Chùa Dâu Bắc Ninh: Giới thiệu, lịch sử, kiến trúc và lễ hội

Chùa Dâu ở Bắc Ninh là nơi khởi nguồn tín ngưỡng thờ Tứ pháp – bốn vị nữ thần tương ứng với các hiện tượng mây, gió, sấm, chớp. Chùa Dâu Bắc Ninh là một trung tâm cổ xưa nhất của Phật giáo Việt Nam, nơi đã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.

Chùa còn có các tên khác là Cổ Châu hay Pháp Vân, mang dấu ấn của nhiều thời kỳ lịch sử; và sở hữu hệ thống tượng phong phú, đặc biệt là các tượng Tứ Pháp uy nghi.

Vậy chùa Dâu còn có những điều gì đặc biệt, và vì sao nơi này nổi tiếng? Hãy cùng Đồ Thờ Hưng Vũ khám phá nhé!

Chùa Dâu

Giới thiệu chùa Dâu

Chùa Dâu, còn có tên là Diên Ứng (延應寺), Pháp Vân (法雲寺), hay Cổ Châu, là một ngôi chùa nằm ở phường Thanh Khương, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30 km. Đây là trung tâm Phật giáo cổ xưa nhất của Việt Nam. Chùa còn được người dân gọi với những tên gọi khác nhau như chùa Cả, Cổ Châu tự, Diên Ứng tự, Thiền Định tự. Đây là ngôi chùa được coi là có lịch sử hình thành sớm nhất Việt Nam mặc dù các dấu tích vật chất không còn, nó đã được xây dựng lại. Chùa là một danh lam bậc nhất của xứ kinh Bắc xưa nay. Đây cũng là một di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam được xếp hạng đợt 4. Chùa Dâu được xem là ngôi chùa cổ nhất Việt Nam.

Chùa nằm ở vùng Dâu, thời thuộc Hán gọi là Luy Lâu. Tại vùng Dâu có năm ngôi chùa cổ: chùa Dâu thờ Pháp Vân (法雲寺, “thần mây”), chùa Đậu thờ Pháp Vũ (法雨寺, “thần mưa”), chùa Tướng thờ Pháp Lôi (法雷寺, “thần sấm”), chùa Dàn thờ Pháp Điện (法電寺 “thần chớp”) và chùa Tổ thờ Man Nương là mẹ của Tứ Pháp. Năm chùa này ngoài thờ Phật còn thờ Tứ Pháp.

Chùa Đậu tại vùng Dâu đã bị phá hủy trong chiến tranh nên pho tượng Bà Đậu được thờ chung trong chùa Dâu.

Trong Tứ Pháp thì Pháp Vân đứng đầu, Thạch Quang Phật (tảng đá trong cây Dung thụ) luôn ở bên Pháp Vân và Pháp Vân đại diện cho cả Tứ Pháp, mỗi khi triều đình thỉnh tượng về kinh đô cầu đảo, có thể rước cả bốn tượng hoặc chỉ mình Pháp Vân. Có thể nói Tứ Pháp thì Pháp Vân, Pháp Vũ được thờ cúng rộng rãi hơn cả nhưng Pháp Vân là trọng tâm, nên Chùa Dâu đã trở thành trung tâm của tín ngưỡng này ở cả vùng Dâu lẫn cả nước.

Chùa Dâu

Chùa Dâu ở đâu?

Chùa Dâu Bắc Ninh có địa chỉ tại phường Thanh Khương, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

Vị trí chùa Dâu

Lịch sử chùa Dâu Bắc Ninh

Chùa được xây dựng vào buổi đầu Công Nguyên. Các nhà sư Ấn Độ đầu tiên đã từng đến đây. Vào cuối thế kỷ 6, nhà sư Tì-ni-đa-lưu-chi từ Trung Quốc đến chùa này, lập nên một phái Thiền ở Việt Nam.

Chùa Dâu được xây dựng từ năm 187 đến năm 226. Cho đến nay, trải qua nhiều triều đại và nhiều lần được tu sửa, chùa vẫn giữ nguyên vẻ đẹp linh thiêng vốn có của nó. Vào thời nhà Trần, vua Trần Nhân Tông đã cho Mạc Đĩnh Chi xây dựng lại chùa theo mô hình tháp chín tầng, chùa năm gian. Lúc bấy giờ chùa rất nguy nga, tráng lệ. Tuy nhiên, sau khi trải qua nhiều cuộc chiến tranh chùa đã bị mai một và tổn hại khá nhiều.

