Vũng Tàu. Bạn chỉ cần chạy dọc theo cung đường Trần Phú là cung đường biển tại thành phố Vũng tàu, bạn sẽ bắt gặp ngay cổng chùa Phổ Đà Sơn Quan Âm Bồ Tát ngay bên phía tay phải. Đi từ xa bạn sẽ nhìn thấy hình ảnh ngôi chùa in hằn trên vách núi Núi Lớn, nơi đây hứng trọn những tia nắng ấm áp, những đợt gió biển thổi mát lạnh mang theo một chút dư vị mằn mặn.

LỊCH SỬ CHÙA PHỔ ĐÀ SƠN QUAN ÂM BỒ TÁT

Theo lời kể của người dân địa phương và các tăng ni tại chùa Phổ Đà Sơn Quan Âm Bồ Tát, được biết ngôi chùa này thuở ban đầu do Hòa thượng Thích Huệ Quân xây dựng nên. Ngài là người Đài Loan và đã xây dựng ngôi chùa Tàu Bãi Dâu này vào năm 1969. Sau 10 năm sau, vào năm 1979 Hoà thượng Thích Huệ Quân đã di cư sang Mỹ và ông đã đưa lại quyền quản lý cũng như nhờ cây Cư sĩ Diệu Hoa chăm sóc ngôi chùa này.

Sau khi tiếp quyền quản quản lý chùa Phổ Đà Sơn Quan Âm Bồ Tát, Cư sĩ đã nhận được sự đóng góp của những người hành hương gần xa, cùng với đó là cộng đồng người Hoa sinh sống tại Vũng Tàu đã chung tay góp sức tu sửa lại Phổ Đà Sơn vô cùng khang trang và quy mô như bây giờ. Sau này, Cư sĩ Diệu Hoa đã thỉnh Sư cô Thích Nữ Huệ Liễu ở chùa Phước Hoà về trở thành trụ trì cho ngôi chùa.

Có nhiều người và du khách cũng thắc mắc rằng tại sau ngôi chùa lại mang cái tên Phổ Đà Sơn Quan Âm Bồ Tát. Thật ra đây là cái tên vô cùng ý nghĩa. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, Giáo sư Nguyễn Hiền Đức lý giải rằng một trong tứ đại danh sơn nổi tiếng của Trung Quốc chính là Phổ Đà Sơn tại tỉnh Chiết Giang. Ngọn núi này cao tận 1000m so với mực nước biển và đây cũng chính là thánh địa của Phật giáo Trung Hoa.

Chùa Phổ Đà

VÌ SAO NGÔI CHÙA LẠI ĐƯỢC GỌI LÀ PHỔ ĐÀ SƠN QUAN ÂM BỒ TÁT

Tương truyền từ thời Xuân Thu, tại Trung Quốc có cô công chúa Diệu Thiên. Nàng là con gái của vị vua hung ác Sở Trang Vương. Tuy sống một cuộc sống vô cùng ấm no và đầy đủ, lại được nhiều người tôn trọng quý mến, nàng lại vô cùng mong muốn được cởi bỏ bụi trần và theo đuổi sự nghiệp thiền.

Phải chăng nàng đã nhìn thấu hồng trần, những gì xa hoa cao quý tại trần đời vốn đã không còn gì quan trọng với nàng. Thế nhưng, nàng lại vấp phải sự từ chối quyết liệt đến từ cha mình. Sở Trang Vương với bản tính hung tàn của mình đã ngăn cản con gái được theo đuổi sự nghiệp, hắn đã ra tay tàn bộ mà sát hại con gái của mình một cách vô cùng nhẫn tâm.

Đến lúc này Diêm Vương cũng khâm phục ý chí quyết tâm và kiên định của Diệu Thiên công chúa, chính vì thế ngài đã cho nàng hóa kiếp sống lại trên tòa hoa sen trong hồ nước tại Phổ Đà Sơn. Tại đây nàng đã được tu tâm dưỡng tính, và trở thành thành Quan Thế Âm Bồ Tát. nàng đã cứu nạn, cứu khổ phổ độ chúng sanh, lắng nghe những lời thỉnh cầu của chúng sinh và giúp đỡ họ. Vì được hoá kiếp tại Phổ Đà Sơn chính vì thế nơi đây đã trở thành thánh địa Phật giáo Trung Hoa.

Trong đạo Phật, Quan Âm Bồ Tát là một trong những vị Bồ Tát được xem có nhẫn đạo vô cùng mạnh mẽ và chỉ đứng sau đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Ngài là người cứu khổ cứu nạn, cứu chúng sinh ra khởi những khổ nạn cuộc đời, giúp họ thoát ra những cam go của trần hồng.

NÉT KIẾN TRÚC VÔ CÙNG ĐẶC TRƯNG VÀ ĐỘC ĐÁO

Khuôn viên chùa Phổ Đà Sơn

Chùa Phổ Đà Sơn nổi tiếng với lối kiến trúc cực kỳ độc đáo và thu hút nhiều du khách ghé đến tham quan. Một số công trình lớn gây ấn tượng với du khách có thể kể đến như: cổng tam quan, chánh điện, tượng Quan Âm Bồ Tát, nhà lục giác, nhà bát giác,…

Vừa bước đến cổng chùa Phổ Đà Sơn Quan Âm Bồ Tát bạn sẽ bắt gặp ngay công trình cổng tam quan. Cổng tam quan là một trong những nét đặc trưng của lối văn hoá kiến trúc Phật Giáo. Cổng tam quan bao gồm ba lối vào được dựng từ 4 cột trụ vô cùng vững chắc. Cổng tam quan của chùa Phổ Đà Sơn được xây dựng từ gạch và lợp mái chồng diêm, các đầu đao thì được đắp hình rồng vô cùng tỉ mỉ tinh xảo và cách điệu.

Tiến vào bên trong khuôn viên Phổ Đà Sơn Quan Âm Bồ Tát, hút vào mắt bạn chính là bức tượng Quan Âm Bồ Tát cực kỳ bề thế. Được biết bức tượng này có chiều cao lên đến 18m, chính vì thế chỉ cần đi từ xa bạn sẽ bắt gặp ngay bức tượng đầy uy nghi này. Bức tượng Quan Âm Bồ Tát tay cầm bình Cam Lộ, đầy là bình chứa nước phép rửa trôi đi những cực khổ những tội ác của trần đời, không chỉ vậy thứ nước phép bên trong còn giúp rửa trôi những bệnh tật đau khổ mà con người phải chịu đựng.

Chính vì thế, người ta mới bảo Quan Âm Bồ Tát là vị Bồ Tát từ bi cứu khổ chúng sinh ra khỏi biển đau khổ. Bức tượng có hướng nhìn ra bãi Dâu và được điêu khắc vô cùng tỉ mỉ và tinh tế. Khuôn mặt Phật vô cùng hiền từ và nhân hậu. Tượng Quan Âm Bồ Tát tại chùa Phổ Đà Sơn ngoài ý nghĩa tôn giáo thì còn là một tác phẩm nghệ thuật cực kỳ đặc sắc và mang giá trị về nghệ thuật văn hoá vô cùng lớn. Xung quan bức tượng Quan Âm Bồ Tát chính là những hồ sen nhân tạo, càng tô điểm thêm vẻ đặc sắc cho công trình nghệ thuật này.

Chùa Phổ Đà

Chánh điện Phổ Đà Sơn đầy uy nghiêm

Chánh điện của chùa Phổ Đà Sơn Quan Âm Bồ Tát được xây dựng đơn giản nhưng lại vô cùng uy nghiêm, thanh tịnh. Khu vực chánh điện có diện tích hơn 50m2 với chiều ngang là 25, chiều cao 13m, chiều dài 23. Kiến trúc của chánh điện có phần hiện đại hơn các ngôi chùa khác. Chánh điện bao gồm ba gian và hai chái, nóc mái cũng được thiết kế bao gồm 2 tầng. Toàn bộ chánh điện được nâng đỡ bởi ba hàng cột lớn được bố trí đều ở đằng trước và 2 bên của tòa chánh điện này.

Đây là kiểu kiến trúc cơ bản và khá đặc trưng thế nhưng lại vô cùng nghệ thuật với những chi tiết hoạ tiết được chạm khắc tinh tế bên trong chánh điện. Phía bên trong chánh điện, trên các bức tường và cột trụ được chạm khắc các vị Phật, Bồ Tát cực kỳ tinh xảo và cầu kỳ, mang đến một lớp áo cực kỳ mỹ thuật cho chánh điện.

Phía sau lưng của Phổ Đà Sơn chính là ngọn Núi Lớn, nơi đây cây cối tươi tốt khung cảnh vô cùng bình yên và thanh tịnh. Phổ Đà Sơn phía trước là biển phía sau là núi mang đến cho du khách những phong cảnh vô cùng ngoạn mục.

Trên đây là một số thông tin về Chùa Phổ ĐàĐồ thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn về một ngôi chùa nằm ở Vũng Tàu. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về ngôi chùa này nhé!

Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các ngôi chùa khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tớ nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *