Chùa Mía ở Hà Nội là một ngôi chùa nổi tiếng với kiến trúc độc đáo và tác phẩm nghệ thuật điêu khắc đẹp mắt. Chùa này đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật. Ngoài ra, chùa Mía còn lưu giữ nhiều tượng nghệ thuật quan trọng của Việt Nam, bao gồm 287 tượng lớn và nhỏ, trong đó có tượng đồng, gỗ và bằng đất luyện được sơn son thếp vàng. Chùa Mía cũng có các động bằng đất đắp và nhiều tượng Phật đẹp mắt khác. Hôm nay, hãy cùng mình tìm hiểu về ngôi chùa này nhé!
Mục Lục
ToggleGiới thiệu chùa Mía Sơn Tây Hà Nội
Chùa Mía ngày nay giản dị ngay từ cái nhìn đầu tiên, chẳng sơn son thếp vàng như những ngôi chùa phương Nam, cũng không ồn ào bởi nhiều dịch vụ trong cúng lễ trong và ngoài chùa. Nhưng du khách tới đây có thể dễ dàng cảm nhận vẻ đẹp trầm tĩnh hiếm có của cổ tự này. Con đường đi vào chùa giờ đây cũng đã được làm lại tươm tất như lời chào đón những ai có lòng đến viếng chùa.
Là nơi lưu giữ 278 bức tượng cổ, chùa Mía là là một trong 10 ngôi cổ tự tại Việt Nam lưu giữ nhiều tượng nghệ thuật và tượng Phật nhất. Tượng ở Chùa Mía không chỉ phong phú về số lượng mà còn đặc sắc về hình dáng và chất liệu, bao gồm 6 tượng đồng, 107 tượng mộc và 174 tượng thổ.
Địa chỉ của chùa Mía
Chùa Mía có lịch sử từ rất lâu đời hư hỏng khá nặng trước khi được các thiện nam, tín nữ tôn tạo lại. Hiện nay, chùa là danh lam thắng cảnh nổi tiếng thuộc xứ Đoài cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 45km đi về phía Tây. Chùa tọa lạc thanh tịnh trên ngọn đồi giữa làng Đồng Sàng thuộc xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, HN.
Cách để di chuyển đến chùa Mía
Chùa cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 55km về phía Tây, cách trung tâm thị xã Sơn Tây 5km.
Để tới chùa Mía Đường Lâm, du khách có thể tham khảo lộ trình di chuyển sau: Trung tâm Hà Nội đi về đường Nguyễn Chí Thanh hướng đại lộ Thăng Long. Đi khoảng 25km thì rẽ phải theo hướng Quốc lộ 21A. Đi thêm khoảng 20km đến khu vực cầu sông Tích thì rẽ phải theo hướng vòng xuyến rồi nhập làn vào quốc lộ 32.
Đi thêm 5km nữa rẽ trái tới khu vực làng cổ Đường Lâm. Cuối cùng, bạn đi khoảng 1km đến cuối làng là tới được chùa.
Ngoài ra, nếu bạn không có phương tiện cá nhân thì có thể đặt xe khách đưa đón tận nơi hoặc đi xe bus tới chùa qua các tuyến xe số 70 ( Lương Yên – Bến xe Sơn Tây), 71 (Mỹ Đình – Bến xe Sơn Tây), 77 (Bến xe Yên Nghĩa – Tả Lĩnh) rồi đi xe ôm vào chùa.
Lịch sử của chùa Mía
Chùa Mía được xây dựng từ thời xa xưa. Trải qua thời gian, sự tàn phá của chiến tranh và thiên tai vào thế kỷ 17 chùa xuống cấp trầm trọng. Đến năm 1632, cung phi trong phủ chúa Trịnh Tráng là bà Nguyễn Thị Ngọc Dong (còn gọi là Ngô Thị Ngọc Diệu) đã đứng ra khuyến mộ nhân dân các làng thuộc tổng Cam Giá chung tay góp công góp của tôn tạo lại chùa.
Bà vốn là người làng Nam Nguyễn (Nam An) thuộc Tổng Cam Giá, được mọi người trong vùng mến mộ uy đức tôn kính gọi là “Bà Chúa Mía”. Khi bà mất, dân làng đã tạc tượng bà đưa vào phối thờ ở Chùa Mía và còn có đền riêng. Về sau chùa được tu bổ nhiều lần, song đến nay quy mô tôn tạo thời Bà chúa Mía dường như vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.
Kiến trúc của chùa Mía
Trải qua nhiều lần tôn tạo, trùng tu và phục dựng, kiến trúc chùa Mía hiện nay gồm các hạng mục chính là: Cổng Tam quan, Chính điện, Thượng Điện, Nhà thờ tổ, Gác chuông cùng các dãy hành lang san sát nối thành hình chữ Mục.
Trên con đường làng Đông Sàng đi qua chợ Mía, ta sẽ thấy cổng Tam quan chùa nằm khiêm tốn ngay tại mặt đường làng. Cổng chùa gồm 2 tầng, từ cổng chùa nhìn thẳng ra bên kia đường sẽ thấy 1 ngôi đền nhỏ, đây là đền thờ Bổ Cái đại vương.
Bước qua cổng Tam quan nhìn về bên phải, ta sẽ thấy một cây đa cổ thụ hàng trăm năm tuổi với cành lá sum suê. Tạo nên không gian tĩnh lặng thanh tịnh nơi cửa Phật, trái lại với không khí mua bán tấp nập nơi chợ Mía “họp cả quanh năm bốn thì”.
Đưa mắt nhìn ra xa hơn sẽ thấy thấy tòa Bảo Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa uy nghiêm cao 13m. Tòa Bảo tháp mới được xây dựng gần đây để thờ vọng Xá Lợi Đức Phật. Trong mỗi ô cửa ở 9 tầng tháp phía trên đều khắc họa hình bông hoa sen hướng đến nội dung diệu pháp của nhà Phật. Hạng mục này cũng được coi là ngọn bút kình thiên trấn giữ cho mạch văn ở làng cổ Đường Lâm.
Gần đó là gác chuông chùa gồm 3 gian theo kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái. Sàn nhà được làm bằng gỗ, các góc mái đều gắn đao triện uy nghi. Tại tầng trên có đặt một quả chuông cổ đúc vào năm Cảnh Hưng thứ 6 (1745) từ thời nhà Lê và một chiếc khánh đồng đúc năm Thiệu Trị thứ 6 (1846) vào thời Nguyễn.
Từ cổng chùa Mía bước trên lối đi được lát gạch cổ, du khách sẽ đi qua Bát Nhã môn dẫn vào khu nội điện có cấu trúc theo kiểu “Nội công ngoại quốc” thường thấy trong kiến trúc chùa Việt cùng thời.
Tiền đường gồm 7 gian 2 chía, phía bên trái có một tấm bia rùa lớn ghi rõ niên đại xây dựng vào năm Đức Long thứ 6 (1632) đời Lê. Đây cũng là tấm bia có kích cỡ lớn nhất và niên đại cổ nhất tại chùa. Bên ngoài Tiền Đường thiết kế cao ráo thoáng đạt, là nơi để khách thập phương dừng chân soạn lễ, chỉnh đốn tư thế trước khi lên Chính Điện chiêm bái Tam Bảo. Bên trong ngoài ban thờ Phật thì chùa mới đặt thêm Ban thờ Mẫu Liễu Hạnh nằm tại bên trái.
Gian bái đường song song với tiền đường theo hình chữ Nhị, giữa 2 dãy nhà có một khoảng trống nhỏ lấy ánh sáng tự nhiên. Bái đường nối với Thiêu hương và Thượng điện theo kiểu giật cấp tạo nên chiều cao và chiều sâu cho không gian.
Nhà Thiêu hương gồm 3 gian với 4 hàng cột, là cầu nối giữa Bái đường và Thượng điện. Đi từ nhà Thiêu hương phải bước qua 5 bậc và cao hơn 1m tới Thượng điện là nơi nơi đặt tòa kim cương của Tam Thế Phật. Tại đây còn có các động bằng đất đắp, trong và xung quanh các động có khá nhiều tượng.
Hai bên là tả hữu hành lang được thiết kế theo dạng nhà cầu, đầu hồi bít dốc. Đây là nơi đặt thờ tượng Thập Bát La Hán với đủ hình dáng, biểu cảm cùng ban thờ đức chúa ông, đức thánh hiền tại gian cuối của mỗi hành lang.
Hệ thống tượng tại được đánh giá là mang một giá trị lịch sử, tâm linh đặc biệt quan trọng. Đáng lưu ý nhất là một số pho tượng như tượng Tuyết Sơn, tượng Phật Thích Ca nhập Niết bàn, tượng bá Đại Hòa Thượng, tượng Bồ Tát Nam Hải Quan Thế Âm, tượng Bát Bộ Kim Cương, tượng Hộ pháp, tượng Tứ Bồ Tát, Quan Âm Tống Tử, tượng Bà Chúa Mía…
Gợi ý cách sắm lễ chùa Mía thành tâm và tránh phạm
Là ngôi chùa mang nhiều giá trị tâm linh Phật giáo với số lượng tượng thờ đồ sộ nhất Việt Nam, chùa Mía luôn thu hút hàng ngàn nhân dân địa phương cùng du khách gần xa nô nức đến tham quan vãn cảnh và chiêm bái.
Người dân đi lễ đền và chùa Mía ngày xuân thường sang đây xin một quẻ thẻ đầu năm lấy may, rồi xin bảng thẻ theo số quẻ thẻ rút được với niềm tin tưởng về một năm nhiều tài lộc, may mắn.
Không chỉ ngày lễ mà còn trong những dịp đặc biệt như lễ các ngày hội Phật giáo, chùa đón tiếp rất nhiều du khách tới chiêm ngưỡng kiến trúc cổ xưa, vãn cảnh và lễ bái các vị chư Phật cùng lòng hướng thiện tới cầu bình an, sức khỏe. Ngay cả ngày thường, người dân và du khách cũng tìm đến đây để vãn cảnh chiêm bái chùa chiền cho lòng thanh thản, thoát khỏi những âu lo.
Tới chùa Mía làng cổ Đường Lâm lễ bái, mọi người nên sắm sửa lễ vật thành tâm để bái yết nơi cửa chùa. Cũng như những ngôi chùa khác, con hương đệ tử đến chùa không cần sắm sửa lễ vật mâm cao cỗ đầy mà chỉ cần đơn giản nhưng thành tâm là đủ. Ta chỉ nên dâng đặt hương án Phật những đồ chay, tịnh như hương hoa, quả tươi chín, trầu cau, xôi chè hay phẩm oản. Nếu lễ đền Mẫu, Thánh ta có thể sắm lễ vật chay mặn tùy tâm nhưng đồ mặn nên là những thức đồ đơn giản như gà, giò.
Trong những vật lễ dâng lên hương án nhà chùa, Oản Tài Lộc là Ngọc thực được nhiều người lựa chọn để thêm phần trang trọng, linh thiêng và chỉn chu. Oản Tài Lộc cô Tâm là vật lễ thiết kế độc lạ, ý nghĩa, có thể trưng lễ trong thời gian dài mà không bị hỏng, mốc.
Với sự am hiểu về những tín ngưỡng tâm linh linh thiêng, các nghệ nhân tại Oản Cô Tâm đã nghiên cứu và cải tiến thiết kế tạo nên những tác phẩm Oản Tài Lộc lễ Phật nhiều kích cỡ lựa chọn với mức giá vô cùng phải chăng.
Lễ hội chùa Mía là vào thời điểm nào trong năm?
Nên đến tham quan chùa Mía làng cổ Đường Lâm vào thời điểm nào trong năm? Du khách có thể đến vãn cảnh chùa vào tất cả các mùa trong năm vì mỗi thời điểm cảnh sắc nơi đây lại có một vẻ đẹp rất riêng cho du khách thưởng ngoạn. Tuy vậy, thời điểm lý tưởng nhất với nhiều lễ hội là khoảng những tháng đầu năm.
Các khu tham quan khác gần chùa Mía
Đến chùa Mía, nhất định bạn không nên bỏ qua các điểm tham quan đặc biệt trong làng cổ Đường Lâm phải kể đến như:
Giếng cổ Đường Lâm
Được xây dựng từ đá ong và vữa từ rất lâu đời và hiện nay đã được tu sửa lại bằng xi măng. Nơi đây thời xưa là điểm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của cả làng.
Đền thờ Phùng Hưng
Đền thờ Phùng Hưng tại Đường Lâm có quy mô lớn nhất. Nơi đây có quần thể kiến trúc cung đình với hoa văn, linh vật đặc sắc.
Đền thờ Ngô Quyền
Đền thờ rộng rãi nằm giữa cánh đồng lúa bát ngát có không khí trong lành và mát mẻ. Nơi đây nằm trên ngọn đồi cao được mệnh danh là vị trí đẹp nhất của ấp Đường Lâm thuở xưa.
Các ngôi nhà cổ
Nhà của ông Hà Nguyên Huyến, nhà của chị Dương Lan, nhà ông Nguyễn Văn Hùng là ba ngôi nhà cổ được nhiều du khách lui tới.
Đình làng Mông Phụ
Đình làng mang đậm dấu ấn kiến trúc Việt cổ xưa mô phỏng kiến trúc kiểu nhà sàn. Sự kỳ diệu giữa thiết kế và địa thế ngôi đình là điểm nổi bật của di tích này.
Đặc sản trong làng cổ Đường Lâm
Đến chùa Mía làng cổ Đường Lâm du khách chắc chắn không thể nào quên thưởng thức những món ăn ngon khó cưỡng nơi đây. Một số món đặc sản nhất định phải kể đến như gà mía; bánh tẻ hay món ăn dân dã chè lam; kẹo dồi rất được lòng du khách. Trong đó, gà mía là món đặc sản tiến Vua xưa được coi như một sản vật quý tượng trưng cho sự sung túc, đủ đầy của các gia đình.
Món ăn này thời xưa được liệt vào danh sách món ăn cung đình và thời nay thường xuất hiện trong các mâm cơm ngày Tết hay hội làng, lễ lạt. Gà có vị ngọt, thơm đậm đà với phần da rất giòn, mỡ vàng ươm thường giới thiệu trong các bữa ăn trưa cho những du khách lần đầu đến với làng cổ.
Có nên đi viếng chùa Mía Sơn Tây?
Chùa Mía làng cổ Đường Lâm là ngôi chùa linh thiêng được nhiều du khách lui tới trong nhiều năm gần đây. Chùa Mía không đông đúc khách viếng thăm như chùa Hương hay chùa Tây Phương nhưng hiện nay cũng là một điểm đến thú vị cho du khách vãn cảnh và lễ chùa vào dịp đầu năm.
Không gian yên tĩnh, thoáng đãng nằm giữa phong cảnh thiên nhiên rộng lớn nơi đây rất thích hợp cho những du khách đang tìm chốn an yên tránh xa thế tục. Ngoài ra, du khách có thể ghé qua chợ Mía ngay gần chùa để thưởng thức những sản vật đa dạng, phong phú của địa phương. Nơi đây bày bán rất nhiều thức quà quê du khách có thể mua về làm quà như bánh tẻ, kẹo bột, chè lam, tương nếp.
Những lưu ý khi đi lễ chùa
Bạn nên tham khảo cách sắm lễ đi chùa và lưu ý kiêng kỵ từ những người đi trước, đặc biệt là những du khách lần đầu đến chốn linh thiêng càng nên chú ý. Một số vật phẩm không thể thiếu khi đi lễ chùa như nhang trầm tỏ thành kính hay các loại bánh kẹo phù hợp dâng lễ khi đến chùa.
Trước tiên, bạn nên đặt lễ và thắp nhang ở chánh điện trước khi đi các nơi thờ cúng khác trong chùa. Vào cuối buổi lễ trước khi về bạn có thể trò chuyện với các sư thầy hoặc làm công đức, cúng dường. Trang phục khi đến chùa cần nghiêm trang, kín đáo đúng thuần phong mỹ tục.
Trên đây là một số thông tin về Chùa Mía mà Đồ thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn về một ngôi chùa nằm ở Hà Nội. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về ngôi chùa này nhé!
Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các ngôi chùa khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tớ nhé.