Chứng kiến rất nhiều cuộc chiến tranh lịch sử hào hùng của người dân tộc, chùa Dâu chính vì thế trở thành nơi hai nền văn hóa phật giáo từ Ấn Độ và từ phương Bắc đến giao lưu. Đây cũng là nơi các tăng sĩ đến từ Ấn Độ chọn là một trong những nơi để truyền bá Phật pháp đầu tiên từ những ngày đầu công nguyên.

Không chỉ thế, chùa Dâu còn gắn liền với sự tích về Phật Mẫu Man Nương và Tứ Pháp gồm có: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện. Bên cạnh đó, ngôi chùa này còn thờ các tượng như: Tứ Trấn, Hộ Pháp, Kim Cương, Thập Điện Diêm Vương, Phật và Bồ Tát, La Hán… Điều này thể hiện rõ nét sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tín ngưỡng dân gian của người Việt với Phật Giáo.

Chùa Dâu

Truyền thuyết – sự tích về chùa Dâu

Chùa Dâu Bắc Ninh từ lâu đã gắn với 2 truyền thuyết:

Truyền thuyết Mạc Đinh Chi

Mạc Đinh Chi là người hết lòng yêu thương mẹ nhưng mẹ ông bị bắt giam. Khi các quan phủ yêu cầu xây một ngôi chùa tháp chín tầng, cầu chín nhịp, chùa trăm gian, ông đã làm ngay bằng vàng mã. Cuối cùng mẹ ông được thả, ăn mừng ông đã xây dựng chùa như nay.

Truyền thuyết Man Nương

Man Nương hay nàng Mèn là một người con gái rất sùng đạo, năm 10 tuổi đến theo học đạo ở chùa Linh Quang, nay là huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Tại chùa có thiền sư Khâu Đà La là một vị cao tăng đầu tiên sang Việt Nam truyền đạo tại đây.

Một hôm, thiền sư đi vắng và dặn Man Nương trông coi chùa cẩn thận. Tối đến Man Nương ngủ ở thềm, Khâu Đà La về và bước qua người, sau đó bà thụ thai. Cha mẹ Man Nương trách cứ thì Khâu Đà La dặn rằng đó là con Phật, không phải lo phiền.

Hai mươi tháng sau, Man Nương sinh hạ một người con gái vào ngày 8 tháng Tư (âm lịch), đem đến chùa trả lại Thiền sư. Ông dùng cây tầm xích (gậy tích trượng) gõ vào cây Dung Thụ (dâu) ở cạnh chùa; cây dâu tách ra, thiền sư để đứa trẻ vào trong, cây lại khép vào. Khâu Đà La trao cho Man Nương cây gậy và dặn khi nào hạn hán thì đem gậy cắm xuống đất để cứu nhân dân. Khi vùng Dâu bị hạn hán ba năm liền, nhớ đến lời dặn của ông, Man Nương đã đem cây gậy thần cắm xuống đất. Ngay lập tức nước phun lên, cây cối, ruộng đồng lại tươi tốt và chúng sinh thoát nạn hạn hán.

Tiếp đó có trận mưa to, cây dâu bị gió bão quật đổ xuống sông Thiên Đức (sông Dâu) rồi trôi về Luy Lâu. Khi đó, Thái thú Sĩ Nhiếp cho quân lính vớt lên để làm nóc điện Kính Thiên, nhưng không ai lay chuyển nổi. Man Nương đi qua liền xuống sông, buộc dải yếm vào và bảo “Có phải con mẹ thì đi lên theo mẹ” lập tức kéo cây lên dễ dàng. Sĩ Nhiếp thấy thế kính sợ, tuyển mười người họ Đào tạc tượng Tứ pháp là Pháp Vân – Pháp Vũ – Pháp Lôi – Pháp Điện tượng trưng cho Mây, Mưa, Sấm, Chớp để thờ. Bốn bức tượng phật đó được đặt ở bốn ngôi chùa khác nhau ở trên cùng một khu vực là Chùa Dâu, Chùa Đậu, Chùa Dàn, Chùa Tướng. Khi thợ tạc tượng gặp trong thân cây một khối đá bèn vứt xuống sông. Đến đêm thấy lòng sông rực sáng, Sĩ Nhiếp cho người vớt nhưng không tài nào vớt được. Man Nương liền đi thuyền ra giữa sông thì khì khối đá tự nhiên nhảy vào lòng. Khối đá ấy được gọi là Thạch Quang Phật (Phật đá tỏa sáng).

Sự tích chùa Dâu

Kiến trúc chùa Dâu

Cũng như nhiều chùa chiền trên đất Việt Nam, chùa Dâu được xây dựng theo kiểu “nội công ngoại quốc”. Bốn dãy nhà liên thông hình chữ nhật bao quanh ba ngôi nhà chính: tiền đường, thiêu hương và thượng điện. Tiền đường của chùa Dâu đặt tượng Hộ pháp, tám vị Kim Cương; Gian thiêu hương đặt tượng Cửu Long, hai bên có tượng các vị Diêm Vương, Tam châu Thái tử, Mạc Đĩnh Chi. Thượng điện để tượng Bà Dâu (Pháp Vân), Bà Đậu (Pháp Vũ), và các hầu cận. Các pho tượng Bồ tát, Tam thế, Đức ông, Thánh tăng được đặt ở phần hậu điện phía sau chùa chính.

Một trong những ấn tượng khó có thể quên được ở nơi đây là những pho tượng thờ. Ở gian giữa chùa có tượng Bà Dâu, hay nữ thần Pháp Vân, uy nghi, trầm mặc, màu đồng hun, cao gần 2 m được bày ở gian giữa. Tượng có gương mặt đẹp với nốt ruồi to đậm giữa trán gợi liên tưởng tới những nàng vũ nữ Ấn Độ, tới quê hương Tây Trúc. Ở hai bên là tượng Kim Đồng và Ngọc Nữ. Phía trước là một hộp gỗ trong đặt Thạch Quang Phật là một khối đá, tương truyền là em út của Tứ Pháp.

Do chùa Đậu (Bắc Ninh) bị phá huỷ thời kháng chiến chống Pháp, nên tượng Bà Đậu (Pháp Vũ) cũng được đưa về thờ ở chùa Dâu. Tượng Pháp Vũ với những nét thuần Việt, đức độ, cao cả. Những tượng này đều có niên đại thế kỷ 18.

Bên trái của thượng điện có pho tượng thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi, tượng được đặt trên một bệ gỗ hình sư tử đội tòa sen, có thể có niên đại thế kỷ 14.

Giữa sân chùa trải rộng là cây tháp Hòa Phong. Tháp xây bằng loại gạch cỡ lớn ngày xưa, được nung thủ công tới độ có màu sẫm già của vại sành. Thời gian đã lấy đi sáu tầng trên của tháp, nay chỉ còn ba tầng dưới, cao khoảng 17 m nhưng vẫn uy nghi, vững chãi thế đứng ngàn năm. Mặt trước tầng 2 có gắn bảng đá khắc chữ “Hòa Phong tháp”. Chân tháp vuông, mỗi cạnh gần 7 m. Tầng dưới có 4 cửa vòm. Trong tháp, treo một quả chuông đồng đúc năm 1793 và một chiếc khánh đúc năm 1817. Có 4 tượng Thiên Vương cao 1,6 m ở bốn góc. Trước tháp, bên phải có tấm bia vuông dựng năm 1738, bên trái có tượng một con cừu đá dài 1,33 m, cao 0,8 m. Tượng này là dấu vết duy nhất còn sót lại từ thời nhà Hán.

Có câu thơ lưu truyền dân gian:.

Dù ai đi đâu về đâu

Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về.

Dù ai buôn bán trăm nghề

Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu.

Ngày hội chùa Dâu được tổ chức rất long trọng và quy mô, tuyến hành hương về nơi đất Phật còn mở rộng tới chùa Phúc Nghiêm – chùa Tổ – nơi thờ Phật Mẫu Man Nương.

Chùa Dâu

Theo thuyết minh về Chùa Dâu Bắc Ninh, cổng Tam quan gồm có 3 gian, bộ khung gỗ gác trên 4 hàng chân cột, kết cấu vì nóc kiểu “con chồng, giá chiêng, cốn, bẩy”. Các cấu kiện của Tam quan đều được bào trơn đóng bén, mái lợp ngói, tường hồi bít đốc, mở thông thoáng cả 3 gian, tạo ấn tượng với du khách.

