Chùa Bà – Ngôi Chùa Thiêng Liêng Nhất Tại Châu Đốc, An Giang

Chùa Bà Châu Đốc là một ngôi chùa nổi tiếng tại Châu Đốc, tỉnh An Giang. Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được tổ chức trang trọng từ ngày 23 đến 27 tháng 4 âm lịch hàng năm. Đây là một lễ hội quan trọng và được công nhận là Lễ hội cấp Quốc gia từ năm 2001. Chùa Bà Châu Đốc có kiến trúc độc đáo và đẹp mắt, với nhiều tượng Phật và các tác phẩm nghệ thuật tinh xảo. Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam là một sự kiện văn hóa quan trọng, thu hút đông đảo du khách và người dân địa phương tham gia.

Chùa Bà Châu Đốc Ở Đâu?

Địa chỉ Chùa Bà Châu Đốc nằm ở chân núi Sam, thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, Việt Nam. Ngôi chùa ở Châu Đốc này là một trong những di tích lịch sử, kiến trúc và tâm linh quan trọng cần được bảo tồn và phát triển.

Đường đi chùa Bà Châu Đốc An Giang

Thông thường, xe đi chùa Bà Châu Đốc An Giang được du khách lựa chọn để di chuyển là xe máy hoặc ô tô cá nhân bởi tính thuận tiện và nhanh chóng của nó. Nếu xuất phát từ các tỉnh miền Tây hoặc thành phố An Giang thì xe máy là lựa chọn hợp lý dành cho bạn. Còn nếu điểm bắt đầu là từ thành phố Hồ Chí Minh thì ô tô chính là phương tiện hoàn hảo nhất. 

  • Từ thành phố An Giang

Đầu tiên, bạn bắt đầu xuất phát từ đường Vĩnh Thạnh Trung. Tiếp theo, bạn cứ di chuyển dọc theo ĐT945 – QL91. Bạn tiếp tục lái xe đến Châu Thị Tế hay Tân Lộ Kiều Lương sau khi đến Kinh 4 tại Châu Phú B của thành phố Châu Đốc. Lúc này, núi Sam hùng vĩ sẽ hiện ra sừng sừng ngay trước mắt bạn.

  • Từ thành phố Hồ Chí Minh

Đầu tiên, bạn cần di chuyển tới Xa lộ Đại Hàn/QL 1A ở Tân Thới Nhất bằng cách di chuyển theo đường Phan Văn Hớn. Tiếp theo, bạn lái xe theo hướng đường cao tốc Hồ Chí Minh – Trung Lương/ĐCT 01 – QL62. Sau đó, tiếp tục đi theo đến ĐT 819 – đường 3 tháng 2 của thị trấn Tân Hưng.

Sau khi đến đường 3 tháng 2 của thị trấn Tân Hưng, bạn lái xe đến bến phà Tân Châu – Hồng Ngự theo đường TL 831 – ĐT 842 – ĐT 841. Sau khi qua bên kia sông, bạn tiếp tục di chuyển đến bến phà Châu Giang ở Phú Hiệp theo đường ĐT 954 – ĐT 953. Khi qua phà thứ 2, bạn chỉ cần lái xe thêm khoảng vài km nữa là đến chùa Bà Châu Đốc.

Trong quá trình di chuyển tới Bà Chúa Xứ Châu Đốc An Giang để tham quan và hành hương, bạn nên sử dụng bản đồ hoặc các thiết bị định vị để tránh bị đi nhầm đường. Nếu gặp khó khăn, bạn cũng có thể hỏi người dân địa phương xung quanh khu vực đó. Vì thông thạo đường xá nơi mình sống nên họ sẽ sẵn sàng chỉ dẫn cho bạn đi đúng hướng.

Chùa Bà

Giờ Mở Cửa Chùa Bà Chúa Xứ Núi Sam?

Chính vì sự linh ứng vang danh, nên Chùa Bà Châu Đốc núi Sam ngày càng đông đúc dòng người đến hành hương và đi lễ viếng Bà. Chùa Bà Châu Đốc thì luôn mở cửa chào đón người dân khắp nơi tụ hội về đề mong cầu. Tuy nhiên, chùa thường đông đúc nhất là vào khoảng đầu năm. Bởi vì đầu năm người Việt có truyền thống đi lễ chùa cầu may mắn, tài lộc và thịnh vượng cho cả năm. Nếu bạn không thích chen chúc thì nên đi vào những thời điểm không rơi vào ngày lễ để không bị ùn tắc giao thông và giảm bớt chi phí.

Tìm hiểu chùa Bà Châu Đốc An Giang

Mỗi khi nhắc tới núi Sam hay Châu Đốc thì ai ai cũng nghĩ tới miếu Bà Chúa Xứ. Với sự linh thiêng và ứng nghiệm, cầu được ước thấy khiến chùa Bà hàng năm thu hút hàng triệu lượt khách đến tham quan, cúng viếng. Không chỉ là trung tâm văn hóa tín ngưỡng của người dân An Giang nói riêng và dân miền Tây nói chung mà còn là địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn trong những ngày lễ, Tết.

Tìm Hiểu Lịch Sử Chùa Bà Chúa Xứ Núi Sam

Chùa Bà Châu Đốc An Giang là một di tích lịch sử, công trình kiến trúc về văn hóa và tâm linh quan trọng của tỉnh và của khu vực miền Tây Nam Bộ. Việc thờ cúng Bà Chúa Xứ được xem là một trong các tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam. Sở dĩ ngôi chùa này nổi tiếng như vậy chính là từ chuyện cũ tích xưa đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ kể lại rằng:
Vào năm 1820 -1825 thì quân Xiêm đem quân sang nước ta xâm lược, làm đời sống của nhân dân lầm than khổ cực, người vô tội luôn phải trốn chạy đi tìm nơi khác lánh nạn. Trong một lần quân địch đuổi đến núi Sam thì có gặp một pho tượng Bà và muốn mang bức tượng xuống núi đem về xứ chúng, liền hì hục cậy và buộc dây khắp tượng để khiêng xuống. Nhưng thật kỳ lạ chỉ mới khiêng đi được một đoạn đường ngắn thì tượng Bà bỗng dưng càng ngày càng nặng dần, khiến cho quân địch không thể nào di chuyển được nữa. Quân Xiêm thấy thế liền nổi giận đùng đùng, đập phá cốt tượng làm cho một phần của cánh tay trái tượng Bà bị gãy. Và quân địch phải trả giá liền bị Bà liền trừng phạt khiến chúng hoảng sợ bỏ chạy.
Chùa Bà

Kiến trúc chùa Bà Chúa Xứ núi Sam

Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam không chỉ nổi tiếng linh thiêng mà còn biết đến với lối kiến trúc độc đáo và đẹp mắt. Ngày trước miếu Bà được xây dựng đơn sơ bằng tre lá, nằm quay về hướng tây bắc, phần lưng thì quay về vách núi, còn chính điện nhìn ra con đường và cánh đồng làng.

Vào năm 1870, miếu được người dân xây dựng lại bằng gạch hồ ô dước. Trong 4 năm từ 1972 đến 1976, miếu Bà được hai kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng và Nguyễn Bá Lăng tái thiết lớn tạo nên dáng vẻ như hiện nay. Miếu có kiến trúc dạng chữ “quốc”, hình khối tháp dạng như hoa sen đang nở. Mái tam cấp ba tầng lầu được lợp bằng ngói đại ống màu xanh ngọc bích đẹp mắt, góc mái thì vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng.

Bên trong miếu thì lại được thiết kế và trang trí mang đậm nét nghệ thuật Ấn Độ. Các cánh cửa miếu được các nghệ nhân chạm trổ, điêu khắc tinh xảo. Đặc biệt, nhiều liễn đối và hoành phi ở nơi đây cũng được dát vàng son rực rỡ.

