Chùa Liên Hoa là một ngôi chùa nằm tại vàm Kỳ Hôn, nơi ngã ba sông Tiền và kênh Chợ Gạo. Ngôi chùa này có tượng Phật Bà Quan Âm Nam Hải, được xây dựng bằng kết cấu bê tông cốt thép, cao 33m, chân tượng ngang 8m. Tượng Phật Bà Quan Âm Nam Hải trong tư thế đứng cầm bình bát nhã nhìn ra sông Tiền. Chùa Liên Hoa là một điểm tham quan hấp dẫn và thu hút nhiều du khách.
Lịch sử chùa Liên Hoa
Chùa Liên Hoa được xây dựng vào năm 1962 và có diện tích 5.979,9 mét vuông. Thời Pháp thuộc, chùa Liên Hoa vốn là nơi ở của ông chủ Đẩu (ông Nguyễn Văn Đẩu), sau khi ông mất, con ông là Nguyễn Văn Sáng tiếp tục cai quản. Sau đó quân Pháp chiếm làm căn cứ hoạt động nhưng không được bao lâu thì trả lại cho ông Sáng.
Năm 1962, cảm phục đức hạnh của Hòa thượng Thích Huyền Quý nên ông Sáng thỉnh Hòa thượng về hiến cúng ngôi nhà thờ của ông bà để lập nên chùa Liên Hoa nay là Văn phòng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Gò Công Đông (ấp 1, xã Tân Tây, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang).
Chùa Liên Hoa thờ ai?
Hòa thượng Thích Huyền Quý, theo tiểu sử ghi lại như sau:
Cố HT. Thích Huyền Quý có thế danh là Dương Văn Châu. Ngài xuất thân từ một gia đình Nho giáo, thông thạo cả Đông lẫn Tây học, giàu truyền thống yêu nước, sùng mộ Phật pháp. Năm 1919, lúc 22 tuổi, Ngài quỳ lạy cha mẹ bày tỏ ý nguyện xuất trần; trước quyết chí chính đáng của người con hiếu thảo, song thân của Ngài đồng tâm chấp thuận. Sau gần 10 năm ra đi tìm đường học đạo, Ngài đến chùa Tuyên Linh (tỉnh Bến Tre) xuất gia thọ giới với Hòa thượng Khánh Hòa.
Từ năm 1956 Cố HT. Thích Huyền Quý đảm nhận các chức vụ như: Chánh Đại diện Giáo hội Tăng già Việt Nam tỉnh Gò Công (cũ), kiêm cố vấn Trường Bồ Đề, Trụ trì chùa Phật học Cần Thơ, chùa Xá Lợi (quận 3, TP.HCM), chùa Thái Bình (Gò Công). Đảm nhận chức vụ Giảng sư ở các chùa: Phổ Quang (quận Tân Bình), chùa Thiền Phước (quận Gò Vấp), chùa Phật Học (Biên Hòa), chùa Thanh Trước (Gò Công).
Các đời trụ trì
- Hòa thượng Thích Huyền Quý trụ trì từ năm (1962-1979).
- Đại đức Thích Thiện Duyên (1979-1991).
- Đại đức Thích Thiện Ấn (1991-2007).
- Ban Trị sự GHPGVN huyện Gò Công Đông thành lập Ban Trụ trì từ năm 2007 cho đến ngày nay.
Kiến trúc chùa Liên Hoa
Hơn 57 năm từ khi ông Nguyễn Văn Sáng hiến cúng ngôi nhà thờ ba gian được làm bằng gỗ quý, mái lợp ngói tây cho Hòa thượng Huyền Quý làm ngôi Tam Bảo để hoằng dương Phật pháp; mặc dù thời gian và không gian có biến đổi, nhưng ngôi Chánh điện ba gian này vẫn còn lưu giữ nhiều kiến trúc cũ, các khung bao lam, hoa văn họa tiết hiện còn rất đẹp với lối điêu khắc rất tinh tế. Chư Tôn đức cũng đã trùng tu và sửa chữa nhà hậu Tổ cùng các công trình phụ cận khác vào các năm 2004, 2018 để thuận tiện sinh hoạt tu học của chư Tăng và Phật tử. Vì vậy ngôi chùa Liên Hoa ngày nay vẫn luôn là nơi thuận tiện cho việc tu học và sinh hoạt của chư Tăng, Ni, Phật tử nhưng không mất đi nét cổ kính lúc ban sơ.
Chiếc cầu mơ ước của vị trụ trì chùa Liên Hoa
Đấy là ngôi chùa lớn, lâu đời, từ quốc lộ đã thấy kiến trúc cao vượt lên. Nhưng phải qua phà gỗ dưới dòng chảy xiết ngầu đục phù sa, khi có lễ hội, cảnh chen chúc trên phà trông rất hãi cho dù tay lái thông thuộc, vững vàng. Tôi có thỉnh kinh sách từ chùa, rồi bẳng đi rất lâu…
Khi lên Sài Gòn tập huấn nghiệp vụ truyền thông Phật giáo ở thiền viện Quảng Đức bên quận 3, chân ướt chân ráo không thu xếp được chỗ nghỉ vì học viên đông quá, người làm truyền thông Phật giáo cả nước về.
Cầu Công Lý được xây dựng là niềm mơ ước của thầy trụ trì và Phật tử chùa Liên Hoa
Tại nhà ăn của thiền viện, rất vui khi gặp vị thầy đến từ Cà Mau, TT. Thích Huệ Thành. Thầy cùng đoàn có chỗ nghỉ ở một nhà khách và có ý giúp một chỗ tá túc qua khóa học. Trong câu chuyện nhanh, tôi được biết vị Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Cà Mau đồng thời là trụ trì chùa Liên Hoa, bên kia sông nơi tôi từng đến thỉnh kinh sách, đang ấp ủ giấc mơ đẹp về một chiếc cầu bắc ngang dòng sông ngầu đục phù sa nhưng cứ gặp khó: vị nữ thương nhân X không tài trợ theo dự kiến, chờ… Từng đến chùa và mấy lần qua phà, tôi hiểu trăn trở của vị trụ trì, thực sự đáng mơ ước, không chỉ cho bá tánh hành hương mà còn cho dân cư, nhất là các cháu học trò, một kết nối bên kia với bên này quốc lộ.
Mấy ngày nay nghe đài phát thanh loan tin ngắn: cầu bắc ngang chùa Liên Hoa đã hoàn thành, khá bất ngờ và tự nhiên tôi nhớ đến câu chuyện ở nhà ăn thiền viện Quảng Đức dạo nào, mừng cho thầy trụ trì tốt bụng.
Và hôm nay, tôi đến tận nơi để bước chân qua dòng sông chảy xiết trên chiếc cầu mới tinh khôi uốn khúc như chú rồng nhỏ, một kiến trúc lạ. Cầu dành cho người bộ hành với những bậc tam cấp, nhưng nhịp giữa lại giảm trọng lượng bằng kết cấu nhẹ với đá dăm phủ ở trên, trông đẹp, làm nhẹ nhõm và tôi thấy ý tưởng ấy khá khoa học.
Quan sát các cháu nhỏ tung tăng nô đùa, những trẻ nghèo trong áo tơi lạ lẫm theo chân bố mẹ “khám phá” chiếc cầu mới, chia sẻ được niềm vui.
Thế là tôi có một lần viếng Liên Hoa tự, nghỉ lại một đêm trong nhà khách, thăm hết các kiến trúc trên không gian 20 công đất tầm cấy: chính điện hai tầng hoành tráng, nhà vãn sinh cũng hai tầng đang ở giai đoạn sắp hoàn thành, thủy đình – nơi cho bá tánh phóng sinh và xa xa tiếp nối thủy đình có một nghĩa địa do chùa quản lý.
Tôi chưa gặp ngôi chùa nào dù rộng lại có một mặt tiền hướng ra sông, một mặt thứ hai tựa vào đường dân sinh cắt ngang xóm nhỏ, và tiếp tục kéo dài ra đồng rộng với thủy đình… Kết nối hai không gian bị cắt bởi đường dân sinh chính là hai dãy tượng Phật cao phủ nhũ vàng không khác cụm tượng ở Đại Tòng Lâm (Bà Rịa – Vũng Tàu), một cảnh thanh tịnh trãi rộng…
Cám ơn công ty Xây dựng thương mại du lịch Công Lý ở TP. Cà Mau đã tài trợ chính với 1 tỷ đồng để có chiếc cầu mà thầy trụ trì mơ ước, góp vào chính là đông đảo Phật tử gần xa. Chính tấm lòng của các mạnh thường quân, các Phật tử được tôn vinh qua loa, bản tin thời sự đã giúp tôi vượt đường xa đến viếng và chiêm ngưỡng cõi thanh tịnh nay đã xây dựng rộng lớn hơn xưa nhiều.
Trên đây là một số thông tin về Chùa Liên Hoa mà Đồ thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn về một ngôi chùa nằm ở Chợ Gạo. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về ngôi chùa này nhé!
Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các ngôi chùa khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tớ nhé.
Xem thêm sản phẩm của chúng tôi:
- Bàn thờ đẹp
- Hoành phi câu đối bằng gỗ
- Ngai thờ đẹp
- Mẫu án gian thờ bằng gỗ
- Mẫu sập thờ đẹp
- Cửa võng thờ đẹp