  • Tiền thất (bái vọng đường) gồm 7 gian, 2 chái, với mái lợp ngói, đầu đao cong, bộ khung gỗ, các vì nóc đều được kết cấu theo dạng “tiền kẻ, hậu kẻ, câu đầu, trụ nóc”, tì lực trên 4 đầu cột. Những đầu kẻ ở gian giữa được chạm hoa lá cách điệu. Nội thất bày một số bàn ghế để khách sắp lễ, trước khi vào lễ Phật.
  • Tiền đường gồm 7 gian, 2 chái, có 8 bộ vì kèo kiểu “câu đầu, trụ, nóc, cốn, tiền kẻ, hậu bẩy”. Trên các đầu kẻ, bẩy, cốn đều được chạm nổi hoa văn mây lá, tứ linh, tứ quý, triện dây. Ở gian giữa có 2 thành đá chạm rồng theo phong cách nghệ thuật thời Trần. Tiền đường thờ Hộ Pháp, Đức Ông, Đức Thánh Hiền, Bát Bộ Kim Cương.
  • Thiêu hương còn gọi là ống muống, gồm 3 gian, nối Tiền đường và Thượng điện. Hệ thống đỡ hoành mái gồm 4 bộ vì, mỗi vì đều được gác trên 4 đầu cột. Thiêu hương thờ Thập điện Diêm Vương, Mạc Đĩnh Chi và Thái tử Kỳ Đà.
  • Thượng điện gồm 1 gian, 2 chái, với 4 bộ vì, 4 mái đao cong. Bảo lưu được 2 bộ vì nóc kiểu “giá chiêng”, khoảng giữa gắn hình lá đề chạm nổi đôi rồng chầu mặt trời và 2 trụ trốn bên chạm nổi hình phỗng. Thượng điện Chùa Dâu Bắc Ninh thờ ai : Pháp Vân, Bà Trắng, Bà Đỏ, Thạch Quang Phật, Quan Âm thiên thủ thiên nhãn…
  • Hai dãy hành lang song song với nhau, nối Tiền thất và Hậu đường. Mỗi dãy gồm 22 gian và được chia thành 2 phần: hành lang phía trước 12 gian và hành lang phía sau 10 gian, được ngăn cách bởi một bộ cửa ván bưng. Hành lang phía sau là nơi thờ 18 vị La Hán.
  • Hậu đường gồm 9 gian, 2 dĩ, bộ khung gỗ, vì nóc kết cấu theo kiểu “trụ, quá giang, kẻ”. Hậu đường thờ Đức ông, Quan Âm, Thánh Hiền, Địa Tạng Vương, Hậu Phật. Trung tâm điện Phật có các tượng Tam Thế, Quan Âm chuẩn đề.
  • Tháp Hòa Phong dựng giữa sân chùa, được xây bằng loại gạch cỡ lớn, nung tới độ có màu sẫm già của vại sành, với 3 tầng, cao 15m. Tầng thứ nhất, bốn mặt đều có cửa, xây cuốn vòm. Mặt trước tầng 2 có gắn bảng đá khắc chữ “Hòa Phong tháp”. Trên cùng là vòm mái, được xây cuốn bằng gạch. Trong lòng tháp, phía dưới có bệ thờ “Tứ trấn Thiên Vương” bằng gỗ phủ sơn, cao 1.6m; phía trên treo chuông đồng đúc năm 1793, khánh đồng đúc năm 1817. Trước cửa phía Tây có 2 tượng sóc đá, mang phong cách nghệ thuật thời Lê, bên phải có tấm bia vuông dựng năm 1738, bên trái có tượng một con cừu đá, là dấu vết duy nhất còn sót lại từ thời đầu Công Nguyên.

Cách di chuyển đến chùa Dâu Bắc Ninh

Để đi chùa Dâu từ Hà Nội, bạn có thể đi xuôi theo đường quốc lộ 5, đi đến Phú Thị thì rẽ theo quốc lộ 182 12 km là đến nơi.

  • Từ trung tâm Bắc Ninh bạn đi qua cầu vượt Bồ Sơn, đi thẳng theo quốc lộ 38, đến ngã tư Kinh Dương Vương – Lạc Long Quân thì rẽ trái vào Lạc Long Quân đi khoảng 10km nữa là tới chùa Dâu.
  • Hoặc để tích kiệm chi phí bạn có thể đi xe buýt tuyến 204 với lộ trình tại tỉnh Bắc Ninh là: Ngã tư Phú Thị – Đường 181 – Phố Sủi – Keo – Kim Sơn – Chùa Keo – Phố Toàn Thắng – Đức Hiệp – Xuân Lâm – Hà Mãn – chùa Dâu – Thanh Hoài – Tam Á – Phố Khám – Thị trấn Hồ. Bến xuống ở chợ Dâu, cách chùa Dâu 400m đi bộ.

Lễ hội chùa Dâu diễn ra khi nào?