Tượng Bà được người dân đặt ở giữa chính điện, xung quanh đó còn có bàn thờ Hội đồng ở phía trước, Tiền hiền và Hậu hiền thì đặt hai bên. Bàn thờ Cậu đặt ở bên trái, có thờ một Linga bằng đá rất to, cao khoảng 1,2m, còn bàn thờ Cô thì ở bên phải thờ một tượng nữ thần nhỏ bằng gỗ,…

Về sau khi cuộc sống người dân đã trở lại bình yên và phát hiện Bà trên núi, được bà hiển linh chỉ dạy cho dân làng cách rước tượng xuống núi và lập miếu thờ cúng. Chỉ cần làm được vậy thì Bà sẽ phù hộ cho người dân được mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, thoát khỏi dịch bệnh, tránh được giặc xâm lược. Từ ngày đó, Chùa Bà Chúa Xứ Núi Sam đã trở thành nơi gửi gắm niềm tin của người dân địa phương lẫn du khách khi đến Châu Đốc.

Chiêm Ngưỡng Kiến Trúc Chùa Bà Châu Đốc An Giang

Chùa Bà Châu Đốc núi Sam không chỉ được biết đến vì sự nổi tiếng linh thiêng, mà kiến trúc nơi đây cũng rất ấn tượng bởi sự độc đáo và đẹp mắt.
Ngày trước thì Chùa Bà Chúa Xứ Núi Sam chỉ được xây dựng đơn sơ bằng tre lá, tựa lưng vào vách núi, mặt chính diện hướng ra đồng ruộng. Đến năm 1870 thì dân làng đã góp công sức xây dựng lại ngôi chùa bằng loại gạch hồ ô dước.
Đến năm 1972 – 1976 thì 2 kiến trúc sư là Nguyễn Bá Lăng và Huỳnh Kim Mảng đã có một cuộc tái thiết lớn cho chùa Bà để ngôi chùa có hình dáng như ngày nay.
Lúc bấy giờ, kiến trúc miếu có dạng chữ “quốc”, hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu được lợp ngói đại ống màu xanh ngọc bích đẹp mắt, góc mái vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng.
Độ tinh tế của kiến trúc còn được thể hiện qua các cánh cửa của Chùa Bà Chúa Xứ Núi Sam được các nghệ nhân chạm trổ, điêu khắc tinh xảo và nhiều liễn đối, hoành phi ở đây cũng rực rỡ vàng son. Đặc biệt, bức tường phía sau tượng Bà, bốn cây cột cổ lầu trước chính điện gần như được giữ nguyên như lúc ban đầu.
Tượng Bà được đặt ở giữa chính điện, xung quanh còn có bàn thờ Hội đồng ở phía trước, Tiền hiền và Hậu hiền thì đặt hai bên. Tất cả đã tạo nên một tổ hợp trọn vẹn sắc màu văn hoá, lịch sử và thẩm mỹ cho Chùa Bà Chúa Xứ Núi Sam.
Chùa Bà

Lễ Hội Chùa Bà Châu Đốc – Sự Kiện Tâm Linh Không Nên Bỏ Lỡ

Lễ hội Chùa Bà Châu Đốc còn gọi lễ Vía Bà là một lễ hội lớn của người dân Nam bộ, được tổ chức hàng năm bắt đầu tại miếu Bà Chúa Xứ từ đêm 23/4 đến 27/4 âm lịch thu hút trên 2 triệu lượt khách hành hương. Đến với lễ hội hội khách thập phương sẽ được tham dự lễ hội dân gian phong phú để xin cầu tài cầu lộc. Tuy nhiên, trong những ngày “trẩy hội” đông đúc như thế này thì an ninh tại Chùa Bà Chúa Xứ Núi Sam vẫn chưa được đảm bảo cho lắm. Vậy nên nếu có dịp đi Vía Bà, bạn hãy chọn trang phục giản dị và chú ý tự bảo quản tư trang của mình nhé.

Cúng Chùa Bà Châu Đốc Cần Những Gì?

Rất nhiều du khách thắc mắc về những nghi lễ khi đi viếng Chùa Bà Châu Đốc. Việc cúng lễ khi tới Chùa Bà Chúa Xứ Núi Sam đều là thành tâm và tùy điều kiện mỗi người, không có những quy định hay bắt buộc. Đa số người đến hành hương thường mua heo quay để cúng. Tuy nhiên, heo quay được bán ở trước cổng thường không đảm bảo vệ sinh và có giá hơi “chênh” vì thế khuyên các bạn không nên mua heo quay trước cổng chùa mà nên chuẩn bị ở nhà rồi mang theo.

Đến Chùa Bà Châu Đốc An Giang, đơn giản nhất bạn có thể chuẩn bị 1 bó hoa tươi, 1 đĩa hoa quả kèm trầu cau, đèn cầy, muối và gạo. Ngoài ra, nếu có thời gian các bạn có thể chuẩn bị đồ cúng thêm 1 đĩa đồ mặn hoặc bánh chưng,… Đối với các bạn ở xa, có thể mua bánh kẹo để thay thế.

Thời điểm để đi hành hương Chùa Bà Chúa Xứ Châu Đốc

Do nhu cầu hành hương về Châu Đốc ngày một tăng cao, nhất là vào tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Do đo mà bạn nên lựa chọn thời gian hợp lý để đến Châu Đốc tránh tình trạng đông đúc, chen lấn, xô đẩy, kẹt xe, móc túi. Lời khuyên của chúng tôi dành cho cá bạn thì thời điểm thích hợp để hành hương tới chùa Bà là vào những ngày đầu tuần và giữa tuần. Bởi vì lúc này giá vé xe cũng “mềm” hơn ngày thường và đỡ đông hơn so với những ngày lễ, Tết.

Một số lưu ý khi tham quan Chùa Bà

Bạn không nên tham gia thả chim phóng sinh, nhận lộc khi đến thăm chùa Bà Châu Đốc An Giang vì dịch vụ này chỉ hoạt động với mục đích vụ lợi chứ không có gì tốt đẹp cả. Họ thường báo giá tầm 5.000 – 10.000 đồng/con khi được du khách hỏi giá.

Sau khi nhận được sự đồng ý, họ sẽ mở lồng ra và lùa chim cho chúng bay tán loạn để tính số lượng chim lớn lên tới hàng chục, hàng trăm con. Lúc đó, bạn sẽ phải trả một số tiền lớn mặc dù thực chất chỉ có một vài con trong lồng thôi và được thả thôi.

Hơn thế nữa, do rất nhiều con chim bị nhốt lâu trong cùng một cái lồng rất chật hẹp nên những con chim này khó mà có thể bay được xa, thậm chí còn không thể bay nổi. Đã có rất nhiều trường hợp tình trạng người bán và người mua to tiếng với nhau xảy ra, nên tốt nhất khi đến chùa Bà Châu Đốc An Giang bạn không nên thả chim phóng sinh

Một lời khuyên hữu ích dành cho bạn nữa đó chính là không nên mua heo quay ở gần chùa để cúng lễ. Rất nhiều người có điều kiện thường mua heo quay nguyên con để làm lễ vật cúng dâng Bà nhưng heo quay bán ở gần chùa Bà Châu Đốc thường không đảm bảo vệ sinh chưa kể giá cả còn đắt hơn gấp nhiều lần so với bên ngoài.

Ngoài ra, khi đến đây hành hương, bạn cũng cần để ý và giữ chặt ví tiền của mình, không nên đem theo quá nhiều tiền mặt cũng như đồ vật, trang sức có giá trị vì người đến cúng rất đông dễ xảy ra tình trạng cướp giật móc ví. Bạn cũng nên hỏi giá trước khi mua bất kỳ món đồ gì ở đây để tránh bị chặt chém giá quá cao.

Trên đây là một số thông tin về Chùa Bà mà Đồ thờ Hưng Vũ muốn chia sẻ với các bạn về một ngôi chùa nằm ở Châu Đốc. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp các bạn hiểu thêm về ngôi chùa này nhé!

Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các ngôi chùa khác thì hãy đón đọc những bài viết mới của chúng tớ nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *