Chùa Hoằng Pháp ở đâu, lưu trú tại đâu khi tới chùa? Hoằng Pháp là ngôi chùa thuộc hệ phái Bắc Tông. Các khóa tu tại chùa luôn thu hút rất nhiều người tham gia.
Ngôi chùa có bề dày lịch sử hơn nửa thế kỷ này là địa điểm du lịch tâm linh vô cùng nổi tiếng tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Là một trong ngôi chùa đầu tiên tổ chức khóa tu mùa hè cho giới trẻ, chùa Hoằng Pháp Hóc Môn Sài Gòn thu hút hàng nghìn học sinh, sinh viên đến thiền tu mỗi khóa.
Ngôi chùa có bề dày lịch sử hơn nửa thế kỷ này là địa điểm du lịch tâm linh vô cùng nổi tiếng ở TP Hồ Chí Minh.
Tham quan chùa Hoằng Pháp là trải nghiệm vô cùng hấp dẫn khi bạn đi du lịch Sài Gòn. Cùng bỏ túi ngay kinh nghiệm khám phá chùa Hoằng Pháp nhé!
Chùa Hoằng Pháp nằm ở đâu?
Chùa Hoằng Pháp ở đâu? Địa chỉ chùa Hoằng Pháp ở đâu chắc chắn là câu hỏi mà nhiều du khách muốn biết.
Ngôi chùa này nằm ở số 96 ấp Tân Thới 3, Tân Hiệp, Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian mở cửa chùa Hoằng Pháp
Giờ mở cửa: chùa Hoằng Pháp mở cửa từ lúc 6 giờ sáng và đóng cửa lúc 6 giờ tối, từ thứ 2 đến Chủ nhật hàng tuần.
Hướng dẫn cách đi đến chùa Hoằng Pháp
- Cung đường: Chùa Hoằng Pháp ở đâu? Chùa Hoằng Pháp ở quận mấy? Ngôi chùa nằm tại Hóc Môn và cách trung tâm Quận 1 khoảng 20km. Để đến với chùa Hoằng Pháp, bạn hãy đi theo đường Nguyễn Văn Trỗi, đến Cộng Hòa rồi qua Trường Chinh. Tiếp tục đi dọc theo quốc lộ 22 là bạn sẽ thấy ngôi chùa nằm bên phải đường đi.
- Di chuyển bằng xe bus: Để tới chùa Hoằng Pháp, bạn có thể đi tuyến bus số 04, 13, 74, 94.
- Di chuyển bằng xe máy: Nếu bạn ở gần chùa Hoằng Pháp thì có thể di chuyển bằng xe máy hoặc thuê xe tại trung tâm Sài Gòn để tự di chuyển. Giá thuê xe máy tại Sài Gòn khoảng 50.000 – 180.000 VNĐ/ xe/ ngày.
Lịch sử chùa Hoằng Pháp
Năm 1957, cố Hòa thượng Ngộ Chân Tử đã sáng lập Chùa Hoằng Pháp trên một khu rừng chồi. Sau hai năm khai phá, ngôi chùa mới chính thức được xây dựng bằng gạch đinh, hai tầng mái ngói, xoay mặt về hướng Tây Bắc và Hòa thượng Ngộ Chân Tử trở thành vị Trụ trì đầu tiên của chùa.
Ngoài việc tu hành, tiếp Tăng độ chúng, hoằng truyền Phật pháp, xây dựng ngôi Tam Bảo, Hòa Thượng Ngộ Chân Tử luôn quan tâm những người hoạn nạn; và hình ảnh Chùa Hoằng Pháp như một ngôi nhà sẵn sàng che chở, đùm bọc người kém may mắn.
Năm 1965, khi chiến tranh tàn phá Đồng Xoài, Thuận Lợi làm nhiều người lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, Hòa thượng Trụ trì đã đón nhận các gia đình về chùa cưu mang trong thời gian dài, sau đó còn mua đất xây nhà cho họ định cư.
Năm 1968, vì cảm thương những trẻ thơ mất cha lạc mẹ, nghèo đói, thất học vì chiến tranh, Hòa thượng Trụ trì tiếp tục thành lập viện Dục Anh tại chùa để tiếp nhận các em từ 6 đến 10 tuổi về chăm sóc, nuôi dạy.
Nhờ những công việc thiện nguyện đó mà Phật tử từ nhiều nơi hội tụ về chùa ngày một đông hơn. Vì thế, để có đủ chỗ thuyết giảng, năm 1971, Hòa thượng cho xây nối thêm mặt tiền chánh điện dài đến 28m.
Vào năm 1974, Hòa thượng đã mua 45 mẫu đất ở xã Tân Tạo, huyện Bình Chánh với dự định mở làng cô nhi để tiếp nhận trẻ bất hạnh và thành lập đền thờ Hùng Vương.
Sau tháng 4/1975, công trình đang thi công dang dở thì Hòa thượng đã hiến số đất đó cho ban quản trị khu kinh tế mới Lê Minh Xuân.
Cũng vào thời điểm đó, viện Dục Anh giải tán do có nhiều trẻ em được nhân thân đón về. Hòa thượng tiếp tục công việc hạnh nguyện từ bi cứu khổ, nhận nuôi dưỡng các cụ già neo đơn, gia cảnh khó khăn.
Năm 1988, Hòa thượng Ngộ Chân Tử an nhiên thị tịch tại Chùa Hoằng Pháp, và Thượng tọa Thích Chân Tính, đệ tử của Hòa thượng, trở thành Trụ trì Chùa Hoằng Pháp và kế tục sự nghiệp hoằng truyền chánh pháp của cố Hòa thượng cho đến hôm nay.
Năm 1995, chùa cho xây lại khu chánh điện sau một thời gian bị xuống cấp nghiêm trọng.
Tháng 3/1999 đánh dấu sự kiện Thượng tọa đã kết hợp với Ban đại diện Phật giáo huyện Hóc Môn tổ chức Khóa tu Phật thất đầu tiên ở Sài Gòn tại Chùa Hoằng Pháp.
Năm 2005, chùa bắt đầu tổ chức Khóa tu mùa hè thường niên dành cho học sinh và sinh viên.
Và ngày nay, Chùa Hoằng Pháp được xem là trung tâm tu học Phật Pháp, và cũng là trung tâm văn hóa Phật giáo lớn nhất Việt Nam.
Trụ trì chùa Hoằng Pháp là ai?
Từ năm 1988, Thượng tọa Thích Chân Tính (đệ tử của hòa thượng Ngô Chân Tử) làm trụ trì chùa Hoằng Pháp (huyện Hóc Môn, TP.HCM) đến nay.
Thầy Thích Chân Tính, thế danh Nguyễn Sỹ Cường, sinh năm 1958, tại Daklak, nguyên quán Bắc Ninh. Thầy là con thứ 2 trong gia đình có 7 anh chị em.
Năm 1973, vào dịp nghỉ hè, nhân đọc cuốn sách “Lược Truyện Đức Phật Thích Ca”, Thầy đã hiểu về lý vô thường và thấy rõ bản chất đời sống thế gian là giả tạm.
Cuối năm 1973, khi vừa tròn 15 tuổi, Thầy xuất gia với Đại lão Hòa thượng Ngộ Chân Tử tại chùa. Xuất gia được 3 năm, năm 1976 Thầy được ân sư cho thọ giới Sa-di.
Đến năm 1979, Thầy vào TP. HCM theo học các khóa Phật học. Năm 1981, Thầy thọ giới Tỳ-kheo, tại giới đàn chùa Long Hoa, quận 3. Bên cạnh việc học Phật, năm 1985, Thầy là sinh viên khoa Ngữ Văn, trường Đại học Tổng hợp TP. HCM (nay là trường ĐHKHXH&NV).
Lịch khóa tu chùa Hoằng Pháp
Các khóa tu tại chùa luôn thu hút nhiều Phật tử tứ phương. Ước tính, mỗi khóa tu thu hút hàng nghìn người tham dự.
Trong vòng 7 ngày tu tại chùa, bạn sẽ được các sư thầy chùa Hoằng Pháp chỉ dạy cho rất nhiều điều. Đặc biệt là văn hóa trong đạo Phật: cách chắp tay, lễ bái, xá chào, lễ lạy, tu tâm, tu tính.
Tham quan, khám phá chùa Hoằng Pháp
Kiến trúc truyền thống của chùa
- Cổng chùa Hoằng Pháp
Khi tìm hiểu về chùa Hoằng Pháp ở đâu, bạn sẽ thấy ngay ở ngoài chùa Hoằng Pháp là cổng Tam Quan. Cổng chính đề chữ “Chùa Hoằng Pháp”.
Hai cổng phụ: cổng phụ bên phải là chữ “Trí Tuệ”, cổng phụ bên trái là chữ “Từ Bi”. Dọc theo cổng Tam Quan là những câu đối được viết bằng tiếng Việt.
Kiến trúc của cổng chùa là sự hài hòa giữa truyền thống và hiện đại vô cùng độc đáo.
Những đường cong được cách điệu có phần góc cạnh hơn những cổng chùa truyền thống. Phía trên mái cổng chùa Hoằng Pháp có hai tầng được lợp bằng ngói đỏ. Mỗi đầu đao được uốn cong mềm mại.
Kiến Trúc Chùa Hoằng Pháp Có Gì Đặc Sắc?
Sau hơn nửa thế kỷ, Chùa Hoằng Pháp đã trải qua nhiều đợt trùng tu lớn nhỏ. Nhìn chung, kiến trúc Chùa Hoằng Pháp là sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc hiện đại và đường nét truyền thống từ các ngôi chùa cổ ở miền Bắc.
Vẫn là mái ngói đỏ hai tầng cùng các góc cong vút nhưng Chùa Hoàng Pháp vẫn sở hữu hơi thở nghệ thuật cách điệu hơn so với những sáng tạo đi trước.
Cổng Tam Quan
Cổng tam quan Chùa Hoằng Pháp là công trình mới được xây dựng vào năm 1999.
Trên cổng chính có đề chữ “Chùa Hoằng Pháp”; còn cổng phụ bên phải là chữ “Trí Tuệ”, bên trái là chữ “Từ Bi”, xen kẽ những câu đối được khắc dọc theo hai cổng phụ bằng chữ quốc ngữ.
Đi qua cổng chùa là khoảng sân rộng dẫn vào chánh điện, được trang trí bằng những chậu cây cao lớn, tạo ra không gian mát mẻ, bình yên cho ngôi chùa.
Đây cũng là địa điểm lý tưởng cho các em Gia đình Phật tử đến sinh hoạt dã ngoại và cắm trại.
Chánh Điện
Các Điểm Nhấn Kiến Trúc Đặc Sắc Khác
Khóa Tu Mùa Hè Chùa Hoằng Pháp – Trải Nghiệm “Đáng Thử” Cho Giới Trẻ
Chia Sẻ Kinh Nghiệm Du Lịch Chùa Hoằng Pháp
- Theo kinh nghiệm của #teamKlook, nếu có dịp tham quan Chùa Hoằng Pháp, nhớ tìm đến cây vô ưu, hay còn gọi là sala, để xin lộc cầu may. Đây là loại cây cổ thụ có hoa mọc theo chùm rủ xuống đất, cánh hoa có màu đỏ vô cùng đẹp mắt, được trồng trong rất nhiều đền chùa ở Việt Nam.
- Sala thường nở đẹp nhất từ tháng 2 đến tháng 5. Càng về đên, hoa sala càng tỏa mùi thơm ngát.
- Du khách và Phật tử khắp nơi thường kéo nhau về Chùa Hoằng Pháp để cầu nguyện bên dưới cây vô ưu để mong bình an, may mắn cho gia đình.