Lễ hội chùa Dâu được diễn ra trong ngày 8-9 tháng 4 âm lịch hằng năm với quy mô rộng lớn. Năm ngôi chùa lớn tại ba xã của tỉnh Bắc Ninh thờ Pháp Vân (bà Dâu -chùa Dâu), Pháp Vũ (bà Đậu), Pháp Lôi (bà Tướng), Pháp Điện (bà Dàn) và Phật mẫu Man Nương sẽ lấy chùa Dâu làm trung tâm, thực hiện nghi lễ rước các bà.

Đám rước khi tới chùa Dâu sẽ tổ chức các nghi lễ theo hình thức trò chơi vô cùng độc đáo như trò “mẹ đuổi con” – các kiệu rước chạy 3 vòng, “cướp nước” – các kiệu đua nhau tới cổng Tam Quan để dự đoán tình trạng mùa màng.

Lễ hội là cơ hội để tìm về Phật tổ linh thiêng, bên cạnh đó là tìm hiểu các nghi thức tín ngưỡng dân gian độc đáo, thể hiện lòng biết ơn đối với thần linh và những ước mơ về cuộc sống ấm no của người dân làm nông nghiệp. Bởi vậy không chỉ với người dân vùng Bắc Ninh, lễ hội chùa Dâu còn thu hút rất nhiều khách thập phương đến tham dự.

Lễ hội chùa Dâu

Kinh nghiệm khi tới chùa Dâu tham quan

Khi tham quan chùa Dâu bạn cần chú ý những điều sau:

  • Đến cổng chùa (cổng Tam Quan) thì đi vào cửa phải, đi ra cửa trái, không được đi cửa giữa.
  • Giữ tâm ý trong sáng, mọi điều cầu ước nên giữ ý nguyện tốt đẹp, hướng thiện.
  • Đi lễ chùa cần ăn mặc kín đáo, lịch sự. Tránh mặc đồ màu mè, rườm rà, mặc váy kể cả váy dài. Tuyệt đối không được mặc áo hai dây, quần ngắn trên đầu gối, các trang phục hở hang.
  • Giữ gìn cảnh quan và không khí tôn nghiêm của chùa bằng cách không nói to, cười đùa, vứt rác bừa bãi, ngắt lá bẻ cành.
  • Không tự ý chạm, leo trèo, sờ vào các bức tượng của chùa.
  • Dâng lễ thành tâm, đơn giản, không cần quá cầu kỳ. Chỉ nên dâng hương hoa trà bánh thuần chay. Dâng hương và xếp lễ theo sự hướng dẫn của nhà chùa.
  • Vào mùa lễ hội, du khách kéo về đây rất đông, bạn nên đặt trước khách sạn Bắc Ninh để có thể tận hưởng trọn vẹn lễ hội diễn ra trong cả 2 ngày nhé.
  • Chùa là nơi linh thiêng nên khi đến đây bạn không nên ăn mặc những trang phục quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa.
  • Đến chùa, bạn nên thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc, linh thiêng thay vì mải mê chụp ảnh.
  • Nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý nếu muốn quay phim, chụp hình.

Câu hỏi thường gặp

Một số bạn đọc thường thắc mắc khi tìm hiểu về chùa Dâu như:

Ngôi chùa cổ nhất Việt Nam là ngôi chùa nào?

Được xây dựng từ những năm trước công nguyên và vẫn tồn tại cho đến bây giờ nên chùa Dâu được mệnh danh là ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Ngoài những kiến trúc từ thời sơ khai, chùa còn là sự kết tinh của những tinh hoa kiến trúc thời Lý, thời Trần.

Trải qua thời gian, ngôi chùa đã mất đi nhiều thứ nhưng vẫn giữ nguyên vẻ đẹp tráng lệ vốn có của nó. Chính vì vậy mà chùa vẫn là địa điểm rất nhiều người lựa chọn đến thăm.

Ngôi chùa nhiều pho tượng phật nhất Việt Nam

Được mệnh danh là nơi có nhiều pho tượng phật cổ nhất Việt Nam, những pho tượng tại chùa Dâu đều được thiết kế, chạm khắc rất tỉ mẩn, tinh xảo. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng một quần thể những pho tượng phật do người xưa để lại thời bấy giờ.

Đặc biệt phải kể đến tượng bà Dâu, tượng Hộ pháp, 8 vị Kim cương và còn rất nhiều những tượng La Hán khác,…

Trên đây là một số thông tin về Chùa Dâu Bắc Ninh mà Đồ Thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về ngôi chùa nổi tiếng gần thành phố Hà Nội này nhé!

Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các ngôi chùa khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tôi nhé.

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *